CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NỢ XẤU DỰA VÀO MÔ HÌNH LOGIT-PROBIT TRÊN PHẦN MỀM EVIEWS 8 VÀ DỰ BÁO PHÁ SẢN DỰA VÀO MÔ HÌNH Z-SCORE
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng NAYOBY Lào:
3.1.1. Giới thiệu về ngân hàng:
NHNBB có tên bằng theo tiếng Anh là NAYOBY BANK (NBB) đã được thành lập theo giấy phép số 03/NHNL, Ngày 15/09/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào là một ngân hàng cụ thể có cương vị là một pháp nhân hoạt động mà không tìm kiếm lợi nhuận, dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào. Quản lý việc sử dụng nguồn vốn chính sách bằng tín dụng thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong 47 huyện nghèo và tập trung vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội với sự chuyển đổi nền kinh tế tự nhiên hướng tới một nền kinh tế hàng hóa trong một khu vực nông nghiệp nhỏ, thủ công và sự quản lý trong nông thôn đang phát triển, vay lãi suất thấp.
Ngân hàng NAYOBY có vai trò thực hiện theo đường lối của Đảng – Nhà nước, góp phần giảm nghèo của đồng bào các dân tộc, tiến hành công việc với không tìm kiếm lợi nhuận. Thực hiện chính sách tín dụng cho người nghèo, người có mục đích dự định đầu tư vào huyện nghèo và theo đường lối chính sách của Đảng – Nhà nước đã đặt ra trong từng thời kỳ, quản lý việc sử dụng nguồn vốn chính sách với nhằm mục đích chuyển đổi nền kinh tế tự nhiên thành sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp, công nghiệp nhỏ, thủ công mỹ nhỏ và các dịch vụ.. hãy phát triển với một khoản vay lãi suất chính sách.
Mục đích cho vay của NHNBB
Mục đích là để cho vay đối với người sản xuất trong khu vực nghèo và vùng nông thôn hẻo lánh hoặc các dự án phát triển ưu tiên của Chính phủ để góp phần để giải quyết nghèo và khuyến khích năng suất góp phần tạo việc làm để tạo thu nhập cho đồng bào các dân tộc có một đời sống càng tốt.
Mục tiêu cho vay của NHNBB
Để cho đồng bào các dân tộc trong khu vực nghèo có vốn được sử dụng để cải thiện phương pháp sản xuất với sử dụng các ký thuật mới, công cụ hiện đại, cho vay cần phải tập trung vào các dự án như vậy:
Dự án trồng trọt.
Dự án nuôi gia súc
Dự án thu công
Dự án biến nông sản (công nghiệp nhỏ)
Dự án dịch vụ (liên kết với sản xuất của nông thôn)
NHNBB cho vay trực tiếp các gia định, nhưng người được liệt kê là gia định nghèo ở các làng mục tiêu nhằm nâng cấp đảm bảo cải thiện điều kiện sống của họ đến xóa đói giảm nghèo về cơ bản.
Ngoài ra, NHNBB cũng cung cấp tín dụng cho người dân, các nhân đã ra khỏi một gia đình nghèo hoặc doanh nghiệp có mục đích sản xuất trong khu vực đó để tạo việc làm, tạo sự nghiệp, tạo thu nhập cho người nghèo ở các khu vực do Chính phủ đã xác định.
Giám đốc PGD
Phó Giám đốc PGD
Các phòng Nghiệp vụ
Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ
Tổ Kế toán - Ngân quỹ
(Nguồn: http://www.nbblao.org/images/stucter.jpg)
Hình 3. 1. Cơ cấu tổ chức của NBB chi nhánh tỉnh Oudomxay
NHNBB Lào hoạt động theo quy chế hoạt động của Ngân hàng CSXH. Giám đốc là người chịu trách nhiệm về một hoạt động của ngân hàng trước Nhà nước và các cấp có thẩm quyền. giúp việc cho Giám đốc có 1 phó giám đốc.
Giám đốc: Quản lý và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng theo quy định của Pháp luật và các văn bản quy phạm Pháp luật của Nhà nước Lào. Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã quy định trong Điều lệ Ngân hàng.
Quyết định các vấn đề hoạt động hàng ngày của ngân hàng mà không cần đến quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược hoạt động quản lí của ngân hàng.
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ ngân hàng.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý tại ngân hàng trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Tuyển dụng và cắt giảm nhân sự theo yêu cầu hoạt động.
Kiến nghị phương án xử lý lỗ lãi trong hoạt động của ngân hàng.
Giám đốc còn có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật, điều lệ ngân hàng và quyết định của Hội đồng quản trị.
Nếu điều hành trái với quy định, gây thiệt hại cho ngân hàng thì Giám đốc chịu trách nhiệm trước Pháp luật và phải bồi thường thiệt hại theo quy định.
Do hoạt động trước mắt còn đang dần đi vào ổn định và số lượng cán bộ viên chức còn hạn chế (9 cán bộ) nên cơ cấu tổ chức bao gồm 02 tổ nghiệp vụ chính là: Tổ Kế toán – Ngân quỹ gồm 3 người và Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng gồm 4 người.
