Vai Trò Của Công Ty Chứng Khoán Đối Với Thị Trường Chứng Khoán


định (mức trần). Nhưng nếu lượng chứng khoán bán được thấp hơn mức sàn thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.

- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Vì vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra công chúng.

Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

Cũng như các loại hình tư vấn khác, tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng.

Hoạt động tư vấn chứng khoán được phân loại theo các tiêu chí sau:


- Theo hình thức của hoạt động tư vấn: bao gồm tư vấn trực tiếp (gặp gỡ khách hàng trực tiếp hoặc thông qua thư từ, điện thoại) và tư vấn gián tiếp (thông qua các ấn phẩm, sách báo) để tư vấn cho khách hàng.

- Theo mức độ uỷ quyền của tư vấn: bao gồm tư vấn gợi ý (gợi ý cho khách hàng về phương cách đầu tư hợp lý, quyết định đầu tư là của khách hàng) và tư vấn uỷ quyền (vừa tư vấn vừa quyết định theo sự phân cấp, uỷ quyền thực hiện của khách hàng).

- Theo đối tượng của hoạt động tư vấn: bao gồm tư vấn cho người phát hành (tư vấn cho tổ chức dự kiến phát hành: cách thức, hình thức phát hành, xây dựng hồ sơ, bản cáo bạch… và giúp tổ chức phát hành trong việc lựa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


chọn tổ chức bảo lãnh, phân phối chứng khoán) và tư vấn đầu tư (tư vấn cho khách hàng đầu tư trên TTCK về giá, thời gian, định hướng đầu tư vào các loại chứng khoán …)

Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay - 4

Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn: Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn chất xám mà họ đã bỏ ra để kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận hoặc hiệu quả cho khách hàng. Nhà tư vấn đòi hỏi phải hết sức thận trọng trong việc đưa ra các lời khuyên đối với khách hàng, vì với lời khuyên đó khách hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ, thậm chí phá sản, còn người tư vấn thu về cho mình khoản thu phí về dịch vụ tư vấn (bất kể tư vấn đó thành công hay không).

Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư

Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng.

Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng uỷ thác tiền cho CTCK thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hoặc yêu cầu (mức lợi nhuận kỳ vọng, rủi ro có thể chấp nhận…). Trên cơ sở các yêu cầu đó, CTCK sẽ xây dựng một danh mục đầu tư chứng khoán với tỷ lệ phân bổ hợp lý (bao nhiêu % trái phiếu, bao nhiêu % kỳ phiếu, bao nhiêu % cổ phiếu…). Nếu hai bên đi đến thống nhất sẽ tiến tới ký kết hợp đồng quản lý danh mục đầu tư. Nghiệp vụ này của CTCK sẽ giúp khách hàng đạt được mức lợi nhuận theo yêu cầu với độ rủi ro tương ứng, đa dạng hoá các khoản mục đầu tư, phân tán rủi ro trong kinh doanh mà không cần thiết phải mất nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thị trường.


Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, các CTCK phải đảm bảo tách biệt đối với hoạt động tự doanh nhằm tránh xung đột về lợi ích với khách hàng.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, theo Luật chứng khoán 2006 mới ban hành, đây không phải là một nghiệp vụ kinh doanh của CTCK nữa mà là nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ.

Các nghiệp vụ phụ trợ

- Lưu ký chứng khoán: Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán. Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán, bởi vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ, khách hàng phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại các CTCK (nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ) hoặc ký gửi các chứng khoán (nếu phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất). Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ nhận được các khoản thu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán.

- Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

- Nghiệp vụ tín dụng: Đối với các TTCK phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, CTCK còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ. Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của CTCK cho khách hàng


của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp cho khoản vay đó. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại sẽ do CTCK ứng trước tiền thanh toán. Đến kỳ hạn thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả đủ số gốc vay cùng với lãi cho CTCK. Trường hợp khách hàng không trả được nợ, thì công ty sẽ phát mãi số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ.

- Nghiệp vụ quản lý quỹ: ở một số TTCK, pháp luật về TTCK còn cho phép CTCK thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư. Theo đó, CTCK cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. CTCK được thu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư.

4. Vai trò của công ty chứng khoán đối với thị trường chứng khoán


Như trên đã nói, CTCK là một chủ thể quan trọng của TTCK. Thông qua việc tiến hành các nghiệp vụ của mình, CTCK có các vai trò, chức năng chủ yếu sau:

Tạo cơ chế huy động vốn

CTCK là một trong những tổ chức tài chính trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, là chiếc cầu nối giữa những người có tiền nhàn rỗi và những chủ thể cần huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán, không phải tự họ đi bán số chứng khoán mà họ định phát hành. Họ không thể làm tốt được điều đó bởi họ không có bộ máy chuyên môn. Cần có những nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoán cho họ. Đó là các CTCK, với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp, tiến hành nghiệp vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu


tư… CTCK giúp các nhà đầu tư có thể thực hiện việc đầu tư một cách thuận tiện, dễ dàng hơn. Và khi thực hiện công việc này, các CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua TTCK .

Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch

Trên thị trường sơ cấp: Khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, CTCK thực hiện vai trò tạo cơ chế giá thông qua việc xác định giá và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành. Thông thường mức giá phát hành do các CTCK xác định trên cơ sở tiếp xúc, tìm hiểu, thoả thuận với các nhà đầu tư tiềm năng trong đợt phát hành đó và tư vấn cho nhà phát hành.

Trên thị trường thứ cấp: CTCK có vai trò giúp nhà đầu tư đánh giá đúng giá trị khoản đầu tư của mình. Toàn bộ các lệnh mua, bán chứng khoán được tập trung tại các Sở giao dịch tập trung thông qua các CTCK và trên cơ sở đó giá chứng khoán sẽ được xác định theo quy luật cung cầu. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tự doanh, các CTCK có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và bình ổn giá chứng khoán trên thị trường.

Nâng cao tính thanh khoản của các loại chứng khoán

TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các loại chứng khoán nhưng các CTCK mới là người thực hiện vai trò đó vì CTCK tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường sơ cấp, thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành, các CTCK không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tạo ra tính thanh khoản của các tài sản tài chính, vì các chứng khoán sau đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường thứ cấp. Tại thị trường thứ cấp, do thực hiện các giao dịch mua và bán chứng khoán các CTCK giúp người đầu tư chuyển đổi


chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động đó làm tăng tính thanh khoản của các loại chứng khoán.

Giảm chi phí giao dịch

TTCK là thị trường của những sản phẩm tài chính bậc cao, để thẩm định chất lượng và xác định giá cả của chúng thường phải tốn chi phí rất lớn trong việc thu thập xử lý thông tin, đào tạo nhân lực có kỹ năng trình độ và thực hiện quy trình giao dịch. Những chi phí đó chỉ có các CTCK, hoạt động một cách chuyên nghiệp mới có khả năng trang trải nhờ quy mô lớn. Với lợi thế của tổ chức trung gian, chuyên môn hoá cao, các CTCK làm cầu nối cho các bên mua bán gặp nhau, giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian trong từng giao dịch cũng như trong tổng thể thị trường.

Tư vấn cho các nhà đầu tư

Các CTCK với đầy đủ các dịch vụ không chỉ đóng vai trò là người thực hiện các lệnh mua, bán của khách hàng mà còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư.


Tóm lại, CTCK là một tổ chức trung gian, chuyên nghiệp trên TTCK, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hành và đối với các nhà quản lý thị trường. Do đó, CTCK là một tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.


CHƯƠNG HAI : THỰC TRẠNG VỀ MÔ HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY


Từ khi chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào tháng 7/2000, đến nay, sau hơn 7 năm hoạt động, TTCK Vịêt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và thực sự trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế.

Từ quy mô rất nhỏ bé ban đầu với 2 công ty niêm yết có tổng vốn điều lệ ban đầu chỉ là 270 tỷ đồng đến nay toàn thị trường đã có 118 công ty niêm yết trên SGDCK TP.Hồ Chí Minh với tổng vốn điều lệ 29.373 tỷ đồng và 91 công ty niêm yết trên TTGDCK Hà Nội với tổng vốn điều lệ 152.552 tỷ đồng.

Quy mô của thị trường tăng dẫn tới khối lượng và giá trị chứng khoán được giao dịch cũng ngày càng tăng. Giao dịch cuối năm 2006 tăng đột biến, cũng như trong năm 2007, tổng giá trị giao dịch tại 2 TTGDCK đạt khoảng 1000 tỷ đồng/ngày. Từ 3000 tài khoản giao dịch năm 2000 đến hết tháng 6/2007 đã có trên 255.000 tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư được mở tại các CTCK. Điều đó cho thấy TTCK đã thu hút được mạnh mẽ các nhà đầu tư.

Cùng với việc không ngừng phát triển của thị trường, các chủ thể tham gia thị trường cũng ngày càng trưởng thành và tham gia thị trường với vai trò ngày càng tích cực, hiệu quả. Trong các chủ thể đó không thể không kể đến sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của các CTCK trong những năm qua. Nguyên nhân của sự phát triển đó trước hết là nhờ những quy định pháp lý về CTCK ngày càng được hoàn thiện và thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.


I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

TTCK Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động được hơn 7 năm, pháp luật điều chỉnh về chứng khoán và TTCK cũng được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Có 3 văn bản được coi là nguồn luật chính thức điều chỉnh về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam đã được ban hành:

- Nghị định 48/1998/NĐ-CP ban hành ngày 11/7/1998

- Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003

- Luật Chứng khoán số 70/QH11 ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ 1/1/2007

Mỗi lần thay đổi, hành lang pháp lý được mở rộng và ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho các chủ thể hoạt động một cách linh hoạt, phát triển hơn, góp phần khẳng định vị thế và vai trò của TTCK là một kênh huy động vốn không thể thiếu được của nền kinh tế đất nước. Theo đó, những quy định pháp lý đối với CTCK cũng được điều chỉnh trên nhiều mặt. Đó là:

1. Yêu cầu về loại hình kinh doanh và phạm vi hoạt động


Theo khoản 1 điều 59 Luật Chứng khoán 2006: “ Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp”.

Và theo quy định tại khoản 1 điều 29 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ban hành ngày 11/7/1998 về chứng khoán và TTCK: “Các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm hoặc các tổng công ty muốn tham gia kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán độc lập”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022