Tóm Tắt Các Loại Hình Bhyt Nhà Nước Theo Đối Tượng Tham Gia


Mức hưởng chi phí khám chữa bệnh bằng BHYT:

Mức hưởng 100% đối với các đối tượng được cấp miễn phí BHYT do tổ chức BHXH đóng, ngân sách nhà nước đóng như người làm việc trong quân đội, người hưởng trợ cấp BHXH, các đối tượng chính sách,trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế khó khăn, người sống ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Mức hưởng là 95% và người khám chữa bệnh chi trả 5% đối với các đối tượng là người hưởng chế đội hưu trí, người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

Mức hưởng 80% và người khám chữa bệnh chi trả 20% đối với các đối tượng còn lại.


-Người lao động

-Mức đóng hàng tháng: 4.5% tiền lương

-Mức hưởng: 20%, mức chi trả 80%

Hình 3.1 Tóm tắt các loại hình BHYT nhà nước theo đối tượng tham gia


Đối tượng bắt buộc đóng

Đối tượng bắt buộc tham gia

Đối tượng được

cấp miễn phí

- Đối tượng chính sách, người thuộc hộ nghèo, trẻ em <6t, người trong quân đội

- BHYT miễn phí

-Mức hưởng: 100%

BHYT

nhà nước

Đối tượng

HSSV

-HSSV

-Mức đóng: 3% mức lương tối thiểu chung (từ 1/ 1/2015 là 4.5%)

-Hỗ trợ mức đóng: 30%

-Mức hưởng 20%, mức chi trả: 80%

Đối tượng tự

đóng

Đối tượng tự nguyện tham gia

-Hộ gia đình, các đối tượng khác.

-Mức đóng: 4.5% mức lương tối thiểu chung

- Mức hưởng : 20%

- Mức chi trả: 80%

-Người thuộc hộ cận nghèo. Đối tượng được -Mức đóng: 4.5% mức lương hỗ trợ mức đóng tối thiểu chung

-Hỗ trợ mức đóng:70%

-Mức hưởng: 95%

-Mức chi trả: 5%



Nguồn: tác giả tóm tắt theo Luật BHYT 2008 (Điều 13 Mức đóng BHYT và Điều 22 Mức hưởng BHYT)


3.3 Một số vấn đề của BHYT Việt Nam‌

Báo cáo số 525 của UBTVQH (tháng 10/2013) và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị (tháng 11/2012) đã nêu ra một số vấn đề còn hạn chế, yếu kém của BHYT Việt Nam, cụ thể:

- Tỷ lệ dân số tham gia BHYT chưa cao.

Từ năm 1993 đến nay, tỷ lệ tham gia BHYT ngày càng gia tăng. Từ năm 1993 đến năm 2005, tốc độ tăng đều. Đến giữa năm 2005, khi Nghị định 63 ra đời thay thế Nghị định 58, ngoài việc bổ sung thêm các đối tượng tham gia BHYT, cùng với chính sách chi trả 100% viện phí đã giúp gia tăng khá nhanh tỷ lệ tham gia BHYT trong giai đoạn này. Đến tháng 11/2008 với sự ra đời của Luật BHYT cùng Nghị định 62 bổ sung thêm đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi được cấp miễn phí BHYT, tỷ lệ gia tăng từ 47,82% lên 58,26%. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 66,8%.


80

70

64.9

66.8

58.26 58.4

60

50

44.43

47.82

43.52

40

28.4

30

20

23.4

20

12.5

10

0

5.4

1993 1998 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012


Hình 3.2 Tỷ lệ dân số tham gia BHYT từ 1993-2012

Nguồn: Báo cáo của Bộ Y tế, 2011, trang 17 & Báo cáo của UBTVQH, 2013

Tháng 11/2013, Quốc hội thông qua Nghị quyết 68 về đẩy mạnh việc thực hiện tiến đến BHYT toàn dân với lộ trình đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia BHYT và đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT.Tuy nhiên, với việc đối tượng tham gia BHYT tự nguyện thấp cùng với việc ngay cả các đối tượng nằm


trong diện bắt buộc mua BHYT cũng chưa thể thực hiện được 100% cho thấy mục tiêu của Chính phủ vẫn là một thách thức lớn.

-Tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện còn thấp.

Tỷ lệ tham gia BHYT của các đối tượng do tổ chức BHXH và NSNN đóng luôn giữ ở mức cao (từ 80% trở lên). Các đối tượng này dễ dàng thực hiện được mục tiêu bao phủ do thuộc khu vực công và được cấp thẻ BHYT miễn phí. Các đối tượng cũng thuộc diện bắt buộc phải tham gia BHYT nhưng lại đạt tỷ lệ thấp như đối tượng người lao động trong doanh nghiệp (53,4%), học sinh sinh viên (71,08%).

Đối với các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện, nhóm người thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ mức đóng 50% nhưng chỉ đạt tỷ lệ 11,38% và tăng mức hỗ trợ lên 70% vào đầu năm 20128 nhưng đến cuối năm 2012 chỉ đạt khoảng 25%, nhóm tự đóng BHYT cũng có tỷ lệ tham gia thấp, chỉ đạt khoảng 21%.

Nhóm tự đóng BHYT chiếm tỷ lệ 44% dân số cao hơn rất nhiều so với nhóm người lao động chỉ chiếm 18% dân số. Hai nhóm đối tượng này đặc biệt quan trọng trong lộ trình hướng đến BHYT toàn dân do việc gia tăng tỷ lệ tham gia của hai nhóm này không phải là điều dễ dàng. Đối với nhóm người lao động, vì đây là nhóm bắt buộc phải tham gia BHYT, nên việc gia tăng tỷ lệ tham gia đòi hỏi chính phủ phải đẩy mạnh công tác giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về BHYT của doanh nghiệp. Đối với nhóm tự đóng, việc tham gia BHYT là do sự tự nguyện lựa chọn nên chính sách phải thiên về vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm cùng với việc tìm kiếm các nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT để từ đó thiết kế các chương trình y tế linh hoạt, phù hợp hơn với người dân.



8 Quyết định 797/QĐ-TTg nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo lên 70% từ 1/1/2012


Bảng 3.1 Tỷ lệ tham gia BHYT theo từng nhóm đối tượng (tính đến năm 2010)



Đối tượng tham gia

Đối tượng đích

Có BHYT

Tỷ lệ

%

Chưa có BHYT

Tổng số

86.866

50.771

58,45

36.095

1. Người lao động và người sử dụng lao động

đóng

15.238

9.506

62,38

5.732

2. Đượccấp miễn phí (BHXH, NSNN dóng)

32.866

26.849

81,69

6.017

4. Tự đóng và được NSNN hỗ trợ 1 phần

19.879

10.499

52,81

9.380

Cận nghèo (hỗ trợ 70%)

6.081

692

11,38

5.389

Học sinh, sinh viên (hỗ trợ 30%)

13.798

9.807

71,08

3.991

5. Tự đóng BHYT

18.552

3.917

21,11

14.635

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong Bảo hiểm Y tế Việt Nam - 5

Nguồn: Báo cáo của Bộ Y tế, 2011, trang 29


- Quỹ BHYT luôn tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt.


Bảng 3.2 Cân đối thu, chi quỹ BHYT giai đoạn 2009-2012

Đơn vị: triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

I

Số dư đầu năm

-655.484

-3.083.010

2.810.508

7.238.710

II

Điều chỉnh số dư quỹ

năm trước

16.606

-1.556

5.524


III

Tổng thu quỹ BHYT

13.037.255

25.580.817

29.987.009

40.237.000

IV

Tổng chi

15.481.387

19.685.743

25.564.331

34.584.000

V

Cân đối trong năm

-2.444.132

5.895.074

4.422.678

5.653.000

VI

Lũy kế

-3.083.010

2.810.508

7.238.710

12.891.710

Nguồn: Báo cáo của UBTVQH, 2013, phụ lục 7


Quỹ BHYT từ việc bội chi năm 2009 đã bắt đầu kết dư từ 2010, đến cuối 2012, quỹ kết dư hơn 12.000 tỷ đồng. Theo UBTVQH, việc kết dư này có nhiều nguyên nhân, một phần do mức đóng tăng từ 3% lên 4,5% tiền lương cùng với việc


tăng lương tối thiểu qua các năm trong khi viện phí hầu như không thay đổi từ năm 1995 đến tháng 3/2012 và một phần do công tác quản lý quỹ ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên, sau thời gian dài không tăng giá viện phí 9 đến tháng 02/2012, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 04/2012 về việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế. Tháng 10/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2012/NĐ-CP bao gồm quy định về giá dịch vụ khám chữa bệnh và nêu rõ lộ trình tăng giá các dịch vụ y tế, theo đó giá các dịch vụ y tế sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng dần qua các năm kể từ năm 2013. Với mức giá các dịch vụ y tế ngày càng gia tăng dẫn việc chi trả ngày càng lớn, quỹ BHYT được dự báo sẽ rơi vào tình trạng kém bền vững trong các năm tiếp theo.

- Chất lượng dịch vụ y tế KCB bằng BHYT còn nhiều bất cập.


Kết quả báo cáo của UBTVQH (2013) cho thấy, chất lượng cơ sở vật chất y tế và chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế đặc biệt là các tuyến dưới còn nhiều hạn chế dẫn đến việc người dân thường yêu cầu chuyển viện gây nên tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên; có sự khác biệt rõ rệt về chất lượng giữa KCB dịch vụ và KCB bằng BHYT; thủ tục và thời gian chờ đợi khi KCB bằng BHYT cũng phức tạp hơn nhiều so với KCB thông thường.

“Người bệnh có thẻ BHYT khi đến KCB phải làm nhiều thủ tục hành chính liên quan đến BHYT như: Xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh, các giấy tờ liên quan đến KCB đối với trẻ em dưới 6 tuổi (khi chưa có thẻ BHYT); giấy giới thiệu chuyển viện, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy hẹn khám lại theo yêu cầu điều trị của cơ sở KCB tuyến trước gửi người bệnh đi, photo giấy chuyển viện, nộp thẻ và nhận lại thẻ BHYT, để thanh toán chi phí KCB BHYT phải có xác nhận của cơ sở cung cấp dịch vụ, xác nhận của cơ quan BHYT, xác nhận của người bệnh trên các Phiếu thanh toán, chứng từ khác … Một số bệnh mà tuyến dưới không điều trị được nhưng hằng tháng đi KCB người bệnh vẫn phải quay về địa phương xin giấy giới



9 Giá viện phí được áp dụng theo Thông tư 14 (2009); Sửa đổi, bổ sung vào năm 2006 và được áp dụng cho đến cuối tháng 03/2012.


thiệu của cơ sở y tế tuyến dưới, mặc dù có chỉ định tái khám để theo dõi điều trị tiếp ở tuyến trên” (Trích Báo cáo Bộ Y tế, 2011, trang 45)

Chính những bất cập trên khi KCB bằng BHYT là một trong những nguyên nhân khiến người dân chưa mặn mà với BHYT. Nâng cao chất lượng KCB bằng BHYT chính là góp phần tăng quyền lợi của người tham gia BHYT, tăng giá trịBHYT, là một trong những giải pháp để đạt được độ bao phủ đề ra một cách bền vững và hiệu quả.


Tóm tắt chương 3


- Chương 3 nêu tổng quan về tình hình BHYT Việt Nam hiện nay, những khó khăn trong quá trình phát triển như tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện thấp, quỹ kém bền vững và chất lượng KCB bằng BHYT còn nhiều phiền hà cùng với những thay đổi trong chính sách về BHYT nhằm đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân và bền vững đã đề ra.


CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌

4.1 Khung phân tích‌

4.1.1 Kiểm định lựa chọn ngược


Lựa chọn ngược trong thị trường BHYT là tình huống chỉ người có sức khỏe kém mới mua BHYT, còn người có sức khỏe tốt sẽ không mua (Pindyck and Rubinfeld, 1991; Baker and Jha, 2012). Vì vậy, để kết luận về sự tồn tại của lựa chọn ngược trong thị trường BHYT, các nghiên cứu thường dựa vào tình trạng sức khỏe của người mua thông qua mô hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT. Nếu người có sức khỏe kém mua BHYT nhiều hơn người có sức khỏe tốt thì kết luận có lựa chọn ngược (Jowett, 2001; Wang et al, 2006; Tomislav and Danijel, 2008; Ngãi và Hồng, 2012; Kefeli and Jones, 2012).

Để kiểm định sự tồn tại của lựa chọn ngược trong loại hình BHYT tự nguyện của Việt Nam, nghiên cứu cũng dựa vào biến tình trạng sức khỏe trong mô hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT để kết luận..

Mô hình kiểm định lựa chọn ngược.


Sử dụng mô hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT tương tự như nghiên cứu của Jowett (2001), Wang et al (2006), Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012), Kefeli and Jones (2012). Các biến được sử dụng trong mô hình gồm: tình trạng sức khỏe, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tổng số người trong hộ, dân tộc, thành thị, vùng miền. Biến tình trạng sức khỏe được sử dụng để kết luận về lựa chọn ngược.

Tình trạng sức khỏe. Mỗi nghiên cứu đều đưa ra cách khác nhau để đánh giá tình trạng sức khỏe. Kefeli and Jones (2012) dựa vào tiểu sử có hay không các bệnh như tiểu đường, hen suyển, huyết áp, hút thuốc; Barros et al (2008) đưa hành vi hút thuốc, uống rượu để đại diện cho sức khỏe. Minh et al (2012) sử dụng số lần nằm viện nội trú đại diện cho yếu tố “sức khỏe”, hoặc sử dụng số ngày bị bệnh trong năm để đo lường sức khỏe trong một nghiên cứu khác. Jowett (2001) dựa vào sự tự

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí