Kế Hoạch 5 Năm Lần Thứ Nhất (1961-1965)

là 27,4%, thủ công chuyên trong các tổ chức khác là 1%. Trước khi tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, ngành thương nghiệp tồn tại ba khu vực: quốc doanh, hợp tác xã mua bán, thương nghiệp tư nhân. Mạng lưới tiểu thương khi đó vừa đông về số lượng vừa năng động trong thương trường, tỏa mạng lưới rộng khắp, từ thành thị đến chợ làng. Đến cuối năm 1960, đã có 45,6% số tiểu thương vào hợp tác xã, chuyển được 11.000 tiểu thương sang sản xuất nông nghiệp và một số ít người được tuyển vào làm nhân viên cho mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán.

Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc bên cạnh những thành tựu, cũng có một số hạn chế, thiếu sót. Đó là:

1) Trong quá trình cải tạo có những biểu hiện của nhận thức lý luận giáo điều và vận dụng máy móc kinh nghiệm của của các nước khác (Liên Xô, Trung Quốc và Đông Âu);

2) Mắc căn bệnh tả khuynh, nóng vội muốn xóa ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh;

3) Nhiều nơi đã vi phạm chủ trương và nguyên tắc đề ra trong cải tạo như: đồng nhất cải tạo với xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể, xóa bỏ tư hữu, xóa bỏ thành phần kinh tế tư bản đồng thời cũng xóa bỏ luôn khả năng kinh doanh của họ (đồng nghĩa với xóa bỏ một bộ phận năng động trong sản xuất kinh doanh);

4) Ở nhiều địa phương, chính quyền đã ép buộc nông dân phải vào hợp tác xã, vi phạm nguyên tắc "tự nguyện" và nguyên tắc "cùng có lợi" trong lý luận hợp tác hoá của Lênin.

Như vậy, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trên thực tế đã xóa bỏ nhanh chóng khu vực kinh tế tư nhân và cá thể. Việc làm này đã làm mất đi nguồn lực có thể huy động cho phát triển. Đây là bài học kinh nghiệm cần được rút ra cho cải tạo xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Phát triển kinh tế

- Công và nông nghiệp

Vốn đầu tư cho sản xuất trong kế hoạch 3 năm theo hướng ưu tiên cho công nghiệp. Theo đó, vốn đầu tư vào công nghiệp quốc doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

chiếm tỷ lệ 42,2% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu vực sản xuất. Đến cuối năm 1960, ngành công nghiệp đã sử dụng 38,3% vốn đầu tư. Đầu tư cho nông nghiệp chiếm khoảng 11-12% tổng vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế. Trong nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển thủy lợi chiếm phần chủ yếu. Phần đầu tư trực tiếp cho sản xuất không đáng kể, lấy sản xuất lương thực làm khâu chính.

Trong giai đoạn này, nhiều công trình thủy lợi lớn nhỏ được xây dựng, trong đó có một số công trình thủy lợi lớn được khởi công, tiêu biểu là công trình thủy nông Bắc - Hưng - Hải (Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương). Diện tích được tưới nước năm 1960 tăng lên hơn 2 triệu ha, gấp 1,4 lần so với năm 1957. Thời kỳ này còn có những phong trào đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật như phong trào cấy lúa xuân, chọn giống mới, làm phân xanh... Năm 1959 sản lượng lương thực đã đạt hơn 5,3 triệu tấn, sản lượng thóc bình quân đầu người đạt tới 325 kg. Vào năm 1960, số lượng nông trường quốc doanh tăng lên 59 nông trường (1957 có 16 nông trường). Do tốc độ hợp tác hóa diễn ra quá nhanh, lại không đảm bảo được nguyên tắc tự nguyện cùng với cơ chế vận hành trong các hợp tác xã còn nhiều lúng túng đã ảnh hưởng không tốt đến sản xuất. Sản lượng lúa của năm 1960 giảm gần 1 triệu tấn so với năm 1959.

Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 2 - 9

Nhằm khắc phục tình trạng giảm sút sản xuất, Chính phủ đã thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã. Đối với công nghiệp, Nhà nước đầu tư mở rộng các xí nghiệp sẵn có và xây dựng nhiều xí nghiệp mới. Một số công trình quan trọng được xây dựng là Nhà máy điện Vinh, nhà máy điện Lào Cai, mỏ Apatit, cơ khí Hà Nội, các nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá Hà Nội, sắt tráng men, đồ sứ, đồ nhựa cùng với 72 công trình trên hạn ngạch được triển khai là Khu gang thép Thái Nguyên, Nhà máy hóa chất Việt Trì, Nhà máy phân đạm Hà Bắc, supe phốt phát Lâm Thao [Nguyễn Trí Dĩnh và cộng sự, 2013, 567].

Năm 1960, công nghiệp quốc doanh (gồm cả công tư hợp danh) đã đóng vai trò chủ đạo, là xương sống của công nghiệp miền Bắc, chiếm 89,9% giá trị sản lượng công nghiệp; sản xuất vượt kế hoạch 12,6% và tăng 32,2% so với năm 1959, công nghiệp địa phương tăng gấp 10 lần so với năm 1957. Đến năm 1960, toàn miền Bắc có 809 xí nghiệp quốc

doanh địa phương và 2.760 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp; các tỉnh đều có xí nghiệp quốc doanh. Công nghiệp địa phương đã góp phần đáng kể trong việc sản xuất hàng tiêu dùng và một phần tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp như: máy tuốt lúa 2.771 cái; thuyền đánh cá 270 cái, tổng trọng tải 4.700 tấn; vải 39,7 triệu mét; đường mật 28,2 nghìn tấn, nước mắm 15,5 triệu lít; quần áo dệt kim 2,43 triệu cái; đồ dùng gia đình bằng kim loại 2.750 tấn, v.v... [Đào Văn Tập, 1980].

Tính đến cuối năm 1960, công nghiệp miền Bắc đã cung cấp được phần lớn tư liệu sản xuất cơ bản cho nông nghiệp, đáp ứng phần chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Toàn ngành công nghiệp đã sử dụng 7% lao động xã hội, sản xuất ra được 32,7% tổng sản phẩm xã hội; 42,6% giá trị tổng sản lượng công - nông nghiệp và 18,7% thu nhập quốc dân, 72,6% giá trị hàng xuất khẩu [Nguyễn Trí Dĩnh và cộng sự, 2013].

- Thương nghiệp, tài chính, tiền tệ

+ Thương nghiệp

Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa gồm có hai hình thức là thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán. "Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thương nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân quan trọng, với chức năng chủ yếu là tổ chức lưu thông vật phẩm tiêu dùng. Hoạt động của thương nghiệp gắn liền với hàng hóa, tiền tệ và thị trường. Thương nghiệp là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng, là phương tiện để thực hiện mục đích của sản xuất, nên nó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển và phục vụ đời sống nhân dân" [Đào Văn Tập, 1990, 172].

Trong vòng 10 năm (1955-1965), thương nghiệp quốc doanh phát triển rất nhanh. Về cơ cấu tổ chức quản lý, ở Trung ương lập Bộ Công Thương, sau đó chia thành 2 bộ là Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp. Khi công tác ngoại thương được phát triển thì Bộ Thương nghiệp lại được chia thành: Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương. Các Tổng công ty bán buôn trung ương làm nhiệm vụ kinh doanh từng mặt hàng trong phạm vi miền Bắc. Ở các tỉnh, thành phố đã tổ chức các ty (hoặc sở) thương nghiệp và các công ty vừa bán buôn kiêm bán lẻ. Hàng nghìn cửa

hàng bán buôn bán lẻ, thu mua và ăn uống, dịch vụ đã hình thành một mạng lưới kinh doanh ở khắp thành phố, huyện lỵ và thị trấn. Tổng giá trị hàng hóa mua vào của thương nghiệp quốc doanh trong thời gian 5 năm (1955-1960) tăng lên 6,3 lần; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 1960 tăng 6,05 lần so với năm 1955 [Đào Văn Tập, 1990].

Hợp tác xã mua bán là "trợ thủ của thương nghiệp quốc doanh ở nông thôn". Trong thời kỳ này, hợp tác xã mua bán chủ yếu làm đại lý mua nông sản, thực phẩm cho thương nghiệp quốc doanh, địa lý tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn. Hợp tác xã mua bán ở cấp xã có ít vốn kinh doanh, cơ sở vật chất nghèo nàn, cán bộ ít được đào tạo, chất lượng phục vụ còn thấp. Hệ thống tổ chức hợp tác xã mua bán có những thay đổi nhất định tùy theo thời gian: có khi đặt ở xã, có lúc lại lấy huyện làm cơ sở. Hoạt động của hợp tác xã mua bán được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ và cùng có lợi.

Mạng lưới mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được phát triển cả về nông thôn, miền núi và miền biển, hình thành hệ thống thị trường có tổ chức, mua bán hàng hóa theo giá chỉ đạo của Nhà nước. Nhìn chung, giá thu mua và bán lẻ theo chỉ đạo của Nhà nước chênh lệch không nhiều so với giá thị trường tự do. Mậu dịch quốc doanh đã góp phần vào điều chỉnh giá cả thị trường và cải thiện đời sống nhân dân rất hiệu quả.

Từ năm 1960, mọi hoạt động ngoại thương đều do Nhà nước nắm. Nước ta có quan hệ kinh tế và thương mại với 22 nước, trong đó có 11 nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cơ chế xuất nhập khẩu thời gian này chủ yếu là vay nợ và viện trợ. Các hoạt động ngoại thương được thực hiện trên cơ sở Hiệp định, Nghị định thư, Trao đổi công hàm và Quy ước (nước ta đã ký với Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức, Hunggari, Bungari) [Đặng Phong, 2005]. Các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 87% về kim ngạch xuất khẩu và 92% kim ngạch nhập khẩu với Việt Nam. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm công nghiệp nhẹ. Nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất.

+ Tài chính

Trong những năm này, hệ thống thuế được sửa đổi bổ sung nhằm phục vụ cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bao gồm các loại: thuế môn bài, thuế lợi tức doanh nghiệp; thuế nông nghiệp được sửa đổi theo hướng thiết thực là giảm thuế suất lũy tiến cho các hợp tác xã và xã viên còn ruộng đất riêng, mở rộng phạm vi miễn giảm thuế hoàn toàn cho các hợp tác xã bậc thấp, hợp tác xã bậc cao và xã viên [Đặng Phong, 2005, tập 2].

Nhìn chung trong ba năm 1958-1960, thu ngân sách nhà nước tiếp tục tăng. Đặc biệt là nhịp độ tăng thu từ kinh tế quốc doanh tăng rất nhanh, năm 1959 so với 1958 là 167,1%; 1960 so với 1959 là 130,4%. Nguồn viện trợ và vay vốn nước ngoài trong các năm 1955-1960 lên tới 30,9% tổng thu ngân sách. Công tác tài chính trong mấy năm này có những chuyển biến tích cực: từ tài chính cung cấp sang tài chính xây dựng, thôi phát hành cho chi tiêu tài chính và chỉ được phát hành qua con đường vay ngắn hạn.

+ Tiền tệ

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn khôi phục kinh tế (1955-1957), Chính phủ tiến hành cải cách tiền tệ lần thứ hai. Ngày 27 tháng 2 năm 1959, Chủ tịch nước ký sắc lệnh 15/SL cho phép Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành tiền mới. Ngày 28 tháng 2 năm 1959, đơn vị tiền tệ được thay đổi theo tỷ giá một đồng tiền mới bằng một nghìn đồng tiền cũ. Tiền mới phát hành gồm các loại: giấy bạc 10 đồng, 5 đồng, 2 đồng, 1 đồng, 5 hào, 2 hào, 1 hào và tiền bằng kim loại

(5 xu, 2 xu, 1 xu) [Đặng Phong, tập 2, 2005].

Cải cách tiền tệ (đổi tiền) lần này có tác dụng nâng cao giá trị của đồng tiền. Nhà nước nắm được tình hình phân bố tiền trong các tầng lớp dân cư và giữa các vùng, tiền mặt còn tồn đọng trong các cơ quan, xí nghiệp để có biện pháp quản lý điều hòa. Đặc biệt thời gian này, Nhà nước đã quản lý được một nguồn tiền mặt lớn trong lưu thông; ngăn chặn hoạt động đầu cơ tích trữ gây rối thị trường, giá cả và để ổn định đời sống nhân dân. Trong giai đoạn cải tạo (1958-1960), công tác tín dụng tiếp tục được quan tâm phát triển; vốn tín dụng chủ yếu đầu tư vào các

thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhất là mậu dịch quốc doanh; các xí nghiệp công nghiệp và các tổ chức kinh tế quốc doanh được Nhà nước cho vay vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh (Đào Văn Tập, 1990).

- Giao thông vận tải và bưu điện

Thời gian này, giao thông vận tải tiếp tục được củng cố và phát triển. Nhiều tuyến đường được sửa chữa; sông ngòi được nạo vét, mộ số cảng sông biển được củng cố; mở mới một số đường ở miền núi. Từ 1958 đến 1960, Nhà nước đầu tư 279,1 triệu đồng cho giao thông vận tải và bưu điện (bằng 21,2% vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất).

Vận tải quốc doanh được chú trọng phát triển, Nhà nước đã xây dựng được 11 cơ sở vận tải; trong đó vận tải đường sắt toàn bộ là của quốc doanh, còn vận tải ô tô, quốc doanh nắm 34,8% số xe. Năm 1958, quốc doanh có 482 chiếc trong tổng số 2.640 ô tô vận tải và chở khách. Năm 1959, số xe quốc doanh tăng thêm được 18 chiếc. Mặc dù lực lượng còn chưa nhiều song vận tải quốc doanh đã đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Năm 1960, tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 75,5% (năm 1957 chiếm 51,2%).

Khác với lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện chỉ có một thành phần kinh tế là của Nhà nước. Trong 3 năm (1958-1960), Nhà nước đã đầu tư 24 triệu đồng cho ngành bưu điện, tăng 30% so với 3 năm trước đó. Tháng 8 năm 1956 đã lắp đặt mạng lưới điện thoại di động đầu tiên gồm một tổng đài chính 200 số và 5 tổng đài vệ tinh. Đến 1960 đã có 16.400 km đường dây điện thoại, tăng 47% so với năm 1957; 889 tổng đài, 10.993 máy điện thoại (gấp 2 lần năm 1957); mở thêm 64 bưu cục, 160 chi nhánh bưu điện. Công tác thông tin liên lạc giữa các đô thị và trung tâm công nghiệp được đảm bảo, cải thiện giao lưu đến nông thôn và miền núi, mở rộng hơn quan hệ bưu chính quốc tế [Đào Văn Tập, 1990].

5.1.2.2. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

a. Mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm

Sau khi hoàn thành kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá, Đại hội III của Đảng tổ chức vào tháng 9 năm 1960 đã đề ra kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội lần thứ 1. Đại hội đã đề ra mục tiêu và những nhiệm vụ cụ thể cho kế hoạch này là:

- Mục tiêu: "Phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa Miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" [Văn kiện Đảng, Toàn tập, 2002, t.21, 931].

- Nhiệm vụ: Đại hội nêu 5 nhiệm vụ cụ thể:

1) Thực hiện một bước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, phát triển công nghiệp nhẹ và giao thông vận tải, tăng cường thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã;

2) Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân;

3) Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, xúc tiến công tác khoa học và kỹ thuật;

4) Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân;

5) Ra sức củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự trị an, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ Đại hội III đề ra, có hai vấn đề nổi bật và quan trọng cần được quan tâm nhiều hơn trong kế hoạch 5 năm này là thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, đồng thời với củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

b. Thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm

Thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

- Chủ trương và nhiệm vụ công nghiệp hóa

Về chủ trương công nghiệp hoá, trong Văn kiện Đại hội lần thứ III của Đảng đã nêu: "Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm

nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại" [Văn kiện Đại hội III, 1960, 182-183].

Trong nhận thức của Đảng, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là chiến lược, là giải pháp cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nhằm cải biến nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lạc hậu thành nền sản xuất lớn, hiện đại. Trong công nghiệp hóa, sự phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng được coi là đầu tàu. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (tháng 6 năm 1962) đã chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể của công nghiệp hoá là:

1) Thực hiện một bước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, tích cực xây dựng một số cơ sở công nghiệp chủ yếu, làm nòng cốt ban đầu cho công nghiệp hóa, đồng thời tranh thủ xây dựng một số công trình chủ chốt gối đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ II; chú trọng trang bị kỹ thuật cho các ngành cơ khí, nông cụ, phân bón, hóa chất, vật liệu xây dựng, thiết bị khai thác mỏ và khai thác rừng, cung cấp một phần phụ tùng thay thế và sửa chữa cho các nhà máy hiện có.

2) Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với nông nghiệp, nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp toàn diện, vững chắc; tạo điều kiện cho nông nghiệp giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm và nguyên liệu, củng cố quan hệ sản xuất mới trong nông thôn.

3) Kết hợp phát triển công nghiệp trung ương với địa phương nhằm tăng cường trang thiết bị cho công nghiệp địa phương; kết hợp các loại quy mô lớn, vừa và nhỏ, kết hợp các trình độ kỹ thuật hiện đại, nửa cơ khí và thủ công trong phát triển công nghiệp nhằm khai thác tốt các tiềm năng của địa phương để tạo ra nhiều tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Giúp đỡ xây dựng các cơ sở công nghiệp quốc doanh địa phương; cung cấp các phương tiện vận tải để giải phóng đôi vai.

4) Quán triệt nguyên tắc tự lực cánh sinh, phát huy nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài, coi trọng phát triển công nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước để thay thế nhập khẩu, phấn đấu giải quyết một phần và tiến tới tự đảm bảo vật tư - phụ tùng thay thế. Kết hợp phát triển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023