Khung Phân Tích Đối Với Kiểm Định Lựa Chọn Ngược (Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Mua Bhyt)


đánh giá của cá nhân về tình trạng sức khỏe trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát với 03 mức sức khỏe “Tốt, Trung Bình và Kém”. Ngãi và Hồng (2012) cũng dựa vào sự tự đánh giá của cá nhân nhưng chia thành 5 mức sức khỏe khác nhau. Wang et al (2006) dựa vào câu hỏi về việc có hay không có bệnh và bệnh có nghiêm trọng không để phân sức khỏe thành 03 loại: Tốt, Trung Bình và Kém. Ha and Leung (2010) sử dụng câu hỏi “Có bị bệnh hay không trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát” để phân loại tình trạng sức khỏe.

Nghiên cứu này sử dụng câu hỏi hỏi về lý do đến cơ sở y tế và số lần KCB nội trú trong 12 tháng qua trên bộ dữ liệu VHLSS 2012 để phân loại tình trạng sức khỏe của các cá nhân thành 03 loại: Tốt, Trung bình, Kém tương tự như cách phân loại của Jowett (2001) và Wang et al (2006).

Tuổi. Tuổi cũng là biến đại diện cho sức khỏe của cá nhân khi người ở độ tuổi cao thường có sức khỏe kém hơn người trẻ tuổi và cần nhiều sự chăm sóc y tế hơn (Ha and Leung, 2010). Tuổi cũng đồng thời được xem là có tác động đến thái độ đối với rủi ro của cá nhân khi người cao tuổi thường lo ngại rủi ro hơn người trẻ tuổi (Albert and Duffy, 2012). Hầu hết các nghiên cứu về lựa chọn ngược trong BHYT (Wang et al, 2006; Kefeli and Jones, 2012; Ngãi và Hồng, 2012; Phương, 2013) cũng như nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT (Jowett, 2001; Ha and Leung, 2010) đều có sử dụng biến tuổi. Nghiên cứu này cũng sử dụng biến tuổi với kỳ vọng tuổi làm gia tăng xác suất mua BHYT do tuổi càng cao thì cần KCB nhiều hơn.

Giới tính. Hầu hết các lý thuyết đều khẳng định thái độ đối với rủi ro tác động đến việc mua bảo hiểm. Người lo ngại rủi ro thường thích mua bảo hiểm hơn và Giới tính cũng được xem là đại diện cho thái độ đối với rủi ro với giả thuyết phụ nữ lo ngại rủi ro hơn nam giới (Adhikari and O’Leary, 2008), do đó thường mua BHYT hơn. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu lại có sự khác biệt. Jowett (2001), Wang et al (2006) không tìm thấy tác động của giới tính đến cầu BHYT còn kết quả của Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012) cho thấy nữ có xác


suất mua BHYT nhiều hơn nam. Nghiên cứu kỳ vọng tìm thấy tác động của giới tính đến quyết định mua BHYT như kết quả của Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012).

Tình trạng hôn nhân: cũng là một biến thể hiện thái độ đối với rủi ro trong cuộc sống. Với lập luận người đã lập gia đình thường lo lắng bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình hơn do ý thức về trách nhiệm, về vai trò trụ cột cho con cái cao hơn so với người độc thân, họ cũng lo sợ các rủi ro về tài chính nhiều hơn do phải gánh vác nhiều khoản chi tiêu hơn . Vì vậy, tình trạng hôn nhân có thể tác động đến quyết định mua BHYT. Kết quả của Wang et al (2006), Tomislav and Danijel (2008), Ha and Leung (2010) đều cho thấy người lập gia đình có xác suất mua BHYT nhiều hơn so với người không có gia đình. Tuy nhiên, Jowett (2001) lại không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa của tình trạng hôn nhân trong quyết định mua BHYT. Nghiên cứu này cũng kỳ vọng người đã lập gia đình gia tăng khả năng mua BHYT nhiều hơn do lo ngại rủi ro hơn so với người độc thân.

Trình độ học vấn. Một trong những yếu tố tác động đến việc mua BHYT chính là nhận thức của cá nhân về BHYT, và biến trình độ học vấn được xem như đại diện cho nhận thức. Người có học vấn cao thường có nhận thức tốt về BHYT hơn người có học vấn thấp, lý do là người có học vấn cao thường có ý thức nhiều hơn trong việc phòng chống rủi ro, hiểu được những lợi ích của BHYT khi xảy ra ốm đau, bệnh tật (Tomislav and Danijel, 2008; Kefeli and Jones, 2012). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ha and Leung (2010) người có trình độ học vấn cao lại mua BHYT ít hơn, còn Ngãi và Hồng (2012) lại không tìm thấy tác động có ý nghĩa của học vấn đến việc mua BHYT. Nghiên cứu thiên về khả năng tìm thấy tác động của học vấn đến xác suất mua BHYT do nhận thức tốt hơn.

Nghề nghiệp. Trong nghiên cứu của Kefeli and Jones (2012), Tomislav and Danijel (2008) và Jowett (2001), những người làm công việc nội trợ, nông dân và người thất nghiệp ít mua BHYT hơn so với người làm ở khu vực nhà nước, công nhân. Ngãi và Hồng (2012) không tìm thấy tác động của nghề nghiệp đến hành vi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


mua BHYT còn Ha and Leung (2010) và Wang et al (2006) không đưa biến nghề nghiệp vào nghiên cứu của mình. Với nhiều sự khác biệt trong các nghiên cứu, biến nghề nghiệp được đưa vào mô hình và có thể tác động âm hoặc dương.

Lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong Bảo hiểm Y tế Việt Nam - 6

Thu nhập. Hầu hết các nghiên cứu về hành vi lựa chọn mua BHYT đều kết luận thu nhập đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua BHYT và người có thu nhập cao thường thích mua BHYT hơn người có thu nhập thấp (Tomislav and Danijel, 2008; Ha and Leung, 2010; Kefeli and Jones, 2012). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy thu nhập có thể tác động âm (Ngãi và Hồng, 2012) hoặc không ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT (Jowett, 2001). Điều này có thể vì nhiều lý do như người có thu nhập cao có nhiều sự lựa chọn hơn ở các loại hình BHYT tư nhân, thích sử dụng những dịch vụ y tế cao cấp hơn không nằm trong danh mục thanh toán của BHYT hoặc với lý do người có thu nhập cao có điều kiện sẵn sàng đối phó với những rủi ro về sức khỏe mà không cần mua BHYT (Feldstein, 1973). Biến thu nhập được kỳ vọng có tác động tích cực đến xác suất mua BHYT với lý do người có thu nhập cao có khả năng mua BHYT nhiều hơn.

Tổng số người hộ gia đình. Nghiên cứu của Wang et al (2006), Ha and Leung (2010) cho thấy số người trong hộ gia đình có tác động làm tăng xác suất tham gia BHYT. Điều này có thể liên quan đến chính sách BHYT vào thời điểm nghiên cứu. Một số chương trình đưa ra chính sách khuyến khích tham gia BHYT ở mức Hộ gia đình bằng cách giảm giá cho các thành viên tiếp theo, giống như một sự khuyến mãi, khích lệ. Việt Nam cũng có chính sách tương tự cho hộ gia đình10. Vì vậy, nghiên cứu đưa vào biến tổng số người trong hộ gia đình để khảo sát tác động này.

Dân tộc. Biến dân tộc thể hiện cho mức độ giao tiếp xã hội, phong tục tập quán, ý thức xã hội và cũng đại diện cho nhận thức về các vấn đề xã hội. Phần lớn các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa nên gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, tiếp cận với các cơ sở y tế hơn dân tộc


10 Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ năm trở đi đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất (theo QĐ 1111 áp dụng từ ngày 01/01/2012)


Kinh. Các nghiên cứu sử dụng biến dân tộc gồm Jowett (2001), Kefeli and Jones (2012), Ha and Leung (2010). Nghiên cứu kỳ vọng người dân tộc Kinh có xác suất mua BHYT cao hơn do nhận thức và điều kiện tiếp cận thông tin tốt hơn.

Thành thị. Khu vực sống có tác động đến quyết định mua BHYT và người ở thành thị có xác suất mua BHYT cao hơn so với người ở nông thôn (Jowett, 2001; Cuong, 2011; Kefeli and Jones, 2012). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ha and Leung (2010), sự khác biệt về hành vi mua BHYT giữa người sống khu vực nông thôn và thành thị không có ý nghĩa đối với việc mua BHYT tự nguyện. Trong nghiên cứu này, biến Thành thị được kỳ vọng làm gia tăng xác suất mua BHYT.

Vùng miền. Vùng miền cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT. Jowett (2001) tìm thấy người ở Hải Phòng, Ninh Bình ít mua BHYT hơn so với người ở Đồng Tháp. Cuong (2011) và Kefeli and Jones (2012) cũng tìm thấy tác động của vùng miền trong quyết định mua BHYT. Nghiên cứu kỳ vọng vùng miền, đặc biệt là các vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển có xác suất mua BHYT cao hơn so với các vùng miền núi do thuận lợi hơn về điều kiện tiếp cận thông tin, tiếp cận các cơ sở y tế…

Nghiên cứu sử dụng các biến tác động trên để đưa vào mô hình và phân thành 03 nhóm: nhóm các yếu tố tác động thuộc về đặc điểm cá nhân gồm tình trạng sức khỏe, tuổi, giới tính, hôn nhân, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập; nhóm các yếu tố tác động thuộc về đặc điểm hộ gia đình gồm dân tộc, kích cỡ hộ gia đình và nhóm các yếu tố tác động thuộc về đặc điểm nơi ở là vùng miền, thành thị.

Giả thiết nghiên cứu


Tồn tại lựa chọn ngược trong chương trình BHYT tự nguyện (Người có sức khỏe kém có xác suất mua BHYT cao hơn so với người có sức khỏe tốt hoặc trung bình).


Hình 4.1 Khung phân tích đối với kiểm định lựa chọn ngược (các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT)



Sức khỏe


Tuổi

Giới tính

Đặc điểm cá

nhân

Hôn nhân

Học vấn

Nghề nghiệp

Thu nhập

Sở hữu

BHYT

Đặc điểm hộ

Dân tộc

Tổng số người

trong hộ

Đặc điểm nơi

Vùng miền

Nông thôn/ Thành thị


4.1.2 Kiểm định rủi ro đạo đức.‌


Rủi ro đạo đức trong BHYT là tình huống khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (bị bệnh) người có BHYT thường sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn (sử dụng quá mức cần thiết) so với người không có BHYT vì họ biết họ được công ty BHYT hỗ trợ chi trả (Baker and Jha, 2012; Dong, 2012).

Trong các nghiên cứu thực nghiệm, rủi ro đạo đức thường được đánh giá thông qua sự khác biệt về số lần KCB của người có BHYT và không có BHYT. Nếu số lần KCB của người có BHYT cao hơn so với người không có BHYT, có thể kết luận tồn tại rủi ro đạo đức trong chương trình BHYT (Jowett, 2001; Tomislav and Danijel, 2008; Cuong, 2011; Minh et al., 2012; Ngãi và Hồng, 2012; Phương, 2013).

Nghiên cứu này cũng kiểm định rủi ro đạo đức thông qua số lần KCB nội/ ngoại trú của người có BHYT và không có BHYT. Nếu số lần KCB nội/ngoại trú của người có BHYT cao hơn so với người không có BHYT, kết luận có rủi ro đạo đức trong KCB nội/ngoại trú.

Mô hình kiểm định rủi ro đạo đức


Sử dụng mô hình các yếu tố tác động đến số lần KCB tương tự như các nghiên cứu của Jowett (2001), Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012) nhưng có vài sự khác biệt nhỏ,

Thứ nhất, nghiên cứu thực hiện việc kiểm định trên hai mô hình khác nhau, mô hình 1 có biến phụ thuộc là số lần KCB ngoại trú, mô hình 2 có biến phụ thuộc là số lần KCB nội trú. Điều này khác với Jowett (2001), Ngãi và Hồng (2012) khi hai nghiên cứu này đều sử dụng biến phụ thuộc là số lần KCB nói chung. Sự khác biệt này là do Jowett (2001), Ngãi và Hồng (2012) sử dụng dữ liệu tự khảo sát còn tác giả sử dụng bộ dữ liệu VHLSS. Trong bộ VHLSS có phân biệt về số lần KCB nội và ngoại trú và các nghiên cứu của Minh et al. (2012), Phương (2013) đã kết


luận có sự khác biệt về hành vi rủi ro đạo đức ở KCB nội và ngoại trú, vì vậy tác giả cũng tiến hành kiểm định với sự phân biệt này.

Thứ hai, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập nhiều hơn so với mô hình của Tomislav and Danijel (2008), Ngãi và Hồng (2012) bao gồm tình trạng sức khỏe, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, vùng miền, thành thị, dân tộc. Các biến kiểm soát này tương tự như nghiên cứu của Jowett (2001) và thêm biến tổng số người trong hộ với kỳ vọng có tác động đến số lần KCB như nghiên cứu của Cuong (2011) khi tìm thấy tác động có ý nghĩa của biến tổng số người trong hộ lên số lần KCB ngoại trú.

Loại BHYT sử dụng. Việc có hay không có sử dụng BHYT khi KCB có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định số lần KCB vì người có sử dụng BHYT sẽ trả chi phí KCB ít hơn so với người không có BHYT. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng biến về BHYT để xem xét sự khác biệt trong việc KCB giữa người có và không có BHYT và từ đó kết luận về sự tồn tại của rủi ro đạo đức.

Ở nghiên cứu này, tác giả đưa vào mô hình biến loại BHYT sử dụng để phân biệt 06 trường hợp cụ thể trong việc sử dụng BHYT khi KCB:

+ Không sử dụng thẻ BHYT: không có BHYT hoặc có BHYT nhưng không sử dụng khi đi KCB nên phải chi trả 100% chi phí KCB.

+ Sử dụng thẻ BHYT bắt buộc: người sử dụng thẻ BHYT bắt buộc cùng chi trả 20% chi phí KCB, mức hưởng là 80% và BHYT là do bắt buộc mua.

+ Sử dụng thẻ BHYT tự nguyện: người sử dụng thẻ BHYT tự nguyện cùng chi trả 20% chi phí KCB, mức hưởng là 80% và BHYT là do tự nguyện mua.

+ Sử dụng thẻ BHYT miễn phí: người sử dụng thẻ BHYT miễn phí khi đi KCB không phải chi trả KCB, mức hưởng 100%.


+ Sử dụng thẻ BHYT cận nghèo: cùng chi trả 5% chi phí KCB, mức hưởng

95%.


+ Sử dụng thẻ BHYT sinh viên: cùng chi trả 20%, mức hưởng 80% .


Mục đích của việc phân loại này nhằm có thể phân tích chi tiết hơn về tác động của việc sử dụng từng loại thẻ đến số lần KCB do đối tượng sử dụng từng loại thẻ mang đặc điểm khác nhau và mức hưởng BHYT khi KCB cũng khác nhau. Nếu người sử dụng một trong các loại thẻ BHYT (bắt buộc/ tự nguyện/ miễn phí/ cận nghèo/sinh viên) có số lần KCB cao hơn so với người không có thẻ BHYT, thì ta có thể kết luận về sự tồn tại rủi ro đạo đức trong loại hình BHYT đó.

Sức khỏe và tuổi. Việc KCB phụ thuộc nhiều vào yếu tố sức khỏe và tuổi tác. Người có sức khỏe kém sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn và biến được xem là đại diện cho sức khỏe là Tình trạng sức khỏe trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát (Jowett, 2012) và biến Tuổi cũng có ảnh hưởng lớn đến việc KCB khi người có tuổi càng cao thì càng gia tăng khả năng KCB (Jowett, 2001; Tomislav and Danijel, 2008; Ngãi và Hồng, 2012; Kefeli and Jones, 2012)

Giới tính. Jowett (2001), Tomislav and Danijel (2008) đều không tìm thấy sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng dịch vụ y tế còn Kefeli and Jones(2012) lại nhận thấy có sự khác biệt về giới tính trong quyết định nhập viện. Các kết quả khác nhau được thực hiện ở những quốc gia khác nhau, vì vậy nghiên cứu đưa biến giới tính vào để tìm kiếm sự tác động của giới đến số lần KCB nội, ngoại trú.

Trình trạng hôn nhân. Người độc thân thường ít nhập viện hơn, đó là kết quả nghiên cứu của Kefeli and Jones (2012) trong khi Jowett (2001) lại không tìm thấy tác động của hôn nhân trong sử dụng dịch vụ y tế. Tomislav and Danijel (2008), Ngai (2012) hay Cuong (2011) lại không xét đến tình trạng hôn nhân trong mô hình.

Trình độ học vấn. Jowett (2001), Kefeli and Jones (2012) đều kết luận trình độ học vấn có tác động đến quyết định nhập viện trong khi Tomislav and Danijel(2008) lại không đề cập đến yếu tố học vấn trong mô hình về rủi ro đạo đức. Cuong (2011) chỉ tìm thấy tác động của học vấn đến số lần KCB ngoại trú nhưng không tìm thấy tác động của học vấn đến KCB nội trú.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí