Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng Châu thổ Bắc Bộ - 20


huy giá trị di sản. Do đó, nhiều di tích bị bỏ không, xuống cấp trầm trọng, thiếu người trông coi, chăm sóc. Phỏng vấn một số người dân nơi đây NCS đều nhận thấy sự bức xúc của họ khi chính quyền địa phương nơi đây thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với việc duy trì, bảo vệ những giá trị văn hóa của làng. Trong khi đó ở một số làng chính quyền lại có phần can thiệp quá mức vào việc của dân như việc giữ hoàn toàn quỹ thu chi trong các hoạt động lễ hội, việc tự ý sửa sang di tích, cắt giảm hay thay đổi một số nghi lễ…(như tại Giang Xá, Hà Nội) tạo sự bức xúc trong dân chúng khiến cho nhiều người vốn trước đây luôn tâm huyết với việc làng thì giờ đây họ cũng bàng quang, thờ ơ và không còn muốn quan tâm đến nữa.

Từ thực tế nêu trên, vấn đề đặt ra là cần tạo sự đồng thuận giữa nhà nước và cộng đồng chủ thể di sản. “Xử lý hài hòa, biện chứng quan hệ này trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội cổ truyền phải được xem trọng, được coi như một nguyên tắc” [17, tr. 356]. Thiết nghĩ nhà nước cần biết sử dụng triệt để những ưu thế của cộng đồng, tạo điều kiện cho họ, khuyến khích họ bằng sự tôn trọng vai trò, sáng kiến của họ, nhìn nhận một cách công bằng, lắng nghe và bảo đảm quyền lợi chính tại khi nó được trở về với môi trường sản sinh ra nó, trả về chủ thể đích thực của nó. Và không ai khác cộng đồng chính là chủ thể văn hóa, những người sẽ lưu giữ sự trường tồn mãi mãi của các giá trị văn hóa. Nhưng đồng thời nhà nước sẽ tham gia vào công tác bảo tồn với tư cách là cơ quan quản lý, bảo trợ. Nhà nước cần ban hành quy chế đảm bảo quyền hạn và trách nhiệm của các ban ngành liên quan, đặc biệt là ngành văn hóa; đầu tư ngân sách cho việc bảo tồn như xây dựng tu bổ tôn tạo di tích, phục hồi các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng; giúp người dân có những nhận thức đúng đắn về di sản mà họ đang nắm giữ, biết cách bảo tồn và phát huy di sản đúng cách; hỗ trợ về an ninh, tổ chức quản lý các dịch vụ, giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường,…Sự kết hợp giữa chính quyền và cộng đồng làng, việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa, xã hội, trao quyền tự chủ cho người dân tạo cho họ tính tự chủ nhất định, sự sáng tạo… sẽ là giải pháp tích cực và hữu hiệu trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay.

Tiểu kết

Trong chương 4 luận án đã tập trung nhìn nhận về xu hướng vận động và biến đổi của việc phụng thờ Lý Nam Đế trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại và trong


thời gian tới qua các thành tố của đời sống văn hóa. Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động vào việc phụng thờ Lý Nam Đế: thay đổi trong chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng; thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ đổi mới… đã mang đến cho các làng xã vùng châu thổ Bắc Bộ những cơ hội và thách thức mới trong việc phục hồi, duy trì và phát triển các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống, trong đó có hiện tượng phụng thờ Lý Nam Đế. Có thể nhận thấy rằng, với ý nghĩa và giá trị thiêng liêng tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế sẽ vẫn luôn tồn tại trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Lý Nam Đế vẫn luôn là người anh hùng dân tộc mà người dân ngưỡng mộ, tôn thờ, họ vẫn luôn tin vào sự hiện diện và sự phù hộ của ông trong đời sống tâm linh. Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng văn hóa khác, tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế không phải là hiện tượng bất biến mà nó luôn vận động và biến đổi song hành cùng với những biến chuyển của đời sống xã hội và môi trường sản sinh ra nó gắn liền với các chủ thể văn hóa. Các hoạt động tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế sẽ trở nên đa dạng và phong phú hơn, thúc đẩy theo hướng xã hội hóa, đề cao ý thức dân chủ, bổ sung, cải biên và đưa thêm nhiều yếu tố văn hóa mới: mở rộng, tôn tao không gian di tích và điện thờ; giản lược, cải biên, bổ sung những nghi lễ mới, sự sáng tạo trong cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành lễ hội. Hoạt động hưởng thụ văn hóa ngày càng gia tăng thể hiện ở số lượng người tham gia cũng như các chi phí cho từng nghi lễ. Các hoạt động bảo tồn, giáo dục, trao truyền văn hóa…tiếp tục được duy trì và phát triển trong điều kiện đời sống văn hóa mới. Sự thay đổi trong chủ thể văn hóa và các hoạt động văn hóa đã kéo theo nhiều biến đổi của các sản phẩm văn hóa trên cả bình diện vật chất và tinh thần với sự kế thừa, giản lược, bổ sung nhiều yếu tố văn hóa mới để phù hợp với đời sống xã hội đương đại”.

Tất cả sự biến đổi trên một mặt cho thấy sự linh hoạt, thích ứng của người dân trong quá trình sống nhưng mặt khác cũng đặt ra một số vấn đề trong nhận thức, nâng cao hiểu biết của cộng đồng cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ - chủ thể văn hóa, trong việc nhận diện, bảo tồn và phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống đan xen với các yếu tố văn hóa mới xuất hiện; trong mối quan hệ giữa cộng đồng và nhà nước, chính quyền địa phương trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong việc phụng thờ Lý Nam Đế trong đời sống hiện nay và trong những thời gian tiếp theo.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.


1. Từ những kết quả nghiên cứu thực tiễn, những tư liệu ngữ văn truyền thuyết/thần tích, văn bia, câu đối, những dấu tích vật chất của hệ thống các di tích thờ tự đến những sinh hoạt tế lễ hàng ngày, các kỳ sóc vọng và những lễ hội được tổ chức hàng năm NCS nhận thấy có một hiện tượng văn hóa tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế tồn tại một cách phổ biến, khách quan trong đời sống văn hóa và có ảnh hưởng, vai trò nhất định đối với cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ.

Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng Châu thổ Bắc Bộ - 20

Trong tâm thức của cộng đồng, Lý Nam Đế là đại diện tiêu biểu cho người anh hùng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ cương vực lãnh thổ gửi gắm ước nguyện của cộng đồng về một con người xả thân vì cộng đồng, kết tinh những phẩm chất cao cả của người anh hùng. Bằng tình cảm và sự tôn kính, ngưỡng mộ dân gian đã sáng tạo nên những câu chuyện kể, những di tích thờ cúng và không gian nghi lễ truyền thống cùng các hành động hội, các trò chơi, tục hèm… để qua đó hình tượng Lý Nam Đế được bảo lưu và hiện diện trong đời sống văn hóa một cách chân thực và sinh động. Chính vì vậy, trong hình tượng Lý Nam Đế qua lăng kính của cộng đồng là sự kết hợp của những yếu tố văn hóa cổ xưa (cổ mẫu anh hùng văn hóa) và yếu tố văn hóa thời đại (qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau). Do đó ở hình tượng Lý Nam Đế ta vừa bắt gặp dấu ấn con người kỳ vĩ trong huyền thoại (lớp văn hóa nguyên thủy), những yếu tố văn hóa vương triều (lớp văn hóa của giai cấp phong kiến), những dấu ấn văn hóa Phật giáo và cả những dấu ấn văn hóa địa phương… Tất cả được hiện diện sinh động trong hệ thống truyện kể, bao gồm truyền thuyết/thần tích được ghi chép, biên soạn và lưu truyền trong dân gian.

Bên cạnh đó là sự tồn tại của hệ thống các di tích thờ tự được phân bố trên vùng châu thổ Bắc Bộ, trong đó tập trung đậm đặc ở các làng ven sông vùng đồng bằng sông Hồng, chủ yếu ở hai tỉnh Hà Nội và Thái Bình và rải rác ở các tỉnh ở phía bắc châu thổ như Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Ông được người Việt thờ cúng ở các loại hình di tích khác nhau, trong đó chủ yếu ở đình, đền, miếu và một số ngôi chùa mang dấu tích của Ngài. Các nghi thức thờ cúng Lý Nam Đế diễn ra quanh năm trải dài suốt từ tháng giêng cho đến tháng 12 âm lịch, gắn liền với những


thời điểm quan trọng trong cuộc đời sự nghiệp của Ông. Những nghi thức thờ cúng được tổ chức trang trọng, linh thiêng và lịch trình hóa trong các dịp lễ hội - nơi khẳng định vị trí của Lý Nam Đế trong ký ức và niềm tin của người dân.

Có thể nhận thấy rằng, tính chất bao trùm trong sự hình thành và sáng tạo các giá trị vật thể và phi vật thể thờ Lý Nam Đế là sự tưởng niệm, tôn vinh người anh hùng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đặc biệt lễ hội thờ Lý Nam Đế ở vùng châu thổ Bắc Bộ mang những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, đạo lý uống nước nhớ nguồn, sự sáng tạo và hưởng thụ sáng tạo văn hóa của người dân nơi đây. Cũng có thể nhìn thấy ở đây tinh thần tự hào dân tộc của người dân các làng xã thông qua sự tưởng nhớ và kính trọng đối với vị thần mà họ thờ cúng.

2. Lý Nam Đế đã được nhiều làng xã tôn vinh, ngưỡng vọng và do đó ông có vị trí nhất định trong đời sống tinh thần của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ. Thông qua các số liệu điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu NCS đã có được những kết quả mang tính khách quan minh chứng cho những nhận định được đưa ra trong luận án. Có thể thấy rằng, trong đời sống văn hóa từ xưa đến nay Lý Nam Đế đã trở thành một vị thần/thánh linh thiêng phù trợ cho cuộc sống của họ và là nguồn lực tinh thần tin cậy mỗi khi con người rơi vào trạng thái bế tắc, cùng cực cần được sự che chở. Và hiện nay những nhu cầu đó càng trở nên cụ thể và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trên cơ sở niềm tin vào sự linh thiêng của ông, người dân ở các làng xã đã sản sinh ra các giá trị văn hóa nhằm chuyển tải và biểu đạt sự tôn vinh đối với ông, đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ. Tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế với những yếu tố thiêng đã hình thành nên các quy cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với thần thánh, với cộng đồng nhằm định hướng hành vi, giáo dục đạo đức, lối sống. Điều đặc biệt các sinh hoạt văn hóa trong lễ hội thờ Lý Nam Đế không còn là những sinh hoạt thông thường mà đã được “linh thiêng hóa” tạo ra môi trường tốt cho việc bảo tồn nhiều sinh hoạt và giá trị văn hóa. Mặt khác, việc phụng thờ Lý Nam Đế đã tiếp tục lưu truyền những trang sử vẻ vang, hào hùng của cha ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, giáo dục truyền thống yêu nước tạo nên sự cố kết cộng đồng bền vững,


hình thành và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa cộng đồng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.

3. Có thể thấy rằng, tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế là sản phẩm văn hóa của cộng đồng. Sự hình thành và phát triển của hiện tượng văn hóa tín ngưỡng này luôn gắn chặt với điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Trong bối cảnh hiện nay dưới ảnh hưởng ngày càng mạnh của quá trình ĐTH tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội; những thay đổi trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo...đã và đang có nhiều tác động tới việc phụng thờ Lý Nam Đế theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Người dân các làng xã Bắc Bộ một mặt đang nỗ lực để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mặt khác thay đổi để thích nghi với bối cảnh xã hội đương đại. Sự biến đổi này một mặt cho thấy sự linh hoạt, thích ứng của người dân trong quá trình sống đồng thời cho thấy rằng tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế đang tồn tại trong xã hội Việt Nam đương đại và chắc chắn nó sẽ vẫn còn được bảo lưu và phát huy mạnh mẽ trong tương lai. Bởi ý thức hướng về cội nguồn, truyền thống yêu nước, phong trào uống nước nhớ nguồn vẫn luôn là truyền thống văn hóa đạo lý tốt đẹp luôn tồn tại trong tâm thức của người Việt từ bao đời nay. Truyền thống đó sẽ ngày càng được phát huy khi ước muốn bảo tồn văn hóa truyền thống - bản sắc văn hóa dân tộc và củng cố gắn kết cộng đồng, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng tới mục tiêu khôi phục văn hóa truyền thống nhằm phát huy nó trong xây dựng nền văn hóa đương đại. Và hơn bao giờ hết, con người ở thời đại nào cũng sẽ luôn luôn có niềm tin vào sức mạnh của thế lực siêu nhiên như một nguồn lực tinh thần cho cuộc sống của họ. Tất cả những điều đó đã khẳng định cho sự tồn tại và phát triển của hiện tượng văn hóa tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế trong đời sống của cộng động cư dân.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Thanh Mai (2012), “Lý Nam Đế trong đời sống văn hoá của người dân làng Giang Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội” - Tạp chí Thế giới Di sản, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam, số tháng 7, tr. 58 - 60.

2. Nguyễn Thị Thanh Mai (2015), “Các di tích thờ Lý Nam Đế ở Thái Bình”,Tạp chí Nghiên cứu văn hoá, trường Đại học Văn hoá Hà Nội, số 14, tháng 12, tr.14 – 19.

3. Nguyễn Thị Thanh Mai (2016), “Các di tích thờ Lý Nam Đế ở Phổ Yên, Thái Nguyên”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 387, tháng 9, tr.11 – 13, 17.

4. Nguyễn Thị Thanh Mai (2016), “Việc phụng thờ Lý Nam Đế ở các làng ven đô Hà Nội”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 389, tháng 11, tr.18 – 21.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. A.A.Belik (2000), “Văn hóa học - những lý thuyết nhân học văn hóa”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội

2. Trần Thị An, Phạm Minh Thảo và Bùi Xuân Mỹ (1998), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

3. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội

4. Đào Duy Anh (1957), Lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội.

5. Đào Duy Anh (tái bản 2002), Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX,

Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

6. Đào Duy Anh (tái bản 2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. Đặng Thị Lan Anh (2016), Nhân vật anh hùng văn hóa trong truyện kể dân gian về thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

8. Toan Ánh (2004), Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng (tái bản), Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Quang Ân - Phạm Minh Đức chủ biên (2010), Địa chí Thái Bình, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội

10. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo nước ta, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

12. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Văn bản của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

13. Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo, Viện Sử học và Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.


14. Đặng Xuân Bảng (2000), Việt sử cương mục tiết yếu, Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15. Bảo tàng tỉnh Thái Bình (2008), Di tích lịch sử văn hóa Thái Bình, tập 1, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Bình.

16. Nguyễn Chí Bền chủ biên (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Hà Nội.

17. Nguyễn Chí Bền (2013), Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và thành tố, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội

18. Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính (1572), Ngọc phả Việt thường thị tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ truyền, soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (lưu tại đình Giang Xá, Hà Nội)

19. Phan Kế Bính (tái bản 2006), Việt Nam phong tục, Nxb. Văn học, Hà Nội

20. Nguyễn Huy Bỉnh (2011), “Truyền kể dân gian xứ Bắc về các nhân vật anh hùng văn hóa”, Tạp chí Văn hóa dân gian, tr.46-54.

21. Bronislaw Malinowski (2006), “Ma thuật, khoa học và tôn giáo - Những vấn đề nhân học tôn giáo”, Tạp chí Xưa & nay, tr.147-213.

22. Nguyễn Thị Phương Châm (2008), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay (trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), Viện Nghiên cứu Văn hóa.

23. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb. Văn hóa Thông tin và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.

24. Đinh Thị Vân Chi chủ biên (2015), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đời sống văn hóa, môi trường văn hóa, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

25. Chris Barker (2011), Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực hành, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

26. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb.Sử học, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí