Kiến Nghị Đối Với Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước


nay có trên 30 công ty của Hàn Quốc tiến hành cả 3 loại nghiệp vụ trên. Hầu hết các chi nhánh của CTCK nước ngoài mở tại Hàn Quốc chỉ tham gia vào hoạt động môi giới chứng khoán.

Yêu cầu về vốn đối với các CTCK tối thiểu là 50tỷ Uôn (khoảng 53,3 triệu USD hay 850 tỷ VND) với công ty muốn tham gia cả 3 loại hình kinh doanh trên, 30 tỷ uôn với hai loại hình tự doanh và môi giới, và 03 tỷ uôn với chỉ loại hình môi giới. Ngoài ra công ty còn phải tuân thủ các quy định khác về tài chính như: Tổng các nghĩa vụ nợ của CTCK không được vượt quá 5 lần giá trị tài sản thuần của công ty. Các công ty phải trích 0,002% trị giá giao dịch tại SGDCK Hàn Quốc (KSE) làm quỹ dự trữ đặc biệt trong trường hợp có xảy ra biến động trên thị trường...


Kinh nghiệm tổ chức công ty chứng khoán của Trung Quốc

Các công ty xin cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Trung Quốc theo quy định của Luật Chứng khoán nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa phải là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, được thành lập theo Luật công ty.

Cũng như hầu hết các thị trường mới nổi khác, Trung Quốc áp dụng chế độ cấp phép hoạt động kinh doanh đối với các công ty xin kinh doanh chứng khoán. Cơ quan quản lý nhà nước đảm đương việc cấp phép là cơ quan giám quản chứng khoán thuộc Quốc vụ viện.

Các nghiệp vụ kinh doanh CTCK được phép tiến hành:


- Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán


Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay - 10

- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán

Các CTCK được chia thành 2 loại: CTCK đa năng và công ty môi giới chứng khoán. Công ty môi giới chứng khoán là các công ty chỉ được phép thực hiện 1 nghiệp vụ duy nhất là môi giới chứng khoán. CTCK đa năng có thể được phép tiến hành tất cả các nghiệp vụ nêu trên.

Điều kiện để được thành lập CTCK đa năng và công ty môi giới chứng khoán là:

- Điều kiện về vốn: Với CTCK đa năng mức vốn điều lệ tối thiểu là 500 triệu NDT (tương đương 1000 tỷ VND), với công ty môi giới chứng khoán mức vốn điều lệ tối thiểu là 50 triệu NDT (tương đương 100 tỷ VND)

- Những người điều hành và nhân viên nghiệp vụ phải có giấy phép hành nghề chứng khoán.

- Có địa điểm kinh doanh cố định, thiết bị giao dịch đủ tiêu chuẩn.

- Có chế độ quản lý hoàn chỉnh và có hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động tự doanh và môi giới chứng khoán hợp lý.

2. Bài học kinh nghiệm


Về mô hình công ty chứng khoán

Qua mô hình của các nước, ta có thể nhận thấy hầu như các thị trường, từ các thị trường phát triển đến các thị trường mới nổi đều cho phép các ngân hàng tham gia vào kinh doanh chứng khoán, tuy ở những mức độ và phạm vi rất khác nhau. Ngay cả ở những thị trường như ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… trước đây không cho phép các ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán hiện nay đều đã có những quy định nới lỏng và có xu hướng


chuyển từ mô hình CTCK chuyên doanh thuần tuý sang mô hình đa năng kiểu Anh, tức là các ngân hàng được phép tham gia kinh doanh chứng khoán thông qua các công ty con độc lập.

Về chế độ cấp phép cho các công ty chứng khoán

Theo kinh nghiệm của các nước, hiện nay tồn tại hai chế độ quản lý việc thành lập của các công ty muốn hoạt động kinh doanh chứng khoán: Chế độ đăng ký thành lập và chế độ cấp phép thành lập. Chỉ một số ít nước phát triển mới áp dụng chế độ đăng ký hoạt động và không đưa ra bất kỳ quy định nào về mức vốn điều lệ tối thiểu (như trường hợp của Mỹ). Tuy nhiên các công ty này phải bảo đảm mức vốn khả dụng nhất định và phải chịu sự giám sát trong 6 tháng hoặc 1 năm đầu hoạt động. Hầu hết các nước khác đều áp dụng chế độ cấp phép hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư. Những nước áp dụng chế độ này đều quy định rõ trong văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán về mức vốn pháp định yêu cầu đối với từng loại hình kinh doanh chứng khoán. Vì vậy việc duy trì chế độ cấp phép hoạt động đối với các CTCK như ở Việt Nam hiện nay là điều tất yếu và đặc biệt cần thiết.

