Từ Chỗ Đề Cao Giá Trị Sử Dụng, Coi Nhẹ Giá Trị Đến Chỗ Coi Trọng Hai Thuộc Tính Của Hàng Hóa Ở Việt Nam

Về chủ thể kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa, Việt Nam cũng có bước tiến dài khi thừa nhận, khuyến khích phát triển đa hình thức sở hữu. Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp [35, tr.256]. Đến Đại hội VII, sự đa dạng chủ thể kinh tế vẫn tiếp tục tăng lên với sự phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần dựa trên nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đại hội VIII, Đại hội IX đã nhấn mạnh các thành phần kinh tế cùng tồn tại lâu dài, hoạt động theo quy luật thị trường và sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tư duy về sự quản lý kinh tế của nhà nước cũng thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng cường sử dụng phương pháp kinh tế. Đại hội VI chỉ ra, trước hết, cơ chế quản lý kinh tế được đổi mới theo hướng “xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế” [11, tr.63]. Một bước tiến khác về mặt nhận thức là phân biệt chức năng quản lý hành chính – kinh tế của các cơ quan nhà nước với chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh của các đơn vị kinh tế nhà nước. Đại hội VII chỉ rò: quản lý nền kinh tế nhằm định hướng các thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát chặt chẽ và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế. Nhà nước tăng cường áp dụng biện pháp kinh tế để tác động đến cung – cầu, ổn định giá cả, thực hiện chính sách khuyến khích cạnh tranh, chống độc quyền và có cơ chế kiểm soát đối với những trường hợp không thể tránh được độc quyền. Đại hội VIII nhấn mạnh: Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, chính sách, các công cụ đòn bẩy kinh tế và bằng các nguồn lực của khu vực kinh tế nhà nước [38, tr.277].

Việc thừa nhận và phát triển kinh tế thị trường cũng làm thay đổi nhận thức về phân phối. Sự cạnh tranh trên thị trường sẽ đóng vai trò quyết định

trong phân phối lần đầu, nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong phân phối lại nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa. Hình thức phân phối cũng đa dạng hơn trước: “lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác với kết quả sản xuất – kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội” [13, tr.91]. Như vậy, nhà nước từ chỗ chỉ coi trọng lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, đã chuyển sang coi thực hiện lợi ích cá nhân là cơ sở để thực hiện lợi ích tập thể và lợi ích xã hội [38, tr.274]. Điều này thúc đẩy người sản xuất năng động hơn, có động lực hơn trong cạnh tranh vì lợi ích cá nhân gắn với sức cạnh tranh của người sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa.

Thúc đẩy phát triển đồng bộ các loại thị trường

Từ Đổi Mới, quan điểm về phát triển đồng bộ các loại thị trường ngày càng thể hiện rò: Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lần thứ 6 (Khóa VI) thừa nhận nhiều loại hàng hóa, bao gồm cả tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, sản phẩm khoa học kỹ thuật, dịch vụ thông tin, tiền tệ [20, tr.166, tr.492]. Thị trường Việt Nam gắn với thị trường thế giới. Các thị trường hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, dịch vụ, thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường sức lao động… được từng bước hình thành đồng bộ (Đại hội VII - 1991). Sau đó, chủ trương tiếp tục xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế mới, kiên trì quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, giá cả chủ yếu được xác định trên thị trường, các tín hiệu thị trường là cơ sở quan trọng để phân bổ nguồn lực sản xuất [38, tr.276] (Đại hội VIII - 1996).

Những thành công từ Đổi Mới khiến Việt Nam đề cao vai trò thị trường hơn nữa, đặt mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường Việt Nam và hội nhập thị trường quốc tế. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng nêu rò: “Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường

chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ” [14, tr.100]. Đồng thời, phải đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế, kiên quyết hạn chế và kiểm soát độc quyền. chống cạnh tranh không lành mạnh. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục chủ trương: Phát triển đồng bộ và quản lý hiệu quả các loại thị trường cơ bản (thị trường hàng hóa và dịch vụ; thị trường sức lao động; thị trường khoa học và công nghệ; thị trường bất động sản; thị trường tài chính) theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.

2.1.2 Từ chỗ đề cao giá trị sử dụng, coi nhẹ giá trị đến chỗ coi trọng hai thuộc tính của hàng hóa ở Việt Nam

2.1.2.1 Chú trọng giá trị sử dụng, coi nhẹ giá trị hàng hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Bị chi phối bởi tư duy kinh tế hiện vật, trước Đổi Mới thịnh hành một cách nhìn phiến diện về hàng hóa: Chú trọng giá trị sử dụng và coi nhẹ giá trị hàng hóa.

Sự chú trọng quá mức vào sản xuất giá trị sử dụng được thể hiện ngay trong việc kế hoạch hóa nền kinh tế, trong các cân đối cơ bản. Đề cương kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IV (1979) khẳng định: Kế hoạch là công cụ chủ yếu của quản lý kinh tế, có nhiệm vụ bảo đảm thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của nhân dân bằng cách sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng [16, tr.344]. Rò ràng là, nhà nước đặt nhiệm vụ trước mắt cho nền sản xuất trong quá trình tái thiết và xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải tạo ra thật nhiều giá trị sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nhân dân. Các mục tiêu, kế hoạch nhà nước áp đặt đối với các đơn vị sản xuất, số liệu hạch toán thống kê cũng được thể hiện bằng số lượng giá trị sử dụng hiện vật, đặc biệt là lương thực và các hàng hóa thiết yếu cho tiêu dùng. Chẳng hạn, Đại hội IV đề ra mục tiêu năm 1980 phải sản xuất 20 triệu tấn lương thực quy thóc, 1 triệu tấn thịt lợn hơi, trồng 1,2 triệu ha rừng, khai thác

Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 7

1 triệu tấn cá biển, 450 triệu m vải, 22 – 25 vạn tấn đường, sản lượng điện 5 tỷ kwh, 10 triệu tấn than, 2 triệu tấn xi măng… [35, tr.34].

Tư tưởng coi trọng giá trị sử dụng cũng xuất phát từ một tình cảm, một lập trường nhân đạo (trẻ em đi học phải có sách giáo khoa, người ốm phải có thuốc chữa bệnh, không thể đặt vấn đề mua bán, vấn đề đắt – rẻ). Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng phải là một hệ thống trong đó xã hội trực tiếp lo toan cho mọi thành viên bằng hiện vật, bằng các giá trị sử dụng cụ thể theo nhu cầu từng cá nhân và tương ứng với trình độ sản xuất [34, tr.90- 91].

Tư duy trọng giá trị sử dụng dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng là các thành viên trong xã hội có thói quen ỷ lại, sống nhờ vào bao cấp, trợ cấp của nhà nước, nhiều người sản xuất không có động lực cải tiến sản xuất, làm cho năng suất lao động giảm sút trên quy mô xã hội [34, tr.91]

Trước Đổi Mới, trong khi ưu tiên giá trị sử dụng, Việt Nam đã coi nhẹ giá trị hàng hóa. Trong sản xuất, người lao động chỉ lo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hiện vật bằng mọi cách, không quan tâm nhiều đến hao phí lao động bao nhiêu để tạo ra giá trị sử dụng ấy. Trong trao đổi, giá cả không biến động xoay quanh giá trị vì Nhà nước đã định giá cả hàng hóa một cách chủ quan, duy ý chí. Theo đó, giá cả hàng hóa được giữ ổn định ở mức thấp trong khoảng thời gian rất dài. Một mặt, nhà nước khẳng định: tính đến giá trị, căn cứ vào giá thành sản xuất để xác định giá cả là một vấn đề có tính quy luật. Mặt khác, nhà nước lại nhấn mạnh: giá cả phải phục tùng quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội, phải căn cứ vào các nhiệm vụ chính trị - kinh tế trong từng thời kỳ mà định giá cả cao hay thấp, tách rời giá trị ít hay nhiều [15, tr.534-535].

Giá cả cứng nhắc ở mức thấp đã làm cho nền sản xuất mất đi tính năng động, tính cạnh tranh. Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung Ương khóa V (1984) thừa nhận: việc thiết lập một hệ thống giá cứng nhắc và quá thấp đã

gây thiệt hại lớn đến lợi ích quốc gia, đến lợi ích của giai cấp công nhân và người lao động; Thực tế đã diễn ra là: giá càng thấp, khoảng cách càng xa với giá thị trường thì thiệt hại của Nhà nước càng tăng; Nhà nước bán vật tư với giá thấp, dưới 50% giá trị, khiến cho giá thành tính toán bị sai lệch rất xa so với thực tế, gây thiệt hại cho nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Từ chỗ kết luận: “Chúng ta đã tự bó tay mình lại,…… Đó là những việc làm phi kinh tế không thể chấp nhận được!” [18, tr.250], Hội nghị này cũng nhận định về sự tồn tại của giá cả hàng hóa: “Chúng ta không tôn sùng, không chạy theo giá thị trường, song cũng không thể coi thường, không đếm xỉa một cách thích đáng đến sự tồn tại khách quan của nó”.

Nhận thức sai lầm về giá trị hàng hóa còn thể hiện ở quan điểm duy trì hệ thống hai giá. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung Ương khóa V (1984), chỉ rò: cần thi hành chính sách hai loại giá một cách nhất quán: bên cạnh hệ thống giá ổn định (giá bán buôn trong kinh tế quốc doanh, giá cung cấp cho những người ăn lương, giá mua và bán theo hợp đồng hai chiều...), có bộ phận giá được chỉ đạo linh hoạt (giá thoả thuận trong thu mua, giá kinh doanh thương nghiệp trong bán lẻ) để đấu tranh với thị trường tự do, tăng cường nắm hàng, chủ động điều tiết cung - cầu” [18, tr.595]. Sai lầm về hệ thống hai giá làm tình hình kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. Đến 1985, trong Hội nghị lần thứ tám, Bộ Chính trị đã chỉ ra tình hình: Hệ thống giá cung cấp theo định lượng và không định lượng (chủ yếu là 9 mặt hàng) vẫn giữ ở mức của năm 1958-1960, không thay đổi trong 25 năm với giá trị thực (biểu hiện bằng tiền của giá thu mua, giá thành, giá vốn...) đã tăng, có thứ tăng đến mấy chục lần (gạo 0đ40/kg lên 20đ, thậm chí 40đ/kg)[19, tr.62]. Giá cung cấp được giữ ở mức quá thấp trong thời gian quá dài đã ảnh hưởng không tốt đến lưu thông hàng hóa - tiền tệ, ngân sách nhà nước và việc phát triển thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, vươn lên làm chủ thị trường. Trong khi

đó, tỷ trọng của thị trường tự do tăng và ngày càng lấn át thị trường có tổ chức.

Từng bước nhận ra sự bất hợp lý của hệ thống hai giá, nhà nước chú trọng cải cách giá bằng cuộc cải cách giá – lương – tiền (tháng 6/1985): “Tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm, giá cả bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý, người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng và Nhà nước từng bước có tích lũy; xóa bỏ tình trạng Nhà nước bù lỗ bất hợp lý. Thực hiện cơ chế một giá, khắc phục những sai sót và sơ hở trong việc định giá và quản lý giá, loại trừ những hoạt động đầu cơ.” [19, tr.68]. Chủ trương này tuy chưa đi vào đời sống kinh tế một cách hiệu quả nhưng đã phản ánh sự đổi mới trong nhận thức kinh tế về giá cả hàng hóa, thừa nhận sự khách quan của tín hiệu thị trường này.

Giá trị hàng hóa bị coi nhẹ, không phải là cơ sở cho trao đổi các giá trị sử dụng. Bên cạnh đó, những tác động mạnh nhất của quy luật giá trị là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa bị hạn chế nghiêm trọng. Tại thị trường chính thức, sức mạnh thị trường điều tiết quá trình phân bổ nguồn lực sản xuất, kết quả sản xuất được thay thế hoàn toàn bằng sự điều tiết của nhà nước. Giá cả hàng hóa bị giữ ổn định ở mức thấp đã cho thấy quy luật giá trị không có chút hiệu lực nào đối với thị trường có kế hoạch. Và do vậy, không có động lực nào từ phía thị trường thúc đẩy người sản xuất phải năng động, sáng tạo, tích cực nâng cao trình độ khoa học công nghệ mặc dù đây là tác động chính nếu quy luật giá trị thực sự hoạt động. Sự thiếu vắng quy luật giá trị cũng làm triệt tiêu sự cạnh tranh bởi vì không có sự ganh đua nhằm hạ thấp hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết và hao phí lao động của đối thủ.

2.1.2.2 Sự chú trọng hai thuộc tính hàng hóa ở Việt Nam

Quá trình đổi mới tư duy đã từng bước đi đến nhận thức đúng đắn về hai thuộc tính của hàng hóa, đặc biệt là về giá trị: Trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh, người sản xuất, người lưu thông, người tiêu dùng chủ động mua bán, thỏa thuận với nhau về giá, hình thành giá thị trường …. Giá cả trong nước gắn với giá cả trên thị trường quốc tế. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ phải phù hợp với giá thị trường trong nước và giá thị trường quốc tế [20, tr.494, 495, 601].

Với thuộc tính giá trị sử dụng, ở cấp độ vi mô, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng vào việc giải quyết các nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tốt hơn bằng cách tạo ra giá trị sử dụng phong phú trên quy mô ngày càng lớn. Ở cấp độ vĩ mô, nhà nước đặc biệt chú trọng sự thay đổi cơ cấu giá trị sử dụng của xã hội – hay sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trước Đổi Mới, Việt Nam gần như chỉ quan tâm đến hàng hóa nông nghiệp và công nghiệp, phát triển ngành dịch vụ chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, Hội nghị lần thứ sáu của Đại hội VI đã chủ trương phát triển hoạt động dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh và đời sống thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế [21, tr.13]. Đây là bước tiến quan trọng trong tư duy về xây dựng cơ cấu kinh tế. Đến Đại hội VII, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã định hướng xây dựng cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu thành cơ cấu kinh tế hiện đại, nền kinh tế quốc dân sẽ bao gồm nhiều ngành nghề, nhiều quy mô, nhiều trình độ công nghệ [12, tr.12]. Từ sau Đại hội VIII, vấn đề mới về giá trị sử dụng trên quy mô xã hội được đặt ra: “phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, công nghệ, pháp luật, thông tin… và các dịch vụ phục vụ cuộc sống nhân dân. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu

vực” [38, tr.306]. Kết quả là, đến 2001, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2000, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp đạt 24,3%, công nghiệp đạt 36,6%, dịch vụ đạt 39,1% [92].

Với thuộc tính giá trị, do thu nhập chưa cao nên đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam thường sẵn sàng chấp nhận hàng hóa ở mức giá cả thấp, chỉ có một bộ phận nhỏ chuộng và chấp nhận hàng ngoại giá cả cao. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam luôn phải tập trung hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, trên thị trường thế giới, cạnh tranh về giá cả rất gay gắt đã tạo sức ép ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải thích nghi. Sự thành công của hàng hóa giá rẻ Trung Quốc khi xâm nhập thị trường thế giới đã trở thành một hình mẫu cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, việc hạ giá cả hàng hóa trở thành ưu tiên đối với một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam. Ở góc độ vĩ mô, sự thực hiện giá trị diễn ra theo các quy luật thị trường chứ không chịu ảnh hưởng của điều tiết cứng nhắc của nhà nước như trước khi Đổi Mới. Đối với những ngành sản xuất thiết yếu, việc giảm dần hỗ trợ giá của nhà nước cho các doanh nghiệp giúp tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế và buộc mọi người sản xuất phải thích ứng với mỗi sự thay đổi giá cả thị trường.

Có thể nói, từ khi Đổi Mới, nhận thức về hai thuộc tính hàng hóa của doanh nghiệp và nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn, nhờ đó giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn.

2.1.3 Từ chỗ thay thế cạnh tranh bằng thi đua đi tới thừa nhận và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

Xuất phát từ nhận thức hạn chế về giá trị sử dụng, giá trị, sản xuất hàng hóa, các quy luật của sản xuất hàng hóa, đặc biệt là quy luật giá trị, nên quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất, các xí nghiệp quốc doanh không

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí