Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - 4

lịch núi, du lịch lễ hội và du lịch tham quan nghiên cứu. Đề tài đã xác lập được cơ sở khoa học về ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động du lịch góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch và là căn cứ để xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch ở những vùng lãnh thổ khác nhau với những mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Với mục tiêu là đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu du lịch quốc gia biển miền Trung một cách hiệu quả và bền vững, tác giả Nguyễn Thu Hạnh đã tiếp cận theo phương pháp khảo sát thực địa, điều tra xã hội học, phương pháp bản đồ, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp ma trận, chuyên gia, dự báo (cả định tính và định lượng) để đánh giá tiềm năng tài nguyên và hiện trạng các khu du lịch biển một cách hệ thống và tổng quát nhằm nhận biết rõ vai trò ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển khu du lịch biển trong đề tài cấp bộ năm 2009 "Cơ sở khoa học phát triển các khu du lịch quốc gia biển miền Trung", từ đó đánh giá được thực trạng phát triển du lịch biển tại các địa bàn để có các định hướng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển phù hợp với tương lai [34].

Liên quan đến chính sách phát triển biển có cuốn “Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững” do tác giả Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Bá Diễn (chủ biên) được xuất bản năm 2006 bởi NXB Tư pháp. Cuốn sách đề cập một cách tổng quan đến các vấn đề chính sách pháp luật về biển cũng như các nguyên tắc phát triển bền vững [22].

Trong đó đi sâu nghiên cứu các chính sách biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững, các vấn đề hợp tác quốc tế. Đề cập đến các chính sách của phát triển du lịch bền vững ở những vùng sinh thái nhạy cảm như du lịch ven biển, miền núi, sinh thái, các tác giả Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (trong cuốn “Du lịch bền vững” - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001) đã chứng minh được rằng do tính nhạy cảm của hoạt động du lịch ở ven biển nên cần thiết phải có những chính sách phù hợp để đảm bảo tính bền vững của khu vực cũng như quốc gia, vùng hay địa phương trong phát triển du lịch [27].

Bên cạnh đó, có khá nhiều đề tài dưới hình thức luận án, luận văn nghiên cứu các vấn đề có nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch nói chung và du lịch biển cấp độ quốc gia. Với tác giả Hoàng Văn Hoan trong luận án tiến sĩ năm 2002“Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam” thì tiếp cận trên

góc độ các công cụ quản lý nhà nước (trong đó có chính sách) đối với lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam [28].

Từ năm 2006 đến nay, trong các đề tài cấp Bộ, nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau trong phát triển du lịch, khi đề cập đến các giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển thì liên kết giữa du lịch - hàng không luôn được coi trọng và được xem là một trong các giải pháp quyết định cho sự phát triển của ngành du lịch.

Đề tài cấp Bộ (2006): “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” do Thạc sĩ Lê Văn Minh chủ nhiệm và Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì [50]. Đề tài tập trung vào nghiên cứu vai trò của đầu tư trong phát triển các khu du lịch, khi nêu ra các giải pháp để tạo lập các điều kiện hạ tầng vật chất - kỹ thuật bảo đảm cho các khu du lịch hoạt động có hiệu quả, tác giả đã đề xuất các giải pháp liên kết với các ngành liên quan, trong đó liên kết với ngành giao thông vận tải được chú trọng. Đặc biệt, đề tài nhấn mạnh tới việc hình thành các cơ sở hạ tầng giao thông như đường xá, sân bay, bến cảng, coi đây là điều kiện hạ tầng vật chất kỹ thuật thiết yếu đảm bảo cho các khu du lịch ra đời và hoạt động có hiệu quả.

Đề tài cấp Bộ (2007): “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế” do Tiến sĩ Đỗ Cẩm Thơ chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì [69], trong đó đã trình bày được những vấn đề cơ bản về sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, phân tích được cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch, định vị được sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế. Đặc biệt khi đề cập đến đặc trưng của sản phẩm du lịch được cấu tạo bởi sự liên kết hoạt động giữa các ngành, vùng.. đề tài đã tập trung phân tích vai trò của liên kết giữa hàng không và du lịch như một trong các giải pháp cơ bản đề giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm của lữ hành du lịch.

Đề tài cấp Bộ (2011): “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”do Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch chủ trì [35]. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển và phát triển du lịch biển quốc gia, tác giả đề tài đã nêu ra 10 bài học kinh nghiệm, trong đó đã khẳng định: Việc tổ chức hình thành khu du lịch phải gắn liền với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt và đường không. Đặc biệt cần tìm địa hình thuận lợi để phát triển các cảng hàng không cho loại hình LCA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

nhằm gắn khu du lịch với các thị trường du lịch quốc tế lớn, bảo đảm cho khu du lịch phát triển và tăng trưởng ổn định, bền vững.

Luận án tiến sĩ kinh tế, “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam” (2010) của Nguyễn Tuấn Anh, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội [2]. Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Trong đó đã đưa ra khái niệm điểm đến và năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Trong cấu thành năng lực điểm đến, tác giả coi việc hình thành cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh cho các điểm đến du lịch, đặc biệt là phát triển các cảng hàng không, nhất là các cảng hàng không dùng cho các loại máy bay giá rẻ có thể cất hạ cánh thuận lợi nhằm liên kết với loại hình vận tải này để giảm chi phí cho các sản phẩm lữ hành du lịch, nối liền điểm đến với các trung tâm du lịch của khu vực và quốc tế, tăng sức cạnh tranh của các điểm đến.

Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - 4

+ Khi phân tích thực trạng của các điểm đến du lịch của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra hạn chế về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch nước ta là thiếu một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, hoàn chỉnh, đặc biệt là nhiều điểm đến du lịch ở quá xa các cảng hàng không.

+ Trong 7 nhóm khuyến nghị chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các điểm đến thì giải pháp xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là những điểm đến du lịch có địa hình thuận lợi có thể phát triển các cảng hàng không phụ tạo điều kiện để các hãng LCA cung ứng LCAS là một giải pháp quan trọng.

Luận án tiến sĩ kinh tế, “Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế” (2011) của Trần Xuân Ảnh, bảo vệ tại Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [3].

+ Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch như: Khái niệm về thị trường du lịch, cấu thành và đặc điểm của thị trường du lịch, cơ chế hoạt động của thị trường du lịch và kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch ở các tỉnh thành phố trong và ngoài nước bài học cho Quảng Ninh.

+ Trong phân tích thực trạng phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh và trong các giải pháp thúc đẩy thị trường du lịch phát triển. Khi phân tích về tạo lập môi trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đã nhấn mạnh đến phát triển hệ thống đường bộ, đường thủy và đường không. Đặc biệt sự liên kết giữa hàng không, trong đó có LCA với các cơ sở lưu trú, du thuyền và đưa khách tham

quan vịnh bằng các loại máy bay du lịch và máy bay lên thẳng.

Luận án tiến sĩ kinh tế, “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam” (2011) của Hoàng Thị Lan Hương, bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội [36].

+ Trong luận án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về lưu trú du lịch và kinh doanh lưu trú du lịch, xây dựng được một hệ thống các tiêu thức đánh giá về kinh doanh lưu trú du lịch. Trong đó phân tích các tiêu thức xác định kinh doanh lưu trú du lịch bền vững với việc liên kết với các hãng hàng không, trong đó có LCA để duy trì lượng khách ổn định là một tiêu thức quan trọng.

+ Trong phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đảm bảo cho kinh doanh lưu trú du lịch phát triển bền vững thì liên kết giữa du lịch - hàng không được xem như một tiêu thức, giải pháp giúp loại hình kinh doanh này phát triển.

Luận án tiến sĩ, “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” (2012) của Nguyễn Trùng Khánh bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam [41].

+ Nội dung cơ bản của luận án là hướng vào phân tích lý luận về lữ hành du lịch, dịch vụ lữ hành du lịch và các đặc điểm cơ bản của dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước Đông Á như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

+ Đặc biệt, tác giả luận án kết luận, khi phân tích về các bài học phát triển dịch vụ lữ hành du lịch thì liên kết du lịch - hàng không được coi như là một yếu tố quan trọng để phát triển các doanh nghiệp lữ hành du lịch Việt Nam. Trong đó được tác giả tập trung phân tích những lợi thế căn bản của quan hệ liên kết này trong phát triển các doanh nghiệp lữ hành và bảo đảm thành công các hoạt động của chúng.

Hoàng Văn Hoa và các cộng sự (2018), Liên kết khu vực trong du lịch: trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam, Tạp chí của Học viện Quản lý văn hóa nghệ thuật quốc gia Herald, năm 2018 [211]. Nghiên cứu này được thực hiện để điều tra các tình huống hiện tại về mối liên kết khu vực trong phát triển du lịch ở các khu vực Trung du và vùng núi phía Bắc Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ một cuộc khảo sát trên 755

người, bao gồm các quan chức từ các cơ quan quản lý nhà nước phụ trách du lịch, các quan chức và nhân viên tại các khu du lịch, công ty du lịch, nhà khoa học du lịch và khách du lịch. Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành nhóm tập trung và phỏng vấn các quan chức cơ quan du lịch và các công ty du lịch ở các tỉnh miền trung và miền núi của Việt Nam. Kết quả cho thấy sự phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng là vô cùng rời rạc, chưa hình thành mối liên kết khu vực; các dự án phát triển du lịch khu vực và quốc gia chỉ mang tính hình thức. Một số nguyên nhân là chính sách hội nhập khu vực hạn chế, thiếu các cơ chế quản trị khu vực thích hợp và sự tham gia không tích cực của khu vực tư nhân trong hội nhập khu vực. Dựa trên những phát hiện, chúng tôi đề xuất một mô hình liên kết ngành du lịch; bên cạnh đó, ý nghĩa chính sách được đưa ra để thực hiện các chính sách liên kết ở Việt Nam nói riêng và rộng hơn cho các nước mới nổi nói chung.1

Hoàng Văn Hoa và các cộng sự (2018), Liên kết vùng phát triển du lịch Việt Nam, Bài viết đăng trên https://www.preprints.org/manuscript/ năm 2018 [212]. Nghiên cứu này được thực hiện để điều tra tình trạng liên kết vùng trong phát triển du lịch ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ một cuộc khảo sát trên 755 người, bao gồm các quan chức từ các cơ quan quản lý nhà nước phụ trách du lịch, các quan chức và nhân viên tại các khu du lịch, công ty du lịch, nhà khoa học du lịch và khách du lịch. Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành 10 cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn 30 quan chức cơ quan du lịch nhà nước và các công ty du lịch ở các tỉnh miền trung và miền núi của Việt Nam. Kết quả cho thấy sự phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng là vô cùng rời rạc, chưa hình thành mối liên kết khu vực; Các chương trình phát triển du lịch khu vực và quốc gia chỉ mang tính hình thức. Nguyên nhân chính của tình hình là chính sách hội nhập khu vực hạn chế ở Việt Nam, thiếu cơ chế quản trị khu vực thích hợp và sự tham gia không tích cực của khu vực tư nhân trong hội nhập khu vực. Dựa trên những phát hiện, chúng tôi đề xuất một mô hình liên kết ngành du lịch; bên cạnh đó, các hàm ý chính sách được đưa ra để thực hiện chính sách liên kết ở khu vực Trung du và vùng núi phía Bắc2.

Hoàng Ngọc Hải và cộng sự (2020), Liên kết vùng trong phát triển du lịch ở các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam, bài viết đăng trên Tạp chí lý luận (bản online) ngày 22/03/2020 [213]. Bài viết đã cho thấy liên kết khu vực để tạo ra các sản phẩm du lịch

1 http://journals.uran.ua/visnyknakkkim/article/view/178168

2 https://www.preprints.org/manuscript/201807.0578/v1

tiêu biểu và độc đáo để thu hút khách du lịch đã được triển khai ở nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đối với Tây Bắc, liên kết là một xu hướng tốt, đã được tích cực tham gia vào nhiều địa phương để phát triển du lịch, một số mô hình liên kết đã cho thấy kết quả ban đầu. Bài viết này nhằm cung cấp một số gợi ý về chính sách liên kết khu vực cho phát triển du lịch Tây Bắc dựa trên phân tích kết quả cũng như những hạn chế cần khắc phục ở các tỉnh Tây Bắc3.

Ngoài ra, Nghiên cứu nổi bật nhất về hội nhập khu vực tại Việt Nam là "Nghiên cứu về chính sách và Khuyến nghị về phát triển liên kết vùng và kinh tế khu vực (Kinh tế trung ương Ủy ban, 2015) [7]. Nghiên cứu đã nâng cao kinh nghiệm quốc tế về kinh tế khu vực phát triển và hội nhập khu vực, để cung cấp một cái nhìn tổng quan về phát triển kinh tế khu vực và hội nhập khu vực và đề xuất một số giải pháp cho phát triển kinh tế khu vực và khu vực liên kết tại Việt Nam.

Trần Đình Thiên (2016) [68] và Vũ Trọng Bình (2017) [13] đã nhấn mạnh tình hình của khu vực liên kết tại Việt Nam. Các tác giả này cho rằng mối liên kết khu vực ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa chưa thành lập thể chế quản trị khu vực, mỗi tỉnh có quy mô kinh tế nhỏ, chưa thành lập một chuỗi liên kết.

Ngô Thắng Lợi và Vũ Cương (2015) [44], Liên kết phát triển và tổ chức điều phối liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị. Nghiên cứu này đã phân tích ba yếu tố liên kết phát triển trong nền kinh tế trọng điểm khu vực: liên kết phát triển kinh tế, liên kết phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, Nước); liên kết để giải quyết ô nhiễm môi trường và liên kết phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các khu vực kinh tế trọng điểm vẫn chủ yếu phát triển dựa trên số lượng, không hình thành kinh tế khu vực không gian.

Trần Đình Thiên (2016) [68], Thể chế điều hành liên kết phát triển vùng độc lập

– yếu tố quyết định sự phát triển cấp vùng, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Liên kết trong quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam. Bài viết đã phân tích và đánh giá các hoạt động liên quan đến các tỉnh ven biển miền Trung. Có nhiều hạn chế về khu vực hóa ở Việt Nam, như thiếu nhận thức về sự cần thiết phải liên kết vùng và ý tưởng hội nhập khu vực trong phát triển kinh tế xã hội.

Vũ Trọng Bình (2017) [13], Phát triển kinh tế vùng – vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Thực trạng và giải pháp liên kết vùng, tiểu vùng trong


3 http://lyluanchinhtri.vn/home/en/index.php/practice/item/689-regional-linkage-in-tourism-development-in-the- northwest-provinces-of-vietnam.html

phát triển du lịch ở Tây Bắc, Nxb Lao động – xã hội. Bài viết nhấn mạnh rằng liên kết vùng tại Việt Nam vẫn là tự nguyện, ít dựa trên cơ sở khoa học và lập luận thực tế, thiếu động lực cho các bên liên quan, thiếu liên kết chặt chẽ giữa các địa phương và thiếu quản trị thể chế khu vực thích hợp.

Trong bối cảnh của Việt Nam, gần đây đã có một số bài viết về liên kết du lịch được công bố trên các tạp chí khoa học và hội nghị, hội thảo. Nội dung của các bài viết này bao gồm một số vấn đề chính sau đây:

Đầu tiên, quan điểm, mục tiêu và nội dung của liên kết du lịch.

Vũ Trọng Bình (2017), Trần Đình Thiên (2016) đã đưa ra quan điểm về mối liên kết du lịch: bình đẳng, cùng có lợi; liên kết dựa trên tinh thần tự nguyện; mối liên kết được thiết kế thành các dự án và chương trình cụ thể rõ ràng mục tiêu.

Hà Văn Siêu (2017) [53], Tiềm năng và giải pháp liên kết vùng, tiểu vùng phát triển du lịch ở vùng miền núi Tây Bắc, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Thực trạng và giải pháp liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc, Nxb Lao động

– xã hội. Nghiên cứu này đã xây dựng 6 nguyên tắc: chấp hành, tự nguyện, đồng thuận, bình đẳng, tương hỗ lợi ích, chia sẻ. Tương tự, Phạm Trung Lương (2014), Phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phát huy giá trị đặc biệt của di tích lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy mạnh phát triển du lịch Điện Biên trong mối liên kết với vùng Tây Bắc, ngày 13/03/2014, Điện Biên Phủ. Bài viết này cũng cụ thể hóa 3 nguyên tắc bình đẳng, tình nguyện, thiết kế thành các dự án, chương trình liên kết du lịch.

Hà Văn Siêu (2017) cho rằng mục tiêu liên kết du lịch đang nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế, Đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch, xây dựng cạnh tranh thương hiệu du lịch, thiết lập điểm chung tài nguyên của toàn khu vực, tạo thành khu vực du lịch quốc gia quan trọng và tuyến du lịch. Và nhấn mạnh vào nội dung của sản phẩm liên kết du lịch phát triển.

Phạm Trung Lương (2014) [47] đã đặt mục tiêu dài hạn để khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của từng khu vực; các Mục tiêu ngắn hạn là ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như phát triển du lịch cơ sở hạ tầng, kết nối "điểm đến" với các điểm đến du lịch chính của khu vực, đang phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực.

Vũ Trọng Bình (2017), Trần Đình Thiên (2016) đã phác thảo nội dung liên kết:

phân phối lại lực lượng sản xuất; điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch; xây dựng đồng bộ vận tải liên tỉnh cơ sở hạ tầng; thiết lập không gian du lịch thống nhất; đào tạo chung và phát triển nguồn nhân lực; đến huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách chung cho toàn khu vực; phối hợp xúc tiến du lịch.

Nguyễn Văn Khánh (2016) [43], Phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Từ chính sách đến thực tiễn, Nxb Thế giới. Trong nghiên cứu này đã đề xuất rằng nội dung liên quan nên bao gồm sự phát triển của chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; phối hợp giữa các tỉnh phát triển cơ chế liên kết hiệu quả; liên kết du lịch cần tăng cường cả liên kết ngang và dọc liên kết.

Thứ hai, giải pháp tăng cường liên kết du lịch.

Trần Hữu Sơn (2016) [57], Nguyễn Ngọc Sơn (2015) [59] đã đề xuất một số đề xuất: lập kế hoạch du lịch khu vực, thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý khu du lịch; tăng cường quản lý liên kết ngang và dọc; quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch; huy động các nguồn lực trong việc liên kết quảng bá và quảng cáo du lịch; phát triển sản phẩm du lịch và quản lý chất lượng sản phẩm du lịch.

Như vậy, kết quả của nhóm công trình khoa học này có ý nghĩa về mặt thực tiễn quan trọng đối với xu thế phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. Kết quả này đã đưa ra được nhiều hướng mở cho quá trình phát triển ngành du lịch nói chung, đồng thời gìn giữ và phát huy bản sắc và giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề liên kết du lịch nói chung và liên kết du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ. Chính vì vậy, đây chính là khoảng trống cho nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

1.3. Những vấn đề rút ra

Qua nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước, những vấn đề sau đây đã được đề cập đến, luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển, hoàn thiện theo hướng phù hợp với nội dung và yêu cầu của đề tài luận án đề ra:

Thứ nhất, một số công trình trong và ngoài nước đã đề cập tới khái niệm phát triển du lịch, liên kết phát triển du lịch và vai trò của liên kết phát triển du lịch. Tuy nhiên, để sử dụng được các khái niệm trên trong luận án cần phải khái quát lại và bổ sung những đặc trưng mới cho phù hợp với nội dung và yêu cầu của luận án đòi hỏi.

Thứ hai, trong một số công trình đã đề cập đến nội dung liên kết phát triển du lịch. Những nội dung này luận án đã kế thừa và phát triển rộng ra, gắn kết các đặc điểm các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023