- Tổ kế toán ngân quỹ: Thực hiện nhiệm vụ công tác hạch toán kế toán theo qui định về pháp lệnh kế toán thống kê và các nghiệp vụ huy động vốn của các tổ chức kinh tế, quản lý vốn và tài sản, hạch toán cho vay thu nợ, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế
độ tài chính, tổng hợp thu cai tài chính, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, thực hiện chức năng trung tâm thanh toán.
- Tổ Kế hoạch nghiệp vụ: Là nơi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của tất cả khách hàng có nhu cầu, tiến hành thẩm định các dự án, phương án vay vốn và làm các thủ tục vay vốn trình lên các cấp lãnh đạo để xét duyệt cho vay.
3.1.2. Hoạt động của Ngân hàng NAYOBY Lào:
- Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn để hoạt động chủ yếu của NHCSXH là vốn từ Ngân sách Nhà nước bao gồm: Vốn điều lệ; vốn cho vay xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác; vốn từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách các cấp bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn; vốn ODA được Chính phủ giao;…
Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội còn được nhận vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và vốn huy động dưới các hình thức khác nhưng phải đảm nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi và huy động với mức lãi suất thấp (việc huy động tiền gửi có trả lãi chỉ được thực hiện trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt).
Với những đặc điểm riêng biệt về nguồn (chủ yếu là vốn do Ngân sách Nhà nước cấp) và các uư đãi như: Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, không phải tham gia dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và vốn huy động có trả lãi chỉ phải thực hiện trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm.
Vì vậy, việc đảm bảo quá trình huy động vốn có trả lãi trên địa bàn theo đúng phạm vi kế hoạch được duyệt với khối lượng cán bộ viên chức là 9 người cũng tạo ra nhiều khó khăn cho ngân hàng.
- Hoạt động tín dụng
Tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động được để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi
gồm:
1. Hộ nghèo
2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
3. Cho vay vốn giải guyết việc làm.
4. Cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
5. Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
6. Cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn.
7. Cho vay hộ dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn.
8. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
9. Cho vay thương nhân hoạt động thường xuyên tại vùng khó khăn.
10. Cho vay hộ cận nghèo.
11. Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng chính phủ.
Chúng ta có thể thấy, đối tượng phục vụ chủ yếu của Ngân hàng chính sách xã hội là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đặc biệt ở những nơi mà nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò chủ đạo thì đối tượng phục vụ chủ yếu của Ngân hàng chính sách xã hội là hộ nghèo và kinh tế hộ gia định.
Với lãi suất cho vay chỉ bằng hơn nửa lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại khác. Có thể coi đây là một ưu thế của Ngân hàng CSXH. Tuy nhiên, việc cho vay phải đảm bảo nghiêm túc quy trình tín dụng, đảm bảo đúng đối tượng,
điều kiện vay vốn, mức cho vay và phải căn cứ vào kế hoạch tín dụng được duyệt. Đây cũng chính là một điểm cản trở việc mở rộng hoạt động của NHCSXH đề đáp ứng nhu cầu về vốn của Nhân dân. Điều đó cũng giải thích tại sao quá trình huy động vốn có trả lãi của NHCSXH luôn phải tuân thủ kế hoạch được phê duyệt và tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí thấp.
- Hoạt động thanh toán:
Cùng với sự phát triển của NHCSXH, hệ thống thanh toán của ngân hàng ngày càng được phát triển, đổi mới, cơ bản đã đáp ứng được khả năng điều chuyển vốn thanh toán trong hệ thống đảm bảo phục vụ mục tiêu chính của ngân hàng là cung cấp vốn tín dụng chính sách tới các đối tượng thụ hưởng theo nhiệm vụ được Chính phủ giao đồng thời đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho khách hàng mở tài khoản tại NHCSXH cũng như các khách hàng vãng lai thuận tiện và an toàn với mức phí giao dịch thấp nhất.
3.1.3. Nguồn dữ liệu và thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NAYOBY, chi nhánh tỉnh Oudomxay - Lào:
3.1.3.1. Nguồn dữ liệu của ngân hàng NAYOBY:
Đối với nguồn dữ liệu của ngân hàng thì tác giả đã thu thập từ báo cáo tài chính của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018, từ các khách hàng doanh nghiệp như đã trình bày trong phần cuối quyển Luận văn (Nguồn dữ liệu đầu vào).
3.1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NAYOBY:
Trong các năm vừa qua, mặc dù phải hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi, hệ thống tài chính Lào có nhiều biến động sau những cuộc sát nhập ngân hàng nhỏ, khả năng cạnh tranh kém, năng lực nhân sự thiếu nhằm làm lành mạnh hóa thị trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn khách quan ban giám đốc của Ngân hàng NBB đã có những quyết sách đúng đắn nhằm đảm bảo an toàn tài chính cũng như theo đuổi mục tiêu sinh lợi để tạo tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm sắp tới.
Thông qua số liệu trên có thấy NBB dành chủ yếu các khách tín dụng cho khách hàng DN theo dạng tín dụng ngắn hạn. Qua quá trình 3 năm, từ năm 2016 tới năm 2017 tăng 9.3 tỷ Kíp tương đương 12.62%, năm 2017 tới năm 2018 tăng 5.61 tỷ Kíp tương đương 6.75% việc áp dụng cho vay ngắn hạn đối với các chủ thẻ kinh tế khá ổn dịnh. Điều này là cần thiết vì các DN đều có rủi ro khá cao khi họ luôn phải gánh chịu rất nhiều các tác động từ những biến động thị trường trong nền kinh tế bất ổn hiện nay. Thông qua việc cho vay ngắn hạn, ngân hàng đã hạn chế được rủi ro tín dụng, nợ xấu tín dụng có thể phát sinh, đảm bảo an toàn nguồn vốn. Việc cho vay ngắn hạn phù hợp với xu hướng chung của toàn hệ thống trong các năm qua khi tỷ trọng các khoản vay ngày càng tăng khi NHNN đang thắt chặt các hoạt động thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Một lợi ích khác của xu hướng này là tăng vòng quay vốn của ngân hàng, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn.
Dư nợ tín dụng KHCN theo thời gian cho vay tại NBB
Nợ ngắn hạn (tăng/giảm):
Nợ ngắn hạn (2017/2016): 83,106,717 – 73,797,009 = 9,309,708
Nợ ngắn hạn (2018/2017): 88,719,288 – 83,106,717 = 5,612,571
Nợ ngắn hạn (% tăng/giảm):
Nợ ngắn hạn (2017/2016): (9,309,708 / 73,797,009) * 100 = 12.62%
Nợ ngắn hạn (2018/2017): (5,612,571 / 83,106,717) * 100 = 6.75%
Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ tại NBB
Nợ nhóm 3 (tăng/giảm):
Nợ nhóm 3 (2017/2016): 669,686 – 263,785 = 405,901
Nợ nhóm 3 (2018/2017): 339,729 – 669,686 = – 329,957
Nợ nhóm 3 (tăng/giảm):
Nợ nhóm 3 (2017/2016): (405,901 / 263,785) * 100 = 153.88%
Nợ nhóm 3 (2018/2017): (– 329,957 / 669,686) * 100 = – 49.27%
55
Bảng 3. 1. Dư nợ tín dụng KHCN theo thời gian cho vay tại NBB
Đvt: Nghìn Kíp Lào
2016 | 2017 | 2018 | Tăng / Giảm | % Tăng / Giảm | |||
2017/2016 | 2018/2017 | 2017/2016 | 2018/2017 | ||||
Nợ ngắn hạn | 73,797,009 | 83,106,717 | 88,719,288 | 9,309,708 | 5,612,571 | 12.62 | 6.75 |
Nợ trung hạn | 38,022,985 | 53,433,957 | 58,634,979 | 15,410,972 | 5,201,022 | 40.53 | 9.73 |
Nợ dài hạn | 50,383,563 | 61,749,892 | 69,634,614 | 11,366,329 | 7,884,722 | 22.56 | 12.77 |
Tổng dư nợ | 162,203,557 | 198,290,566 | 216,988,881 | 36,087,009 | 18,698,315 | 22.25 | 9.43 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Mô Hình Xếp Hạng Của Moody Và Standard & Poor:
- Cơ Sở Toán Học Và Các Khái Niệm Liên Quan Nghiên Cứu Liên Quan Đến Mô Hình Logit.
- Mô Hình Z-Score Và Điểm Số Tín Dụng Tiêu Dùng:
- Quy Trình Tín Dụng Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp:
- Dự Báo Phá Sản Dựa Trên Mô Hình Z-Score Tại Các Doanh Nghiệp Khách Hàng Của Ngân Hàng
- Mô hình toán học Logit - Probit hồi quy và Z-Score trong phân tích và dự báo nợ xấu tín dụng tại Ngân hàng Nayoby Chi nhánh tỉnh Oudomxay - Lào - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NBB năm 2016-2018)
Bảng 3. 2. Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ tại NBB
2016 | 2017 | 2018 | Tăng / Giảm | % Tăng / Giảm | |||
2017/2016 | 2018/2017 | 2017/2016 | 2018/2017 | ||||
Nợ nhóm 1 | 156,920,432 | 190,368,695 | 207,091,422 | 33,448,263 | 16,722,727 | 21.32 | 8.78 |
Nợ nhóm 2 | 2,239,145 | 3,298,174 | 4,689,654 | 1,059,029 | 1,391,480 | 47.30 | 42.19 |
Nợ nhóm 3 | 263,785 | 669,686 | 339,729 | 405,901 | -329,957 | 153.88 | -49.27 |
Nợ nhóm 4 | 993,341 | 1,088,771 | 920,954 | 95,430 | -167,817 | 9.61 | -15.41 |
Nợ nhóm 5 | 1,786,854 | 2,865,240 | 3,938,122 | 1,078,386 | 1,072,882 | 60.35 | 37.44 |
Tổng | 162,203,557 | 198,290,566 | 216,979,881 | 36,087,009 | 18,689,315 | 22.25 | 9.43 |
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2016-2018)