Vấn Đề Chủ Nghĩa Cổ Điển Trong Văn Học Việt Nam

Hay như ở cảnh khi Horace chiến thắng trở về, vì đau xót trước cái chết của người yêu, mà Camille đau khổ và buông lời xúc phạm anh trai và cả La Mã. Do đó, nàng đã bị anh mình đâm chết. Ở lớp cảnh này, người xem chỉ thấy Horace cầm gươm đuổi theo Camille. Vì quy luật của thi pháp cổ điển không cho phép trình cảnh đổ máu, giết người và các cảnh khủng khiếp khác trên sân khấu, trước mắt khán giả, nên người ta chỉ được nghe tiếng kêu của Camille ở hậu trường: “A! Tên đốn mạt!”.

Như vậy, các nhà văn cổ điển đã bắt cái tự nhiên của sự vật phải thích ứng với cái tự nhiên của lí trí, tinh thần con người. Họ cũng phản đối xu hướng tự nhiên chủ nghĩa của văn học hài hước và văn học dân gian. Hệ quả là hài kịch bị xem là thứ văn tầm thường, thô lỗ, ở chợ và không đặt vấn đề học tập kinh nghiệm sáng tác từ văn học dân gian. Đây là lí do vì sao hài kịch của Moliere bị xem thường, bản thân nhà văn luôn bị gây khó dễ cả khi sống cho đến khi chết đi rồi. Ngay như bi kịch Le cid có kết thúc có hậu cũng bị phê phán là bi hài kịch lẫn lộn.

Như vậy, tuy đề ra nguyên tắc mô phỏng tự nhiên nhưng chủ nghĩa cổ điển lại không triệt để, không lấy đời sống khách quan sinh động, phong phú làm đối tượng mô tả, rốt cuộc tạo nên một nền văn học thiếu tự nhiên.

2.3.3. Mô phỏng cổ đại

Quan niệm những tác phẩm từ thời cổ đại vẫn được yêu mến và trân trọng, nghĩa là nó có giá trị vĩnh hằng, thể hiện được chân lí phổ biến, kết tinh được lí tính tuyệt đối nên các nhà văn chỉ cần mô phỏng lại những tác phẩm ấy khi sáng tác. Trong khi công trình lí luận Bàn về nghệ thuật thi ca của Boileau là kết quả của việc mô phỏng cuốn Nghệ thuật thi ca của Aristote và Bàn về nghệ thuật thơ ca của Horace thì những cốt truyện bi kịch, hài kịch hay ngụ ngôn của Corneille, Racine, Moliere và La Fontaine đều dựa theo cốt truyện của các tác phẩm cổ đại. Từ bản tính, tính cách, cho đến đề tài, thể loại, biện pháp nghệ thuật, … đều được chủ trương mô phỏng người xưa, nhất là phải tuân theo những quy tắc đã được người xưa tổng kết. Các nhà văn không tìm kiếm những giá trị lịch sử và xã hội mà nhằm tìm những điểm tương đồng về tâm lí và đạo đức. Racine nói: “… lương tri và lí tính của mọi thời đại đều giống nhau. Hứng thú thẩm mĩ của người Paris xét cho cùng cũng phù hợp với hứng thú thẩm mĩ của người Athen, những điều làm cho công chúng của tôi cảm động cũng chính là những điều làm cho người Hi Lạp có học vấn trước kia rơi lệ” (Tựa kịch

Iphigénie ở Olisse)1.


1 Tiến trình văn học, tr.128

Corneille đã tìm đến với những đề tài cổ đại, mà minh chứng tiêu biểu có thể kể đến như Horace, Cinna, Polyeucte. Các tác phẩm này được ông khai thác từ những tác phẩm của các nhà văn lớn La Mã đã lý tưởng hóa những nhân vật lịch sử, mà vào thời Corneille không một ai nghi ngờ về tính xác thực của câu chuyện. Horace đã được Corneille gần như “vay mượn” nguyên si câu chuyện được nhà viết sử cổ đại Tite – Live (59 TCN – 17 CN) ghi lại trong Décades.

Việc mô phỏng cổ đại ít nhiều khiến văn học đứng trước nguy cơ ngày một nghèo nàn đi. Tuy nhiên, khi bắt chước người xưa, các nhà văn vẫn có ý thức sáng tạo, cải biến, đem lại những ý nghĩa mới hợp với đương thời cho tác phẩm. Các nhà văn cổ điển xác định: “Chúng ta phải dựa vào những anh lùn được cõng trên vai những người lớn, chúng ta thấy nhiều hơn người xưa, người xưa đã đem cả tầm võ của họ để kê kích cho những kích thước bình thường của chúng ta lên cao hơn hẳn họ”. Họ để cho các nhân vật “mặc trang phục thần thánh của người xưa, nói những lời lẽ bắt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

chước để diễn những tấn tuồng mới của lịch sử thế giới” (Mark)1.

Nếu đem so với những ghi chép của Tite – Live, thì Horcace của Corneille có xuất hiện thêm một nhân vật. Đây chỉ là một nhân vật phụ, nhưng lại cực kì quan trọng để liên kết tất cả lại và đặt cái toàn thể ấy nằm trong một mâu thuẫn căng thẳng đầy kịch kính, và góp phần đưa tác phẩm trờ thành một bi kịch kiệt tác. Đó chính là nhân vật Sabine – em gái của Curiace, đồng thời là vợ của Horace. Tuy học tập cổ nhân, nhưng ý thức cá nhân vẫn cựa quậy trong các sáng tác của ông. Ông vẫn đề cập đến những cuộc đấu tranh trong tâm hồn của Camille hay Sabine. Hay trong hồi II, lớp 3 của vở kịch, cuộc đối thoại giữa hai người bạn đã từng rất thân, nay trở thành kẻ thù của nhau trong cuộc đấu kiếm sinh tử, cũng đã cho thấy được tính chất hai mặt trong thế giới quan của ngay bản thân tác giả. Đây là một sự sáng tạo thành công của tài năng nghệ thuật Pierre Corneille. Guez de Balzac (1594 – 1654), một nhà văn phê bình có uy tín đương thời, đã nhận xét những tác phẩm viết về tác phẩm này của Corneille như sau: “Anh cho chúng tôi nhìn thấy La Mã tất cả những gì mà La Mã có thể có ở Paris. Anh không đánh vỡ nó khi xáo trộn nó. Không phải là một La Mã của Cassiodora (một người viết sử làm quan dưới triều Theodoric, thế kỉ VI), và của những người Ostrogoths (tức người Đông – Goths, xâm nhập vào Ý cuối thế kỉ V) đã chinh phục Ý, một La Mã bị xâu xé như thời kì trị vì của Theodoric. Mà là một La Mã

Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 4


1 Sđd, tr.129

của Tite – Live, cũng tráng lệ như La Mã vào thời kì đầu của các César (thời kì mà nền Đế chế La Mã bắt đầu được xác lập và phát triển rực rỡ).

Anh cũng đã tìm thấy cái mà La Mã đã mất đi trên những hoang phế của nền Cộng hòa, tức là nhìn thấy cái niềm kiêu hãnh cao quý và hào hiệp của nó. Rõ ràng là đã có những ngòi bút tầm tầm muốn diễn lại những lời nói và cách nói của nó, nhưng ốn của La Mã […]. Ở những nơi mà La Mã chỉ là gạch thì anh đã xây dựng lại bằng cẩm thạch, khi nhìn thấy những khoảng không trống rỗng thì anh lấp đầy bằng kiệt tác […]. Người vợ của Horace và người yêu của Cinna là hai con đẻ thực sự của anh, hai sáng tạo thuần túy của đầu óc anh, nhưng phải chăng đó là những trang sức chủ yếu của hai bài thơ của anh?”.

Qua nhận xét của người đương thời, ta có thể hiểu rõ hơn về tài năng và ý đồ nghệ thuật của Corneille khi xây dựng Horace dựa trên câu chuyện được nhà viết sử cổ đại Tite – Live ghi lại. Rõ ràng, những điều mà nhà viết sử ghi lại đã được Corneille tiếp thu. Nhưng để biến nó trở thành một kiệt tác trong nền bi kịch, phần sáng tạo của Corneille là rất lớn.

Trong tựa của vở kịch Andromaque, Racine nói rõ rằng ông lấy đề tài từ một đoạn trích trong tác phẩm Énéide của Virgile - nhà thơ cổ La Mã. Ông cũng tuyên bố rằng vở Andromaque của Euripide đã cung cấp cho ông một số nét tính cách của Hermione. Nhưng ngoài ra, cũng có thể cảm hứng trong anh hùng ca Iliade của Homère và Những người phụ nữ thành Troie của Sénèque. Có người còn nói đến tác dụng khơi gợi của một bi kịch của Corneille (nhà văn thời cổ đại) - vở Pertharite. Bằng việc mượn cốt truyện của tác phẩm cùng tên trong văn học cổ đại, Racine đã lồng ghép vào tư tưởng, cách nhìn về xã hội mà ông đang sống. Racine mô tả một cách tuyệt diệu từ bản chất, tích cách của các nhân vật: Angdromaque, Pyrrhus, Hermione,

... Điều nổi bật trong tác phẩm là sự chân thành, giản dị, khác hẳn các bi kịch anh hùng của Corneille hay khác với bi kịch phong nhã cầu kỳ của Kino. Ông không còn hướng về lịch sử cổ đại La Mã mà về đề tài thần thoại Hy lạp với chất thơ, tính nhân đạo sâu sắc và tính chân thật của nó. Tuy để các nhân vật được xây dựng với ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ, lời nói, trang phục,… như các thần thoại Hi - La xưa, nhưng Racine lại tập trung vào bi kịch tinh thần, đặt nền tảng đầu tiên thể loại bi kịch tâm lí với cốt truyện hết sức đơn giản. Đặc biệt, qua hình tượng nhân vật nữ tích cực, thủy chung Angdromaque, Racine đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc. Nhân vật trung tâm của

tác phẩm giờ đây là người vợ góa của Hector mà không phải là người anh hùng như trước đây.

Đối với Moliere, ông từng cho rằng: “Khi anh vẽ người, anh phải theo tự nhiên (…). Nếu không làm cho người nghe nhận ra được con người của thời đại mình, thì anh chẳng làm được gì hết” (Phê bình Trường học làm vợ)1. Những hài kịch của ông đả kích mạnh mẽ vào những thói xấu của gia cấp quý tộc, tăng lữ lẫn tư sản của xã hội Pháp bấy giờ và bản thân ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực sau này. Nhờ đó, văn học cổ điển vẫn mang ý nghĩa thời đại.

Do mô phỏng cổ đại nên văn học cổ điển thừa hưởng được sự quan tâm đến hình thức và chân lí về cái đẹp trong văn học cổ đại. Điều đó giúp cho văn chương cổ điển giữ được tính chất trong sáng, giản dị, hài hòa, cân đối. Đó là một thành tựu đáng ghi nhận của văn học cổ điển Pháp.

2.3.4. Tính quy phạm chặt chẽ

Đây là một nền văn học có tính quy phạm chặt chẽ trong việc lựa chọn cũng như đánh giá đề tài, nhân vật và thể loại.

