Cá nhân | Sự kiện | |
- Nhà cung cấp | - Theo sát khách hàng | |
- Ngân hàng | - Phát triển thị trường mới | |
- Bạn bè | ||
- Chính phủ | ||
- Công ty xúc tiến đầu tư2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển ở tỉnh Thái Nguyên - 2
- Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển ở tỉnh Thái Nguyên - 3
- Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển ở tỉnh Thái Nguyên - 4
- Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển ở tỉnh Thái Nguyên - 6
- Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển ở tỉnh Thái Nguyên - 7
- Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư phát triển ở tỉnh Thái Nguyên - 8
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
(Nguồn:[11. tr.41])
Thường xuyên có những quyền lực khác nhau (bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức) thúc đẩy công ty xem xét việc tìm kiếm các địa điểm đầu tư mới. Quyết định này có thể đồng thời liên quan đến quan điểm của một cá nhân (hay một nhóm) bên trong công ty cũng như các sự kiện đặc biệt. Chẳng hạn, việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi sắc đẹp tại Nhà Trang đã và đang thúc đẩy nhiều nhà đầu tư nhìn nhận tỉnh Khánh Hòa như là một địa điểm đầu tư tiềm năng.
Giai đoạn 2: Thành lập Ban quản lý dự án đầu tư
Ban quản lý dự án thường bao gồm nhiều phòng ban khác nhau của doanh nghiệp và thường là nhóm các cá nhân đứng đầu của từng đơn vị. Giám đốc dự án có thể là người lãnh đạo của các bộ phận chức năng. Quan sát thực tế cho thấy, đối với các Doanh nghiệp lớn, nguồn lực đầy đủ, Giám đốc dự án là người của công ty. Đối với các DNNVV, năng lực hạn chế (thời gian, chất lượng cán bộ…), có thể thuê chuyên gia bên ngoài về làm Giám đốc dự án. Trong một số trường hợp khác, có thể
mời tư vấn độc lập tham gia vào công tác quản lý và điều hành.
Vai trò của Giám đốc dự án là xác định các địa điểm có khả năng đầu tư, tức là phù hợp với những mong đợi của nhà đầu tư. Đồng thời, phải tìm cách thuyết
phục các lãnh đạo của công ty rằng đây là quyết định hiệu quả và chấp nhận đầu tư.
Giai đoạn 3: Xác định và làm rõ vai trò của các nhà tư vấn
Nhiều công ty ủy thác một phần hay toàn bộ quá trình lựa chọn địa điểm cho các văn phòng tư vấn. Mục tiêu của các văn phòng tư vấn là cung cấp dịch vụ cho phép làm dễ dàng quá trình giao dịch giữa “người mua” (nhà đầu tư) và “người
bán” (địa phương).
Sự tồn tại của các văn phòng tư vấn bắt nguồn từ sự không hoàn hảo của thị trường: số lượng thông tin hạn chế đối với “người mua”. Theo các tác giả Maister và Levelock3, các văn phòng tư vấn này có 3 chức năng cơ bản, bao gồm: Thứ nhất, dự trữ và cung cấp thông tin; Thứ hai, đánh giá các phương án khác nhau cho các nhà đầu tư (xác định, phân tích, đánh giá và cân đối các nhân tố kinh tế và phi kinh tế khác nhau); và Thứ ba, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc giao dịch hay đàm phán với chính quyền địa phương. Tất nhiên, các hoạt động trên có thể thực hiện cho các
nhà đầu tư cũng như cho địa phương.
Giai đoạn 4: Xác định và phân tích các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến dự án đầu tư
Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư sẽ tìm cách xác định (về mặt định tính cũng như định lượng) các nhân tố cơ bản liên quan đến việc đầu tư tại địa điểm mới.
Thông thường, các nhà đầu tư sẽ phân biệt các yếu tố quan trọng (must list), cần phải được liệt kê, đánh giá và các yếu tố không quan trọng (want list), mong muốn những không nhất thiết phải đánh giá.
Bảng 1.2 dưới đây sẽ dẫn chứng một số tiêu chuẩn mà nhà đầu tư sản xuất kinh doanh thường cân nhắc khi lựa chọn địa điểm đầu tư.
Bảng 1.2: Thứ tự các tiêu chuẩn đánh giá địa điểm đầu tư
Các tiêu chuẩn | |
Cao | Vị trí; cơ sở hạ tầng (điện, nước); giá thuê đất; thủ tục đầu tư; các nhà cung cấp… |
3 Maister David và L. Christopher (1982), “Managing Facilitator Services”, Sloan Management Review.
Nguồn nhân lực (chi phí và chất lượng); nguồn lực tự nhiên; chính sách ưu đãi; môi trường kinh tế, chính trị và luật pháp; | |
Thấp | Khí hậu; mức độ quan liêu của chính quyền sở tại |
(Nguồn: [11. tr.42])
Trong hầu hết các trường hợp, mỗi một yếu tố hay tiêu chuẩn cần phải được đánh giá và xác định tầm quan trọng (trọng số). Việc xác định rõ ràng từng nhân tố là cần thiết bởi vì nhà đầu tư có nhiều thông tin không thể so sánh ngay lập tức.
Trong thực tế, đây chính là các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của họ. Các địa phương và vùng lãnh thổ cần phải nắm được các nhân tố này để tìm cách đáp ứng mong muốn của nhà đầu tư một cách tốt nhất, và được xem như đã gia tăng giá trị sản phẩm địa phương dành cho nhà đầu tư.
Giai đoạn 5: Xác lập danh sách một số địa điểm có tiềm năng nhất
Các nhà đầu tư thường xuyên đánh giá và so sánh nhiều địa điểm đầu tư. Do những giới hạn hay ràng buộc về thời gian và ngân sách nên các nhà đầu tư thường chỉ xem xét một số lượng hạn chế các phương án. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của
các nhà tư vấn hay hãng xúc tiến, các phương án lựa chọn cũng nhiều hơn.
Trên thực tế, nhà đầu tư thường bắt chước và xem xét các địa phương đã thu hút các nhà đầu tư cùng lĩnh vực dưới hình thức theo sau. Hoặc đôi khi, họ tiến
hành khoanh vùng địa điểm đầu tư nhằm thu hẹp địa bàn trước khi ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư cuối cùng.
Giai đoạn 6: Khảo sát thực tế các địa điểm và đàm phán
Sau khi chỉ giữ lại một danh sách thu hẹp các địa phương/địa điểm đầu tư, nhà đầu tư tiến hành khảo sát thực tiễn nhằm phân tích chi tiết và so sánh giữa các địa phương này thông qua mô phỏng nhiều kịch bản khác nhau. Do giai đoạn đàm
phán có tầm quan trọng đặc biệt nên việc giữ lại trong danh sách từ 2 đến 3 địa
điểm đầu tư sẽ cho phép nhà đầu tư có được quyền lực lớn hơn trong quá trình đàm phán và qua đó, hy vọng đạt được những điều kiện thuận lợi hơn.
Việc đàm phán được diễn ra giữa đại diện của nhà đầu tư và cơ quan quản lý chức năng của địa phương có thể triển khai hoạt động đầu tư. Nội dung đàm phán thường xoay quanh những vấn đề cơ bản như vị trí (thời hạn, địa điểm, khả năng mở rộng, cải thiện hạ tầng), chính sách hỗ trợ/khuyến khích, giấy phép (lao động, môi trường, đất xây dựng) hoặc việc tài trợ cho các chương trình đào tạo nhân lực.
Song song với đàm phán, các nhà đầu tư cũng đi khảo sát thực tế nhiều địa điểm nhằm 3 mục tiêu:
Thứ nhất: Kiểm tra tính xác thực các các số liệu đã thu thập;
Thứ hai: Bổ sung những thông tin định tính như môi trường kinh doanh, lãnh đạo, sự thân thiện; và
Thứ ba: Xác lập hoặc củng cố mối quan hệ với các nhân vật chủ chốt (lãnh đạo địa phương, bộ phận xúc tiến và các nhà đầu tư khác).
Giai đoạn 7: Lựa chọn cuối cùng
Trên cơ sở những phân tích và khảo sát, nhà đầu tư sẽ ra quyết định lựa chọn cuối cùng địa phương/địa điểm đầu tư. Thứ tự các địa phương để ra quyết định cuối cùng thay đổi theo văn hóa doanh nghiệp, hình thức tổ chức (theo địa lý, theo sản phẩm), tầm quan trọng của về phương diện tài chính, ảnh hưởng có thể có đến thị trường chung của ngành và qui mô doanh nghiệp.
Theo tư duy marketing: hiểu biết để thích nghi và ảnh hưởng, do vậy, chỉ có thể hiểu biết quá trình ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, lãnh đạo các địa phương mới có thể xây dựng và thực thi các chính sách, các hoạt động phù hợp để có thể tác động đến hành vi và quyết định của nhà đầu tư trong từng giai đoạn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong thu hút đầu tư phát triển địa phương mình.
1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư
Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu khác nhau, theo một cách chung nhất, có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư thành các nhóm trình bày trong hình 1.3 (xem trang bên).
Qua hình 1.3 ta thấy rằng, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư được phân chia từ mức độ ảnh hưởng tập trung đến ảnh hưởng phân tán. Các nhân tố này được xác định bởi các yếu tố nội tại bên trong nó. Chúng có vai trò ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quyết định của nhà đầu tư, bao gồm:
a. Môi trường đầu tư
Đây là nhóm nhân tố có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng nhất, bao gồm các yếu tố thuộc về quốc gia và yếu tố thuộc về địa phương. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng một cách không tập trung đến quyết định của nhà đầu tư.
Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp tìm kiếm địa điểm đầu tư
Những nhân tố liên quan đến người tham gia vào quá trình tìm kiếm địa điểm đầu tư
Những nhân tố thuộc về chủ dự án đầu tư
Quyết định của nhà đầu tư
Môi trường đầu tư
Những nhân tố liên quan đến người tìm kiếm thông tin
Hình 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư
Nguồn: Tác giả tổng hợp xây dựng
Tổng hợp từ thực tiễn điều tra số liệu và tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau cho thấy, các yếu tố thuộc môi trường đầu tư có gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư được chia thành nhiều nhóm nhỏ và được mô tả như trong bảng 1.3 dưới đây.
Bảng 1.3 Các yếu tố thuộc môi trường đầu tư ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư
Chi tiết | |
Thị trường | |
Quy mô thị trường và thu nhập bình quân theo đầu người | |
Mức tăng trưởng của thị trường | |
Các rào cản nhập khẩu (các hàng rào thuế quan và phi thuế quan) | |
Quyền tiếp cận đến các thị trường khu vực và toàn cầu | |
Các sở thích của người tiêu dùng cụ thể của địa phương đó | |
Các cân nhắc về sự cạnh tranh (ví dụ: thị phần, giá cả, các rào cản đối với việc thâm nhập) | |
Chi phí | |
Chi phí, chất lượng, sự sẵn có và năng suất của lao động đã được đào tạo/ có thể được đào tạo | |
Các chi phí đầu vào, linh kiện, nguyên liệu thô | |
Các chi phí giao thông vận tải, thông tin liên lạc và các tiện ích | |
Thuế, các chi phí tài chính, quyền tiếp cận và sự sẵn có ngoại tệ | |
Các ưu đãi và bất lợi đối với đầu tư và thương mại | |
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên | |
Sự sẵn có các nguồn tài nguyên (ví dụ: dầu khí, khoáng sản, nguyên liệu thô, đất nông nghiệp, các tiềm năng du lịch) | |
Cơ sở hạ tầng | |
Cơ sở hạ tầng vật chất (ví dụ: cảng biển, sân bay, đường xá, viễn thông) |
Chi tiết | |
Cơ sở hạ tầng công nghệ, nghiên cứu và phát triển (ví dụ: các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học) | |
Cơ sở hạ tầng công nghiệp (ví dụ: các dịch vụ gia công và kinh doanh, các ngành cung ứng, các cụm công nghiệp) | |
Cơ sở hạ tầng giáo dục (ví dụ: trường phổ thông, trường cao đẳng, trường đại học) | |
Khuôn khổ chính sách | |
Sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội | |
Chính sách phát triển khu vực tư nhân và việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước | |
Các quy tắc về quyền thâm nhập, các bảo đảm và các ưu đãi | |
Cơ cấu và vận hành của các thị trường | |
Các Hiệp định quốc tế về thương mại và FDI, các chính sách thuế và thương mại song phương | |
Các hệ thống pháp lý nói chung (ví dụ: các quyền sở hữu trí tuệ, các luật về cạnh tranh và lao động, quản lý thuế và các quy định liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp) | |
Thúc đẩy và hỗ trợ kinh doanh | |
Sự sẵn có thông tin và sự hỗ trợ | |
Sự thúc đẩy (ví dụ: bên trong và bên ngoài, việc lựa chọn các nhà đầu tư) | |
Các dịch vụ chăm sóc sau khi thành lập | |
Tính hiệu quả về mặt hành chính của IPA và các cơ quan khác |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và các nguồn tài liệu khác nhau
Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, đối với mỗi nhà đầu tư thuộc các nhóm khác nhau thì các yếu tố ảnh hưởng sẽ được biểu hiện khác nhau, trong đó có
những yếu tố đặc trưng, riêng biệt và mang tính chất đặc thù. Ví dụ: Đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng thì yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất chính là trữ lượng tài nguyên thiên nhiên của địa phương; hoặc nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch thì chắc chắn, yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến quyết định của họ phải là các danh lam thắng cảnh, khu di tích, các điểm du lịch của địa phương.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này cũng được thu hẹp dần từ cấp quốc gia cho đến cấp địa phương, đặc biệt là các địa phương có những đặc điểm về sản phẩm có giá trị gần với những lợi ích mà nhà đầu tư tìm kiếm. Hiện nay, các địa phương mới chỉ dừng lại ở việc gia tăng những tác động từ các yếu tố từ nhóm này nhằm thu hút các nhà đầu tư. Tuy vậy, nhóm nhân tố này cũng chỉ là nguồn tham khảo cho quyết định của nhà đầu tư. Các nhóm nhân tố tiếp theo sau đây mới giữ vai trò quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến việc ra quyết định của nhà đầu tư.
b. Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp tìm kiếm địa điểm đầu tư
Đây là nhóm nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp, đối tượng đang đi tìm kiếm địa điểm đầu tư. Các yếu tố bên trong gây ảnh hưởng bao gồm: ngành nghề kinh doanh; mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp; nguồn lực về tài chính, công nghệ và con người; cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của doanh nghiệp, v.v..
Nhóm nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn so với các nhân tố thuộc về môi trường đầu tư. Chủ đầu tư hoàn toàn có thể phải đối mặt với các ý kiến phản đối từ phía các thành viên trong doanh nghiệp khi đề xuất dự kiến đầu tư vào một địa điểm nào đó. Hoặc cũng có thể đề xuất đó trái với những quy định hoặc chiến lược phát triển đã đề ra của doanh nghiệp. Các địa phương có thể nắm bắt thông tin về doanh nghiệp và sử dụng các biện pháp marketing để thay đổi nhận thức của các thành viên trong doanh nghiệp, hướng đến đồng thuận về việc ra quyết định đầu tư vào địa phương nếu như thấy khả thi; hoặc tránh lãng phí nguồn lực vào những đối tượng doanh nghiệp mà không mang lại kết quả tốt đẹp.
c. Những nhân tố liên quan đến người tham gia quá trình tìm kiếm địa điểm đầu tư