HTTT như báo cáo tài chính để ra quyết định. HTTT có mục tiêu chính là làm cho tổ chức hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. O'Brien và George (2005) cho rằng HTTT là sự kết hợp được thiết lập bao gồm: “Con người, phần cứng, phần mềm, các mạng lưới truyền thông, nguồn dữ liệu, chính sách và các thủ tục để lưu trữ, khôi phục, chuyển đổi dữ liệu thành thông tin và truyền thông tin trong một tổ chức”. HTTT là một tập hợp các bộ phận (phần tử) tương tác với dự định chuyển đổi dữ liệu (biến đổi) thành thông tin hữu ích cho tổ chức như dữ liệu giao dịch tài chính được xử lý thành các báo cáo tài chính. Quan điểm tương tự về hệ thống thông tin, Laudon và Jane (2015) cho rằng hệ thống thông tin về mặt kỹ thuật là một loạt các thành phần kết nối với nhau để thu thập hoặc xử lý, lưu trữ và truyền thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định và kiểm soát tổ chức. HTTT là một tập hợp các thành phần tương tác với nhau với mục đích cuối cùng để hỗ trợ việc ra quyết định và giám sát hoạt động của tổ chức. Hall (2011) cho rằng HTTT là tập hợp đầy đủ yếu tố trong hệ thống, thu thập các dữ liệu và xử lý thành thông tin có ích đến người sử dụng. Ngoài ra, quan điểm còn được đưa ra bởi Wilkinson và cộng sự (2000), tác giả cho rằng HTTT là một tập hợp các bộ phận làm việc cùng nhau để đạt được một số mục đích nhất định. Trong khi đó thông tin lại được định nghĩa là tin tức đầy đủ và hữu ích cho nhóm người hay một nhóm người.
Từ những nhận định trên theo quan điểm tiếp cận của tác giả thì HTTT là một thể thống nhất có các bộ phận tương tác và hợp tác với nhau để trở thành các thông tin hữu ích đạt được một số mục đích nhất định. Đồng thời HTTT là một thành phần bao gồm: “Con người, phần cứng, phần mềm, nguồn dữ liệu, các mạng lưới truyền thông, chính sách và các thủ tục để lưu trữ, khôi phục, chuyển đổi dữ liệu thành thông tin và truyền thông tin trong một tổ chức”. Nói chung, dữ liệu được xử lý trong các HTTT là dữ liệu có liên quan đến hoạt động của tổ chức hữu ích cho người sử dụng (Wilkinson và cộng sự, 2000).
HTTT là một hệ thống tồn tại trong mọi tổ chức, được các tổ chức sử dụng với những mục đích khác nhau. Hệ thống thông tin là toàn bộ các thành phần hoạt động tương tác liên quan đến nhau để thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp các dữ liệu với mục đích lập kế hoạch, kiểm soát, phối hợp, phân tích và ra quyết định (Hall, 2011). Bất kỳ tổ chức nào HTTT bao gồm hai hệ thống con lớn nhất đó là HTTTKT và HTTT quản lý.
Hệ thống thông tin
Hệ thống | Hệ | Hệ | Hệ thống | Hệ | Hệ | |||||||
sổ Nhật | xử lý | thống | thống | Marketing | thống | thống | ||||||
ký, sổ | giao dịch | báo cáo | quản | sản | nguồn | |||||||
cái/BCTC (GL/FRS) | (TPS) | quản trị (MRS) | lý tài chính | xuất | nhân lực |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Và Cơ Sở Lý Thuyết Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
- Chất Lượng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động
- Tác Động Của Chất Lượng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Đến Hiệu Quả Hoạt
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
- Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Htttkt
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
HTTT quản lý
Hệ thống thông tin kế toán
Hình 2.1. Khuôn khổ hệ thống thông tin
Nguồn: Hall (2011)
Piccoli (2008) chỉ ra rằng, một hệ thống thông tin tốt có 4 thành phần là CNTT, con người, chu trình và cấu trúc. Tất cả thành phần này tạo nên 2 hệ thống con là hệ thống kỹ thuật và hệ thống xã hội. Trong đó hệ thống kỹ thuật gồm CNTT và quy trình xử lý, còn hệ thống xã hội gồm con người với các mối quan hệ (cấu trúc). Theo Laudon và Jane (2015), Ralph và George (2010) HTTT là một tập hợp của các thành phần có quan hệ với nhau thông qua việc thu thập, lưu trữ, cung cấp các dữ liệu và các thông tin hỗ trợ quá trình ra các quyết định của các cấp quản lý thông qua việc cung cấp thông tin để hoạch định, hỗ trợ các hoạt động chức năng của mộ tổ chức, thực hiện và kiểm soát quá trình hoạt động của tổ chức. O'Brien và George (2005) cho rằng các thành phần HTTT có mối quan hệ chặt chẽ, tất cả các thang đo đều liên quan đến nhau để đạt được một mục tiêu chung tiếp nhận thông tin đầu vào và cung cấp đầu ra thông qua quá trình chuyển đổi của tổ chức.
2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán
2.2.2.1. Khái niệm
Boockholdt (1999) cho rằng: “HTTTKT là hệ thống hoạt động với các chức năng thu thập dữ liệu, xử lý, phân loại và báo cáo các sự kiện tài chính với mục đích cung cấp thông tin có liên quan, hỗ trợ cho việc ra quyết định”. Theo Wilkinson và cộng sự (2000), HTTTKT là: “Một khuôn mẫu tích hợp trong công ty, dùng các nguồn
lực vật chất để chuyển đổi dữ liệu kinh tế thành thông tin tài chính giúp điều hành, quản trị công ty và báo cáo thành quả của công ty cho các bên liên quan”. HTTTKT là một bộ hệ thống phần mềm phục vụ cho việc ghi dữ liệu giao dịch, dữ liệu chương trình, thông tin kế toán nội bộ (ban quản lý) và thông tin bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, chủ nợ). Do đó, một HTTTKT cũng có đầy đủ các đặc tính và thành phần của HTTT. Bodnar và Hopwood (2004) cho rằng HTTTKT là: “ tập hợp các nguồn lực, chẳng hạn như con người và thiết bị được thiết kế để thay đổi dữ liệu tài chính và các dữ liệu khác thành thông tin truyền đạt đến người ra quyết định”. Đồng quan điểm, Rommey và Steinbart (2012) HTTTKT là: “một hệ thống thu thập, ghi nhận và xử lý dữ liệu để cung cấp thông tin cho ra quyết định”. Trong trường hợp này, HTTTKT được xem như là một hệ thống giúp nhà quản lý lên kế hoạch và kiểm soát bằng cách cung cấp thông tin thích hợp, đáng tin cậy để ra quyết định đồng thời vận hành kế hoạch kinh doanh. Như vậy, HTTTKT chính là sự giao thoa giữa kế toán và HTTT, chính vì vậy mà các nghiên cứu thường nhìn nhận HTTTKT như là một HTTT trên máy tính. HTTTKT là một hệ thống bao gồm cả phần cứng, phần mềm, trí óc, dữ liệu, văn bản và mạng lưới công nghệ, truyền thông (Susanto, 2013; O’Brien và George, 2005; Turban và Linda, 2012). Hall (2011) cho rằng, mục đích cơ bản của HTTTKT là cung cấp các thông tin kế toán cho đối tượng bên ngoài, nhân viên quản lý và các nhà điều hành doanh nghiệp. Hệ thống con của HTTTKT xử lý cả các nghiệp vụ tài chính và các nghiệp vụ phi tài chính nhưng ảnh hưởng trực tiếp là đến quá trình xử lý các nghiệp vụ tài chính.
Marshall và Paul (2012) cho rằng HTTTKT bao gồm con người, quy trình và CNTT, thực hiện các chức năng quan trọng như thu thập, lưu trữ dữ liệu phát sinh trong quá trình hoạt động và các giao dịch nhằm giúp đơn vị có thể xem lại những sự kiện xảy ra, xử lý dữ liệu thành thông tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định, đồng thời cung cấp, kiểm soát đầy đủ thông tin để bảo vệ tài sản của đơn vị, bao gồm cả dữ liệu của HTTTKT. Quan điểm của Susanto (2013), HTTTKT là sự tích hợp thiết yếu của những hệ thống xử lý nghiệp vụ đa dạng, sự tổng hợp các hệ thống con, các thành phần liên kết, kết hợp nhau một cách hài hòa để xử lý dữ liệu tài chính thành thông tin kế toán. Như vậy, HTTTKT sẽ thực hiện các hoạt động bao gồm thu thập, ghi chép dữ liệu đầu vào, lưu trữ và xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin, cung cấp thông tin đầu ra cho người thực hiện quyết định
Từ những nhận định trên, theo quan điểm tiếp cận của tác giả thì HTTTKT là một hệ thống thu thập, ghi chép, lưu trữ và xử lý dữ liệu để cung cấp thông tin cho người ra quyết định lên kế hoạch, quản lý và vận hành kinh doanh của đơn vị.
2.2.2.2. Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống bao gồm các thành phần / yếu tố được tích hợp để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Wilkinson và cộng sự, 2000; O’Brien và Maracas, 2010; Susanto, 2013). Mô tả các thành phần của HTTTKT, theo nghiên cứu của Stair và Reynolds (2010) bao gồm: (1) Dữ liệu: từ các hoạt động, nghiệp vụ của DN được thu thập từ các chứng từ kế toán; các dữ liệu này được quản trị và lưu trữ bởi hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu. (2) Phần cứng máy tính: máy tính và các thiết bị ngoại vi được dùng để thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu, truyền thông thông tin; (3) Phần mềm: Phần mềm kế toán, phần mềm ERP hoặc các ứng dụng được sử dụng để thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán; (4) Thông tin: thông tin được cung cấp bởi hệ thống báo cáo kế toán bao gồm báo cáo kế toán tài chính, kế toán quản trị và có thể bao gồm cả sổ kế toán được in ra từ phần mềm; (5) Con người: bao gồm nhân viên kế toán và những người sử dụng thông tin kế toán có liên quan; (6) Thủ tục – phương pháp – quy trình: các thủ tục, phương pháp kế toán, quy trình, chính sách, quy định hợp lý trong việc vận hành hệ thống, thu thập và xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin kế toán.
Theo quan điểm của Romney và Steinbart (2012) thì một HTTTKT gồm sáu thành phần bao gồm:
(1) Những người sử dụng hệ thống là những người trực tiếp sử dụng và vận hành hệ thống như: các kế toán viên, quản trị dữ liệu, các nhân viên quản trị hệ thống và những người sử dụng kết quả tạo ra từ hệ thống như các nhà quản lý ở mọi cấp độ trong tổ chức, khách hàng, nhà đầu tư…
(2) Các thủ tục và quy định trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu;
(3) Dữ liệu về tổ chức và hoạt động kinh doanh: dữ liệu cung cấp cho HTTTKT được tạo ra từ những nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
(4) Phần mềm sử dụng để xử lý dữ liệu bao gồm các hướng dẫn chi tiết được lập trình sẵn để kiểm soát và phối hợp các thành phần phần cứng máy tính trong một hệ thống thông tin nhằm thực hiện việc xử lý dữ liệu. Phần mềm xử lý dữ liệu trong HTTTKT là những phần mềm kế toán hoặc hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp;
(5) Cơ sở hạ tầng CNTT bao gồm máy tính, thiết bị ngoại vi và các thiết bị truyền thông mạng được sử dụng trong HTTTKT;
(6) Các biện pháp kiểm soát nội bộ và các biện pháp an ninh bảo vệ dữ liệu HTTTKT. Đây là một trong những thành phần bắt buộc nhằm đảm bảo cho HTTTKT vận hành ổn định.
HTTTKT là nền tảng cho việc thực hiện các quyết định về tài chính và kinh doanh (Snežana và cộng sự, 2012). Snežana và cộng sự cho rằng các thành phần của một HTTT kế toán bao gồm: (1) Đầu vào - định lượng các sự kiện kinh doanh theo hình thức tiền tệ (bằng cách ghi lại trong tài khoản); (2) Quy trình xử lý - xử lý dữ liệu thông qua sổ sách kế toán và lập báo cáo kế toán; (3) Đầu ra - công bố báo cáo tài chính phục vụ cho việc ra quyết định.
Nguyễn Thế Hưng và cộng sự (2016) cho rằng HTTT gồm ba thành phần cơ bản: các yếu tố đầu vào (Inputs), xử lý (Processing), các yếu tố đầu ra (Outputs). HTTT kế toán tồn tại trong tất cả các tổ chức, ở mỗi đơn vị khác nhau HTTT được tổ chức với mức độ phức tạp khác nhau, tuy nhiên chúng đều thực hiện một sứ mệnh chung là cung cấp thông tin, hỗ trợ điều hành quản lý và hoạt động của đơn vị.
Như vậy hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về các thành phần của HTTTKT, trong nghiên cứu của mình tác giả dựa trên thành phần HTTTKT của Romney và Steinbart (2012) để vận dụng cho luận án.
2.2.2.3. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán
Theo Nguyễn Thế Hưng và cộng sự (2016) vai trò của HTTTKT trong gia tăng giá trị của doanh nghiệp và chuỗi giá trị, cụ thể:
- Một HTTTKT được thiết kế tốt sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp bằng việc:
+ Nâng cao chất lượng và làm giảm chi phí sản xuất của sản phẩm hoặc dịch vụ. Một HTTTKT hoàn hảo có thể giám sát các máy móc thiết bị và thông báo tức thời cho người vận hành khi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng.
+ Cải thiện hiệu quả: HTTTKT tốt sẽ cung cấp các thông tin kịp thời về số lượng, giá trị của nguyên liệu, vật liệu, nhân công cần thiết, đã tiêu hao, còn tồn trữ - thậm chí có thông tin về nơi chốn, thời gian-là nhân tố giúp các hệ thống quản trị sản xuất tức thời mang tính khả thi. Thông qua việc thu thập các dữ liệu từ những hoạt động trong các chu trình kinh doanh, HTTTKT sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động.
+ HTTTKT trong các doanh nghiệp có quy mô lớn triển khai trên hệ thống mạng cho phép người dùng sử dụng chung các thông tin, dữ liệu, sẽ làm tăng hiệu quả điều hành và nâng cao tính cạnh tranh cho DN. Thông tin cần thiết cung cấp cho các
quyết định quản trị doanh nghiệp rất đa dạng, tùy thuộc nhu cầu của người sử dụng thông tin. Các thông tin này thuộc loại phi cấu trúc, vì thế cần phải lấy dữ liệu từ nhiều cơ sở khác nhau để tạo ra thông tin. Đây là yêu cầu mà không phải HTTTKT nào cũng có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, nếu thực hiện được chức năng này, vai trò kế toán sẽ được nâng lên trong quá trình quản trị doanh nghiệp bởi các thông tin được tạo ra từ hệ thống kế toán sẽ là những tài sản vô hình tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khác.
+ Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
+ Làm bền vững cấu trúc kiểm soát nội bộ: Một HTTTKT được thiết kế tốt sẽ giúp cải thiện đáng kể cho cấu trúc kiểm soát nội bộ.
+ Hỗ trợ kiểm soát và ra quyết định: Thông tin được cung cấp từ HTTTKT cũng rất cần cho quá trình hoạch định chiến lược và kiểm soát thực hiện mục tiêu. Thông qua những dữ liệu thu thập được qua thời gian từ tất cả các hoạt động của DN kết hợp với những dữ liệu dự toán, hệ thống kế toán sẽ tiến hành làm các phép so sánh tình hình hoạt động của DN trong khoảng thời gian dài. Thông tin cần cho quá trình quản trị này rất phong phú mang tính tổng hợp và khái quát cao đòi hỏi hệ thống kế toán thu thập và lưu trữ rất nhiều các dữ liệu theo thời gian và không gian những dữ liệu tài chính và phi tài chính. Đây là đòi hỏi rất cao đối với hệ thống kế toán và chỉ có thể thực hiện được khi hệ thống kế toán hợp nhất với hệ thống con khác trong hệ thống thông tin quản lý trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ.
- Vai trò của HTTTKT trong chuỗi giá trị:
+ Để cung cấp các sản phẩm giá trị tới khách hàng, các doanh nghiệp thiết kế và thực hiện một loạt các hoạt động. Chuỗi các hoạt động này khác biệt cho từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ HTTTKT là một thành phần thuộc cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Một HTTTKT được thiết kế tốt sẽ làm cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp được bền vững, đồng thời thúc đẩy gia tăng các giá trị trong mỗi hoạt động của chuỗi giá trị. Như thế, HTTTKT góp phần quan trọng trong việc gia tăng giá trị của toàn bộ chuỗi giá trị.
Như vậy, thông tin do HTTTKT cung cấp có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định trong và ngoài doanh nghiệp. HTTTKT có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin quản lý, thông tin bộ phận kế toán và hành chính, thông tin kiểm soát nội bộ và CNTT. Các hoạt động hài hòa và hiệu quả của các nhóm thông tin này là trung tâm của HTTTKT, cung cấp cho các dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu thông tin.
2.2.3. Chất lượng hệ thống thông tin kế toán
2.2.3.1. Khái niệm
Chất lượng của HTTTKT phụ thuộc vào nhận thức của người ra quyết định về tính hữu ích của thông tin do hệ thống tạo ra đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết cho quá trình vận hành doanh nghiệp (Sajady và cộng sự, 2008). Xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1966, Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA) nhấn mạnh: Kế toán trên thực tế là HTTT, chính xác hơn kế toán là thực tiễn của các lý thuyết chung về thông tin trong lĩnh vực hoạt động kinh tế hiệu quả, bao gồm một phần chính của thông tin được trình bày dưới dạng định lượng. Do đó, HTTTKT là một phần của HTTT tổng thể với mục tiêu chính là tạo ra các thông tin cung cấp cho các nhà quản lý. Trong vài thập kỷ qua, HTTTKT đã được xác định bởi các mô hình và cách tiếp cận khác nhau. Gần đây chất lượng của HTTTKT nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi tầm quan trọng thông tin mang lại, các tổ chức trở nên phụ thuộc rất nhiều vào HTTTKT (Susanto, 2013). Trong thời đại tất cả các hoạt động của tổ chức tập trung vào công nghệ thông tin, tổ chức sẽ không thể hoạt động hoặc tồn tại nếu không có HTTTKT (Ulric và Richard, 2008). Trên cơ sở quan điểm về chất lượng HTTTKT, đã có khá nhiều quan điểm của các tác giả về chất lượng HTTTKT bởi vì xét về mối quan hệ bản chất thì HTTTKT cũng là một HTTT và HTTTKT cũng có các đặc tính của một HTTT. Cụ thể:
Thuật ngữ chất lượng của HTTTKT được đề xuất bởi Sacer và cộng sự (2006) dùng để chứng minh sự tích hợp các thành phần của HTTTKT đó là phần cứng, phần mềm, con người, hệ thống mạng và chất lượng cơ sở dữ liệu, chất lượng công việc và sự hài lòng của người dùng. Chất lượng HTTTKT là một trong những mục tiêu quan trọng của HTTTKT trong việc cung cấp thông tin kế toán phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản lý và các đối tượng liên quan.
Mặt khác, Bagranof và cộng sự (2010) cho rằng chất lượng HTTTKT là một bộ sưu tập dữ liệu và xử lý các dữ liệu đó thành các thông tin kế toán cần thiết cho người sử dụng.
Sajady và cộng sự (2008) cho rằng chất lượng HTTTKT dựa vào nhận thức của người ra quyết định vào sự hữu ích của thông tin được tạo ra bởi hệ thống để thỏa mãn nhu cầu thông tin cho quá trình xử lý nghiệp vụ, các bác cáo quản trị, dự toán ngân sách và hoạt động kiểm soát trong tổ chức.
Trong bối cảnh HTTT, chất lượng có nghĩa là sự phù hợp giữa các thông số kỹ thuật được yêu cầu so với các thông số kỹ thuật được sử dụng (sản xuất) của các doanh nghiệp (Susanto, 2013). Chất lượng HTTTKT cho thấy HTTTKT tích hợp từ tất cả các
yếu tố liên quan, phù hợp để tạo ra thông tin kế toán hữu ích, bao gồm những thành phần về phần mềm, phần cứng, con người, thủ tục, dữ liệu và mạng lưới truyền thông. Susanto (2013) giải thích rằng chất lượng HTTTKT là một hệ thống tích hợp của HTTT bao gồm các yếu tố và hệ thống con có liên quan đến nhau. Chất lượng HTTTKT có thể giúp các nhà quản lý xác định xem dự án sẽ thành công hay thất bại. Vì vậy, nhà quản lý cần cân nhắc đưa ra lựa chọn đúng đắn và phù hợp với các điều kiện của dự án.
Theo Laudon và Jane (2015) đo lường chất lượng HTTTKT có thể được thực hiện với phạm vi, thời gian, chi phí và chất lượng rủi ro. Delone và Mc Lean (1992, 2003, 2016) chất lượng hệ thống là một yếu tố thành công HTTT và tác giả dùng thang đo chất lượng HTTT phù hợp với các mô hình đã phát triển gồm: tính dễ sử dụng, chức năng của hệ thống, tính tin cậy, tính linh hoạt, chất lượng dữ liệu, tính chuyển động, tính thích hợp và tầm quan trọng.
Lương Đức Thuận (2019) đúc kết quan điểm về chất lượng HTTTKT bao gồm: hệ thống chất lượng phải xuất phát từ việc kết hợp các thành phần tích hợp trong hệ thống và các thành phần này phải hoạt động hữu hiệu và hiệu quả; Chất lượng HTTTKT được xem xét thông qua nhận thức của người sử dụng để ra quyết định dựa trên thông tin hữu ích được cung cấp từ hệ thống; Chất lượng HTTTKT được xem xét thông qua việc hệ thống đáp ứng các mục tiêu được thiết lập, hoặc sự thỏa mãn người sử dụng hệ thống; Chất lượng HTTTKT được xem xét thông qua các đặc tính chất lượng và các đặc tính này cũng có nhiều điểm khác nhau trong các nhà nghiên cứu.
Từ các nhận định trên, có thể nói rằng chất lượng của HTTTKT có rất nhiều quan điểm, một số tác giả đánh giá bằng tính hữu hiệu và hiệu quả của HTTTKT, thành công của HTTTKT và sự thỏa mãn nhu cầu thông tin của người sử dụng trong hệ thống. Theo quan điểm tiếp cận của tác giả, chất lượng HTTTKT là một hệ thống xuất phát từ việc kết hợp các thành phần tích hợp trong hệ thống và các thành phần này phải hoạt động hữu hiệu, có hiệu quả để đưa ra các quyết định chính xác.
2.2.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống thông tin kế toán
Delone và McLean (1992) cho rằng chất lượng HTTT có thể được xác định bởi chất lượng của phần cứng và phần mềm cũng như sự hữu ích của HTTT. Để tạo ra thông tin chất lượng phải có sự kết hợp giữa các thành phần trong hệ thống bởi thông tin rất quan trọng, người sử dụng hệ thống thông tin là nhân tố chính để tích hợp các thành phần HTTTKT như phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và mạng viễn thông. Hellens (1997, theo Sacer và Oluis, 2013), Rapina (2014) cho rằng HTTTKT có chất