Tổng Quan Một Số Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Liên Kết Và Liên Kết Phát Triển Vùng

4.2.2 Số liệu sơ cấp

- Nghiên cứu tài liệu tại bàn: Tập hợp, sưu tầm và phân tích các nghiên cứu có liên quan đã được công bố. Phương pháp này giúp tìm ra khoảng trống cả về lý luận lẫn thực tiễn để nghiên cứu có thể bổ sung, đóng góp. Phương pháp này còn giúp tiếp cận các thành tựu, kết quả và cách giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu mà các học giả đi trước đã sử dụng thành công, nhờ đó có thể tiết kiệm thời gian, công sức và đi thẳng vào những vấn đề mà nghiên cứu đặt ra một cách hiệu quả nhất.

4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp chuyên gia: Đối tượng chuyên gia mà nghiên cứu này sẽ tiếp cận, đó là các nhà nghiên cứu, giảng viên, doanh nhân, nhân viên kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, v.v… thuộc lĩnh vực du lịch. Những đối tượng này sẽ được phỏng vấn, hỏi ý kiến về các tiêu chí đánh giá liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ lấy ra từ mô hình tích hợp đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch của Dwyer và Kim (2003) [105]. Trên cơ sở đó một mô hình phù hợp sẽ được xây dựng nhằm đánh giá liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Các tiêu chí trong mô hình đánh giá sẽ được xây dựng và chuyển thành bảng hỏi dùng để điều tra phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu.

Ngoài ra, nghiên cứu này còn có mục tiêu khuyến nghị các giải pháp chính sách nhằm tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, do đó nội dung của phỏng vấn còn quan tâm đến những ý kiến của chuyên gia trong đề xuất các giải pháp chính sách nhằm tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ.

- Phương pháp nghiên cứu so sánh: với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu là đánh giá liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ nên phương pháp nghiên cứu so sánh được lựa chọn sử dụng. Phương pháp này giúp nghiên cứu có thể tìm ra được những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt giữa liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ.

- Phương pháp xử lý số liệu:

Sử dụng xác suất thống kê để kiểm định độ tin cậy về kết quả điều tra phỏng vấn của các đối tượng. Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích Cronbach Alpha nhằm loại biến có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ đồng thời kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Thêm vào đó phầm mềm SPSS 22.0 cũng được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA .

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Là một nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

- Luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về liên kết vùng, liên kết phát triển du lịch cả trong và ngoài nước, làm rõ nội hàm liên kết phát triển du lịch,

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển du lịch. Luận án đã tổng kết được bài học kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch của các quốc gia trong khu vực Châu Á và các địa phương trong nước như vùng Nam Bộ, vùng Tây Bắc. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ - 3

- Luận án đã đưa ra các quan điểm về liên kết vùng và liên kết phát triển du lịch.

- Đánh giá thực trạng liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ, những thuận lợi và hạn chế, chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Và đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

+ Ý nghĩa lý luận của luận án:

- Lý luận về liên kết vùng, liên kết phát triển du lịch thực hiện trong luận án góp phần khẳng định việc liên kết phát triển du lịch là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động này, là cơ sở gợi mở cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy muốn tăng cường liên kết phát triển du lịch cần quy hoạch tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng, tránh tình trạng chồng chéo, liên kết du lịch giữa các tỉnh trong vùng và các vùng trong cả nước, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch. Bên cạnh đó là định hướng phát triển du lịch từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển du lịch bền vững với chất lượng dịch vụ cao hơn; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành…; vì vậy tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp cần phải được đặc biệt quan tâm.

+ Ý nghĩa thực tiễn của luận án:

- Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ; các giải pháp này nếu được áp dụng sẽ góp phần tăng cường liên kết phát triển du lịch Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề liên kết vùng, liên kết du lịch; các địa phương khác trong cả nước cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong luận án này.

7. Kết cấu của Luận án

Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu, phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển du lịch

Chương 3: Phân tích thực trạng liên kết phát triển du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp tăng cường liên kết phát triển

du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


Liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với các địa bàn khác trong một nước và liên kết quốc tế, với các nước nằm trong khu vực nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương, tạo sự độc đáo trong các tour du lịch, tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch , vừa tạo sự hài hòa, thống nhất và sức mạnh tổng hợp của từng địa phương, của vùng nhằm tạo lập không gian du lịch thống nhất toàn vùng để cùng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Lý luận và thực tiễn về liên kết phát triển du lịch được đề cập trong một số các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm như sau:

1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan liên kết và liên kết phát triển vùng

1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến liên kết

Thuật ngữ liên kết (linkage) từ lâu đã được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau như vật lý học, sinh học, quân sự, chính trị học,… Trong mỗi ngành nó lại có nội hàm và ý nghĩa riêng. Ngay bản thân trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết, với các tác giả khác nhau, cũng được dùng với nhiều cách khác nhau. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955) [165] và Hirschman (1958) [130]. Tuy vậy, Perroux và Hirschman lại đi theo hai hướng khác nhau, và chính hai hướng đi này có ảnh hưởng chi phối đối với nhiều công trình nghiên cứu về liên kết của các tác giả đi sau.

Hirschman (1958) [130] sử dụng khái niệm liên kết bao gồm các liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages). Hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập; còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các hoạt động kéo theo. Ông khuyến nghị cần tập trung đầu tư vào những ngành có các mối liên kết mạnh, để thông qua sức lan tỏa của chúng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng không cân đối). Với cách quan niệm của mình khi định nghĩa liên kết là quá trình làm thế nào một hoạt động này dẫn đến một hoạt động khác và giải thích thêm rằng liên kết tồn tại

khi một hoạt động đang diễn ra kéo theo các chủ thể khác bắt đầu một hoạt động mới, Hirschman đã gây ra rất nhiều sự nhầm lẫn về sau này khi không có sự phân biệt bản thân mối liên kết với những hiệu ứng của nó (Kristiansen, 2003) [146].

Ở góc độ khác, Perroux (1955) [165] tiếp cận liên kết vùng dựa trên ý tưởng về “cực tăng trưởng”, với chiến lược thiết lập các khu vực trong đó có ngành có sức lan tỏa mạnh. Từ đó, ngành cốt lõi này tạo xung lực cho sự phát triển của các khu vực và ngành khác trong phạm vi lân cận.

Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng quan điểm về không gian kinh tế và không gian địa lý của Perroux không trùng khớp. Vì thế Boudeville (1966) [86] đã cố gắng nhấn mạnh yếu tố địa lý trong lý thuyết cực tăng trưởng bằng cách đưa ra các ranh giới rõ ràng về mặt địa lý của các hiệu ứng phát triển tích cực (Capello, 2007) [88]. Từ đây, yếu tố then chốt trong phát triển không chỉ là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành nữa mà để có sự phát triển kinh tế vùng phải có sự tập trung về mặt không gian của các hoạt động sản xuất; và Boudeville giả định luôn rằng sự tập trung đó nằm ở đô thị. Các liên kết trong phát triển vùng ở đây nằm ở sự tương tác giữa cực tăng trưởng/đô thị và các vùng nằm trong ảnh hưởng của nó.

Một cách tiếp cận khác ngược với kiểu liên kết cực/trung tâm tăng trưởng nêu trên do Friedman and Douglass (1978) [112] đề xuất. Đây là cách tiếp cận theo kiểu từ dưới lên (bottom-up), hướng tới giải quyết các vấn đề nghèo đói thông qua các dự án ở nông thôn và nông nghiệp, với sự tham gia liên kết của nhiều phía: khu vực tư nhân và nhà nước, các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, các tổ chức xã hội,…, và được triển khai trên quy mô tương đối nhỏ. Nói cách khác, theo cách tiếp cận này, sự phát triển vùng có thể đạt được một cách tốt nhất thông qua sự kết nối giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn ở cấp độ địa phương (Douglass, 1998) [102].

Douglass (1998) chỉ ra 5 liên kết cần lưu ý: (1) Hệ thống thương mại và vận tải đô thị và sản xuất nông nghiệp; (2) Các dịch vụ vật tư nông nghiệp và cường độ sản xuất nông nghiệp; (3) Các thị trường hàng hóa phi nông nghiệp và thu nhập và sức cầu ở nông thôn; (4) Công nghiệp chế biến và đa dạng hóa nông nghiệp; và (5) Việc làm phi nông nghiệp và lao động nông thôn.

Martin (2003) [155] tiếp cận khái niệm liên kết giữa đô thị và nông thôn trong vùng trên cơ sở phức hợp các mối quan hệ trong đó. Có 7 liên kết chủ yếu: (1) Liên kết về cơ sở hạ tầng bao gồm đường sá, cảng và hệ thống cơ sở giáo dục và y tế; (2) Liên

kết kinh tế bao gồm cấu trúc thị trường, các dòng vốn, lao động và nguyên vật liệu, hợp tác trong sản xuất và chuyển giao công nghệ; (3) Liên kết dịch chuyển dân số bao gồm các dòng di cư tạm thời và lâu dài; (4) Liên kết xã hội bao gồm tương tác giữa các nhóm xã hội, tôn giáo và văn hóa, và sức khỏe, kỹ năng của dân cư; (5) Liên kết tổ chức bao gồm các chuẩn mực và quy tắc, các tổ chức chính thức và phi chính thức; (6) Liên kết hành chính bao gồm các mối quan hệ về cơ cấu hành chính, các chuỗi quyết định chính trị phi chính thức; và (7) liên kết môi trường bao gồm các mối quan hệ về vốn tự nhiên và chất thải.

Trên khía cạnh khác, xem xét mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và thể chế, Kristiansen (2003) [146] chia liên kết thành 3 nhóm: (1) Liên kết như là tổng giá trị kinh tế của các giao dịch giữa các khu vực kinh tế hay khu vực địa lý theo thời gian; (2) Liên kết như là mối liên hệ liên tục giữa các tác nhân kinh tế, bị chi phối bởi các hợp đồng hoặc sự can thiệp của nhà nước; và (3) Liên kết như các quan hệ xã hội hay mạng lưới mà có thể được sử dụng để phát triển vốn xã hội, văn hóa và con người hay thúc đẩy giá trị của các quyết định, giao dịch kinh doanh hoặc phát triển kinh tế.

1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến liên kết

Ở Việt Nam, hiện đã có nhiều kết quả nghiên cứu về vai trò của liên kết trong phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung theo hướng bền vững ở các vùng khác nhau. Vấn đề liên kết ở nhiều vùng ở Việt Nam đều đã được xem xét, chẳng hạn Vũ Thành Hưng (2011) [40] đánh giá về liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vũ Minh Trai (2011) [71] nghiên cứu vị trí và vai trò của Hà Nội trong mối liên kết vùng kinh tế Đồng Bằng Sông Hồng. Về liên kết phát triển ở miền Trung và Tây Nguyên, có các nghiên cứu của Lê Thế Giới (2008) [23], Đào Hữu Hòa (2008) [26], Trương Bá Thanh (2009) [65], Nguyễn Danh Sơn (2010) [60], Trần

Du Lịch (2011) [45], Nguyễn Văn Huân (2012) [31] và Nguyễn Danh Sơn (2014) [61]. Đối với liên kết phát triển ở phía Nam, có các công trình của Nguyễn Xuân Thắng (2010) [66], Trương Thị Hiền (2011) [39] hay Đinh Sơn Hùng (2011) [29], trong số nhiều tác giả khác. Các tác giả đều thống nhất rằng điều quan trọng là phải có sự liên kết hỗ trợ cùng phát triển, cần xoá bỏ “cát cứ hành chính”, cần có “người nhạc trưởng” để chỉ huy sự phát triển của một vùng.

Các nghiên cứu vùng mang tính nền tảng về vùng cũng được nhiều tác giả thực hiện. Chẳng hạn, Lê Thông và Nguyễn Văn Phú (2004) [67] đã đưa ra một số lý luận

cơ bản về vùng và phát triển vùng, đó là các khái niệm về vùng, vùng kinh tế; quan niệm về phát triển bền vững theo vùng; vấn đề xử lý liên vùng trong quá trình phát triển vùng; cơ chế chính sách phát triển vùng; vấn đề phát triển các lãnh thổ đặc biệt và các trung tâm đô thị làm hạt nhân đột phá trên các vùng... Trong đó các tác giả đã đua ra các quan điểm phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2020 gồm các điểm: (1) Phát triển vùng có trọng tâm, trọng điểm, tránh tràn lan, dàn trải. Trước hết tạo ra sự phát triển nhanh của một vùng lãnh thổ làm động lực, đột phá cho sự phát triển chung của cả nước; (2) Mỗi vùng luôn chú ý phát hiện những nhân tố mới, nổi trội để hình thành các hạt nhân trong vùng để bứt phá đi trước, trở thành động lực trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước; (3) Bên cạnh phát triển có trọng điểm, luôn chú ý đến sự phát triển của các vùng kém phát triển ở mức độ nhất định nhằm đảm bảo ổn định và phát huy tiềm năng thế mạnh của tất cả các vùng; (4) Phát triển vùng trên cơ sở tận dụng khả năng tài nguyên, nguồn nhân lực tại chỗ và đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích cộng đồng trong mỗi vùng và hiệu quả kinh tế - xã hội cao; (5) Phát triển vùng phải đảm bảo “giữ được bản sắc vùng”, mỗi vùng phải thể hiện được đặc thù của mình cả về kinh tế và văn hoá; và 6) Phát triển kinh tế vùng phải đảm bảo bền vững cho mỗi vùng và cho cả nền kinh tế.

Các tác giả Đỗ Hoài Nam và Võ Đại Lược (2005) [51] đã có đánh giá tương đối toàn diện về vấn đề phát triển các vùng. Theo đó, sự phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo ra sự chênh lệch về trình độ phát triển và thu nhập, vì những vùng có nhiều lợi thế cạnh tranh sẽ tăng trưởng cao hơn các vùng sâu vùng xa, các thành phố sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn các vùng nông thôn, những lao động có kỹ năng cũng sẽ có thu nhập cao hơn những lao động không có kỹ năng. Do vậy sự chênh lệch về phát triển là khó tránh khỏi. Và cũng phải nói là kinh tế thị trường ra đời cùng với sự chênh lệch về phát triển, vì nếu một quốc gia phải cùng một lúc đầu tư phát triển đồng đều tất cả các vùng - kể cả các vùng có lợi thế, cũng như các vùng không có lợi thế, thì quốc gia đó khó có thể tăng trưởng cao được và cũng khó có các nhà đầu tư chịu lỗ để kinh doanh ở những vùng không có lợi thế cạnh tranh. Mọi nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều phải tìm kiếm lợi nhuận, họ sẽ tìm đến những nơi có lợi nhất để kinh doanh, do vậy ở đó phát triển và những nơi kém lợi thế sẽ kém, hoặc không phát triển, những lĩnh vực kinh doanh cũng vậy. Đó là quy luật của kinh tế thị trường. Sự chênh lệch về trình độ phát triển do lợi thế cạnh tranh tạo ra sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát

triển, tạo ra những cơ hội để các chính phủ có thể hỗ trợ cho các vùng sâu vùng xa, những người nghèo, giảm bớt sự bất bình đẳng duy trì được sự ổn định xã hội và an ninh quốc gia. Tuy vậy trong cuốn sách này các tác giả không đi sâu giải quyết các vấn đề liên kết vùng để các vùng cùng phát triển một cách bền vững.

Về vai trò của liên kết vùng, Lê Anh Đức (2014) [21] khẳng định, liên kết vùng là đòi hỏi tất yếu hiện nay bởi ba lý do: (1) Liên kết vùng nâng cao khả năng cạnh tranh; (2) Liên kết tạo ra lợi thế so sánh và phân công hợp lý hơn; và (3) Liên kết để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Luận điểm này tiếp nối và bổ sung cho nghiên cứu của Đào Hữu Hòa (2008) [26] cho rằng liên kết vùng mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia: (1) Tăng quy mô hoạt động nhằm đạt đến quy mô hiệu quả nhờ có phân công lao động xã hội; (2) Tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên trong việc phát huy thế mạnh; (3) Tăng được sức mạnh cạnh tranh chung nhờ phối hợp sử dụng được những ưu thế riêng biệt của các bên; và (4) Giảm thiểu các rủi ro nhờ chia cơ chế sẻ trách nhiệm giữa các bên tham gia.

Ngoài các nghiên cứu liên kết theo chiều cạnh không gian hành chính, liên kết vùng thông qua các chủ thể cũng đã được đào xới. Đào Hữu Hòa (2008) [26] và Lê Anh Vũ (2016) [74] cho rằng liên kết kinh tế được là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có thể giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất - kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới. Mặc dù vậy, hầu hết các tác giả đều không đưa ra khái niệm liên kết vùng là gì, và nếu có đưa ra thì quan niệm cũng có sự khác biệt đáng kể hoặc chỉ tập trung chủ yếu vào liên kết kinh tế vùng.

1.2. Tổng quan về một số công trình nghiên cứu phát triển du lịch và liên kết phát triển du lịch

Vấn đề hội nhập khu vực trong du lịch đã được đặt ra và tập trung trong bối cảnh mới sự phát triển trong cạnh tranh khu vực và những thay đổi trong ngành du lịch như sự phát triển của công nghệ thông tin, internet và nhu cầu du lịch của người tiêu dùng mới. Theo Mills và Law (2004) [159], internet đang thay đổi cấu trúc của ngành du lịch bằng cách thay đổi các rào cản gia nhập, cách mạng hóa các kênh phân phối, tạo điều kiện minh bạch giá cả và cạnh tranh; như kết quả, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhiều

học giả đã lập luận rằng cơ sở lý thuyết của liên kết vùng trong du lịch xuất phát từ chiến lược điểm đến của Porter (1990) [173], quan niệm về du lịch của Gilbert (1984)

[119] nhà nước và hàng hóa hoặc khái niệm chuyên môn hóa năng động và đổi mới thường xuyên của Poon (1994) [171]. Trong lĩnh vực liên kết cụm, Anderson et al. (2004) [77] lập luận rằng việc hình thành các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hoặc liên minh giữa các chủ thể là rất quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh liên kết du lịch. Coi điểm đến là một loại hình du lịch đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác và liên kết (Gunn, 1997) [122]. Đạt được mức độ cao của liên kết, với các sản phẩm và dịch vụ khác biệt dựa trên sự đổi mới thường xuyên, là một chiến lược cho tăng khả năng cạnh tranh của các điểm đến du lịch một cách bền vững, vì lợi ích của địa phương cộng đồng. Gần đây, các mối liên kết du lịch đã chuyển từ một cách tiếp cận dựa trên cạnh tranh sang một phương pháp hợp tác (Baggio et al., 2013 [80]; Mariani và Kylanen, 2014 [154]) theo hướng du lịch các điểm đến được quảng bá, tiếp thị và giao dịch như một nỗ lực chung (Wang & Shaul, 2008) [198].

Khi các công ty du lịch tham gia sâu hơn vào các mạng lưới khu vực, trong nước và quốc tế, việc hợp tác và duy trì các mối quan hệ trong mạng lưới kinh doanh trở nên cần thiết để nâng cao hiệu quả cạnh tranh (Erkus-Otzurk và Eraydın, (2010) [109]; Plummer et al., (2006) [168]). Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy rằng liên kết vùng không chỉ là một yêu cầu cho du lịch phát triển trong một thời kỳ nhất định nhưng cũng là một lựa chọn không thể thiếu để phát triển du lịch. Các nghiên cứu quốc tế về hội nhập khu vực có thể cung cấp cơ sở lý thuyết và thực tiễn hữu ích cho nghiên cứu khu vực tại Việt Nam.

Ở Việt Nam có những nghiên cứu sau đây nghiên cứu về ngành du lịch:

Đề tài cấp bộ “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của Phạm Trung Lương năm 2002 [46]. Kết quả nghiên cứu là thử nghiệm xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và đề xuất hệ thống các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong điều kiện Việt Nam.

Du lịch là một hoạt động có tính thời vụ cao, nhất là hoạt động du lịch biển, do đó Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở Việt Nam” của Nguyễn Thăng Long năm 1998 [49] đã nghiên cứu tác động của tính thời vụ đối với hoạt động của một số loại hình du lịch chủ yếu ở Việt Nam bao gồm: du lịch biển, du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023