Giải Pháp Cụ Thể Hoàn Thiện Cơ Chế Hoạt Động Ktnn



Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho công chức KTNN và cho x? hội về kiểm toán, kế toán, kiểm tra, giám sát kinh tế và tài chính, quản trị tài chính và quản trị kinh doanh.

Thành lập tạp chí nghiên cứu khoa học trực thuộc Học viện kiểm toán nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, trao đổi về nghiệp vụ kiểm toán và đăng tải các bài viết, đề tài liên quan đến hoạt động của KTNN. Chức năng và phạm vi của tạp chí nghiên cứu khoa học khác với tạp chí kiểm toán.

Trung tâm thông tin và lưu trữ có vai trò quan trọng trong việc tra cứu các tài liệu và tình hình tài chính của các đơn vị đ? kiểm toán, tiết kiệm được nhiều công sức trong việc theo dõi và khảo sát các đối tượng kiểm toán hàng năm, đồng thời là cơ sở quan trọng trong việc tổng kết tình hình kiểm toán cũng như tình hình tài chính của các đơn vị được kiểm toán. Đặc biệt trong điều kiện công nghệ thông tin về lưu trữ phát triển ở trình độ cao như hiện nay sẽ giúp ích rất nhiều cho KTV và các bộ phận khác trong KTNN.

3.3 Giải pháp cụ thể hoàn thiện cơ chế hoạt động KTNN

3.3.1 Nguyên tắc chỉ đạo

3.3.1.1 Tăng cường phân công, phân cấp và chuyên môn hoá hoạt động kiểm toán

Bất kỳ một tổ chức nào từ nhỏ cho đến lớn đều phải theo nguyên tắc này. Thực hiện chất nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ và chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận, cấp trên uỷ quyền và phân công trách nhiệm và quyền hạn cho cấp dưới để đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của tổ chức. Quá trình phân cấp và phân công diễn ra dựa trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức và mục tiêu riêng của từng bộ phận trực thuộc tổ chức. KTNN có nhiều bộ phận khác nhau: Các vụ chuyên ngành làm nhiệm vụ trực tiếp kiểm toán; các vụ tham mưu đảm bảo việc tư vấn và tham gia ý kiến với l?nh đạo KTNN và các vụ chuyên ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ sao cho chất lượng công việc

được trôi chảy với chất lượng cao nhất; các KTNN khu vực thực hiện chức năng kiểm toán theo phạm vi địa phương do đó cũng bao gồm các bộ phận chức năng và bộ phận tham mưu để đảm bảo được nhiệm vụ do Tổng KTNN phân công và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


uỷ quyền trong việc thực hiện kiểm toán và xét duyệt, phát hành báo cáo kiểm toán. Việc phân công, phân cấp tôn trọng một số nội dung sau:

Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của kiểm toán nhà nước Việt Nam - 20

a. Xuất phát từ mục tiêu chung của cơ quan KTNN và cơ cấu tổ chức các bộ phận hiện tại tiến hành xác định mục tiêu riêng cho từng cấp và từng đơn vị, tại cấp dưới lại tiến hành xác định mục tiêu cho cấp thấp hơn cho đến từng người Trong từng bộ phận nhỏ nhất theo một nguyên tắc thống nhất là kết hợp các mục tiêu nhỏ thành các mục tiêu lớn hơn của tổ chức lớn hơn và cuối cùng là phù hợp với mục tiêu chung của cơ quan KTNN.

b.Khi phân định mục tiêu riêng cho từng bộ phận trong tổ chức cần phải phân quyền và trách nhiệm đi kèm. Trong bất kỳ tổ chức nào cũng đều có một khối lượng lớn các công việc cần thực hiện. Trách nhiệm cuối cùng là Tổng KTNN phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ nhưng một mình Tổng KTNN không thể làm tất cả các việc của cơ quan và không thể quán xuyến mọi mặt hoạt động của KTNN vì vậy người l?nh đạo dù muốn hay không cũng phải giao phần lớn công việc cho những người khác ở cấp thấp hơn để xử lý.

c. Cần hoàn thiện hơn nữa quy chế hoạt động và quy chế phối hợp của KTNN làm rõ trách nhiệm của các bộ phận với nhau trong quá trình phối hợp hành động. Việc cung cấp thông tin và phối hợp với nhau theo một quy chế rõ ràng sẽ làm cho công việc luôn được chủ động và đạt kết quả tốt. Nếu không phân định rõ được các trách nhiệm trong việc phối hợp hành động thì công việc chung sẽ bị động và mục tiêu của tổ chức sẽ không đạt được.

d.Phải đảm bảo sự chuyên môn hoá đối với từng bộ phận, tránh trùng lắp về chức năng và nhiệm vụ để đảm bảo về hiệu quả hoạt động. Mỗi bộ phận được thực hiện chuyên môn hoá một hoặc một số chức năng nhất định mà không đúng với bộ phận khác. Thực hiện chuyên môn hoá bao giờ cũng đem lại năng suất lao

động cao hơn. Đối với mỗi nhóm bộ phận có mục tiêu khác nhau cần lựa chọn tiêu chí phân công chuyên môn hoá phù hợp chứ không nhất thiết tiêu chí phải giống nhau. Ví dụ đối với các kiểm toán chuyên ngành thì cần phân công chuyên môn hoá theo phạm vi, lĩnh vực kiểm toán, đối tượng kiểm toán; đối với các vụ


chức năng cần phân công chuyên môn hoá theo nhiệm vụ tham mưu, tư vấn như là pháp chế, chế độ, văn phòng, quan hệ đối ngoại…

3.3.1.2 Cụ thể hoá luật KTNN theo hướng tăng cường sự độc lập của KTNN và các công chức KTNN

Mặc dù luật KTNN đ? được ban hành và có hiệu lực pháp luật, song do luật không thể quy định một cách chi tiết tất cả các quy định để thực hiện mà cần phải có các văn bản dưới luật để cụ thể hoá các vấn đề mang tính nguyên tắc để thi hành. Một số loại văn bản cần phải ban hành ngay để đưa luật KTNN vào cuộc sống. Đó là:

a. Quốc hội cần ban hành các Nghị quyết của Quốc hội về các vấn đề trong luật quy định thuộc quyền của Quốc hội đó là các Nghị quyết về các vấn đề phân quyền để xây dựng lại cơ cấu tổ chức của KTNN theo hướng mở rộng các kiểm toán chuyên ngành, KTNN khu vực đồng thời xây dựng tổ chức để thực hiện các chức năng kiểm toán tính kinh tế, tiết kiệm và hiệu quả, Nghị quyết về quy trình xây dựng hệ thống chuẩn mực KTNN mới phù hợp với các chuẩn mực của INTOSAI nhằm đề cao sự độc lập của cơ quan KTNN trong các phương pháp nghiệp vụ của KTV và chống lại các ảnh hưởng từ bên ngoài trong việc đưa ra kết luận, kiến nghị một cách khách quan; sửa đổi và bổ xung một số điều trong Nghị quyết về các chế độ lương, phụ cấp đối với các công chức KTNN và các chế

độ ưu tiên đảm bảo các KTV được hưởng mức thu nhập xứng đáng với nhiệm vụ

được giao. Đây là một trong những biện pháp có hiệu quả nhằm chống lại các tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình kiểm toán; Nghị quyết về nhiệm vụ và quyền hạn của KTV khi thi hành công cụ nhằm đảm bảo cho các KTV có được những quyền hạn cần thiết để độc lập và không chịu sự can thiệp từ bên ngoài khi thu thập các bằng chứng cho các kết luật và kiến nghị của mình; sửa đổi Nghị quyết về việc kiểm toán đối với các lĩnh vực an ninh, quốc phòng thuộc bí mật của Nhà nước, công khai trước công luận về những lĩnh vực mà KTNN có thể không công bố kết quả kiểm toán trước sau khi kiểm toán nhằm đảm bảo bí mật quốc gia, hoặc những lĩnh vực mà KTNN không tiến hành kiểm toán.


b. Sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của KTNN, cần phải nhanh chóng xây dựng và ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng đơn vị mới. Đây là các văn bản đặc biệt quan trọng bởi vì nó thể hiện các quyền hạn, sự phân công phân cấp của các cấp bậc quản lý trong KTNN. Sự phân công phân cấp phải thể hiện sự độc lập về quyền hạn và trách nhiệm của những người đứng đầu các bộ phận quản lý để qua đó phát huy tính tự chủ và sáng tạo của mỗi chức danh bộ phận quản lý làm cho các công việc và nhiệm vụ được thực hiện thi một cách nhanh nhất.

c. Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của KTNN nhằm cụ thể hoá các quy định trong việc phối hợp các hoạt động giữa tất cả các bộ phận trong một bộ máy tổ chức hoàn chỉnh, làm cho tổ chức KTNN hoạt động trôi chảy như một cỗ máy được thiết kế hoàn hảo. Đây cũng là một văn bản rất quan trọng để xác

định trách nhiệm cùng từng người, từng bộ phận phải làm trong từng thời gian, không gian cụ thể để có được kết quả hoạt động một cách hiệu quả nhất với sự tiết kiệm cao nhất về thời gian và nguồn lực.

d. Phải sửa đổi và ban hành ngay quy trình chung KTNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện cho từng lĩnh vực cụ thể, nhằm chuẩn hoá các bước công việc cho một cuộc kiểm toán ở các lĩnh vực kiểm toán khác nhau, với các hình thức kiểm toán khác nhau. Mục tiêu chung là các sản phẩm cuối cùng của các cuộc kiểm toán các báo cáo kiểm toán có chất lượng cao nhất với đầy đủ các bằng chứng và các dẫn liệu kiểm toán phối hợp minh chứng cho các kết luận và kiến nghị của KTNN.

e. Xây dựng và ban hành quy trình về xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm theo hướng phát huy được trí tuệ của toàn bộ thể công chức kiểm toán, đặc biệt là các KTV những người trực tiếp thực hiện các kế hoạch kiểm toán đó. Hiện nay lực lượng của KTNN chưa cho phép kiểm toán hàng năm đối với tất cả các

đối tượng kiểm toán trong phạm vi của mình, do đó việc chọn lựa các đối tượng,

đơn vị kiểm toán là rất quan trọng nhằm đưa ra được một bức tranh tổng quát về các vấn đề thu, chi NSNN, hiệu quả hoạt động của Chính phủ, đồng thời góp


phần răn đe phòng ngừa các hành vi tham nhũng, l?ng phí tài sản nhà nước đối với những đơn vị chưa được kiểm toán.

f. Xây dựng và ban hành quy định kiểm soát chất lượng kiểm toán, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện tốt quy trình kiểm Toán, chuẩn mực kiểm toán, đảm bảo cho các báo cáo kiểm toán khi phát hành có chất lượng cao, các kết luận đưa ra có tính thuyết phục cao, các kiến nghị phù hợp với thực tế. Đồng thời qua đó đánh giá được chất lượng công tác kiểm toán của các đoàn kiểm toán. Nội dung quy định kiểm soát chất lượng kiểm toán cần tôn trọng tính tự kiểm tra có sự phối hợp từ bên ngoài đối với một cuộc kiểm toán bao gồm tất cả các bước kiểm toán phù hợp với quy trình chung kiểm toán

đó là: việc kiểm soát chất lượng trước hết phải do chính bản thân các KTV, tổ trưởng tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán, kiểm toán chuyên ngành hay khu vực tự thực hiện nhằm nâng cao trách nhiệm của những người tham gia trong việc soạn thảo và ban hành báo cáo kiểm toán. Trường hợp các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị mới cần phải có sự kiểm soát chất lượng của các vụ chức năng thuộc KTNN nhằm đảm bảo tiết kiệm về thời gian và nhân lực đồng thời đảm bảo được tính độc lập cần thiết của các KTV. Các quy

định này có thể được lồng ghép với các quy định trong quy trình kiểm toán chung của KTNN.

3.3.1.3 Tiêu chuẩn hoá năng lực và trình độ của KTV

Hoạt động kiểm toán là một trong những hoạt động nghề nghiệp có tính chuyên môn rất cao đòi hỏi các công chức kiểm toán phải là những người có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực kiểm toán. Việc đưa ra các nhận xét, kết luận đối với các hoạt động quản lý và sử dụng các nguồn lực của các đối tượng kiểm toán đòi hỏi các kiểm toán phải am hiểu các kiến thức liên quan rất rộng đến công việc, đồng thời phải nắm bắt rõ các quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực đó. Nếu KTV yếu về chuyên môn nghiệp vụ sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của việc kiểm tra và không phát hiện được các sai phạm của đối tượng kiểm toán. Mặt khác do phạm vi của kiểm toán rất rộng,


bao gồm tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, đòi hỏi phải có nhiều KTV am hiểu chuyên môn và kinh nghiệm cũng như các quy định của pháp luật ở các lĩnh vực rất khác nhau: Các kiến thức về quản lý kinh tế, kiến thức về khoa học tự nhiên, công nghệ, luật tài chính,…đáp ứng đòi hỏi của các cuộc kiểm toán rất khác nhau. Để nâng cao được trình độ, năng lực cho công chức KTNN cần phải xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn đối với công chức kiểm toán. Đây là một yêu cầu rất quan trọng, bởi vì trong hoạt động kiểm toán đòi hỏi sự phối hợp hành động của rất nhiều bộ phận và con người khác nhau. Mỗi công việc, mỗi vị trí cần phải

đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau về khả năng trình độ hay học vấn và kinh nghiệm để đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Hệ thống tiêu chuẩn đối với KTV cần xây dựng có 2 loại:

a. Xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể cho từng ngạch kiểm toán viên KTNN bao gồm các tiêu chuẩn cho KTV dự bị, KTV, KTV chính và KTV cao cấp. Do yêu cầu của công việc kiểm toán rất phức tạp có nhiều mức độ khó khác nhau đòi hỏi các cấp KTV khác nhau. ở cấp cao nhất đối với những công việc quan trọng như chỉ đạo xây dựng kế hoạch lớn, lập các đề án hay chủ trì các công việc thực hiện và đánh giá tổng kết đòi hỏi phải là những người KTV cao cấp có trình độ cao và có khả năng tổng hợp, hoạt động mang tính chỉ đạo nhiều hơn do đó phải có các tiêu thể cao hơn về khả năng như: chỉ đạo và thực hiện các cuộc kiểm toán phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng kiểm toán, chủ trì đánh giá tổng kết về công tác kiểm toán, hướng dẫn nghiệp vụ cho các KTV cấp dưới, chủ trì thẩm

định các dự án, báo cáo kiểm toán quan trọng….ở cấp thấp hơn là lập kế hoạch cho một cuộc kiểm toán nhỏ liên quan đến một hoặc vài đối tượng, báo cáo không phức tạp…cần có các KTV chính với những yêu cầu công việc cụ thể đòi hỏi những KTV này phải có những khả năng và trình độ nhất định tương ứng với công việc được giao. Theo cách thức như vậy sẽ có những công việc chỉ đòi hỏi các KTV ở cấp thấp hơn đó là KTV và KTV dự bị. Việc phân ngạch các KTV và tiêu chuẩn đòi hỏi cụ thể là nhằm tiết kiệm nhân lực cho các cuộc kiểm toán và xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, cũng như việc tuyển chọn để

đáp ứng đòi hỏi của công việc.


b. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh đối với các cấp quản lý . Để bộ máy có thể hoạt động nhịp nhàng đòi hỏi sự phối hợp và chỉ đạo của các cấp quản lý phải đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Đối với KTNN, ngoài chức danh Tổng KTNN do Quốc hội bầu còn lại rất nhiều chức danh khác như: Phó Tổng KTNN, các vụ trưởng và cấp tương đương, các phó vụ trưởng, trưởng phòng, phó phòng. Mỗi chức danh đòi hỏi khả năng về quản lý, chỉ đạo công việc một mức

độ khác nhau, mỗi vụ kiểm toán chuyên ngành cùng đòi hỏi các chức danh quản lý có sự am hiểu, trình độ về các lĩnh vực khác nhau, mỗi vụ tham mưu cũng đòi hỏi về khả năng chuyên môn, tư vấn khác nhau. Tuy nhiên các chức danh này

đều đòi hỏi khả năng về một số mặt sau:

Phải có năng lực quản lý, l?nh đạo theo từng vị trí cụ thể về khả năng tổ chức l?nh đạo, tham mưu, khả năng điều hành công việc phù hợp với nhiệm vụ và thực tế, có khả năng phối hợp hành động với các đơn vị khác, có sự tín nhiệm của tập thể và duy trì được sự đoàn kết của tổ chức, có khả năng tổ chức việc kiểm soát hiệu quả các hoạt động của đơn vị, có khả năng làm việc và tinh thần trách nhiệm cao trước công việc.

Có chuyên môn phù hợp với các vị trí chức danh cụ thể và tương đối với các ngạch KTV nhằm đáp ứng tốt nhất các nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn và phù hợp với lĩnh vực được phân công. Đối với các chức danh quản lý ở các đơn vị kiểm toán chuyên ngành đòi hỏi phải có chuyên môn cao, khả năng phân tích

đánh giá và đưa ra các kết luận và kiến nghị phù hợp với từng báo cáo kiểm toán khi tham gia trong quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán. Đối với các bộ phận tham mưu đòi hỏi người l?nh đạo phải có chuyên môn sâu về luật, các chế độ quy định của các Bộ, ngành quản lý nhà nước về kinh tế, x? hội và khả năng tổng hợp, đánh giá nhằm tham mưu cho l?nh đạo cấp cao hơn trong việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến lĩnh vực được phân công, đảm bảo cho các báo cáo kiểm toán trước khi phát hành được hoàn thiện về mọi mặt góp phần cho các cơ quan quản lý nhà nước, Quốc hội và Chính phủ có được những thông tin quan trọng, chính xác cho việc ra các quyết định quản lý.


3.3.2 Giải pháp cụ thể

3.3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý hoạt động của KTNN

Tuỳ thuộc mỗi nước có những quy định khác nhau ở từng mức độ pháp lý về tính độc lập và vị trí pháp lý của KTNN, thông thường đều được quy định bởi Hiến pháp của từng nước. Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của Nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất và không dễ gì bị thay đổi, là cái đạo luật gốc để ban hành các luật khác. Trên thế giới, địa vị pháp lý của KTNN thường được thể chế hoá trong Hiến pháp, các vấn đề cụ thể hơn sẽ được quy định trong Luật KTNN. ở Việt Nam, cơ quan KTNN được thành lập trong công cuộc đổi mới của đất nước và tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Luật KTNN đ? khẳng định địa vị pháp lý của KTNN Việt Nam là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, với nguyên tắc hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Luật KTNN xác định

địa vị KTNN Việt Nam như vậy là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và tương xứng với chức năng, nhiệm vụ vốn có của KTNN. Để tiếp tục khẳng định và đề cao địa vị pháp lý và vai trò của KTNN cần thiết phải bổ sung vào Hiến pháp một số điều về KTNN như sau:

- Quy định về địa vị pháp lý của KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính tối cao do Quốc hội thành lập và hoạt động chỉ tuân theo pháp luật;

- Các quy định về chức năng, quyền hạn của KTNN;

- Các quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu;

- Quy định về kinh phí hoạt động.

Các quy định cụ thể hơn sẽ được đề cập trong Luật KTNN, đồng thời đồng bộ hoá các quy định trong pháp luật về hoạt động KTNN trong các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật NSNN, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật hình sự, Luật dân sự . . .

3.3.2.2 Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của KTNN

a. Hệ thống chuẩn mực KTNN phải phù hợp với thông lệ quốc tế

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá về tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, mỗi nước là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2023