Mức Độ Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu Của Doanh Nghiệp Trung Quốc


hai khía cạnh nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra, cho biết trong một đồng giá trị xuất khẩu thì đầu vào nhập khẩu chiếm bao nhiêu %. Nếu một quốc gia không xuất khẩu hoặc không nhập khẩu đầu vào, tỷ lệ VS nhận giá trị bằng 0. Tuy nhiên, một nhược điểm của chỉ số này là giả định tỷ lệ đầu vào nhập khẩu được sử dụng cho sản xuất trong nước và xuất khẩu là giống nhau, đặc biệt với các hoạt động gia công xuất khẩu (Park và cộng sự, 2013).

Ở cấp độ doanh nghiệp, một số công trình (ví dụ Lu và cộng sự, 2018; Urata &Beak, 2020) cũng xem xét tỷ lệ đầu vào nhập khẩu trong tổng giá trị xuất khẩu (FVAR- foreign value added ratio) của DN để đại diện cho mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Tuy nhiên việc tính toán chỉ số này đòi hỏi khả năng tiếp cận với những dữ liệu tương đối phức tạp, phản ánh đầy đủ, chi tiết các thông tin về các hoạt động nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra của DN. Do đó, thay vì việc tính toán các chỉ số này, nhiều nghiên cứu khác được tiến hành ở cấp độ doanh nghiệp cũng có thể chia mức độ tham gia của doanh nghiệp ở các cấp bậc khác nhau như tham gia ở mức độ thấp, trung bình hay cao, với việc so sánh tỷ lệ đầu vào nhập khẩu và/hoặc tỷ lệ xuất khẩu đầu ra với một ngưỡng nhất định.

Girma (2018) phân tích các doanh nghiệp ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ở nhiều mức độ khác nhau: thấp, cao, và hoàn toàn, dựa trên việc so sánh tỷ lệ gia công xuất khẩu với ngưỡng 50%. Cụ thể, để được xem là doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần có sự kết nối với các doanh nghiệp khác trong chuỗi thông qua việc nhập khẩu đầu vào để phục vụ cho việc chế biến và xuất khẩu một phần đầu ra.

Bảng 2.1: Mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Trung Quốc


Loại hình xuất khẩu

Loại hình doanh nghiệp

Xuất khẩu

thuần túy

Gia công

xuất khẩu

Tham gia vào

chuỗi

Mức độ tham gia chuỗi


Doanh nghiệp có xuất khẩu trực tiếp?


100%

0%

Không

-

50-99%

1-50%

Gia công xuất khẩu ở

mức độ thấp

1-50%

50-99%

Gia công xuất khẩu ở

mức độ cao

0%

100%

Gia công xuất khẩu

100%

Không

-

-

Không

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 8

Nguồn: Girma (2018)


Quan điểm này của Girma một phần nào đó phản ánh mô hình hoạt động nhập khẩu đầu vào để phục vụ sản xuất cho xuất khẩu của Dollar và cộng sự (2016). Sở dĩ Girma định nghĩa như vậy là bởi hoạt động gia công các đầu vào trung gian để tái xuất khẩu có vị trí trung tâm trong chính sách thương mại và phát triển công nghiệp vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 của Trung Quốc. Các hoạt động gia công xuất khẩu được khuyến khích thông qua chính sách miễn giảm thuế cho các đầu vào trung gian nhập khẩu cũng như ưu tiên cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bởi FDI được coi là một động cơ thương mại và một kênh chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trong 25 năm kể từ Cải cách 1978.

Trong khi đó, nghiên cứu của Meyer (2018) về các doanh nghiệp Ấn Độ lại cho rằng, việc phân loại mức độ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp nhập khẩu đầu và xuất khẩu đầu ra mà còn mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp hoặc tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu cổ phần các công ty ở nước ngoài, cũng như định hướng quốc tế hóa của doanh nghiệp. Cụ thể, nếu một doanh nghiệp không tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu cũng như không tiếp nhận đầu tư hay thực hiện đầu tư ở nước ngoài, không phải là thành viên của tập đoàn kinh tế có định hướng quốc tế, doanh nghiệp đó được xem là không tham gia vào chuỗi. Trong khi nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoặc là thành viên của tập đoàn kinh tế có định hướng quốc tế, kể cả trong trường hợp doanh nghiệp không có bất cứ hoạt động xuất nhập khẩu nào thì cũng được coi là đã tham gia chuỗi ở mức độ thấp. Đồng thời, sự tham gia chuỗi của các doanh nghiệp cũng được Meyer (2018) phân loại ở các cấp độ như hạn chế, thấp, trung bình, cao (bảng 2.2).


Bảng 2.2: Mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Ấn Độ


Không sử dụng đầu vào nhập khẩu

Sử dụng ít đầu vào nhập khẩu (<1/3 lượng đầu

vào)

Sử dụng nhiều đầu vào nhập khẩu (>1/3 lượng

đầu vào)


Tỷ lệ sở hữu nước ngoài chiếm đa số/ doanh nghiệp sở hữu đa số cổ phần của doanh nghiệp ở nước ngoài/ doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn định hướng quốc tế


Không xuất khẩu

Tham gia ở

mức độ thấp

Tham gia ở mức

độ thấp

Tham gia ở mức

độ trung bình

Tỷ lệ xuất khẩu thấp

(<2/3 doanh thu)

Tham gia ở

mức độ thấp

Tham gia ở mức

độ thấp

Tham gia ở mức

độ trung bình

Tỷ lệ xuất khẩu cao (>2/3 doanh thu)

Tham gia ở mức độ trung

bình

Tham gia ở mức độ trung bình

Tham gia ở mức độ cao


Không

Không xuất khẩu

Không tham gia

Tham gia ở mức

độ hạn chế

Tham gia ở mức

độ thấp

Tỷ lệ xuất khẩu nhỏ

(<2/3 doanh thu)

Tham gia ở

mức độ hạn chế

Tham gia ở mức

độ hạn chế

Tham gia ở mức

độ thấp

Tỷ lệ xuất khẩu cao

(>2/3 doanh thu)

Tham gia ở

mức độ thấp

Tham gia ở mức

độ thấp

Tham gia ở mức

độ trung bình

Nguồn: Meyer (2018)

Khảo sát của Coniglio (2018) về các doanh nghiệp Việt Nam lại định nghĩa cấp độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ xuất khẩu đầu ra, nhập khẩu đầu vào cũng như việc doanh nghiệp có hợp đồng cung cấp dài hạn cho các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Cụ thể, nếu doanh nghiệp không phải là nhà cung cấp dài hạn cho các công ty đa quốc gia, đồng thời có tỷ lệ xuất khẩu thấp (dưới 2/3 doanh thu) và tỷ lệ sử dụng đầu vào nội địa cao (trên 1/3 chi phí sản xuất) thì doanh nghiệp được xem là không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các mức độ tham gia chuỗi cung ứng khác của DN được phân loại theo bảng 2.3.

Bảng 2.3: Mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam



Tỷ lệ sử dụng đầu vào nội địa cao (>1/3 chi phí)

Tỷ lệ sử dụng đầu vào nội địa thấp

(<1/3 tổng chi phí)

Tỷ lệ sử dụng đầu vào nhập khẩu thấp (<2/3

lượng đầu vào)

Tỷ lệ sử dụng đầu vào nhập khẩu cao (>2/3 lượng đầu

vào)


Công ty là nhà cung cấp dài hạn cho công ty đa quốc gia


Tỷ lệ xuất khẩu thấp

(<2/3 doanh thu)

Tham gia ở mức

độ cao

Tham gia ở mức

độ thấp

Tham gia ở mức

độ thấp

Tỷ lệ xuất khẩu cao

(>2/3 doanh thu)

Tham gia ở mức

độ cao

Tham gia ở mức

độ thấp

Tham gia ở mức

độ trung bình


Không

Tỷ lệ xuất khẩu thấp

(<2/3 doanh thu)

Không tham gia

Tham gia ở mức

độ thấp

Tham gia ở mức

độ thấp

Tỷ lệ xuất khẩu cao

(>2/3 doanh thu)

Tham gia ở mức

độ cao

Tham gia ở mức

độ thấp

Tham gia ở mức

độ trung bình

Nguồn: Coniglio (2018)


Như vậy, mặc dù có nhiều cách thức đo lường mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ở cả cấp độ quốc gia, ngành và doanh nghiệp, song các phương pháp đều dựa trên dữ liệu về các hoạt động nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra của một quốc gia, một ngành hoặc một doanh nghiệp. Đồng thời, việc tính toán các chỉ số đôi khi tương đối khó khăn phức tạp và phụ thuộc vào sự sẵn có của số liệu của các bảng cân đối liên ngành I-O hay số liệu điều tra doanh nghiệp, đặc biệt là các số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, trong nhiều nghiên cứu, đánh giá sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi mới chỉ dừng lại ở việc có hay không tham gia chuỗi cung ứng (ví dụ, Harvie và cộng sự 2010; Wignajara 2013, Nguyen và cộng sự, 2019) hoặc phân chia theo thứ bậc như nghiên cứu của Dollar và cộng sự (2016).

Cụ thể, trong nghiên cứu của Harvie và cộng sự (2010), biến phản ánh sự tham gia của các DNNVV vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một biến nhị phân. Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu DN thực hiện một trong các hoạt động: nhập khẩu đầu vào, xuất khẩu đầu ra hoặc là nhà cung cấp đầu vào bất cứ cấp nào trong mạng lưới sản xuất; và nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại. Quan điểm này của Harvie và cộng sự (2010) cũng được Kyophilavong (2010) và Rasiah, Rosli, Sanjivee (2010) sử dụng trong các nghiên cứu của mình về sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN tại các nước Đông Nam Á như Lào, Malaysia.

Nghiên cứu gần đây của Nguyen và cộng sự (2019) phân tích sự tham gia của DNNVV ngành chế tạo Việt Nam cũng dựa trên cách đo lường của Harvie và cộng sự (2010) khi sử dụng biến nhị phân để phản ảnh sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. Theo đó, DNNVV tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu là DN xuất khẩu đầu ra hoặc nhập khẩu đầu vào, và biến tham gia chuỗi khi đó nhận giá trị bằng 1. Nếu DNNVV không thực hiện bất kỳ hoạt động nào thì biến này nhận giá trị bằng 0.

Trong khi đó, nghiên cứu của Dollar và cộng sự (2016) lại sử dụng biến rời rạc để đại diện cho sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. Cụ thể, biến phản ánh sự tham gia chuỗi nhận giá trị như sau:

- Bằng 0 nếu DN sử dụng 100% đầu vào trong nước và bán 100% đầu ra cho thị trường trong nước;

- Bằng 1 nếu DN sử dụng 100% đầu vào trong nước và có xuất khẩu đầu ra (chỉ xuất khẩu);

- Bằng 2 nếu DN nhập khẩu đầu vào để sản xuất và chỉ bán cho thị trường trong nước (chỉ nhập khẩu);


- Bằng 3 nếu DN vừa nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra.

Như vậy, có nhiều thước đo khác nhau có thể giúp phản ánh hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. Trong nghiên cứu này, NCS dựa trên quan điểm của Dollar và cộng sự (2016) để xây dựng biến phụ thuộc phản ánh sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong mô hình phân tích ảnh hưởng của mối liên kết với DN FDI cũng như các nhân tố khác tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV Việt Nam, được trình bày cụ thể ở chương 4.

Thứ hai, trên cơ sở nhận thức được ảnh hưởng tích cực của chuỗi cung ứng toàn cầu tới hiệu quả của DN, nhiều nghiên cứu đã hướng tới xác định các nhân tố quyết định sự tham gia của DN trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm đưa ra những gợi ý cho DN và Chính phủ nhằm đẩy mạnh sự tham gia này.

Về mô hình lý thuyết, Taglioni và Winkler (2016) dựa trên nghiên cứu của Roberts và Tybout (1997) về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu của DN để đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. Theo đó, việc một doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc vào lợi nhuận kỳ vọng từ sự tham gia này. Lợi nhuận của DN lại chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm của doanh nghiệp cũng như môi trường chính sách, qua đó chi phối khả năng tham gia chuỗi của DN.

Taglioni và Winkler (2016) đề xuất phương trình ước lượng sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN i tại nước c vào thời điểm t như sau:

𝑌𝑖𝑡 = 𝛼0 + 𝛽𝑋𝑖 + 𝛾𝑍𝑐𝑠𝑡 + 𝐷𝑖 + 𝐷𝑐𝑠 + 𝐷𝑡 + 𝜀𝑖𝑐𝑡 (2.3)

Trong đó:

𝑌𝑖𝑡 là biến phản ánh sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.

𝑋𝑖 là vector phản ánh tập hợp các đặc điểm của DN

𝑍𝑐𝑠𝑡là vector phản ánh đặc điểm môi trường chính sách của nước c đối với nhóm ngành/ngành s tại thời điểm t

𝐷𝑖 , 𝐷𝑐𝑠 , 𝐷𝑡là các đặc điểm cố định lần lượt theo DN, theo nhóm ngành/ngành và theo năm.

𝜀𝑖𝑐𝑡 biểu thị phần dư

Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của doanh nghiệp bao gồm những nhân tố phản ánh đặc điểm của DN và nhóm nhân tố phản ánh đặc điểm của môi trường chính sách, thể chế, cũng như đặc điểm của ngành/ nhóm ngành kinh doanh.


Về nghiên cứu thực chứng, ảnh hưởng của các nhóm nhân tố nêu trên đã được phân tích trong nhiều công trình về sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN nói chung, và DNNVV nói riêng.

Ví dụ, nghiên cứu của Harvie và cộng sự (2010) có thể coi là những nghiên cứu đầu tiên về sự tham gia của các DNNVV trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung vào việc xác định các yếu tố quan trọng cho sự tham gia của DNNVV trong các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, và sau đó là các yếu tố then chốt làm gia tăng sự tham gia của DNNVV ở các mức giá trị gia tăng cao hơn của một mạng lưới sản xuất. Sử dụng dữ liệu cho bảy nước ASEAN (gồm Thái lan, Indonesia, Malaysia, Phillipines, Việt Nam, Căm-pu-chia, Lào) và Trung Quốc, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, những nhân tố và đặc điểm ảnh hưởng tích cực tới khả năng gia nhập chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu gồm (i) nhóm nhân tố phản ảnh đặc điểm của doanh nghiệp như năng suất lao động, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, (ii) nhóm nhân tố phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp như: khả năng ổn định tài chính, chi phí vốn vay và (iii) nhóm nhân tố phản trình độ công nghệ của doanh nghiệp như: khả năng đạt được tiêu chuẩn quốc tế cho các sản phẩm của doanh nghiệp, việc các DNNVV sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông như một phần cốt lòi của doanh nghiệp, thể hiện năng lực đổi mới sáng tạo thông qua việc thành lập bộ phận mới, mua máy móc mới, cải tiến máy móc hiện tại, tìm kiếm kiến thức sản xuất và giới thiệu sản phẩm mới đều phản ánh thái độ tích cực của doanh nghiệp với rủi ro cũng như sự sẵn sàng áp dụng chiến lược kinh doanh mới. Nghiên cứu đã chỉ ra, các DNNVV đã nâng cấp lên tầng cao hơn với giá trị gia tăng cao đều có những đặc điểm sau: năng suất lao động cao, tỷ lệ vốn nước ngoài đáng kể, và có ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông như một phần cốt lòi của các hoạt động kinh doanh, đồng thời có kiến thức sản xuất và thường là các doanh nghiệp vừa thay vì là các doanh nghiệp nhỏ.

Sử dụng biến phụ thuộc tương tự như Harvie và cộng sự (2010), Kyophilavong (2010) đã nghiên cứu về các DN của Lào, hay Rasiah, Rosli và Sanjvee (2010) đã nghiên cứu về các DN Malaysia. Kyophilavong (2010) đã cho thấy trình độ đào tạo và việc đạt chuẩn quốc tế cũng như thành lập chi nhánh mới làm tăng khả năng tham gia xuất khẩu của DN, trong khi các rào cản về giá cả và sản xuất lại hạn chế hoạt động này. Rasiah, Rosli và Sanjvee (2010) nghiên cứu 103 DN Malaysia với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu của DN. Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Probit


đã chỉ ra tác động tích cực của quy mô DN và giá trị gia tăng/lao động tới việc tham gia chuỗi thông qua việc xuất khẩu đầu ra của DN.

Wignaraja (2013) cũng tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các DNNVV tại 5 nước ASEAN bao gồm Malaysia, Thái Lan, Phillippines, Indonesia và Việt Nam. Nghiên cứu ngày sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp của WB trong năm 2006 cho 2 nước Malaysia và Thái Lan, và số liệu năm 2008 cho 3 nước còn lại. Trong mô hình của Wignaraja, sự tham gia của DNNVV trong chuỗi được thể hiện thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp cũng như gián tiếp của DN. Các biến độc lập trong mô hình bao gồm quy mô của doanh nghiệp, vốn nước ngoài, trình độ học vấn và kinh nghiệm của người quản lý, trình độ học vấn của người lao động, sở hữu bản quyền nước ngoài (ownership of foreign licences), chứng nhận ISO, bằng sáng chế, tiếp cận tài chính và tuổi doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu dựa trên ước lượng Probit của tác giả đã chỉ ra rằng, quy mô doanh nghiệp và vốn nước ngoài có ảnh hưởng tích cực, trong khi tuổi doanh nghiệp lại có ảnh hưởng ngược chiều tới khả năng tham gia chuỗi của DNNVV. Đồng thời, trình độ của người lao động và việc sở hữu bản quyền nước ngoài, giấy chứng nhận ISO, bằng sáng chế cũng có ảnh hưởng thuận chiều tới khả năng tham gia chuỗi của DNNVV. Tiếp cận tài chính thuận lợi cũng được khẳng định là một nhân tố góp phần thúc đẩy sự hoạt động này của các DNNVV. Cùng quan tâm đến sự tham gia của DNNVV trong chuỗi, nghiên cứu của Arudchelvan and Wignaraja (2015) tập trung phân tích đặc điểm của DNNVV Malaysia tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Kết quả mô hình probit của các tác giả cho thấy quy mô doanh nghiệp, bản quyền công nghệ nước ngoài, đầu tư cho nghiên cứu phát triển đều có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tham gia chuỗi của DNNVV. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa cho thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của các yếu tố như độ tuổi của

DN, vốn nước ngoài và năng suất lao động tới khả năng các DNNVV tham gia chuỗi.

Lu và cộng sự (2018) xây dựng mô hình hồi quy nhằm kiểm chứng ảnh hưởng của năng suất và khả năng tiếp cận tài chính tới biến phụ thuộc là FVAR- tỷ lệ đầu vào nhập khẩu trong giá trị xuất của của DN. Kết quả ước lượng cho thấy, năng suất tổng hợp TFP, năng lực R&D, mức độ tập trung ngành có ảnh hưởng tích cực tới FVAR, trong khi khó khăn tài chính làm giảm tỷ lệ này. Các DN có số năm hoạt động càng cao thì FVAR càng thấp. Đồng thời, doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ này thấp hơn, trong khi các doanh nghiệp thuộc ở hữu Hồng Kong, Macau, Đài Loan lại có FVAR cao hơn.

Nghiên cứu của Urata và Beak (2020) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới


khả năng và mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Nghiên cứu này sử dụng số liệu điều tra 38.966 doanh nghiệp của WB ở 111 quốc gia trong giai đoạn 2009-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố phản ánh đặc điểm của doanh nghiệp như quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, khả năng tiếp cận tài chính cũng như trình độ công nghệ có ảnh hưởng tích cực tới khả năng và mức độ tham gia chuỗi. Bên cạnh đó, vốn sở hữu nhà nước trong một số ước lượng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tham gia của DNNVV, bởi theo các tác giả các DN nhà nước thường có kém hiệu quả và có năng suất thấp do không phải chịu áp lực cạnh tranh. Ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ lao động qua đào tạo tới khả năng và mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong nghiên cứu này theo các tác giả là không như mong đợi, tuy nhiên điều này có thể được giải thích bởi thực tế các công ty đa quốc gia thường chỉ chuyển giao những phần việc thâm dụng lao động phổ thông tới các đối tác ở các nước đang phát triển. Đồng thời, những đặc điểm của từng quốc gia như tỷ lệ FDI trong GDP, mức tiêu thụ điện, trình độ giáo dục, chất lượng hạ tầng giao thông và chất lượng thể chế cũng góp phần thúc đẩy khả năng và mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp. Việc cắt giảm thuế quan cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động này của doanh nghiệp.

Trong khi đó, nghiên cứu của Reddy và Sasidharan (2020) lại tập trung vào phân tích ảnh hưởng của những khó khăn tài chính với khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV của Ấn Độ. Sử dụng dữ liệu mảng không cân bằng về các DNNVV ngành chế tạo trong giai đoạn 2006-2016, kết quả ước lượng của mô hình hồi quy Probit 2 bước đã chỉ ra rằng, khó khăn trong việc tiếp cận tài chính là một trong những cản trở lớn đối với sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu các các DNNVV.

Bên cạnh các công trình nêu trên, một số nghiên cứu cũng tập trung xem xét riêng về các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ, phân tích khía cạnh xuất khẩu của DN, công trình của Nguyen và Nishijima (2009) đã phân tích số liệu của 1.150 doanh nghiệp trong năm 2004 từ điều tra của WB. Biến phụ thuộc phản ánh sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu là tỷ lệ giá trị xuất khẩu trong tổng doanh thu. Kết quả của mô hình Ước lượng 2SGMM-IV, LIML cho thấy giá trị giá tăng/lao động, nhập khẩu đầu vào, quy mô DN, mức trang bị vốn, sở hữu nước ngoài, mức độ cạnh tranh trên thị trường đều có ảnh hưởng tích cực tới sự tham gia của DN trong chuỗi. Bên cạnh đó, các tác giả cũng sử dụng thêm phương pháp ước lượng Ước lượng IV-Tobit để kiểm chứng các giả thuyết.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí