Cơ Sở Lý Luận Về Liên Kết Phát Triển Du Lịch

quảng bá du lịch Lào - Việt Nam. Nhân dịp này, lãnh đạo ngành Du lịch hai quốc gia cùng 80 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, lữ hành, khách sạn của Lào, cùng các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã thảo luận các vấn đề về giới thiệu điểm đến, thông tin về vấn đề quản lý và xúc tiến du lịch, giới thiệu và trao đổi thông tin về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như khó khăn vướng mắc và biện pháp tháo gỡ để Du lịch hai nước cùng phát triển. Bà Sengsoda Vanthannouvong, Phó Cục trưởng cục Xúc tiến Du lịch, Bộ Thôngtin, Văn hóa và Du lịch Lào giới thiệu về các điểm đến của Lào, chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch, tiềm năng, thế mạnh, điểm đến của du lịch Lào tới các đối tác Việt Nam. Tại hội nghị, Cục trưởng Cục Xúc tiến Du lịch, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Sounh Manivong chia sẻ: Lào và Việt Nam có nhiều thế mạnh để cùng hợp tác, phát triển du lịch. Hợp tác du lịch giữa hai nước đã thực hiện từ Hiệp định hợp tác Du lịch năm 1991, từ đó đến nay, hai bên đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, ưu tiên thủ tục, quảng bá xúc tiến... ở cả cấp cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch và cả địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới hai nước. Thông thường, hai bên đều tổ chức các hoạt động carnaval, hội thảo, hội nghị xúc tiến hoặc trao đổi các đoàn du lịch qua nhau. Đặc biệt, những tuyến du lịch kết nối giữa hai nước trong khu vựcnhư Luangprabang với Hà Nội, Luangprabang với TP Hồ Chí Minhcũng được giới thiệu tại hội nghị. Theo đó, với những thuận lợi khi hai hãng hàng không quốc gia Lao Airlines và Vietnam Airlines đều có những chuyến bay thẳng nối các thành phố lớn của Lào như Viêng Chăn, Luangprabang, Pakse tới Hà Nội sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Bên cạnh đó, sự quan tâm của hai Đảng và Nhà nước chính phủ Lào và chính phủ Việt Nam tới các chính sách phát triển du lịch Việt Nam - Lào thời gian gần đây sẽ tạo nhiều thuận lợi để việc liên kết, phát triển du lịch hợp tác giữa Việt Nam với Lào được thuận lợi.

Ngày 21/11/2018, tại tỉnh Luông Pra Băng (Luangprabang), Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Lãnh sự quán Việt Nam tại các tỉnh Bắc Lào phối hợp với Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Luông Pra Băng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Hợp tác Du lịch giữa các tỉnh Việt Nam và Khu vực Bắc Lào với chủ đề "Hành trình đến với di sản thế giới". Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm

thúc đẩy giao lưu hợp tác, xúc tiến quảng bá du lịch, kết nối đối tác tổ chức du lịch giữa các tỉnh của Việt Nam và các tỉnh Bắc Lào nói chung, tỉnh Luangprabang nói riêng và ngược lại.

Nhận biết được tình hình thực tế, Luangprabang và Hà Nội là hai thành phố lớn của Lào và Việt Nam, nơi có nhiều di sản văn hóa thế giới. Chính vì vậy, việc liên kết để phát triển du lịch là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch của hai thành phố nói riêng và đất nước Lào và Việt Nam nói chung, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của hai nước.

Trong quá trình tìm hiểu liên quan đến đề tài của mình, tác giả nhận thấy chưa có một công trình khoa học nào của Lào nghiên cứu về vấn đề liên quan đến liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh thành của Láo với các tỉnh thành Việt Nam nói chung, giữa Luangprabang và Việt Nam nói riêng. Như vậy, để hoàn thành công trình nghiên cứu này, trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý thuyết ở Việt Nam, tiếp thu những nghiên cứu đã có về văn hóa du lịch ở Lào, đồng thời với kết quả thu thập trực tiếp tại địa phương sẽ giúp tác giả có được những bài học tốt, góp phần không nhỏ trong việc phát triển du lịch giữa hai thành phố Luangprabang và Hà Nội trong thời gian tới.

Từ thực tế đó, cần có một đề tài tập trung phân tích, tìm hiểu những điều kiện thuận lợi, những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân, rào cản làm cản trở việc liên kết phát triển du lịch giữa hai thành phố Luangprabang và Hà Nội, đề xuất được định hướng phù hợp để thúc đẩy liên kết, phát triển du lịch giữa hai thành phố Luangprabang và Hà Nội nói riêng và hai nước Việt Nam - Lào nói chung, góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

1.2. Cơ sở lý luận về liên kết phát triển du lịch

1.2.1. Khái niệm

Luận văn sẽ làm rõ ba khái niệm liên quan là liên kết, liên kết vùng và liên kết phát triển du lịch.

Liên kết là sự kết hợp giữa hai hay nhiều thực thể phản ánh sự ràng buộc trong quản lý. Đặc biệt: Một thực thể có thể liên kết với chính nó ta thường gọi là tự liên kết. Giữa hai thực thể có thể có nhiều hơn một liên kết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam thì: “ liên kết là sự gắn kết hai hay nhiều người, địa điểm, sự việc hoặc sự kiện, đặc biệt khi một trong số đó ảnh hưởng hoặc gây ra bởi những cái còn lại”.

Trong kinh doanh, liên kết được hiểu như sự hợp tác giữa các thành phần có chung mục đích, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, phục vụ mục đích kinh doanh ngắn hạn cũng như dài hạn của các bên tham gia. Hiểu một cách đơn giản nhất, liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các biện pháp có liên quan đến hoạt động của mình, nhằm thúc đẩy việc kinh doanh theo chiều hướng có lợi nhất. Liên kết kinh tế được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi hoặc thông qua hợp đồng kinh tế, ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nước.

Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 3

Trong du lịch, liên kết được hiểu như một hình thức hợp tác giữa các địa phương, các doanh nghiệp để kết hợp thế mạnh của từng bên, cùng nhau thực hiện và hỗ trợ nhau trong các hoạt động du lịch như: hợp tác xây dựng quy hoạch, xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu, kêu gọi đầu tư, đào tạo, kiểm tra và giám sát.... với mục đích tạo khả năng đáp ứng tối đa mọi nhu cầu khác nhau của khách du lịch với chi phí thấp nhất.

Vậy, liên kết là sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể có mối quan hệ trực tiếp hoạc gián tiếp với nhau vì mục đích có lợi nhất cho các bên tham gia.

Liên kết vùng “là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và không gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh động cho vùng, quốc gia, là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững”(1).“Liên kết vùng là thuật ngữ dành cho những khu vực tiếp giáp với nhau, có liên quan và bổ trợ lẫn nhau trong một lĩnh vực nào đó. Sự phân bố và liên kết này giúp việc quản lý dễ dàng và thống nhất hơn. Nhờ đó mà các bộ phận trong liên kế vùng có thể dễ dàng hỗ trợ để đạt được mục tiêu chung hơn so với việc tập trung vào một cá thể duy nhất”(2).“Liên kết kinh tế vùng thực chất là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo ra tính cạnh tranh kinh tế cao hơn cho một vùng. Các

hình thức liên kết kinh tế vùng có thể trên các khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất. Chủ trương, chính sách phát triển vùng, liên kết vùng không những tạo động lực phát triển kinh tế mà còn giúp các vùng khó khăn thực hiện tốt chức năng bảo tồn tài nguyên, sinh thái, ổn định an ninh, chính trị, xã hội” (3).

Như vậy, liên kết vùng làm tăng khả năng kết nối về mặt không gian kinh tế - tự nhiên và kinh tế - xã hội (KT-XH); tăng hiệu quả quản lý vĩ mô và vi mô của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; tạo lợi thế so sánh trong cạnh tranh và động lực phát triển để phát triển KT-XH hiệu quả và bền vững.

Liên kết du lịch giữa các địa phương là liên kết không gian du lịch, bao gồm các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội môi trường cao nhất.

Theo Lê Huy Bá, việc xác định mối quan hệ lợi ích giữa các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan là hết sức quan trọng. Từ đó, tìm ra những cách thức hợp tác, để khai thác tối ưu các nguồn lực du lịch, đạt hiệu quả toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trường một cách bền vững.

Như vậy, liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch là sự kết hợp giữa các bên tham gia ( chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng,...) ở các lãnh thổ ( vùng, tiểu vùng) khác nhau, trong việc làm tăng hiệu quả kinh doanh du lịch một cách bền vững.

1.2.2.Các hình thức liên kết phát triển du lịch

Có thể phân biệt 4 hình thức liên kết phổ biến trong du lịch là liên kết dọc, liên kết ngang, liên kết chức năng và liên kết không gian.

Liên kết dọc

Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. Mụ đích giảm chi phí chuỗi, có cùng tiếng nói của những người trong chuỗi, tất cả các thông tin thị trường đều được các tác nhân nắm rõ để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trong kinh doanh, liên kết dọc được hiểu là sự liên minh giữa các nhà sản xuất các loại sản phẩm có liên quan với nhau, thông thường là liên kết giữa các nhà sản xuất sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng.

Có nhiều hình thức liên kết dọc:

Sản xuất theo hợp đồng như: mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt nhân, mô hình đa chủ thể, mô hình phi chính thức, mô hình trung gian.

Hình thức bao tiêu sản phẩm

Hình thức hội nhập dọc: Doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất (hội nhập dọc ngược chiều), hoặc tự giải quyết khâu tiêu thụ của mình ( hội nhập dọc xuôi chiều ).

+ Nhược điểm: Nhưng cũng có khó khăn là sẽ bị phân tán nguồn lực, khó tập trung vào hoạt động chủ yếu tạo giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị.

Trong liên kết giữa các chủ thể vĩ mô của liên kết vùng trong di lịch, thì liên kết dọc là phân cấp Trung ương, chính quyền địa phương; Bộ với các sở ban ngành; liên kết quản lý ngành và quản lý lãnh thổ theo địa phương.

Liên kết ngang

Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm.Trong kinh doanh, liên két ngang là liên minh của các nhà sản xuất cùng một loại sản phẩm. Liên kết ngang mang lại những lợi thế như:

Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ/nhóm.

Tổ/nhóm có thể đảm bảo chất lượng và số lượng cho khách hàng. Tổ/nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn.

Tổ/nhóm có thể sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.

Mục đích của liên kết ngang thường là hoặc tìm kiếm sự hợp tác của những tổ chức có cùng chức năng để tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay dịch vụ hoặc thực hiện những hoạt động nhằm tăng cường khả năng bán hàng của các doanh nghiệp.

+ Nhược điểm: Có trở ngại là thiếu sự chủ động ở một số khâu như cung ứng nguyên liệu, sản xuất, kho vận,.. so với liên kết dọc.

Trong liên kết các chủ thể vĩ mô của liên kết vùng trong du lịch, thì liên kết ngang là liên kết các bộ chuyên ngành trong xử lý các vấn đề liên ngành, liên kết giữa các địa phương với nhau.

Liên kết chức năng

Liên kết chức năng là liên kết giữa các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch như: liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau, giữa doanh nghiệp du lịch với chính quyền và cộng đồng địa phương, liên kết giữa du lịch và các lĩnh vực khác nhau như giao thông vận tải, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (làng nghề), bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh...liên kết giữa du lịch và phát triển các ngành kinh tế khác nhau, liên kết phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, liên kết giữa phát triển du lịch với an sinh xã hội, liên kết giữa du lịch và quốc phòng.

Liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch: Bao gồm các mối liên kết giữa các doanh nghiệp nội tỉnh với nhau và với các doanh nghiệp ngoại tỉnh. Giữa các doanh nghiệp du lịch có thể hợp tác để nối tour, chia sẽ dịch vụ, gửi khách, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường,... hỗ trợ nhau đặc biệt trong mùa cao điểm là hết sức cần thiết.

Liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với chính quyền và cộng đồng địa phương. Chính quyền địa phương là đơn vị tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý và hậu thuẫn nhiều vấn đề trong quá trình doanh nghiệp hoạt động tại địa phương. Doanh nghiệp lại là đơn vị đưa khách du lịch đến với địa phương, tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế,quản bá hình ảnh và tạo công ăn việc làm. Vì vậy, doanh nghiệp và chính quyền địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ để liên kết có hiệu quả. Với doanh nghiệp địa phương, các doanh nghiệp cần chú ý đến quyền lợi của họ khi tham gia vào liên kết. Bản thân họ chính là một phần của dịch vụ, vì vậy nếu liên kết cùng có lợi sẽ tạo được mối quan hệ phát triển bền vững, tạo được sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.

Liên kết giữa du lịch với các lĩnh vực khác như: giao thông vận tải, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,... là mối quan hệ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngành. Du lịch vốn là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau. Liên kết với giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển du khách và hàng hóa. Liên kết với nông nghiệp để có thực phẩm sạch, an toàn và cả sản phẩm du lịch nông nghiệp. Với tiểu thụ công nghiệp để có những mặt hàng phục vụ du lịch,... Ngược lại, du lịch cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các

ngành liên quan, tăng doanh thu cho kinh tế địa phương.

Liên kết không gian

Liên kết không gian là liên kết giữa các lãnh thổ. Bản chất của kiểu liên kết này là liên kết giữa chính quyền các địa phương. Liên kết không gian bao gồm: liên kết liền kề, liên kết phi liền kề, liên kết tiểu vùng và liên kết vùng.

Liên kết liền kề: liên kết giữa các địa phương liền kề nhau về mặt lãnh thổ

Liên kết phi liền kề: liên kết giữa các địa phương không liền kề nhau về mặt lãnh thổ, có thể gần và cách xa nhau tùy theo mục đích liên kết.

Liên kết tiểu vùng: liên kết những địa phương liền kề với nhau, có chung những đặc điểm về địa lý, kinh tế,... của vùng đó.

Liên kết Vùng: là liên kết những khu vực tiếp giáp với nhau, có liên quan và bổ trợ lẫn nhau trong một lĩnh vực nào đó.

Sự phân bố và liên kết này giúp việc quản lý trở nên dễ dàng và thống nhất hơn. Nhờ đó, mà các bộ phận trong liên kết vùng có thể dễ dàng hổ trợ, để đạt được mục tiêu chung hơn so với việc tập trung vào một cá thể duy nhất.

1.2.3. Vai trò và ý nghĩa liên kết phát triển du lịch

Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển nhảy vọt của khoa học, công nghệ, kỹ thuật đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa. Liên kết trở thành một đòi hỏi bức thiết để tăng cường sức mạnh cạnh tranh của các thành phần tham gia.

Thúc đẩy du lịch địa phương và vùng phát triển

Về bản chất, liên kết kinh tế chính là hình thức hợp tác và phối hợp của các doanh nghiệp với nhau để thực hiện những biện pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có lợi chocác doanh nghiệp. Thông qua việc tận dụng tiềm năng hoặc những điểm mạnh của các bên tham gia, các hoạt động liên kết được thực thi nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu giữa các doanh nghiệp.

Mặt khác, du lịch lại là một ngành kinh tế tổng hợp. Vì vậy, việc liên kết giữa các đơn vị cung ứng du lịch và đơn vị liên quan càng trở nên cần thiết. Khi các bên tham gia vào hoạt động liên kết sẽ giúp hoạt động du lịch được liên tục và nhịp nhàng. Hoạt động du lịch ở các địa phương sẽ được bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giúp

tận dụng những lợi thế của từng vùng, giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, các cực tăng trưởng sẽ thúc đẩy du lịch vùng phụ cận phát triển và du lịch toàn vùng phát triển.

Phát triển du lịch một cách bền vững

Khi hoạt động liên kết được tiến hành có hiệu quả, từng bên tham gia sẽ có ý thức cùng đóng góp để xây dựng. Vì chỉ một động tác nhỏ của mỗi bên tham gia sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động du lịch chung của cả vùng. Nên bên cạnh những quyền lợi, các bên tham gia sẽ có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ giá trị liên kết của mình. Từ chính sách giá, xây dựng sản phẩm đặc thù, hỗ trợ đào tạo, trao đổi nhân sự đến các vấn đề về môi trường, y tế,... đều được quan tâm.Những hoạt động tích cực đó sẽ giúp cho hoạt động du lịch phát triển một cách bền vững.

Việc liên kết phát triển du lịch cũng mang nhiều ý nghĩa không thể phủ nhận. Thứ nhất, phát huy hết khả năng nguồn lực từ con người tới tài nguyên vào hoạt động phát triển du lịch.. Thứ hai, ngành du lịch cạnh tranh với các nước trong khu vực; các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài. Thứ ba, chia sẽ và đóng góp trách nhiệm đối với xã hội là một trong những mục tiêu chiến lược mà bất kì doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Thứ tư, kéo dài thời gian lưu lại của khách, tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp và cho ngành du lịch. Thứ năm, giúp các doanh nghiệp du lịch tiết kiệm chi phí “ sản xuất” sản phẩm, dịch vụ.

1.2.4. Một số nội dung liên kết phát triển du lịch

1.2.4.1. Liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch

Sản phẩm, dịch vụ chính là yếu tố sống còn của hoạt động kinh doanh du lịch. Muốn có hoạt động liên kết phát triển du lịch thì không thể tập trung vào nội dung liên kết để tạo chuỗi sản phẩm du lịch cho vùng liên kết.

Nội dung

Nội dung của liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch bao gồm những hoạt động nhằm mục đích tạo ra chuỗi những sản phẩm du lịch chung của vùng liên kết. Có thể là mối quan hệ song phương hoặc đa phương thì liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch cũng liên quan đến một số nội dung sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023