Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây ngành du lịch CHDCND Lào đã từng bước phát triển. Năm 2000, số khách du lịch quốc tế đến Lào chỉ có 737.208 lượt người và doanh thu chỉ đạt khoảng 113,9 triệu đô la Mỹ, nhưng đến năm 2018, con số này đã đạt gần 5 triệu lượt người với doanh thu đạt khoảng 900 triệu đô la Mỹ.

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2017 khách du lịch qua lại giữa hai nước đạt 1.13 triệu lượt; trong đó, hơn 137.000 lượt khách du lịch Lào đến Việt Nam và khoảng 1 triệu khách du lịch Việt Nam đến Lào. Ngoài ra, số lượng khách du lịch từ nước thứ ba, nhất là các nước châu Âu, Mỹ, Úc và Nhật Bản đi du lịch cả Lào và Việt Nam theo hành trình kết nối trung tâm, di sản của Lào và Việt Nam cũng tăng đáng kể. Đây là cơ hội tốt cho ngành Du lịch hai nước Việt Nam và Lào nói chung, các địa phương của hai nước nói riêng tăng cường hợp tác phát triển du lịch.

Trước thực tế đó, việc liên kết các điểm du lịch giữa hai nước là một trong những hướng hợp tác được Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào và Việt Nam hết sức quan tâm. Liên kết cho phép khai thác những lợi thế về tài nguyên du lịch, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch của cả hai bên. Liên kết còn tạo ra những sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao trên thị trường du lịch khu vực và quốc tế. Khi gia nhập ASEAN và Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những lợi thế thì du lịch Lào và cũng như Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, liên kết sẽ tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Đồng thời, tiết kiệm chi phí, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn và hạn chế rào cản biên giới giữa các quốc gia đối với du khách.Liên kết không chỉ thu hút được nhiều khách du lịch hơn mà còn thu hút được các nhà đầu tư vào phát triển du lịch. Bên cạnh đó, liên kết phát triển du lịch có khả năng khắc phục những hạn chế, điểm yếu của mỗi địa phương, góp phần đưa du lịch cả hai bên cùng nhau phát triển nhanh và bền vững. Liên kết phát triển du lịch cũng góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên chung.

Thành phố Luangprabang CHDCND Lào có nhiều tiềm năng cho phát triển

du lịch với rất nhiều di sản văn hóa, đặc biệt là những ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi. Bên cạnh đó, Luangprabang còn lửu giữ nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, hấp dẫn, các kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc và các làng nghề có truyền thống lâu đời. Măc dù trải qua hai cuộc chiến tranh chống Xiêm và chống Pháp, cùng với những tác động của thiên nhiên, của thời gian, song Luangprabang vẫn còn lưu giữ được rất nhiều di sản văn hóa có giá trị mang chiều sâu lịch sử văn hóa. Các di sản văn hóa đều gắn với những truyền thuyết, những nhân vật lịch sử hay liên quan đến phong cách kiến trúc đặc trưng của các thời kỳ lịch sử đáng tự hào của các bộ tộc người Lào.

Trong thời gian qua, Luangprabang và Hà Nội, những thành phố kinh tế trọng điểm của hai quốc gia, nơi có những di sản văn hóa của thế giới, có đường giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường hàng không, đã có những mối liên kết về mặt kinh tế- xã hội, trong đó có liên kết phát triển du lịch.

Liên kết phát triển du lịch nói riêng và liên kết phát triển kinh tế nói chung sẽ góp phần thúc đẩy phát triển quạn hệ hữu nghị giữa hai thành phố cũng như giữa hai đất nước cũng chính là một trong những định hướng chiến lược của Đảng và Chính phủ CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam.

Thực tế trong thời gian qua, hai thành phố Luangprabang và Hà Nội đã có nhiều hội thảo về liên kết phát triển du lịch và bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực. Ngày 21/11/2019, tại Luangprabang , Lãnh sự quán Việt Nam tại các tỉnh Bắc Lào phối hợp với Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Luangprabang tổ chức Hội nghị Xúc tiến Hợp tác Du lịch giữa các tỉnh Việt Nam trong đó có thành phố Hà Nội và Khu vực Bắc Lào với chủ đề "Hành trình đến với di sản thế giới". Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy giao lưu hợp tác, xúc tiến quảng bá du lịch, kết nối đối tác tổ chức du lịch giữa các tỉnh của Việt Nam và các tỉnh Bắc Lào nói chung, Luangprabang nói riêng và ngược lại. Tại hội nghị, đại diện các tỉnh đã giới thiệu về vị trí địa lý, tiềm năng, thế mạnh, điểm đến du lịch nổi bật của từng địa phương và nhu cầu hợp tác, kết nối tour, tuyến du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch đôi bên và hướng đến những thị trường du lịch chung như thị trường khách Thái Lan, Trung Quốc và khách du lịch quốc tế khác. Cũng tại hội nghị, đại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

diện các hiệp hội, công ty du lịch của Lào và Việt Nam đã trình bày tham luận, trao đổi trực tiếp nhằm tìm kiếm cơ hội liên kết, hợp tác phát triển du lịch.

Mặc dù có nhiếu hội nghị, hội thảo khoa học về lĩnh vực du lịch giữa hai nước Lào -Việt Nam nói chúng và hai thành phố Luangprabang và Hà Nội nói riêng song, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng quát, phân tích chuyên sâu về lĩnh vực liên kết phát triển du lịch giữa hai thành phố này. Do vậy việc nghiên cứu “Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang (Lào) và Hà Nội (Việt Nam)”có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 2

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục định của đề tài góp phần tăng cường liên kết, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch của hai đất nước nói chung và hai thành phố nói riêng.

2.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:

• Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến liên kết phát triển du lịch

• Kết hợp với việc khảo sát thực địa, phân tích thực trạng hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa hai địa phương để chỉ ra những ưu, nhược điểm và những nguyên nhân.

• Đưa ra các giải pháp dưới góc độ nghiên cứu tổng quát các hoạt động liên kết phát triển du lịch ở hai địa phương, làm tiền đề thúc đẩy phát triển du lịch của hai nước Lào và Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu là một số vấn đề liên quan đến liên kết phát triển du lịch của thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Vấn đề liên kết phát triển du lịch là vấn đề rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều ngành nghề và địa phương, nên đối hỏi nhiếu thời gian. Do đó, trong khuôn khổ thời gian của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến một số vấn đề:

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số nội dung liên quan đến hoạt động liên kết phát triển du lịch như: liên kết chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch, liên kết đào tạo phát triển nhân lực, liên kết giao thông phục vụ du lịch, liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Về thời gian: Các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài được giới hạn từ năm 2015 đến năm 2019.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động liên kết phát triển du lịch của hai thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội.

4.Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để hoàn thành luận văn, tác giả thu thập các thông tin thực tế liên quan đến hoạt động liên kết phát triển du lịch của hai đất nước Lào và Việt Nam nói chung và hai thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội nói riêng thông qua các trung tâm xúc tiến du lịch, các sở du lịch của hai thành phố.

4.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Tác giả tiến hành khảo sát trên địa bàn hai thành phố Luaphabang và thành phố Hà Nội để có cơ hội tiếp cận thực tế và thu thập thông tin liên quan đến đề tài. Khảo sát được tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau để có kết quả khách quan và đầy đủ với nhiều đối tượng khách du lịch, nhiều loại hình du lịch với nhiều dịch vụ và loại hình kinh doanh khác nhau.

4.3. Phương pháp phỏng vấn

Tác giả tiến hành phỏng vấn một số cán bộ giảng dạy ở một số trường và dự án trên hai địa phương về hoạt động liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch; một số nhà điều hành tour du lịch về hoạt động liên kết liên quan đến lữ hành, những thuận lợi và khó khăn của các công ty ở hai địa phương; một số cán bộ sở du lịch về chính sách, kế hoạch, chương trình... liên kết phát triển du lịch; một số nhân viên trung tâm xúc tiến của hai địa phương về hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch; một số khách du lịch nội địa và quốc tế về dịch vụ của hai địa phương. Trong quá trình phỏng vấn quan sát thái độ, cách trả lời của họ để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, có những đánh giá chính xác và giải quyết vấn đề

nghiên cứu được phù hợp với thực tiễn.

4.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Đối tượng là khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa - những người trực tiếp sử dụng dịch vụ du lịch trong đó có dịch vụ liên kết du lịch; công ty du lịch là đơn vị có hoạt động liên kết sản phẩm, dịch vụ du lịch,...

- Mục đích lấy ý kiến của khách du lịch và công ty du lịch về thực trạng hoạt động liên kết du lịch của hai địa phương. Đồng thời thu thập những phản hồi, đóng góp của họ làm cơ sở xây dựng giải pháp cho hoạt động liên kết đạt hiệu quả tốt.

4.5. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp

Sau khi đã nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về hoạt động liên kết phát triển du lịch của hai thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội. Đồng thời, thu thập đầy đủ số liệu, thông tin cần thiết rồi tiến hành quá trình sàn lọc và xử lý số liệu. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp được sử dụng nhằm phân tích sự liên quan và ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến hoạt động liên kết phát triển du lịch của hai thành phố. Từ đó, có cơ sở đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoạt động liên kết được phát triển ổn định, bền vững, đủ sức cạnh tranh trong vùng và khu vực.

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khỏa và phụ lục, luận văn được chia ra làm 3 chương:

Chương 1. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận về liên kết phát triển du lịch

Chương 2. Thực trạng hoạt động liên kết phát triển du lịch ở thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội.

Chương 3. Một số giải pháp liên kết phát triển du lịch ở thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội.

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Tổng quan nghiên cứu về liên kết phát triên du lịch

Dưới con mắt của Sara Nordin (2003), liên kết thể hiện ở mạng lưới cụm. Theo tác giả, nếu mạng lưới cho phép các doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ, đặc biệt với chi phí thấp, thì cụm thu hút những dịch vụ cần thiết vào một địa bàn. Ông nhấn mạnh, những thành viên tham gia mạng lưới có chung mục đích kinh doanh, còn cụm mang đến cho các thành viên một tầm nhìn tập thể và lâu dài. Có thể hiểu rộng hơn ý tưởng của tác giả về hai kiểu liên kết này là liên kết chức năng và liên kết không gian.

Nguyễn Văn Huân (2012), cho rằng liên kết vùng cần được thực hiện dựa trên các nguyên tắc cơ bản là: Phân bố các ngành và phân bố vùng phải dựa trên các lợi thế so sánh có thể làm tổng chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị trường thấp nhất; là sự song hành huy động và sử dụng nguyên liệu cho nhiều nơi sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng nguồn lợi và làm mất đi các lực liên kết vùng; dựa trên hiệu quả quy mô.

Trần Hữu Sơn (2016) chỉ ra nguyên tắc liên kết vùng, tiểu vùng du lịch là tôn trọng nguyên tắc toàn vẹn; liên kết du lịch trong khu vực là một quá trình năng động với các đặc điểm di chuyển, phối hợp, hội nhập và định kỳ. Vì vậy, cần tuân thủ các nguyên tắc phát triển tuần tự và có trật tự; nguyên tắc lợi ích, kết hợp lợi ích kinh tế và xã hội , lợi ích sinh thái.

Với cách tiếp cận nghiên cứu về đầu vào - đầu ra Hirschman (1958) khi đề cập đến liên kết kinh tế vùng, ông đã sử dụng khái niệm liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages) để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành. Ông cho rằng các hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập; còn hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào các ngành khác đi theo. Hiệu ứng liên kết được xem như các xung lực tạo ra các khoản đầu tư mới thông

qua sự vận động của các mối quan hệ đầu vào - đầu ra. Đây chính là điểm mấu chôt trong lý thuyết phát triển kinh tế của Hirschaman, khi ông khuyến nghị cần tập trung đầu tư vào những ngành có các mối liên kết mạnh, lan tỏa phát triển mạnh, để thông qua sức lan tỏa của chúng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng không cân đối).

Porter, M. E. (1998) cho rằng, liên kết là một trong những yếu tốcủa chiến lược cạnh tranh. Liên kết tạo ra giá trị sản phẩm mới mà không một thành viên nào có từ trước nên nó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhóm liên kết, tức là các bên tham gia liên kết. Sau này các học giả Hy Lạp Sgouro Melisidou và cộng sự (2010) cụ thể hóa các mục tiêu của liên kết: đó là tạo các sản phẩm hoặc dịch vụ chung; cùng mua vật tư thiết bị, dịch vụ hoạc công nghệ; cùng chia sẽ kết quả dịch vụ, tạo thương hiệu phổ biến và thực hiện xúc tiến của khu vục; tăng cường các sản phẩm du lịch và các điểm đến địa phương. Mục tiêu lớn lao của liên kết phải là “ liên kết địa phương, cạnh tranh toàn cầu”, tức là liên kết phải được nâng cao được năng lực cạnh tranh vượt khỏi biên giới quốc gia. Nếu mạng lưới cho phép các doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ đặc biệt với chi phí thấp thì cụm thu hút những dịch vụ cần thiết vào một địa bàn. Những thành viên tham gia mạng lưới có chung mục đích kinh doanh, còn cụm mang đến cho các thành viên một tầm nhìn tập thể lâu dài.

Về xu thế liên kết, xu thế mở rộng địa bàn, xác lập cơ chế liên kết đa phương, đa quốc gia cũng được chú ý. Những nghiên cứu cho thấy, sự phát triển cả về qui mô, cũng như tính đa dạng, mức tạp trong thành phần, cơ chế, đặc điểm của các liên kết.

Trước tiên, phải kể đến cụ thế mở rộng địa bàn trong liên kết không gian du lịch, thể hiện ở việc liên kết nội vùng và ngoại vùng giữa các điểm du lịch biển và du lịch vùng núi ở trong và ngoài lãnh thổ, đã hình thành và phát triển từ nữa cuối thế kỷ trước như trong các công trình của Babbier (1967,1989), Balseinte R.(1977), Knafou R. (1978,1987) tại châu Âu. Đây là các liên kết “ngang”, đơn giản thông qua các tour, tuyến du lịch.

Hầu như các nghiên cứu lý thuyết, ít đề cập đến vấn đề xây dựng chính sách, đề xuất giải pháp cũng như không đưa ra các mô hình liên kết chung. Tuy nhiên,

các nghiên cứu này cũng cấp các lý luận cơ bản, làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách, giải pháp, mô hình... Đặc biệt, chúng nhấn mạnh vai trò của cơ quan quản lý trong thành phần tham gia liên kết. Qua các công trình nghiên cứu có thể thấy, cho dù liên kết theo cách thức nào, ý kiến của chính quyền luôn giữ có vai trò quyết định.

Từ góc độ thực tiễn, sau khi gia nhập WTO, du lịch Việt Nam đứng trước một thị trường rộng mở hơn với nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt không ít thách thức. Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã thấy được vai trò to lớn của việc liên kết trong phát triển du lịch. Trước nhu cầu phát triển du lịch trong những năm qua, nhiều địa phương đã quan tâm và triển khai liên kết du lịch giữa các tỉnh trong nước và liên kết với các tỉnh khác ở nước ngoài. Nhiều hội thảo bàn luận về liên kết phát triển du lịch trong và ngoài nước đã được tổ chức như hội thảo quốc tế “ Liên kết phát triển du lịch giữa Bình Định và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào”, hội thảo “ Liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia ”, hội nghị khoa học

Sau khi gia nhập WTO, du lịch Lào đứng trước một thị trường rộng mở hơn với nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt không ít thách thức. Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào đã thấy được vai trò to lớn của việc liên kết trong phát triển du lịch. Các hội nghi trong và ngoài nước đã được tổ chức với sự tham gia Bộ Du lịch Lào như: ngày 4/01/2016 Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) được tổ chức tại Philippines, các Bộ trưởng Du lịch ASEAN đã công bố Chiến lược phát triển du lịch ASEAN đến năm 2025. Đây là định hướng quan trọng đối với sự phát triển của du lịch ASEAN nói chung và du lịch Lào nói riêng trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức được thành lập, sự liên kết giữa các nước ASEAN nói chung, du lịch các nước nói riêng ngày càng chặt chẽ. Hội nghị này giới thiệu và phân tích một số đặc điểm nổi bật để phát triển du lịch ở các nước ASEAN, đồng thời đề xuất một số nội dung cần chú trọng nhằm hội nhập du lịch khu vực một cách hiệu quả và bền vững.

Ngày 19/7/ 2017, tại Cung Văn hóa quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn, Tổng cục du lịch Lào kết hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức hội nghị xúc tiến

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí