Thống Kê Biến Và Dấu Kỳ Vọng Mô Hình Kiểm Định Rủi Ro Đạo Đức


này là giống nhau. Vì vậy, nghiên cứu thực hiện hồi quy dữ liệu theo OLS, Poisson và cả Negative binomial để xem xét kết quả.

Thêm vào đó, do biến phụ thuộc Y trong nghiên cứu này không có giá trị 0 ( do chỉ thực hiện kiểm định rủi ro đạo đức với các quan sát có sử dụng dịch vụ KCB) nên phù hợp với các mô hình zero-truncated count data (Cameron and Trivedi, 2005; Long and Freese, 2005).Vì vậy, mô hình với biến đếm không chứa giá trị 0 (zero-truncated count data models) với hai mô hình cụ thể là zero-truncated poisson và zero-truncated negative binomial cũng được xem xét.


Bảng 4.2 Thống kê biến và dấu kỳ vọng mô hình kiểm định rủi ro đạo đức


Tên biến

Kí hiệu

Giá trị

Dấu kỳ

vọng

Số lần KCB nội/ ngoại trú (biến phụ thuộc)

solanKCBNT/ solanKCBNGT

Số đếm


Sức khỏe Tốt

SKTot

1: Tốt – 0: không

-

Sức khỏe Kém

SKKem

1: Kém -0: không

+

Tuổi

Tuoi

Số năm tuổi

+

Giới tính nam

GTNam

1: Nam – 0: Nữ

+/-

Trình độ Đại học

Daihoc

Các biến giả trình độ học vấn.

Nhóm cơ sở: Dưới THCS


+/-

Trình độ cao đẳng nghề

Bangnghe

Trình độ THPT

THPT

Trình độ THCS

THCS

Chưa kết hôn

ChuaKH

1: Chưa KH -0: Đã KH

+/-

Nhà lãnh đạo

NhaLD


Các biến giả nghề nghiệp.

Nhóm cơ sở: Nông nghiệp


+/-

Giáo sư, kỹ sư

giaosukysu

Dịch vụ, văn phòng

DVVP

Công nghiệp

congnghiep

Lao động giản đơn

Ldgiandon

Hưu trí

huutri

Thất nghiệp

thatnghiep

Đi học

dihoc

Thu nhập

Lnthunhap

Ngàn đồng/người/tháng

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong Bảo hiểm Y tế Việt Nam - 8





(lấy log)


Dân tộc Kinh

DTKinh

1: dt Kinh- 0: khác

+

Dân tộc Hoa

DTHoa

1: dt Hoa – 0: khác

+/-

Thành thị

Thanhthi

1: thành thị -0: nông thôn

+

Tổng số người trong hộ

tsnguoiHGD

Số người

+/-

Đồng bằng sông Hồng

Vung1


Các biến giả vùng miền. Nhóm cơ sở: Vùng 6- Đồng bằng sông Cửu Long


+/-

Trung du và miền núi phía

Bắc

Vung2

Bắc Trung bộ và duyên

hải miền Trung

Vung3

Tây Nguyên

Vung4

Đông Nam Bộ

Vung5

Sử dụng BHYT bắt buộc

sdBHYTBB


Các biến giả về loại BHYT sử dụng.

Nhóm cơ sở: không sử dụng BHYT


+

Sử dụng BHYT tự nguyện

sdBHYTTN

Sử dụng BHYT miễn phí

sdBHYTMP

Sử dụng BHYT cận nghèo

sdBHYTCN

Sử dụng BHYT sinh viên

sdBHYTSV


4.3 Mô tả dữ liệu


Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2012 do Tổng cục Thống kê (GSO) thực hiện. Bộ dữ liệu VHLSS 2012 với quy mô mẫu gồm 36.655 cá nhân thuộc 9.399 hộ gia đình ở các vùng, khu vực thành thị, nông thôn, các tỉnh thành trong cả nước bao gồm các thông tin ở cấp độ cá nhân, hộ gia đình và cấp độ làng xã. Thông tin ở cấp độ cá nhân và hộ gia đình bao gồm các thông tin về nhân khẩu học, kinh tế xã hội, giáo dục, lao động việc làm, y tế, thu nhập, chi tiêu, đồ dùng lâu bền, nhà ở, các chương trình về xóa đói giảm nghèo, tín dụng nông thôn. Thông tin ở cấp độ làng xã bao gồm các thông tin về cơ sở vật chất, thông tin, đặc điểm và các chương trình của xã.

Đối với mô hình kiểm định lựa chọn ngược, các đối tượng đã có BHYT bắt buộc được loại ra khỏi mô hình vì việc có BHYT của họ là do luật định, được trừ trực tiếp vào tiền lương, tiền công, do đó họ không có quyền lựa chọn mua hay


không mua. Ngoài ra, học sinh-sinh viên là đối tượng có BHYT tự nguyện dành riêng cho học sinh, sinh viên (mức phí đóng thấp hơn so với BHYT tự nguyện), tuy nhiên, tính tự nguyện của học sinh, sinh viên không cao, phần lớn vẫn do Nhà trường bắt buộc tham gia hoặc do cha mẹ quyết định, vì vậy cũng được loại ra khỏi dữ liệu. Đối tượng có BHYT miễn phí dạng chính sách (hộ nghèo, thân nhân sĩ quan quân đội, người có công cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi) hoặc người có BHYT cận nghèo được hỗ trợ 70% mức phí, BHYT khác (không xác định được loại BHYT gì) cũng được đưa ra khỏi dữ liệu và loại bỏ cả những người dưới 18 tuổi và trên 90 tuổi, với giả định rằng việc họ có hay không có BHYT không do sự tự lựa chọn mà phần lớn là do gia đình quyết định.

Sau khi loại bỏ các đối tượng trên, mẫu dữ liệu còn lại 13.691 quan sát là những người có BHYT tự nguyện và không có BHYT tự nguyện do chính sự lựa chọn của họ.

Đối với mô hình kiểm định rủi ro đạo đức, các quan sát bị loại ra trong mô hình kiểm định lựa chọn ngược trước đó ( đối tượng có BHYT bắt buộc, BHYT miễn phí, BHYT sinh viên) sẽ được đưa vào trở lại mẫu dữ liệu. Tiến hành loại bỏ những quan sát không sử dụng dịch vụ KCB nội/ngoại trú trong 12 tháng quavà các quan sát dưới 18 tuổi với lý do nghiên cứu chỉ xem xét hành vi rủi ro đạo đức của người có sử dụng dịch vụ y tế (rủi ro đạo đức sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm – bị bệnh) và ở tuổi trưởng thành, đồng thời cũng loại bỏ các đối tượng có “BHYT khác” (do không rõ loại hình BHYT). Kết quả,

Hồi quy với số lần KCB ngoại trú: có 9.186 quan sát là những người trên 18 tuổi và có sử dụng ít nhất một lần dịch vụ KCB ngoại trú trong 12 tháng qua.

Hồi quy với số lần KCB nội trú: có tất cả 2.171 quan sát, là những người trên 18 tuổi và có sử dụng ít nhất một lần dịch vụ KCB nội trú trong 12 tháng qua.


Tóm tắt chương 4:

- Chương 4 xây dựng khung phân tích và sử dụng mô hình Logit để kiểm định hiện tượng lựa chọn ngược đối với chương trình BHYT tự nguyện, mô hình OLS và mô hình dữ liệu số đếm (count data models) để kiểm định hành vi rủi ro đạo đức đối với người có sử dụng BHYT trên VHLSS 2012 cũng như trình bày việc loại bỏ một số quan sát không phù hợp trong phần mô tả dữ liệu để tiến hành hồi quy trên STATA.


CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌

Chương 5 trình bày các kết quả thống kê liên quan đến lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức cũng như kết quả hồi quy logit, OLS và count data models để đưa ra những nhận xét, phân tích từ đó có những kết luận chung về lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong chương trình BHYT Việt Nam 2012.

5.1 Thống kê mô tả‌


5.1.1 Sự tồn tại lựa chọn ngược‌


Đối với người được tự do lựa chọn mua hoặc không mua BHYT tự nguyện, điều kiện tiên quyết đó chính là sức khỏe. Người có sức khỏe kém thường thích mua BHYT hơn vì họ nghĩ họ cần sử dụng (Tomislav and Danijel, 2008; Baker and Jha, 2012) và đây chính là lựa chọn ngược. Theo bảng thống kê, có đến 43,2% trong tổng số người có sức khỏe kém mua BHYT và chỉ có 11,7% trong tổng số người có sức khỏe tốt mua BHYT (Bảng 5.1)


Bảng 5.1 Tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện theo yếu tố sức khỏe



Sức khỏe

Tổng

Số người có BHYT

tỷ lệ tham gia(%)

Số người chưa có BHYT

Sức khỏe Kém

720

311

43,2

409

Sức khỏe Tốt

8.399

986

11,7

7.413

Sức khỏe Trung bình

4.572

1.356

29,7

3.216

Tổng

13.691

2.653

19,4

11.038

Nguồn: tính toán của tác giả từ VHLSS 2012

Tuổi của người mua BHYT cũng là một trong những minh chứng về sự tồn tại lựa chọn ngược. Tuổi có liên quan mật thiết đến sức khỏe, người ở độ tuổi cao có sức khỏe kém hơnvà thường phải KCB nhiều hơn so với người trẻ tuổi. Theo số liệu thống kê, có đến 40,7% người ở độ tuổi trên 60 mua BHYT; độ tuổi từ 18-40 chỉ có 13,1%. Độ tuổi càng tăng thì khả năng mua BHYT càng nhiều (Bảng 5.2)


Bảng 5.2 So sánh tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện theo độ tuổi



Tuổi


Tổng

Số người có BHYT

tỷ lệ có BHYT (%)

Số người chưa có

BHYT

Từ 18t-40t

6.628

867

13,1

5.761

Từ 41t-60t

5634

1.205

21,4

4.429

Trên 60t

1.429

581

40,7

848

Tổng

13.691

2.653

19,4

11.038

Nguồn: tính toán của tác giả từ VHLSS 2012


Dựa vào Bảng 5.1 và Bảng 5.2, với việc có đến 43,2% người có sức khỏe kém và 40,7% người ở độ tuổi trên 60 mua BHYT trong khi chỉ có 11,7% người có sức khỏe tốt và 13,1% người ở độ tuổi 18-40 mua BHYT cho thấy có thể tồn tại lựa chọn ngược trong chương trình BHYT tự nguyện. Ngoài ra, kết quả trên còn cho thấy tỉ lệ tham gia BHYT tự nguyện khá thấp khi chỉ có 2.653 người có BHYT trong tổng số 13.691 người (chiếm tỷ lệ 19,4% ).

Tiếp tục xem xét đến các đặc điểm về vùng (Bảng 5.3), ta thấy vùng 3 có tỷ lệ tham gia BHYT cao nhất, tiếp đến là vùng 6 và vùng 2. Lý do có thể là lựa chọn ngược khi tỷ lệ người có sức khỏe kém mua BHYT ở vùng 2, vùng 3 và vùng 6 cao tương ứng. Vùng 1 và vùng 5 có thu nhập bình quân cao (tính trong tổng số quan sát vùng) nhưng tỷ lệ tham gia BHYT thấp có thể là do sự khác biệt về đặc điểm đời sống kinh tế xã hội khi Vùng 1 và Vùng 5 có nhiều điều kiện lựa chọn nhiều hình thức chăm sóc y tế khác nhau như: các bệnh viện tư, các loại hình BHYT của các công ty bảo hiểm tư nhân.


Bảng 5.3 Một số chỉ tiêu theo vùng



Vùng


Số quan sát


Có BHYT


Tỷ lệ có BHYT

Tổng số người có sức khỏe kém

Sức khỏe kém có BHYT

Tỷ lệ Sức khỏe kém có

BHYT

Thu nhập bình quân

(người)

%

(người)

(người)

%

(Ngàn đồng/ người

/tháng)

Vùng 1

3.005

505

16,81

154

55

35,71

2.252

Vùng 2

1.218

243

19,95

76

39

51,32

1.861

Vùng 3

2.942

672

22,84

194

90

46,39

1.800

Vùng 4

869

93

10,7

45

12

26,67

2.034

Vùng 5

1.830

355

19,4

54

21

38,89

3.085

Vùng 6

3.827

785

20,51

197

94

47,72

2.056

Nguồn: tính toán của tác giả từ VHLSS 2012

Ghi chú: Vùng 1- Đồng bằng sông Hồng, Vùng 2-Trung du và miền núi phía Bắc, Vùng

3- Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Vùng 4- Tây Nguyên, Vùng 5- Đông Nam Bộ, Vùng 6-Đồng bằng sông Cửu Long.


5.1.2 Sự tồn tại rủi ro đạo đức‌

Bảng 5.4 Thống kê số lần KCB trung bình



Phân Loại

KCB ngoại trú

KCB nội trú


số người

số lần KCB

trung bình


số người

số lần KCB

trung bình


Có thẻ BHYT

không sử dụng thẻ BHYT

1.383

3,28

270

1,38

có sử dụng thẻ BHYT

4.388

4,14

1.343

1,47

Không có thẻ BHYT

3.415

3,25

558

1,32

Tổng

9.186

3,68

2.171

1,42

Nguồn: tính toán của tác giả từ VHLSS 2012


Trong số 9.186 người điều trị ngoại trú, có tất cả 5.771 người có thẻ BHYT. Tuy nhiên chỉ có 4.388 người có BHYT và có sử dụng thẻ (76%), còn lại 1.383 người có BHYT nhưng không sử dụng thẻ (24%) khi đi khám chữa bệnh ngoại trú. Tương tự, tỉ lệ sử dụng thẻ trong KCB nội trú là 83% so với 17% không sử dụng thẻ (Bảng 5.4). Điều này cho thấy khi KCB, nhất là ở điều trị ngoại trú, rất nhiều người có thẻ nhưng không sử dụng, nghĩa là họ bỏ qua quyền lợi về việc được hưởng BHYT. Lý do có thể là do chi phí KCB ngoại trú không nhiều, thời gian chờ đợi KCB BHYT và thủ tục phiền hà đã làm một số người có thẻ nhưng không sử dụng, còn chi phí KCB nội trú cao hơn nên tỷ lệ sử dụng BHYT cũng nhiều hơn.

Để phân tích rủi ro đạo đức (lạm dụng BHYT), số người có thẻ nhưng không sử dụng có thể được xem giống như người không có thẻ BHYT vì nếu không sử dụng thẻ BHYT trong khám chữa bệnh thì sẽ phải tự chi trả 100% mức phí như người không có thẻ BHYT và số lần KCB của đối tượng này không thể xem là lạm dụng BHYT.


người 300


250


200


150


100

không sử dụng thẻ BHYT

có sử dụng thẻ BHYT

50


0

5 6 7 8 9 10 11 12 trên

12 lần


Hình 5.1 So sánh số lần KCB ngoại trú trung bình

Nguồn: tính toán của tác giả từ VHLSS 2012

Căn cứ vào số người có sử dụng thẻ khi KCB ngoại trú là 4.388 người chiếm tỉ lệ 47,8% và số người không có sử dụng thẻ là 4.798 người, chiếm tỉ lệ 52,2% (1.383 người không sử dụng thẻ và 3.415 người không có thẻ BHYT) , ta thấy khá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023