* Thống kê mô tả các biến sử dụng trong các mô hình ước lượng
Trên cơ sở số liệu và thông tin thu thập được, các giá trị thống kê liên quan đến chỉ số minh bạch và công bố thông tin, các chỉ tiêu đặc điểm quản trị công ty, tài chính công ty có liên quan của 484 công ty đã được tính toán và trình bày ở Bảng 4.14.
Bảng 4.14: Thống kê mô tả các biến được sử dụng trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch và công bố thông tin
Biến Số
quan sát
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
1452 | 36,74 | 79,59 | 62,52 | 5,78 | |
Quy mô HĐQT (người) | 1452 | 3 | 15 | 6 | 1,5 |
Thành viên độc lập (người) | 1452 | 0 | 6 | 0,6 | 1,0 |
Kiêm nhiệm Tổng giám đốc | 1452 | 0 | 1 | 0,4 | |
Quy mô BGĐ (người) | 1452 | 0 | 22 | 4,1 | 2,1 |
Quy mô công ty (lgTaisan) | 1452 | 23,282 | 34,545 | 27,385 | 1,711 |
Tỷ suất ROA | 1452 | -158,7 | 78,4 | 5,2 | 8,7 |
Tỷ suất ROE | 1452 | -392,7 | 98,2 | 9,1 | 21,1 |
Tỷ số TOBIN Q (lần) | 1452 | 0,195 | 27,633 | 1,097 | 0,969 |
Tỷ số MB | 1452 | 0,098 | 57,846 | 1,168 | 1,872 |
Đòn bẩy tài chính (lần) | 1452 | 0 | 0,971 | 0,494 | 0,235 |
Tỷ lệ sở hữu quản trị (%) | 1452 | 0 | 84,00 | 16,65 | 18,97 |
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (%) | 1452 | 0 | 89,05 | 10,48 | 14,83 |
Công ty kiểm toán | 1452 | 0 | 1 | 0,5 | |
Sở giao dịch niêm yết | 1452 | 0 | 1 | 0,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Bộ Tiêu Chí Đo Mức Độ Minh Bạch Và Công Bố Thông Tin Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Bộ Tiêu Chí Mức Độ Minh Bạch Và Công Bố Thông Tin Của Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Đặc Điểm Quản Trị Công Ty Và Tài Chính Công Ty
- Ảnh Hưởng Của Mức Độ Minh Bạch Và Công Bố Thông Tin Đến Chi Phí Vốn Chủ Sở Hữu Của Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Ảnh Hưởng Của Minh Bạch Và Công Bố Thông Tin Đến Tỷ Số Lợi Nhuận Trên Tài Sản Của Các Công Ty Niêm Yết
- Các Khuyến Nghị Về Chính Sách Và Quản Trị Công Ty Niêm Yết
Xem toàn bộ 319 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả
Kết quả phân tích ở Bảng 4.14 cho thấy chỉ số minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết thay đổi từ 36,7 điểm đến 79,6 điểm với giá trị trung bình là 62,5 điểm. Các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu có số thành viên HĐQT thay đổi từ 3 đến 15 người, trung bình là 6 người. Ngoài ra, một số công ty có số thành viên HĐQT độc lập lên đến 6 người trong khi một số công ty không có thành viên HĐQT độc lập. Quy mô Ban giám đốc điều hành thay đổi từ 1 đến 22 người, trung bình là 5 người. Kết quả thống kê mô tả cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các công ty bình quân là 10,48%, đòn bẩy tài chính sử dụng là 0,49 lần, tỷ suất lợi nhuận/tài sản trung bình là 5,2%; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu trung bình là 9,1%; và thay đổi giá trị của công ty khi niêm yết trung bình là 1,1 lần theo tỷ số Tobin Q và 1,17 lần theo tỷ số MB.
Một số công ty niêm yết trên TTCK (chiếm tỷ lệ 27,1%) có chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Kết quả này cho thấy tính phân quyền trong quản trị công ty niêm yết được đa số công ty niêm yết áp dụng trên TTCK Việt Nam. Các công ty niêm yết sử dụng công ty kiểm toán lớn (Big4) trong soát xét báo cáo tài chính chiếm tỷ lệ thấp (28,8%). Kết quả cho thấy công việc kiểm toán độ tin cậy báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính của các công ty niêm yết cần được cải thiện.
Hình 4.1: Quy mô công ty, tỷ suất ROA và ROE phân theo mức độ minh bạch và công bố thông tin
Kết quả tại Hình 4.1 cho biết xu hướng công ty niêm yết cải thiện minh bạch và công bố thông tin từ thấp đến trung bình sẽ làm tăng tỷ số ROE rõ rệt; nhưng khi mức độ minh bạch và công bố thông tin tăng từ trung bình đến tốt không làm tăng đáng kể tỷ số ROE. Kết quả này cho thấy TTCK Việt Nam thuộc nhóm công bố thông tin thấp theo phân loại của Cheynel (2013). Hình 4.2 cho thấy rằng công ty niêm yết có mức độ minh bạch và công bố thông tin tốt sẽ sử dụng chủ yếu vốn chủ sở hữu nên có đòn bẩy tài chính thấp và có giá trị thị trường cao; các công ty công bố thông tin thấp thì có xu hướng ngược lại. Công ty niêm yết có mức độ công bố thông tin thấp sử dụng đòn bẩy tài chính cao và có giá trị thị trường thấp.
Hình 4.2: Đòn bẩy tài chính, Tobin Q và MBR phân theo mức độ minh bạch và công bố thông tin
Hình 4.3: Quy mô công ty, tỷ suất ROA và ROE phân theo năm
Hình 4.4: Chi phí vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính, Tobin Q và tỷ số MB phân theo năm
4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ MINH BẠCH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY NIÊM YẾT
Minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán mà còn đối với chính công ty. Hoạt động CBTT là nghĩa vụ bắt buộc của công ty niêm yết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư (cổ đông) và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thị trường. Đối với nhà đầu tư trên thị trường, mức độ CBTT của công ty là một tiêu chí quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Đối với công ty niêm yết, mức độ công bố thông tin càng cao càng hạn chế tình trạng chênh lệch thông tin giữa các nhà đầu tư và công ty, qua đó làm giảm chi phí vốn và tăng thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường (Karim et al., 2006). Một vài nghiên cứu đã tìm lời giải thích về các yếu tố ảnh hưởng đến CBTT của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Ngô Thu Giang và Đặng Anh Tuấn (2013), Nguyễn Thị Thu Hảo (2015), Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài (2015), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Kim Anh (2016), Phạm Ngọc Toàn và Lê Thị Thu Hồng (2017), Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Long (2017), Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Văn Bảo (2017). Các nghiên cứu trên phân tích dựa trên “Báo cáo Thẻ điểm quản trị công ty” của IFC (2012) để xây dựng chỉ số CBTT. Kết quả của các nghiên
cứu chưa giải quyết được vấn đề ảnh hưởng biến nội sinh trong mô hình hồi quy. Luận án xây dựng chỉ số đo lường mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết trên cơ sở bộ tiêu chí của Standard and Poors (2002), các quy định luật pháp ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án giải quyết được vấn đề biến nội sinh trong mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch và công bố thông tin thông qua việc sử dụng phương pháp ước lượng 2SLS và GMM.
* Kết quả mô hình hồi quy REM và FEM
Như đã trình bày ở phần trên, để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố quản trị, tài chính đến mức độ minh bạch và công bố thông tin các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, luận án sử dụng các phương pháp ước lượng tĩnh (REM và FEM) và phương pháp ước lượng với biến công cụ (2SLS và GMM). Kết quả ước lượng từ các mô hình được trình bày chi tiết ở Bảng 4.16.
Kết quả phân tích của phương pháp ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng cố định được trình bày ở Bảng 6.1_pl và Bảng 6.2_pl (phụ lục) cho thấy phương pháp ước lượng FEM là phù hợp hơn phương pháp ước lượng REM. Kết quả phương pháp ước lượng FEM cho thấy mức độ minh bạch và công bố thông tin có mối tương quan nghịch với mức độ minh bạch và công bố thông tin kỳ trước đó; sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, đòn bẩy tài chính tương quan thuận với quy mô công ty, nhưng kết quả ước lượng này không có ý nghĩa về mặt thống kê do hệ số giải thích mô hình rất thấp. Kết quả mô hình ước lượng cho thấy có biến nội sinh xuất hiện trong mô hình ước lượng. Kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Wald các kết quả ước lượng theo phương pháp FEM cho thấy có xuất hiện phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy. Để khắc phục hiện tượng nội sinh, phương sai sai số thay đổi xuất hiện trong mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng FEM, phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất hai bước và Moment tổng quát với các biến công cụ BGD, SHQT, SHNN, DBTC, SGDCK được lần lượt sử dụng trong các mô hình ước lượng (1), (2), (3), (4), (5).
* Kết quả mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất hai bước (2SLS)
Luận án sử dụng các biến BGD, SHNN, SHQT, DBTC, SGDCK, CBTTt-1 , làm biến công cụ cho biến quy mô công ty (QMCT) dựa trên kết quả hồi quy và hệ số tương quan cặp tại Bảng 4.15. Kết quả phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty niêm yết trình bày tại Bảng 4.16.
- Mô hình 4: (biến BGD, SHNN, SHQT, DBTC làm biến công cụ, bổ sung biến trễ CBTTt-1)
Kết quả kiểm định Wald cho biết các biến độc lập trong mô hình ước lượng ảnh hưởng đến biến minh bạch và công bố thông tin ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số giải thích (R2) cho biết kết quả ước lượng có thể giải thích đúng 42,27% trường hợp áp dụng theo mô hình. Kiểm định ảnh hưởng của biến nội sinh theo phương pháp Wu-Hausman cho phép kết luận không có hiện tượng biến nội sinh trong mô hình ước lượng; tuy nhiên, kết quả kiểm định Sagan về sử dụng biến công cụ kết luận còn xuất hiện biến công cụ quá mức trong mô hình ước lượng (ở mức ảnh hưởng có ý nghĩa 10%).
Kết quả ước lượng cho biết chỉ số minh bạch và công bố thông tin ở kỳ trước, thành viên độc lập Hội đồng quản trị, quy mô công ty, tỷ suất lợi nhuận/tài sản, Tobin Q có ảnh hưởng tích cực đến mức độ minh bạch và công bố thông tin. Kết quả tương đồng với mô hình 2, nhưng giải quyết được biến nội sinh xuất hiện trong mô hình.
Trên cơ cở loại trừ ảnh hưởng của biến nội sinh xuất hiện trong mô hình ước lượng, kết quả phương pháp ước lượng 2SLS từ “mô hình 4” là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trong việc xác định ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty và tài chính công ty đến mức độ minh bạch và công bố thông tin.
* Kết quả mô hình hồi quy Moment quát (GMM)
Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy bằng phương pháp GMM các yếu tố đến mức độ minh bạch và công bố thông tin trình bày tại Bảng 4.16 như sau:
- Mô hình 4: (biến BGD, SHNN, SHQT, DBTC làm biến công cụ, bổ sung biến trễ CBTTt-1)
Kết quả kiểm định Wald cho biết các biến độc lập trong mô hình ước lượng ảnh hưởng đến biến minh bạch và công bố thông tin ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số giải thích (R2) cho biết kết quả ước lượng có thể giải thích đúng 42,42% trường hợp áp dụng theo mô hình. Kiểm định ảnh hưởng của biến nội sinh theo phương pháp Wu-Hausman cho phép kết luận không có hiện tượng biến nội sinh trong mô hình ước lượng; tuy nhiên, kết quả kiểm định Sagan về sử dụng biến công cụ kết luận còn xuất hiện biến công cụ quá mức trong mô hình ước lượng (ở mức ảnh hưởng có ý nghĩa 10%).
Kết quả ước lượng cho biết chỉ số minh bạch và CBTT ở kỳ trước, thành viên độc lập Hội đồng quản trị, quy mô công ty, tỷ suất lợi nhuận/tài sản, Tobin Q có ảnh
hưởng tích cực đến mức độ minh bạch và công bố thông tin. Kết quả tương đồng với mô hình 2, nhưng giải quyết được biến nội sinh xuất hiện trong mô hình; và phù hợp với kết quả phương pháp ước lượng 2SLS.
Trên cơ cở loại trừ ảnh hưởng của biến nội sinh xuất hiện trong mô hình ước lượng, kết quả phương pháp ước lượng 2SLS và GMM từ “mô hình 4” là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trong việc xác định ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty và tài chính công ty đến mức độ minh bạch và công bố thông tin.
Luận án chấp nhận kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng GMM từ mô hình 4:
Kết quả mô hình ước lượng từ phương pháp ước lượng GMM cho thấy mức độ minh bạch và công bố thông tin chịu ảnh hưởng của các yếu tố như là mức độ công bố thông tin ở kỳ trước, số thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị, quy mô công ty, tỷ suất lợi nhuận/tài sản, giá trị công ty, và có cùng chiều tác động với kết quả ước lượng tại mô hình ước lượng cơ bản (mô hình REM). Từ kết quả mô hình ước lượng, luận án kết luận chấp nhận giả thuyết H2: số thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị có ảnh hưởng cùng chiều với mức độ minh bạch và công bố thông tin; chấp nhận giả thuyết H4: quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đến mức độ minh bạch và công bố thông tin; chấp nhận giả thuyết H5: hiệu quả tài chính đo lường bằng tỷ suất ROA có ảnh hưởng tích cực đến mức độ minh bạch và công bố thông tin; chấp nhận giả thuyết H6: giá trị công ty đo lường bằng Tobin Q có ảnh hưởng tích cực đến mức độ minh bạch và công bố thông tin. Luận án không tìm thấy bằng chứng chấp nhận giả thuyết H1a: quy mô Hội đồng quản trị có ảnh hưởng cùng chiều đến minh bạch và công bố thông tin. Luận án tìm thấy bằng chứng mức độ công bố thông tin ở kỳ trước có ảnh hưởng tích cực đến công bố thông tin ở kỳ tiếp theo, đây là điểm mới mà chưa từng tác giả nào tìm thấy trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với cơ sở lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết đại diện và một số kết quả nghiên cứu có trước.
Bảng 4.15: Kết quả ước lượng hệ số tương quan các biến sử dụng trong mô hình ước lượng
MB&CBTT | HDQT | TVDL | BGD | QMCT | DBTC | ROA | ROE | TOBINQ | SHQT | |
HDQT | 0,119** | |||||||||
TVDL | 0,157** | 0,045 | ||||||||
BGD | 0,189** | 0,346** | 0,041 | |||||||
QMCT | 0,233** | 0,290** | 0,127** | 0,487** | ||||||
DBTC | -0,026 | 0,041 | 0,016 | 0,342** | 0,381** | |||||
ROA | 0,161** | 0,018 | 0,018 | -0,021 | -0,034 | -0,306** | ||||
ROE | 0,111** | 0,032 | 0,002 | 0,044 | 0,065* | -0,117** | 0,744** | |||
TOBIN_Q | 0,092** | 0,060* | -0,001 | 0,026 | 0,027 | -0,058* | 0,306** | 0,198** | ||
SHQT | -0,029 | 0,052* | -0,104* | 0,001 | -0,145** | 0,059* | 0,010 | 0,043 | 0,055* | |
SHNN | 0,200** | 0,211** | 0,096** | 0,087** | 0,283** | -0,160** | 0,178** | 0,126** | 0,214** | -0,095** |
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả Ghi chú: **,*: Có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5%
108