Về hình thức pháp lý

Điều kiện bắt buộc chung với các nước là tổ chức muốn kinh doanh chứng khoán phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Trừ Mỹ cho phép cả loại hình công ty hợp danh. Hàn Quốc chỉ cho phép các CTCK hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Điều này cho thấy những ưu việt của công ty cổ phần so với các loại hình công ty khác. Ở Việt Nam hiện nay cho phép thành lập CTCK dưới 2 loại hình là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên do những ưu điểm của công ty cổ


phần trong việc huy động và chuyển nhượng vốn, về lâu dài nên khuyến khích loại hình công ty cổ phần hơn.

Về quản lý nhà nước

Ngành chứng khoán đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ do nó có liên quan nhiều đến quyền lợi của công chúng đầu tư. Mục đích của việc quy định chặt chẽ là duy trì chặt chẽ là nhằm duy trì tình trạng tài chính lành mạnh của các CTCK, đảm bảo khả năng thanh toán và ngăn ngừa sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các công ty nhằm bảo vệ quyền lợi của người đầu rư. Vì vậy, ngoài việc duy trì chế độ cấp phép các CTCK còn phải chịu chế độ quản lý chặt chẽ đối với các hoạt động kinh doanh của mình. Hầu hết các CTCK phải duy trì mức vốn khả dụng theo quy định pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay rủi ro trên TTCK là rất lớn. Do vậy, thiết nghĩ nên cần thiết phải quy định mức vốn khả dụng tối thiểu đối với các CTCK cũng như phải thắt chặt quản lý, giám sát hoạt động của các CTCK trên thị trường.


Về sự tham gia của bên nước ngoài

Việc nghiên cứu mô hình CTCK của các nước cho thấy phần lớn các TTCK phát triển đều không áp dụng các biện pháp hạn chế đối với sự tham gia của bên nước ngoài bởi vì các thị trường này đã lớn mạnh và hoàn toàn mở cửa, trở thành một bộ phận của TTCK quốc tế. Tuy nhiên, ở các thị trường mới nổi, các biện pháp hạn chế sự tham gia của bên nước ngoài vẫn được áp dụng ở các mức độ khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, TTCK mới phát triển rất cần sự tham gia của bên nước ngoài với những đóng góp về vốn, kiến thức kinh nghiệm cũng như công nghệ, tuy nhiên, do những tổ chức trung gian tham gia kinh doanh chứng khoán trong nước còn non trẻ và yếu


về tiềm lực cũng như năng lực cạnh tranh, nên những hạn chế nhằm bảo vệ các tổ chức kinh doanh trong nước là hết sức cần thiết. Khi năng lực cạnh tranh được nâng cao có thể giảm dần các hạn chế và tiến tới hội nhập với thị trường quốc tế.


Tóm lại, TTCK Việt Nam đã được hình thành và phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Trong xu hướng đó, các CTCK không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều kết quả to lớn.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của các CTCK nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Do đó, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tại các CTCK hiện nay và những bài học kinh nghiệm rút ra qua việc nghiên cứu mô hình CTCK tại một số nước, trong chương 3, người viết xin trình bày một số giải pháp giúp các CTCK tại Việt Nam, hoạt động có hiệu quả, phát triển an toàn và lành mạnh hơn trong thời gian tới.


CHƯƠNG BA : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CTCK TRÊN TTCK VIỆT NAM HIỆN NAY


Trong chương hai đã trình bày về thực trạng các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay, qua đó ta có thể thấy rõ số lượng các CTCK trong thời gian qua đã tăng lên nhanh chóng. Có ý kiến cho rằng, việc tăng số lượng các CTCK như vậy không đi đôi với việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện thị trường dịch vụ chứng khoán, ngược lại, các CTCK mới ồ ạt đi vào hoạt động gây ra nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, nó như một mối đe doạ đến quyền lợi nhà đầu tư. Do vậy, UBCKNN nên tạm dừng việc cấp giấy phép hoạt động cho các CTCK đang xin cấp phép. Tuy nhiên, theo ý kiến bản thân người viết, không nên ngừng cấp giấy phép hoạt động cho các CTCK, vì rất nhiều lý do như:

- Tạm ngừng cấp giấy phép sẽ đi ngược lại những quy định trong Luật Doanh nghiệp: Trong Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định rõ, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện phải được cấp giấy phép hoạt động. Hơn nữa, TTCK hiện nay đang phát triển, không nên dùng biện pháp hành chính để quản lý sự phát triển của các CTCK, không nên tạo ra một thị trường hẹp bằng việc hạn chế sự ra đời của các CTCK. Trong một thị trường tự do mà chúng ta đang hướng tới, phải có doanh nghiệp sinh ra và doanh nghiệp phá sản mới đem lại những doanh nghiệp tốt nhất vì những CTCK mới thành lập vẫn có thể hoạt động tốt hơn những CTCK đã hoạt động từ trước.

- Thực tế, TTCK Việt Nam được xem là mới chỉ phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Mới đây, một số CTCK mở thêm chi nhánh ở Hải Phòng, Cần Thơ… tuy nhiên còn rất hạn chế. Hơn nữa, tỷ lệ người dân tham gia đầu tư chứng khoán ở nước ta còn rất thấp so với các


nước trong khu vực như Hồng Kông, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan… Do vậy, vẫn còn nhiều thị trường đang bị bỏ ngỏ chờ những CTCK mới khai thác.

- Sự ra đời của những CTCK mới sẽ tạo thêm cơ hội lựa chọn cho nhà đầu tư, tạo áp lực cạnh tranh để các thành viên không ngừng phát triển hơn. Vì mỗi CTCK dù lớn hay nhỏ, đều có những lợi thế riêng của mình, muốn tồn tại và khẳng định, các CTCK sẽ phải tìm cách phát huy những thế mạnh đó, có định hướng mở rộng hoạt động và chuyên sâu hơn trong nghiệp vụ của mình.

Với tất cả những lý do trên, theo ý kiến bản thân người viết không nên tạm ngừng cấp phép hoạt động cho các CTCK, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng hoạt động của các CTCK trên thị trường, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, cần nâng cao điều kiện thành lập các công ty mới, thắt chặt hơn nữa việc quản lý của UBCKNN đối với các hoạt động của CTCK và bản thân các CTCK cũng cần có nhiều biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả và năng lực hoạt động của chính mình. Xin được đưa ra những kiến nghị sau:‌


I. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC


1. Hoàn thiện khung chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động của TTCK nói chung và CTCK nói riêng theo hướng an toàn hiệu quả.

Luật chứng khoán 2006 cùng những văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK đã được ban hành và có hiệu lực trong năm 2007 đã giúp hoạt động của TTCK cũng như các CTCK có những cơ sở pháp lý để hoạt động thuận lợi, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc từ trước tới nay có quá nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh yêu cầu cần thiết phải rà soát lại những văn bản đã ban hành để giảm thiểu sự mâu thuẫn và chồng


chéo. Bên cạnh đó cần bổ sung các văn bản luật điều chỉnh hoạt động của TTCK và các CTCK theo hướng an toàn hiệu quả. Theo thực tế TTCK và hoạt động các CTCK hiện nay, cần thiết phải:

- Cần sớm hoàn thiện đề án về chính sách phí, lệ phí đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có phí giao dịch. Trên thị trường đang có nhiều CTCK hoạt động dẫn tới thực tế một số công ty cạnh tranh không lành mạnh, lôi kéo khách hàng bằng cách giảm phí giao dịch, gây khó khăn cho nhiều công ty nhỏ, mới đi vào hoạt động. Do vậy, về phí giao dịch cần quy định cả mức phí trần và mức phí sàn. Trong đó, mức phí sàn phải được xác định để tránh cạnh tranh không lành mạnh và trong bối cảnh thị trường chưa ổn định thì việc đưa ra mức phí trần cũng là cần thiết.

- Cần có hướng dẫn rõ ràng về các hành vi bị cấm đối với CTCK như: Tư vấn cho khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán với dự đoán chắc chắn, tiến hành giao dịch tự doanh “giả” (giao dịch mua bán chứng khoán mà không chuyển nhượng quyền sở hữu) làm ảnh hưởng tới giá và khối lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường, CTCK thực hiện giao dịch thông đồng (câu kết với người khác mua, bán chứng khoán của nhau nhưng không nắm giữ lâu dài) làm ảnh hưởng tới giá và khối lượng chứng khoán giao dịch…

- Xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động Repo, hoạt động tổ chức giao dịch OTC của các CTCK.

- Hoàn chỉnh chế độ báo cáo thống kê của ngành chứng khoán, trong đó có báo cáo thống kê các hoạt động nghiệp vụ của CTCK.

- Vấn đề đạo đức kinh doanh của người kinh doanh chứng khoán cũng là một vấn đề quan trọng. Do vậy UBCKNN cần phối hợp với hiệp hội kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022