Một Số Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa


tiếp cận thị trường, nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó, điều 20 của luật này cũng quy định về những ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt cho các dự án có quy mô lớn và thuộc những ngành nghề đặc biệt. Các mức ưu đãi và thời gian áp dụng được thực hiện theo quy định hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai.

Áp dụng với các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, NCS đề xuất cần phải rà soát kỹ các cơ chế ưu đãi về thuế, đất đai và tài chính cần nhằm giảm bớt các ưu đãi thuế với các lĩnh vực còn ít dư địa để phát triển, và tăng cường ưu đãi cho các lĩnh vực, đối tượng có khả năng thiết lập liên kết. Như đã đề cập ở trên, Chính Phủ cần giao cho một cơ quan chuyên trách xây dựng cơ sở dữ liệu về DNNVV để có thể tiến cử các nhà cung cấp tiềm năng tới các DN FDI, giúp các DN này tiết kiệm được thời gian và nguồn lực trong việc tìm kiếm, lựa chọn đối tác.

Không chỉ vậy, kinh nghiệm của Malaysia và Singapore cho thấy, có thể thúc đẩy liên kết thông qua các chính sách ưu đãi về thuế cho DN FDI. Ví dụ, chương trình phát triển liên kết của Malaysia cho phép DN FDI có thể được giảm thuế với các chi phí liên quan đến hỗ trợ DN trong nước về đào tạo, phát triển và kiểm thử sản phẩm. Nhờ vậy, các DN FDI ở Malaysia đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển nhà cung cấp trong nước tham gia vào chuỗi sản xuất của họ.

Ở Việt Nam, hiện nay luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới chỉ có quy định miễn thuế cho những DN có thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở những địa bàn khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc, những DN FDI có liên kết và chuyển giao công nghệ cho DNNVV không hoạt động ở những địa bàn có điều khiện kinh tế xã hội khó khăn chưa thuộc đối tượng được áp dụng cơ chế ưu đãi này. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính Phủ cần cân nhắc xây dựng cơ chế ưu đãi thuế phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tích cực liên kết cũng như hỗ trợ DNNVV trong nước phát triển để đạt tiêu chuẩn trở thành đối tác của các DN FDI, giúp các DNNVV trong nước có cơ hội tiếp cận với các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất.

c. Phát triển các khu công nghiệp thu hút doanh nghiệp FDI, tạo cơ hội kết nốivới các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố tiên quyết trong quyết định lựa chọn địa điểm của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy khi Chính quyền các cấp xây dựng các khu công nghiệp với mục tiêu thu hút FDI cũng phải tính đến khả năng nối kết với DNNVV.


Chính Phủ cần có những chính sách để thu hút các doanh nghiệp FDI vào các khu công nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, các chính sách ưu đãi về thuế, phí khi hoạt động trong các khu công nghiệp, từ đó tạo cơ hội kết nối cho các DNNVV với khu vực này. Đặc biệt Chính Phủ có thể xem xét thực hiện chính sách ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế đối với những dự án FDI trong các KCN có sự thân thiện môi trường, công nghiệp tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ có chất lượng cao hay doanh nghiệp tạo ra phương thức sản xuất và kinh doanh mới.

Ngoài ra, bên cạnh những chính sách ưu đãi cho các DN FDI cũng như DNNVV, chính quyền các địa phương và ban quản lý các khu công nghiệp cần tích cực tổ chức các hội nghị, hội thảo (trực tiếp và trực tuyến) nhằm tạo cơ hội cho các DN trong nước, đặc biệt là các DNNVV có cơ hội được trao đổi, kết nối với các đối tác nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

5.3.2 Một số giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, sự hỗ trợ của chính phủ cũng không phát huy hiệu quả nếu thiếu đi nỗ lực từ phía các DNNVV. Một số đề xuất cho DNNVV được rút ra như sau:

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 24

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu thực trạng và phân tích định lượng của luận án (bảng 4.12, 4.13) cũng chỉ ra các yếu tố như quy mô, mức độ trang bị vốn có thể giúp đẩy mạnh khả năng liên kết với DN FDI và hoạt động tham gia chuỗi cung ứng của DNNVV. Vì vậy, doanh nghiệp có chiến lược, xây dựng kế hoạch ngân sách để phát triển quy mô lao động cũng như cơ sở vật chất- yếu tố quan trọng đối với chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư này giúp nâng cao năng lực sản xuất của DNNVV, qua đó có thể nhận được sự tin tưởng từ các DN FDI và tăng cường cơ hội kết nối với các DN. Thứ hai, khả năng đổi mới trong mô hình định lượng (bảng 4.12, 4.13) của chương 4 cũng như đánh giá thực trạng trong chương 3 được khẳng định là nhân tố quan trọng thúc đẩy liên kết với DN FDI. Nghiên cứu của UNCTAD (2005) cũng đồng quan điểm khi cho rằng DNNVV cần có khả năng và sự sẵn sàng để đổi mới bản thân để tăng cường cơ hội kết nối với các đối tác FDI. Vì vậy, để có thể thúc đẩy khả năng hình thành liên kết với khu vực FDI, các DNNVV cần chủ động tìm hiểu đối tác, nắm bắt công nghệ và cách quản lý, điều hành của các DN FDI, bên cạnh đó là đầu tư thiết bị, nhà xưởng, cải tạo điều kiện làm việc, áp dụng các tiêu chuẩn ISO...


DN có thể chủ động và cân đối ngân sách đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của các khách hàng.

Dưới tác động của CMCN 4.0, các DNNVV cần chú trọng tích hợp công nghệ số hoá: Thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất và kinh doanh dựa trên số hoá; tích hợp với các hệ thống cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền thông để kinh doanh và chăm sóc khách hàng; lưu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu lớn dựa trên điện toán đám mây; thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn để tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh; phân tích hiệu quả, đánh giá và áp dụng các dữ liệu thu thập được từ máy móc và cảm biến, để nhanh chóng đưa ra quyết định cải thiện an toàn, hiệu quả hoạt động, quy trình làm việc, dịch vụ và bảo trì. Nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của CMCN 4.0 và ứng dụng trong sản xuất để cải thiện vị trí trong chuỗi cung ứng. Các DN phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

Những hoạt động đổi mới này có thể giúp DNNVV đưa ra được các sản phẩm phù hợp với mong đợi của DN FDI và nhờ vậy giúp các DNNVV có thể dễ dàng hơn trong việc trở thành đối tác của họ.

Thứ ba, kết quả mô hình phân tích hồi quy trình bày ở bảng 4.12, 4.13 cũng cho thấy, việc đặt cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp cũng là một nhân tố có thể giúp tăng cường cơ hội kết nối cho DNNVV. Như đã nêu ở trên, ở một số khu công nghiệp, Ban quản lý có thể hỗ trợ xúc tiến các chương trình kết nối giữa DN FDI với các DN trong nước. Vì vậy, các DN cũng có thể cân nhắc phương án xây dựng cơ sở ở khu công nghiệp để tận dụng những điều kiện cơ sở vật chất và những hỗ trợ từ phía ban quản lý khu công nghiệp, cũng như những chính sách ưu đãi mà Chính phủ dành cho các DN hoạt động ở khu công nghiệp, khu chế xuất.

Thứ tư, từ kết quả hồi quy, khoảng cách trình độ giữa DNNVV và các DN FDI (bảng 4.12, 4.13) trong cùng ngành được chỉ ra là có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng liên kết của DNNVV. Nói cách khác, việc thu hẹp khoảng cách về năng suất, trình độ người lao động của DNNVV với DN FDI có thể mang lại tác động tích cực tới khả năng liên kết của cộng đồng DN này. Do đó, bên cạnh việc đầu tư cho cơ sở vật chất, DN cũng cần chú trọng vào đầu tư cho nguồn nhân lực và công nghệ. DN


có thể cử các cán bộ và nhân viên có năng lực chuyên môn tham gia các khóa đào tạo, các hội thảo giới thiệu công nghệ mới để có thể bắt kịp xu hướng thị trường.

Cụ thể, doanh nghiệp cần xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao với giá trị gia tăng vượt trội. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải là một bộ phận trong chiến lược phát triển dài hạn của DN. Trong đó, trước hết, có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện hữu của DN, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, chuyên viên chủ chốt thông qua các hoạt động huấn luyện, cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng (chú trọng 3 kỹ năng: Thành thạo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; biết ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh...; thành thạo công nghệ thông tin, máy tính) để nâng cao năng suất lao động; coi trọng công tác tuyển dụng, có chiến lược "săn đầu người" để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho DN.

DN có thể đưa ra các chế độ đãi ngộ lương, thưởng đối với những nhân viên đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ nhất định, từ đó tạo động lực cho người lao động khác không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nỗ lực của người lao động từ đó có thể mang lại những đóng góp tích cực cho sự phát triển của DN nói chung, và đẩy mạnh các hoạt động liên kết với DN FDI cũng như tăng cường sự hiện diện của DN trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ năm, như đã đề xuất ở trên, các chương trình hỗ trợ của Chính Phủ có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo các liên kết giữa DNNVV và DN FDI. Tuy nhiên, để các chương trình thật sự phát huy hiệu quả, cần phải có sự phối hợp từ phía các DNNVV. Cụ thể, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin số liệu điều tra chính xác, tạo điều kiện để các Hiệp hội có những nguồn thống kê đáng tin cậy, từ đó các cơ quan ban ngành liên quan có cơ sở hoạch định các kế hoạch tương lại, đặc biệt là những chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ sáu, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước cho thấy, để tăng cường khả năng kết nối với DN FDI, không chỉ cần có những hỗ trợ từ phía Chính phủ mà bản thân các DNNVV cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm để quảng bá hình ảnh và mở rộng cơ hội kết nối với các DN trong và ngoài nước. Đồng thời, để các hoạt động này thật sự mang lại hiệu quả và tạo ra ấn tượng tốt, DN cần tiến hành nghiên cứu thị trường, từ đó chuẩn bị các tài liệu quảng bá và các hàng mẫu phù hợp với thị hiếu của các khách hàng tiềm năng. DN cũng có thể xây dựng và nâng cấp nội


dụng website của mình, cung cấp các thông tin cụ thể về các hoạt động sản xuất kinh doanh, các dòng sản phẩm để các DN FDI cũng như các đối tác nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận và thẩm định về năng lực của DN.

5.3 Một số hạn chế của luận án

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, như Bryman và Bell (2007) đã chỉ ra, các bộ số liệu chính thống được thu thập bởi một tổ chức thường được thu thập theo mục đích nghiên cứu của các nhà nghiên cứu độc lập. Do đó, việc sử dụng các cơ sở dữ liệu này sẽ khiến người viết thụ động hơn so với việc sử dụng số liệu sơ cấp. Đơn cử, trong bộ số liệu mà NCS được tiếp cận, các thông tin về liên kết của DNNVV với DN FDI khá hạn chế, chỉ dừng lại ở việc xem xét DN có khách hàng hoặc nhà cung cấp là DN FDI, chưa có thông tin để đánh giá về liên kết ngang giữa các DN trong cùng ngành, cũng như xem xét chất lượng của các mối liên kết này. Vì vậy, luận án mới chỉ tập trung phân tích về liên kết dọc giữa DNNVV và DN FDI ở cả khía cạnh liên kết ngược và liên kết xuôi.

Thứ hai, luận án mới chỉ xem xét việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hình thức khác nhau và đánh giá khả năng DNNVV thực hiện các loại hình này mà chưa tính toán được các chỉ số phản ánh mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, ví dụ xem xét tỷ lệ đầu vào trung gian nhập khẩu trong giá trị xuất khẩu của DN.

Thứ ba, mô hình định lượng của luận án mới chỉ tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của liên kết dọc với DN FDI tới sự tham gia của DNNVV trong chuỗi cung ứng toàn cầu ở các ngành chế tạo, chế biến. Mặc dù việc nghiên cứu định lượng cụ thể cho các ngành này là phù hợp với thực tế hiện nay khi FDI trong các ngành này chiếm tỷ trọng lớn, điều này vẫn có thể ảnh hưởng tới khả năng tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu.

Tuy nhiên, dựa trên bộ số liệu này, với những phương pháp tương đối mới, các kết quả nghiên cứu của luận án này có giá trị ứng dụng trong thực tiễn. Trong tương lai, NCS sẽ tiếp tục khai thác bộ dữ liệu để nghiên cứu chuyên sâu hơn về mối liên kết giữa DN FDI và DNNVV ở từng ngành nghề và cấp độ quy mô khác nhau. Đồng thời, NCS dự định tiến hành xây dựng bảng hỏi và điều tra các DN để có thể thu thập dữ liệu sơ cấp phù hợp với mục tiêu đánh giá chất lượng liên kết cũng như xây dựng chỉ số đo lường mức độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN.


KẾT LUẬN


Việt Nam hiện nay được biết đến là một nền kinh tế có độ mở bậc nhất thế giới, đã và đang tham gia tích cực vào các thỏa thuận, hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây có xu hướng liên tục gia tăng đầu tư tại Việt Nam dù hoạt động FDI trên thế giới có xu hướng chững lại kể từ năm 2016 và bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân, cùng thành tích nổi bật của khu vực FDI trong lĩnh vực xuất khẩu, và những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao. Ngay cả trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid 19, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 2,8%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới có mức tăng trưởng âm trong năm 2020.

Tuy nhiên, một điều rò ràng là, với những hạn chế do quy mô và khả năng tiếp cận các nguồn lực, sự tham gia của DNNVV Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, đóng góp của khu vực FDI mặc dù có xu hướng tăng trong những năm gần đây song vẫn còn chưa tương xứng so với những ưu đãi mà chính quyền các cấp trung ương và địa phương đang dành cho khu vực này. Do vậy, để tận dụng được những thế mạnh về công nghệ và tri thức của khu vực FDI nhằm phát triển các DN trong nước nói chung và DNNVV nói riêng, đẩy mạnh liên kết giữa hai khối DN, tạo tiền đề cho các DNNVV tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên cấp thiết.

Xuất phát từ vấn đề thực tiễn này, luận án đã nghiên cứu thực trạng các mối liên kết và sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV, đồng thời xây dựng mô hình hồi quy nhằm ước lượng ảnh hưởng liên kết với DN FDI tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN, và mô hình phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng liên kết của DNNVV với DN FDI.

Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và liên kết kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu các nội dung liên quan đến luận án, NCS đã xác định được khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu trong các chương tiếp theo của luận án.


Qua phân tích, nghiên cứu sinh nhận thấy tình hình liên kết giữa DNNVV và DN FDI mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn tương đối lỏng lẻo, bộc lộ nhiều bất cập. Tuy nhiên, kết quả của mô hình phân tích định lượng đã khẳng định, mặc dù còn nhiều hạn chế, song việc tham gia liên kết có thể giúp thúc đẩy quyết định tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Đồng thời, mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia liên kết của DNNVV cũng cho thấy, các đặc điểm của DN như quy mô lao động, mức độ trang bị vốn có tác động tích cực tới khả năng tham gia liên kết của DN. Các DN hoạt động đổi mới sáng tạo sản phẩm cũng giúp DN đẩy mạnh hoạt động liên kết. Bên cạnh đó, các DN đặt cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp cũng có xu hướng tham gia mạnh mẽ hơn vào các liên kết. Các DNNVV có khoảng cách công nghệ càng nhỏ so với các DN FDI cũng có khả năng tham gia liên kết cao hơn.

Kết quả phân tích thực trạng trong chương 3 và kết quả phân tích thực chứng trong chương 4 là cơ sở để NCS đề xuất chính sách hỗ trợ DNNVV và cơ chế lựa chọn, khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế nhằm tạo tiền đề thúc đẩy liên kết và tăng cường các hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DNNVV. Một số những đề xuất cho DN cũng được đưa để DN có thể nâng cao năng lực, xúc tiến các hoạt động kết nối với các DN FDI cũng như các đối tác nước ngoài.

Như vậy, luận án đã nghiên cứu về một chủ đề có tính thời sự cao và phù hợp với quan điểm định hướng của Đảng và Chính Phủ về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế với cải thiện về môi trường kinh doanh cũng như thành tích nổi bật trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19. Chắc chắn trong thời gian tới, với sự hiện diện của ngày càng đông đảo của các công ty đa quốc gia, các DN Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng đứng trước nhiều cơ hội để tham gia liên kết và được học hỏi về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất từ các đối tác ngoại. Tuy nhiên, để những cơ hội trở thành hiện thực và thực sự mang lại lợi ích, các DNNVV cần chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang thiết bị sản xuất cũng như đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Có như vậy, các DNNVV mới đủ năng lực để tự tin tiếp cận và trở thành đối tác của các DN FDI, từ đó có thể tạo dựng được vị thế vững chắc và hưởng lợi từ các chuỗi cung ứng toàn cầu.


CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH


1. Nguyen Thi Minh Thu, Nguyen Thi Tuong Anh, Nguyen Thi Thuy Vinh, Pham Huong Giang, “Foreign Direct Investment -Small and Medium Enterprises Linkages and Global Value Chain Participation: Evidence from Vietnam,” The Journal of Asian Finance, Economics and Business, Korea Distribution Science Association, 8(3), pp. 1217–1230. DOI: 10.13106/JAFEB.2021.VOL8.NO3.1217. – Scopus SciMago CiteScore2019 (0.5), SJR2019 (Q3; 0.192), and SNIP2019 (1.219) scores

2. Nguyễn Thị Minh Thư (2020) “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử”, Tạp chí Kinh tế và dự báo Số 24 tháng 8/2020 ISSN 0866-7120

3. Nguyễn Thị Minh Thư, Nguyễn Thu Giang (2020), “Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận tài chính và trình độ công nghệ tới sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Tác động của FTA thế hệ mới tới thương mại và đầu tư Việt Nam” ISBN 978-604-67-1318-0, Tháng 6/2020.

4. Chủ nhiệm đề tài KH &CN cấp Cơ sở do Trường Đại học Ngoại thương chủ trì “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp điện tử”, Mã số NTCS2018-21, đã nghiệm thu tháng 12/2019 và đạt loại Tốt.

5. Nguyễn Thị Minh Thư (2019), “Nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”, Tạp chí Tài Chính Số 715 kỳ 2 tháng 10/2019 ISSN 2615- 8973.

6. Nguyen Thi Minh Thu, Nguyen Thu Giang (2019), “Integration into global value chain of Vietnam’s SMEs: Evidence from firm’s sales structure”, International Conference on “Development of Private and Public sectors in Vietnam and Japan”, Tokyo, November 2019.

7. Nguyễn Thị Tường Anh, Phạm Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Minh Thư (2019), “Kinh tế thế giới: tăng trưởng thấp, bất ổn cao”, Tạp chí Tài chính 2/2019.

8. Nguyễn Thị Tường Anh, Phạm Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Minh Thư (2018), “Kinh tế thế giới 2017 và triển vọng năm 2018”, Tạp chí Tài chính 2/2018.

9. Nguyen Thi Tuong Anh, Pham Thi My Hanh, Nguyen Thi Minh Thu (2017), “Linkages to global production network for Vietnam: evidence from determinants in firm’s export”, The Sixth International Conference on Entrepreneurship and Business Management (ICEBM 2017) “ The role of Entrepreneurship and Business Management in Shaping Collaborative Economy”, Hanoi, Vietnam, October 2017.

10. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Tường Anh, ..... Nguyễn Thị Minh Thư (2010), Báo cáo xuất khẩu 2009, Nhà xuất bản Lao Động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022