UBCKNN là nơi cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho CTCK. Giấy phép này đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Một điểm đáng chú ý nữa trong việc thành lập các CTCK đó là bên nước ngoài được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam thông qua việc thành lập các CTCK liên doanh, góp vốn cổ phần hoặc công ty một trăm phần trăm vốn nước ngoài do UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động (Điều 76 Luật Chứng khoán 2006), CTCK nước ngoài cũng có thể mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở Việt Nam theo những quy định tại Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, theo lộ trình gia nhập WTO, trước mắt Việt Nam vẫn được giới hạn sự tham gia của bên nước ngoài vào CTCK liên doanh ở một mức nhất định. Mức giới hạn này theo Thông tư số 90/2005/TT-BTC về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam là 49%. Tuy nhiên trong thời gian 5 năm sau khi gia nhập WTO Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn, cho phép thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài. Việc này đòi hỏi các CTCK trong nước cần nhanh chóng ổn định, xây dựng hình ảnh, nâng cao năng lực cạnh tranh tiến tới hội nhập.
Như vậy, trong ba mô hình tổ chức CTCK trên thế giới đã được trình bày tại chương một, ở Việt Nam hiện nay cho phép các CTCK được phép thành lập theo mô hình CTCK chuyên doanh và mô hình ngân hàng đa năng một phần. Quy định như vậy là phù hợp với bối cảnh của TTCK Việt Nam hiện nay, bởi trong điều kiện TTCK mới hình thành, rủi ro cho hoạt động của các CTCK là rất cao. Nếu CTCK được tổ chức theo mô hình ngân hàng đa năng toàn phần sẽ có khả năng dẫn đến sự sụp đổ của cả tổ chức tín dụng, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội của cả đất nước. Hơn khi nữa khả năng quản lý vĩ mô của Chính phủ cũng như của UBCKNN còn chưa thể bao quát hết thì việc các tổ chức tín dụng kinh doanh chứng khoán lợi dụng, kinh
doanh không lành mạnh là rất dễ xảy ra, cũng như khi tổ chức theo mô hình ngân hàng đa năng toàn phần thì việc quản lý của bản thân các tổ chức tín dụng có kinh doanh chứng khoán cũng sẽ khó khăn, phức tạp hơn, khiến những nhân viên dưới quyền có thể lợi dụng để kinh doanh sai lệch.
Do vậy, tổ chức CTCK theo mô hình ngân hàng đa năng một phần, với yêu cầu tách bạch về vốn và hoạt động với công ty mẹ vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng, vừa tận dụng được những lợi thế về vốn, kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường tín dụng của công ty mẹ – một tổ chức đã hoạt động lâu đời trên thị trường tín dụng. Trong điều kiện TTCK Việt Nam còn non trẻ, và đặc biệt các CTCK còn thiếu về kinh nghiệm quản lý cũng như nghiệp vụ thì điều đó là cần thiết.
Về hình thức pháp lý, các CTCK chỉ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mà không được tổ chức dưới hình thức công ty hợp danh. Quy định như vậy là thích hợp với bối cảnh của nước ta cũng như xu thế chung của thế giới, vì kinh doanh chứng khoán là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro, không thích hợp với loại hình công ty hợp danh. Bên cạnh đó, một CTCK muốn tiến hành tất cả các nghiệp vụ và kinh doanh hiệu quả cần một số vốn lớn, cơ chế huy động và chuyển nhượng vốn cũng như cơ chế quản lý phải linh hoạt, hiệu quả. Nó thích hợp với hình thức công ty cổ phần (với những ưu điểm của hình thức công ty cổ phần đã phân tích ở chương một). Do đó, nên khuyến khích hơn nữa hình thức công ty cổ phần đối với các CTCK.
Về nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, điều 60 Luật Chứng khoán 2006 quy định như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay - 2
- Các Nghiệp Vụ Của Công Ty Chứng Khoán
- Vai Trò Của Công Ty Chứng Khoán Đối Với Thị Trường Chứng Khoán
- Các Công Ty Chứng Khoán Không Ngừng Tăng Về Số Lượng Và Quy Mô Hoạt Động
- Các Hoạt Động Nghiệp Vụ Được Đẩy Mạnh Cả Về Số Lượng Lẫn Chất Lượng
- Hoạt Động Bảo Lãnh Phát Hành Tại Các Công Ty Chứng Khoán 6 Tháng Đầu Năm 2007
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
“1. Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Môi giới chứng khoán
b) Tự doanh chứng khoán
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán
2. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
3. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 điều này, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác”.
So với những quy định pháp lý trước đây thì nghiệp vụ kinh doanh của CTCK đã có sự thay đổi. Trong nghị định số 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK có quy định ngoài bốn nghiệp vụ trên đây CTCK còn có thể thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư còn công ty quản lý quỹ chỉ thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư, hiện nay nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư đã chuyển sang là nghiệp vụ của công ty quản lý quỹ. Quy định như vậy sẽ giúp chuyên môn hoá hơn hoạt động của các CTCK và công ty quản lý quỹ.
2. Yêu cầu về vốn và quy mô vốn
Người góp vốn trong CTCK có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân, chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng nguồn vốn uỷ thác đầu tư của pháp nhân và cá nhân khác. Cá nhân góp
vốn từ 5% trở lên vốn điều lệ của CTCK phải chứng minh tài sản bằng tiền, chứng khoán hoặc các tài sản khác.
Vốn điều lệ thực góp của CTCK tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định quy định tại điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, ban hành ngày 19/1/2007 như sau:
“Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:
Môi giới chứng khoán : 25 tỷ đồng Việt Nam
Tự doanh chứng khoán : 100 tỷ đồng Việt Nam
Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam
Tư vấn đầu tư chứng khoán : 10 tỷ đồng Việt Nam
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép”.
Trong đó cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ thực góp ban đầu của công ty và không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ ngày thành lập công ty, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác.
Quy định này áp dụng cho tất cả các CTCK đăng ký thành lập sau thời điểm nghị định ban hành. Đối với các CTCK thành lập trước thời điểm trên, cần đệ trình kế hoạch tăng vốn điều lệ lên mức yêu cầu trong vòng 2 năm kế tiếp.
So với quy định trước đây số vốn pháp định yêu cầu cho từng nghiệp vụ trên lần lượt chỉ là: 3 tỷ đồng, 12 tỷ đồng, 22 tỷ đồng và 3 tỷ đồng. Như vậy số
vốn pháp định yêu cầu đã tăng rất nhiều. Điều này giúp hạn chế số lượng các CTCK đang đăng ký kinh doanh quá nhiều như hiện nay và chú trọng vào việc nâng cao quy mô, chất lượng hoạt động của các CTCK, tiến tới phù hợp và hội nhập với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, về lâu dài, khi TTCK phát triển cao hơn thì quy mô về vốn của các CTCK vẫn cần phải nâng cao hơn nữa.
3. Yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ nghề nghiệp của cán bộ và nhân viên các công ty chứng khoán
Điều 62 Luật chứng khoán 2006 có quy định: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (bao gồm tất cả các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK đã đề cập ở mục trước) phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán”. Phải có tối thiểu 03 người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh (Điều 3, Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/ QĐ-BTC)
Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán cũng được quy định trong điều 79 của Luật chứng khoán 2006, đó là:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh.
Có trình độ đại học, có trình độ chuyên môn về chứng khoán và TTCK.
Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch do UBCKNN tổ chức, đối với người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về TTCK hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài thì chỉ cần sát hạch pháp luật về chứng khoán của Việt Nam.
Cũng trong Luật Chứng khoán 2006 có quy định điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với các CTCK để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, đó là: “Có trụ sở, có trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị” và được chi tiết trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/ QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ tài chính. Theo đó, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, CTCK phải đảm bảo các yêu cầu sau: Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu 1 năm, trong đó diện tích sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150m2, có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu chứng từ giao dịch đối với CTCK có nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán …
So với trước đây thì những quy định về nhân lực cũng như điều kiện cơ sở vật chất được quy định cụ thể và chi tiết hơn rất nhiều như mỗi nghiệp vụ phải có tối thiểu 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề, hay diện tích sàn giao dịch tối thiểu là 150m2… Đây là tiêu chuẩn tối thiểu, bắt buộc các CTCK phải thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung những điều kiện này còn khá thấp.
4. Yêu cầu về tổ chức công ty chứng khoán
CTCK cũng là một loại hình công ty nhưng do hoạt động nghiệp vụ của nó đặc biệt và khác so với các công ty sản xuất hay thương mại nói chung nên về mặt tổ chức cũng cần có những sự khác biệt. Yêu cầu quan trọng nhất về mặt tổ chức đối với các CTCK đó là chuyên môn hoá và phân
công quản lý, tức là phải chuyên môn hoá ở mức độ cao, trong từng bộ phận, phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ.
Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/ QĐ-BTC ngày 24/4/2007 có quy định về tổ chức của CTCK như sau:
Điều 20.1: “Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt về văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp vụ có xung đột giữa lợi ích của công ty và của khách hàng hoặc giữa lợi ích của khách hàng với nhau”.
Quy định như vậy trước hết nhằm tránh xung đột lợi ích giữa CTCK và khách hàng. Các hoạt động có thể xảy ra xung đột giữa lợi ích của công ty và của khách hàng là hoạt động tự doanh với hoạt động môi giới và tư vấn đầu tư. Đặc biệt hoạt động tự doanh của CTCK là một trong những hoạt động quan trọng và mang tính đặc thù của các CTCK, vì thế CTCK phải tách bạch nghiệp vụ tự doanh với nghiệp vụ môi giới cũng như nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng. Nếu không có sự tách bạch này, sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư và dễ dẫn đến vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ như nhà tư vấn có thể tư vấn cho khách hàng mua hoặc bán chứng khoán ngược với xu thế chung của thị trường nhằm giúp cho công ty có thể bán được chứng khoán với giá cao hoặc mua được chứng khoán với giá thấp…
Một bộ phận quan trọng trong tổ chức của các CTCK là hệ thống kiểm soát nội bộ, được quy định tại điều 21, Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK năm 2007. Theo đó các CTCK phải thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập và chuyên trách có nhiệm vụ kiểm soát những nội dung sau:
- Kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh và của người hành nghề chứng khoán.
- Kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính.
- Giám sát tỷ lệ vốn khả dụng và các tỷ lệ an toàn tài chính.
- Tách biệt tài sản của khách hàng.
Sở dĩ quy định thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ có chức năng giám sát tuân thủ nhằm đảm bảo những mục tiêu sau:
- Tuân thủ quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan.
- Hoạt động của các công ty an toàn và hiệu quả.
- Trung thực trong việc lập báo cáo tài chính của công ty.
Bên cạnh đó, tối thiểu mỗi năm 01 lần, CTCK phải đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Báo cáo đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ phải gửi lên UBCKNN cùng với báo cáo tài chính năm.
Quy định rất chặt chẽ về hệ thống kiểm soát nội bộ như trên là cần thiết. Tuy còn phụ thuộc rất lớn vào sự nghiêm túc thực hiện của các CTCK nhưng nó cũng phần nào giúp đảm bảo sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động của các CTCK nói riêng và sự an toàn của cả TTCK nói chung.
II. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CTCK TỪ LÚC RA ĐỜI CHO ĐẾN NAY
CTCK là chủ thể đặc biệt, quan trọng và gắn liền với TTCK, do đó ngay trước khi TTCK Việt Nam ra đời một số CTCK đã được thành lập để chuẩn bị tham gia thị trường. Cùng với quá trình hoạt động của TTCK Việt