Đối với đề tài, văn học cổ điển chuộng những đề tài lớn lao, liên quan đến vận mệnh của dòng dõi, dân tộc và quốc gia hơn là những đề tài liên quan đến số phận của một tính cách, cá nhân nào đó. Nó phải là cái chung, cái vĩ đại và tuyệt đối. Đó cũng chính là lí do vì sao hình tượng người anh hùng Le cid trở thành hình tượng trung tâm của tác phẩm. Sức mạnh của ý chí, sự cao cả của tâm hồn chỉ có thể bộc lộ đuợc trong khuôn khổ một chủ đề cao cả lớn lao. Nhà thơ không được chọn những mặt yếu đuối của tâm hồn, nhất là tình yêu, làm chủ đề bi kịch. Tình yêu chỉ nên đứng hàng thứ yếu. Ở Horace, đề tài của tác phẩm liên quan trực tiếp đến vận mệnh của La Mã và Albe. Vở kịch đã chọn ngay mốc thời gian quan trọng nhất trong cuộc chiến và khai thác được gần như trọn vẹn cuộc chiến sinh tử này. Dù đôi lúc trong tác phẩm, thông qua một số nhân vật như Curiace, Sabine, Camille, tác giả cũng đã một phần nào đề cập đến tình cảm cá nhân. Thế nhưng, điều đó lại bị cho là tầm thường, không đáng trân trọng, nên cuối cùng tình cảm riêng trong vở kịch cũng đã phải nhường chỗ cho tình cảm chung dành cho đất nước được phát triển.

Về nhân vật, văn học cổ điển không dành ưu tiên cho đẳng cấp thứ ba. Những nhân vật trung tâm thường là những ông hoàng, bà chúa, những tướng tá lẫy lừng



1 Văn học Phương Tây, tr. 292

thuộc giới quý tộc. Điều đó rất dễ dàng nhận thấy trong Lecid. Các nhân vật trong Le cid đều là người của giai cấp quý tộc (với dấu hiệu là chữ Don): ông vua Don Fernan, công chúa Dona Urac, Don Die, bá tước Don Gomes,…Cả Don Rodrige và Simen – hai nhân vật trung tâm của tác phẩm là những “cậu ấm cô chiêu”, là “con cưng” của những gia đình bề thế, có cha là những “vị công thần” của triều đình. Các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Horace đều thuộc về dòng dõi quý tộc. Đặc biệt, các nhân vật được cử ra đấu kiếm đều là những vị anh hùng của quốc gia. Horace là một chiến binh dũng mãnh, không khuất phục trước kẻ thù. Có lẽ, chàng được thừa hưởng những điều đó từ người cha của mình – một hiệp sĩ Roma. Curiace cũng được tác giả giới thiệu là một quý tộc xứ Albe. Tình hình cũng tương tự trong các bi kịch của Racine. Đây cũng là lí do vì sao chủ nghĩa cổ điển không đặt vấn đề học tập văn học dân gian, bởi không chịu được tinh thần hạ bệ của nền văn học bình dân này.

Về thể loại, kịch được xem là thể loại hợp khẩu vị nhất vì nó phản ảnh xung đột lí trí và tình cảm, cá nhân và xã hội tập trung nhất. Tuy nhiên, vốn không thích tính tự nhiên chủ nghĩa của văn học hài hước, nên văn học cổ điển chỉ ưa thích bi kịch. Bi kịch là thể loại sân khấu có nội dung bi thương, kết thúc sự thất bại hoặc hi sinh của nhân vật chính diện. Nội dung của nó thường phản ánh sự xung đột giữa cái cũ và cái mới, tiến bộ và lạc hậu, thiện và ác trong xã hội. Cũng từ xã hội mà những bi kịch mang tính chất bi kịch gia đình đã mở rộng ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội, số phận con người. Bi kịch cổ điển Pháp thường phản ánh những say mê lớn, những đau khổ lớn của những nhân vật “tai to mặt lớn”. Chẳng hạn, tác phẩm Angdromaque được viết theo thể loại bi kịch, viết bằng kịch thơ và nó mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là bi kịch trong tình yêu của những con người mù quáng, không biết phân biệt đúng sai mà chỉ muốn làm tất cả để có được cái mình muốn, bất chấp tất cả như Purruyx để rồi nhận được những hậu quả tang thương; về một phụ nữ góa chồng Angdromaque, để đảm bảo vệ đứa con của mình nàng phải chọn lựa một trong hai việc: danh tiết hoặc là tính mạng con nàng; về một cô gái đã hứa hôn trả thù kẻ nuốt lời hứa; một vị vua phải lựa chọn giữa tình ái và thần dân; một vị tướng phải chọn lựa chữ trung và người đẹp,

… Racine được cho là đại biểu xuất sắc nhất của bi kịch cổ điển Pháp. Tuy nhiên, trong khi đề cao bi kịch bao nhiêu thì chủ nghĩa cổ điển lại xem thường hài kịch bấy nhiêu. Họ xem hài kịch hoặc bi hài kịch là thứ văn chương tầm thường, thô lỗ, ở chợ.

Riêng đối với bi kịch, tuy được xem là thể loại “con cưng” của nền văn học cổ điển, nhưng thể loại này vẫn chịu những quy định hết sức nghiêm ngặt, khắt khe, cụ thể là luật Tam duy nhất (Ba nhất):

- Duy nhất về thời gian (chuyện xảy ra không quá 24 tiếng): Vì người đương thời quan niệm đi xem kịch chỉ mất vài tiếng đồng hồ, vậy nên thời gian của vở kịch không nên quá 24 tiếng. Và bởi, các nhà văn cổ điển nhận ra rằng vận mệnh xã hội xoay quanh tâm lí của người thống trị, “kịch trường cổ điển lấy nội tâm làm trụ cột cho hành động sân khấu”. Biểu hiện tâm lí một cách duy lý như vậy, nên chỉ cần thời gian một ngày là đủ. Luật “Tam duy nhất” đã gạt bỏ hết những diễn biến phong phú, phức tạp của cuộc đời và xã hội. Trong vở kịch Horace của P.Corneille, tác giả đã cố gắng nén lại để được khoảng thời gian là một ngày đêm, khắc phục hạn chế mà trước đây Le cid bị phê phán vì các nhà pb cho là nó kéo dài khoảng 36 tiếng. Các sáng tác của Racine tuân thủ nguyên tắc này khá nghiêm túc.

- Duy nhất về địa điểm (chuyện xảy ra ở một địa điểm nhất định): Theo quan niệm lúc bấy giờ, khán giả chỉ ngồi ở một vị trí nhất định, và bởi chuyện chỉ diễn ra trong một ngày, nên nhân vật không thể di chuyển được nhiều địa điểm được. Và trong tác phẩm Horace, ta thấy rằng mọi sự kiện đều được diễn ra ở một nơi duy nhất, tại “kinh thành Roma, trong một gian phòng nhà Horace”. Kể cả khi miêu tả cuộc chiến, vẫn chỉ là lời nói của nhân vật Giuli ở địa điểm đó.

- Duy nhất về hành động (chỉ xoay quanh một hành động nhất định): Các nhà văn cổ điển thường xây dựng tác phẩm chỉ xoay quanh một hành động nhất định, để lí trí được sáng suốt. Điều này đòi hỏi chủ đề của tác phẩm phải đơn giản, không chứa đựng những tình tiết thừa, tránh phức tạp, rối rắm. Và trong vở kịch “Horace”, hành động đấu tranh giữa lí và tình, giữa riêng và chung của các nhân vật luôn được thể hiện xuyên suốt tác phẩm.

Cũng cần nói thêm, quy tắc Tam duy nhất cũng là một biểu hiện của việc mô phỏng tự nhiên. Ngoài ra, kịch còn được chi phối bởi một số quy định khác, như bắt đầu khi mâu thuẫn đã chín muồi, trong đó, mỗi nhân vật hiện ra với những nét quy định căn bản của nó; những mâu thuẫn phi logic, tiền hậu bất nhất cũng bị loại ra; kết cấu phải chặt chẽ, tránh phức tạp để tập trung vào tâm lí nhân vật, sự việc bên ngoài chỉ là cái cớ; số lượng nhân vật không nên nhiều quá, thường là không quá 10 để cốt truyện tập trung hơn; trang trí và yếu tố thị giác trên sân khấu chỉ là thứ yếu, sự tái hiện lịch sử không thành vấn đề, động tác kịch chủ yếu ở tâm hồn nhân vật, lời văn của kịch cũng phải trang trọng, cao quý, sao cho xứng đáng với nguồn gốc nhân vật và sự trang nghiêm của đề tài nhưng đồng thời phải tự nhiên, giản dị, tránh lối ngôn ngữ cầu kì, giêm dúa và lên lớp bác học.

2.4. Vấn đề chủ nghĩa cổ điển trong văn học Việt Nam


Nếu hiểu cổ điển là mẫu mực thì bất cứ nền văn học nào cũng có những tác phẩm cổ điển, trong đó có Việt Nam. Nếu hiểu là một phương pháp sáng tác thì văn học Việt Nam vào thế kỉ XVII, XVIII không có những cơ sở cho sự hình thành của chủ nghĩa cổ điển, nên văn học Việt Nam không mang những đặc điểm như phương pháp sáng tác cổ điển ở Pháp. Về xã hội, tuy vào thế kỉ XVIII, XIX, những mầm mống của nền kinh tế hàng hóa đã có nhưng tầng lớp thương nhân lúc bấy giờ chưa thể xem như một giai cấp có thế lực chính trị. Về tư tưởng, chúng ta không có một nền triết học duy lí theo tinh thần của giai cấp tư sản đang lên như Pháp. Nho giáo tuy bị khủng hoảng mạnh nhưng nhìn chung còn có ảnh hưởng lớn và chưa bị thay thế, hơn nữa, lại có sự kết hợp với Phật giáo và Lão giáo khiến cho hệ tư tưởng mà Việt Nam chịu ảnh hưởng đa dạng hơn.

Xét một cách cụ thể, chúng ta cũng nhận thấy một số điểm tương đồng giữa nền văn học trung đại Việt Nam với văn học cổ điển Pháp như văn chương bày tỏ chí, khí, tính chất phi ngã, coi trọng cái ta hơn cái tôi, ở việc học tập các tác phẩm của người xưa, tính nghiêm nhặt trong những quy tắc sáng tác, …nhưng những đặc điểm ấy đều xuất phát từ những nguyên nhân và có những biểu hiện khác với văn học cổ điển Pháp. Hơn nữa, văn học trung đại Việt Nam cũng mang những điểm khác rất cơ bản với văn học cổ điển Pháp ở chỗ rất trữ tình, không gạt bỏ thiên nhiên tươi đẹp (tức cảnh sinh tình, cảnh ngụ tình), không tuân theo luật ba nhất, luôn tôn trọng và học tập văn học dân gian, …

2.5. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

- Corneille: Melite (1629), Người đàn bà góa (1631 – 1632), Hành lang của cung điện (1632), Le cid (1636), Horace (1640), ...

- Racine: Angdromaque (1667), Britannicus (1669), Béresnice (1670), Bajazet

(1672), Mithridate (1673), Iphigénie (1674), Phèdre (1677), Athalie (1691), …

- Moliere: Những ả kiểu cách rởm (1659), Trường học làm vợ (1662), Tartuffe (1664), Don Juan (1665), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Người bệnh tưởng (1673), …

- La Fontaine: Con cáo và chùm nho, Dịch hạch, Người tiều phu và thần chết, Ve và kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non, Con cáo và chùm nho, Lão nông và các con, Rùa và thỏ, …

CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Hãy chứng minh một trong các tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu ở trên là tác phẩm được sáng tác theo phương pháp cổ điển chủ nghĩa.

2) Chỉ ra ưu điểm và hạn chế của chủ nghĩa cổ điển.

3) Văn học Việt Nam có tác phẩm được sáng tác theo phương pháp cổ điển chủ nghĩa hay không?

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 06/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí