Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 3

sẽ phải lấy người anh hùng của đất nước. Chỉ lúc này, mâu thuẫn ấy mới điều hòa được nhưng vẫn trên cơ sở cái riêng phục tùng cái chung.

Trong vở kịch Horace, cả hai nhân vật Horace và Curiace đều đã dẹp bỏ những tình cảm cá nhân để phụng sự cho tổ quốc, sẵn sàng hi sinh tất cả, chỉ mong có thể đem được vinh quang về cho đất nước. Đặc biệt, Horace còn cho rằng:

“Vì tất cả mọi người mà chiến đấu chống một kẻ thù

Và đưa thân mình ra để đánh lại một người không quen biết, Đó chỉ là một đức tính tầm thường

Hàng ngàn người đã làm như thế, hàng ngàn người sẽ có thể làm như thế Chết vì đất nước là một số phận vinh quang

Và bao nhiêu người sẽ đua nhau để nhận một cái chết đẹp như thế; Nhưng vì nước nhà mà giết chết kẻ thân thích,

Quyết tâm đánh lại một nửa bản thân mình, Tấn công vào một nơi mà người bảo vệ

Lại là anh em với vợ mình và là tình nhân của chị em mình. Và, cắt đứt tất cả những mối liên hệ, vì tổ quốc cầm vũ khí,

Chống lại người cùng một dòng máu mà người ta sẵn sàng lấy cả cuộc đời để đánh đổi,

Một đức tính như thế chỉ chúng ta mới có; Không mấy người đạt được đến đó,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Và cũng ít người có đủ dũng cảm

Để có một tham vọng giành được một vinh quang lớn lao như vậy.”

Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 3

Tuy cho rằng sự cương quyết của Horace có phần nào man rợ nhưng Curiace vẫn khẳng định “Trước khi thuộc về em, ta thuộc về đất mẹ”.

Ngoài ra, thông qua nhân vật Horace cha, Corneille cũng đã thể hiện được tính duy lý rất rõ trong tác phẩm của mình. Ông như một hiện thân của sự trung thành không bờ bến đối với nhà nước, với đức vua. Ở hồi III của tác phẩm, khi nghe tin đứa con thứ ba của mình bỏ chạy, ông đã nguyền rủa đứa con của mình không thương tiếc:

“Hãy khóc thằng kia, khóc cái nhục nghìn thu In lên trán ta sau cái chạy trốn đáng căm thù! Khóc cho giống nòi thanh danh nhơ nhuốc,

Khóc cái nhục ngàn đời trùm lên tên Horace.”

Và ở cuối tác phẩm, khi đứng trước mặt vua Tulle, ông cũng không bày tỏ nỗi thương xót nào dành cho đứa con gái tội lỗi đã dám nguyền rủa, phỉ báng La Mã. Lúc này, ông bảo vệ Horace như đang bảo vệ một người anh hùng, một kẻ có công lớn đối với tổ quốc mến yêu:

Mong bệ ha đừng thương xót gì thân già này:

Trong ngày hôm nay, La Mã đã từng thấy tôi là cha của bốn đứa con; Cũng trong ngày hôm nay ba đứa đã chết vì cuộc tranh chấp của nó Tôi chỉ còn lại một đứa, ngày hãy giữ lấy nó cho đất nước,

Đừng tước mất một chỗ dựa vững chắc như vậy của những bức thành kia.”

Tương tự như vậy, trong vở Angdromaque Racine cũng đã xây dựng hình tượng nhân vật Angdromaque có sự hài hòa cao độ giữa lí trí và tình cảm, giữa nghĩa vụ cao cả và trách nhiệm cá nhân. Chồng bại trận, bản thân bị bắt và uy hiếp bởi kẻ thù của mình, tính mạng con trai đang bị đe dọa. Mâu thuẫn giữa việc bảo toàn phẩm tiết với chồng và sự phản bội để cứu được con buộc nàng phải lựa chọn. Nàng không thể để dòng máu cuối cùng của tổ tiên hy sinh cùng mình được, vì vậy, nàng quyết hy sinh tất cả sự kêu hãnh, lòng tự tôn của chính mình mà quỳ gối trước Hermione (vợ hứa hôn của vua Pyrrhus) để cầu xin cứu con nàng được sống, dùng hết mọi lời cầu xin Pyrrhus tha cho con nàng. Nhưng mọi sự van xin đều bất thành. Thế là bằng lí trí sáng suốt, Angdromaque quyết định nhận lời làm lễ thành hôn cùng Pyrrhus, để sau khi được nhà vua tuyên bố bảo vệ và yêu thương con nàng như con ruột, nàng sẽ tự sát ngay trong lễ cưới để bảo vệ lòng thủy chung với chồng, với đất nước. Nhưng mọi việc diễn ra ngoài dự tính khi nhà vua bị hạ sát bởi Oreste (người tình của Hermione). Sau cái chết của vua Pyrrhus, Angdromaque được nhân dân ủng hộ vì đã giữ lời hứa với vua Pyrrhus. Trong vở kịch, duy chỉ có mình nàng là có kết thúc có hậu, các nhân vật còn lại đều có kết cục bi thảm.

Ngược lại, vua Pyrrhus muốn lấy cho kỳ được nàng Angdromaque và ra sức vệ mẹ con Angdromaque, vì dục vọng cá nhân mà quên đi đất nước, khiến lòng dân căm phẫn; Hermione vì sự đố kỵ, ghen tuông mà quên mất địa vị của mình là một công chúa cao quý, lại bi lụy, tranh giành, tàn nhẫn và quên cả việc phải giúp vua trao trả đứa bé; Orester cũng vì muốn có được nàng Hermione mà quên đi nhiệm vụ làm sứ giả thuyết giảng cho vua giao đứa trẻ, bất chấp phản động, giết vua…Tất cả họ đều bị tình cảm chi phối và hành động ích kỷ chỉ vì quyền lợi của bản thân mà quên lãng nhiệm vụ cao cả của mình. Tất cả họ đều có chung một kết cục thê thảm, Pyrrhus bị

giết chết, Hermione tự sát bên xác chồng chưa cưới, hay Orester điên loạn. Chính lúc này đây nhà soạn kịch Racine đã gióng lên hồi chuông thức tỉnh cho những kẻ bị tình cảm che mờ lý trí và đề cao lý tính.

Điều này cũng thấy ở nhân vật Agipine và Neron trong một bi kịch nổi tiếng khác của Racine là Britannicus. Như vậy, cũng trên tinh thần đề cao lí tính, nhưng Racine thường làm theo cách ngược lại với Corneill. Nếu trong bi kịch của Corneill, các nhân vật anh hùng, hành động theo đạo đức phong kiến được vinh danh thì trong bi kịch của Racine, những nhân vật nô lệ cho những dục vọng thấp hèn sẽ bị phê phán. Điều này là do Corneill sống vào thời kì lập quốc, các vương triều được xây dựng rất cần những anh hùng, những con người sống vì cộng đồng, vì lí tưởng, những ông vua còn anh minh, sáng suốt, hành động vì cái chung. Còn Racine, do sống vào giai đoạn nhà nước phong kiến đã đi vào ổn định, dễ có tâm lí chủ quan và hưởng thụ, nên giới cầm quyền đã có những dấu hiệu tha hóa, sa đọa, triều bắt đầu mục ruỗng.

Bên cạnh Corneill và Racine, Moliere cũng là nhà viết kịch nổi tiếng của chủ nghĩa cổ điển, nhưng ông không sáng tác bi kịch mà lại sáng tác hài kịch. Ông quan niệm: “Nếu tác dụng của hài kịch là sửa chữa các tính xấu của con người thì tôi tin rằng không phải chừa ra một loạt tính xấu nào cả. Những bài học hay nhất của một bài chân lí trang nghiêm không có hiệu quả bằng những nét châm biếm của một bài thơ trào phúng mô tả những thói xấu của con người, đó là cách tuyệt diệu để giáo dục họ”. Chính suy nghĩ ấy đã khiến Moliere xây dựng những nhân vật có đầy đủ mọi tính xấu, một Harpagon (Lão hà tiện) keo kiệt, nô lệ của đồng tiền, một Juordin (Trưởng giả học làm sang) háo danh, tìm mọi cách quý tộc hóa bản thân một cách mù quáng, nực cười, một Don Juan (Don Juan) sở khanh, chuyên lừa gạt phụ nữ, ... Những nhân vật này được nêu lên như những tấm gương xấu để thiên hạ cười chê. Đây chính là cách thức mà Moliere đề cao lí tính, trong đó, những ai không hành động theo lí trí sáng suốt mà làm nô lệ cho những dục vọng thấp hèn, thì sẽ bị cười chê, sẽ trở thành những trò hề lố bịch dưới mắt mọi người.

Trong số những nhà văn cổ điển chủ nghĩa, không thể không nhắc đến La Fontaine. Ông viết nhiều thể loại nhưng nổi tiếng với thể loại ngụ ngôn. Những tác phẩm như Người tiều phu và thần chết, Con cáo và chùm nho, Dịch hạch, Rùa và thỏ,

… chính là những câu chuyện dí dỏm, chứa đựng những sự thật ở đời, những bài học đạo lí sâu sắc, nhằm giáo dục con người sống lành mạnh, sáng suốt, có trách nhiệm.

Khác với văn học Phục hưng, sự phân chia tính cách thành cái cá nhân và cái xã hội ở đây mang tính trừu tượng, được áp đặt từ bên ngoài chứ không phải xuất phát từ bên trong bản thân nhân vật. Các nhà cổ điển quan niệm, sự vật muốn thỏa mãn được lí trí phải đạt được các tiêu chuẩn của chân lí: tuyệt đối, vĩnh hằng, phổ biến. Chính vì vậy, trong việc xây dựng nhân vật, họ thường phóng đại, làm nổi bật một nét tính cách nào mà họ cho là bản chất nhất, gạt bỏ tất cả những gì thuộc cá tính hay có sắc thái tế nhị khiến tính cách của nhân vật mang tính đồng nhất nghiêm ngặt (như Le cid và Horace anh hùng, Angdromaque thủy chung, Harpagon hà tiện, Juordin hám danh, ...). Điều này mang lại ý nghĩa khái quát cao độ cho tính cách nhưng lại tước mất tính cụ thể của nó, khiến tính cách trở thành một ý niệm trừu tượng về cá tính hơn là một cá tính sinh động. Hơn nữa, do không được miêu tả trong quá trình hình thành và phát triển nên tính cách ở đây mang tính chất tĩnh, không có sự vận động và thay đổi.

2.3.2. Mô phỏng tự nhiên

Nguyên tắc mô phỏng tự nhiên có từ thời văn học cổ Hy - La, được các nhà văn học cổ điển trân trọng và phát triển. Theo họ, tự nhiên sẽ làm thỏa mãn lí trí con người và đảm bảo giá trị nghệ thuật của văn học, vì vậy văn học cần xác định đối tượng của nó là tự nhiên chứ không phải là những gì trí tưởng tượng hoang đường bày đặt ra. Boileau quan niệm cái đẹp gắn với cái thật: “Chỉ có thật mới đẹp, chỉ có thật mới đáng yêu”, “Tự nhiên là chân thực, người thực có thể thể nghiệm được”1. Từ đó, ông kêu gọi: “Hãy để cho tự nhiên trở thành đối tượng nghiên cứu duy nhất”2. La Fontaine nhấn mạnh: “Không lúc nào được rời khỏi tự nhiên nửa bước”3. Tự nhiên không chỉ là thiên nhiên mà là thế giới khách quan nói chung, gồm cả thiên nhiên và xã hội. Vì văn học cổ điển đề cao cái tự nhiên, cái thật nên đã tạo nên một nền văn học vô thần. Chúng ta có thể nhận thấy những sự thật của xã hội thông qua những việc tranh giành quyền lực chính trị và địa vị xã hội, những sự thật của tâm hồn như việc lựa chọn giữa trách nhiệm chung với yêu cầu cá nhân, những nét tính cách bản chất của con người,

… Lấy dục vọng mãnh liệt và xuất phát từ tự nhiên của con người làm nồng cốt, Racine đã vẽ ra cái hiện thực vua chúa của thời ông. Nếu Corneille có xu hướng tìm cái xa lạ, vươn lên lý tưởng, thì Racine hiện thực hơn trong đề tài và cách viết. Trong các tác phẩm của Corneille, vua chúa mang tài đức siêu cao thì ngòi bút của Racine đã


1 Tiến trình văn học, tr.125

2 Sđd, tr.125

3 Sđd, tr.125

để họ rơi xuống cái phàm tục “rất người”. Ông hoàng, bà chúa trong bi kịch của Racine là những kẻ tầm thường với những dục vọng thấp hèn, ích kỷ. Họ rất xa với cái nhân đạo, cao cả họ thường khoe khoang. Một đời sống hài hòa nhân đạo, những lý tưởng cao cả khó mà có thể thấy ở thế kỷ XVII khi chế độ quân chủ chuyên chế đang bước vào giai đoạn suy tàn của nó. Thế nên, Racine đã phô bày bi kịch của những ông hoàng hư hỏng. Đó là những kẻ độc đáo trên ngai vàng, những bạo chúa lạm dụng uy lực của mình để thõa mãn những thèm khát tầm thường, thõa mãn những nhục dục thấp hèn của chúng mà nạn nhân là những người phụ nữ. Như trong tác phẩm Angdromaque, Racine tập trung sự chú ý vào những vấn đề về con người, nhất là khai thác nội tâm nhân vật để phô bày tất cả lẽ tự nhiên và những dục vọng tầm thường ấy. Đặc biệt, trong các sáng tác của Moliere, tính tự nhiên đã được phát huy cao độ khi nhà văn đề cập đến những thói hư, tật xấu, đến quá trình tư sản hóa của xã hội, …

Tuy nhiên, tự nhiên ở đây không có nghĩa là toàn bộ đời sống tự nhiên mà là một tự nhiên đã được lí trí gạn lọc, bị chi phối bởi nguyên tắc đề cao lí tính. Nó bao gồm những đặc điểm:

- Chủ nghĩa cổ điển chủ trương không đi sâu vào thế giới tình cảm của con người vì tình cảm cùng những rung động cảm xúc sẽ khiến cho lí trí sáng suốt của con người bị ảnh hưởng. Theo đó, thế giới riêng tư của con người cùng những sắc thái, những cung bậc đa dạng và tế vi thường bị gạt ra ngoài. Do đó, con người trong văn học cổ điển là con người phi ngã, hành động theo lí trí và vì nhiệm vụ xã hội trừu tượng. Các tác giả cũng ít khi trực tiếp nói lên những cảm nghĩ, những vui buồn, say mê riêng của mình mà thường nép sau nhân vật, nếu có xuất đầu lộ diện cũng rất dè dặt vì họ cho rằng tình cảm cá nhân chỉ có ý nghĩa bộ phận đơn độc, ngẫu nhiên, trữ tình là yếu tố không đáng kể. Tuy nhiên, do tập trung xây dựng những xung đột, đặc biệt là xung đột nội tâm, giữa lí trí và dục vọng, ham mê nên những biểu hiện của “cái tôi” ít nhiều đã được đề cập, tạo nên những điển hình tâm lí. Don Rodrige và Simen là những nhân vật mang hai mặt đối lập nhau trong con người của họ. Một mặt, đó là những đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, có ý thức sâu về nghĩa vụ của bản thân (bảo vệ danh dự của gia đình). Mặt khác, đó là những trái tim nồng cháy, thiết tha, son sắt (tình yêu cá nhân trong hạnh phúc lứa đôi). Cả hai mặt đều mạnh mẽ, rạch ròi, phân minh, nhưng lại phát triển ngược chiều, và chính vì thế mà phải loại bỏ lẫn nhau trong mỗi tính cách. Tình cảm dù mặn mà, dù chính đáng, vẫn không làm lu mờ được ý thức về nghĩa vụ mà phải chịu khuất phục trước lí trí. Ý thức về nghĩa vụ, ý thức về danh dự là

nền tảng, là điểm xuất phát của mọi tình cảm cao đẹp, kể cả tình yêu. Rodrige dù yêu Simen say đắm, nồng nàn đến mấy, vẫn không thể từ bỏ nhiệm vụ trả thù cho cha, rửa nhục cho thanh danh của dòng họ. Giết chết cha của Simen, chàng biết rõ tính chất hệ trọng của việc mình làm và bất chấp tất cả, bất chấp cả sự đổ vỡ của tình yêu, cả trái tim tan nát của người tình.

Chết, không thù trả nợ đền!

Chết, mà hoen ố tiếng thơm lẫy lừng! Chết, mà cả nước coi thường

Rằng không bảo vệ vuông tròn thanh danh? Tình kia chung thủy khôn lành

Duyên kia trân trọng cũng đành cắt ngang! Trước sau đành mất Simen,

Gươm ơi! Giữ lấy vẹn tròn hương thơm!

Hay:


“ , phải! Tâm hồn ta đau thương, lầm lạc! Công sinh thành phải đặt trước tình yêu!

… Bởi trước mắt cha ta vừa bị nhục Dù kẻ thù là cha của chính Simen!”

- Thiên nhiên bị hạn chế đưa vào văn học cổ điển vì nó sẽ làm nảy sinh tình

cảm, không có lợi cho lí trí sáng suốt của con người. Ngoại cảnh, do vậy, ít được chú ý, chỉ được nhắc đến như một cái khung. Văn học cổ điển không miêu tả phong tục tập quán của thời đại, coi đó chỉ là những giá trị quá độ nhất thời, do đó tính lịch sử và tính dân tộc của tác phẩm văn học hết sức mờ nhạt. Trong Lecid, chúng ta không hề thấy có những bức tranh thiên nhiên, khu vườn nhà Simen nơi Rodrige đến chịu tội không được miêu tả thi vị như khu vườn nơi Romeo và Julliet tình tự trong văn học Phục hưng trước đây hay khu vườn nơi Cosset và Marius trong văn học lãng mạn sau này. Phong tục tập quán có lẽ chỉ được biểu hiện qua luật đấu kiếm. Xuyên suốt vở Horace, Corneille không hề miêu tả ngoại cảnh như thế nào, mà chỉ chú ý đến các nhân vật của mình. Hay ta có thể nói đúng hơn, đó là ngòi bút của ông chỉ tập trung vào khai thác cảm xúc và hành động của nhân vật. Nếu có, ngoại cảnh trong tác phẩm này chỉ là dòng mở đầu chung của toàn vở kịch: “Sự việc xảy ra trong kinh thành Roma, trong một gian phòng nhà Horace” mà thôi.

- Các nhà văn cổ điển quan niệm phải bắt chước cái tự nhiên thế nào cho “dễ chịu” và bắt chước những thực tế xấu xa ghê tởm hay kinh khủng phải mực thước, do đó không nên đưa vào những cảnh khốc liệt và đẫm máu, mà chỉ cần thể hiện một cách gián tiếp qua sứ giả đưa tin, qua việc để một nhân vật kể lại sự kiện hoặc đội đồng ca được bố trí sẵn trên sân khấu và sẽ hát để thông tin cho độc giả. Trong chủ nghĩa cổ điển, các cảnh chiến đấu khốc liệt, đẫm máu cũng không được miêu tả một cách cụ thể, sinh động mà chỉ được miêu tả lại một cách gián tiếp qua lời của nhân vật. Trận chiến giữa Don Rodrige và bá tước Don Gomes cũng không được miêu tả trực tiếp. Cái chết của bá tước được thông báo qua lời của quý tộc Don Alonse. Hay trận chiến oanh liệt của Le cid và quân Mô cũng là một minh chứng. Quá trình cuộc chiến, kết quả ra sao không được miêu tả kĩ lưỡng mà chỉ qua lời kể của chàng, bẩm báo lên đức vua:

“Loang loảng kiếm trần quân ta bốn bề xốc tới

Bị đánh bất ngờ, quân thù rối loạn hoang mang… Trên bộ, dưới thuyền, bến cảng, sông xanh

Thành bãi sát sinh cho thần chết tung hoành.

Ôi! Biết bao hành động anh hùng, chiến công đẹp đẽ…”

Cuộc giao tranh giữa Don Sanse và Don Rodrige cũng được thuật lại qua lời kể của kẻ thua trận:

Người hiệp sĩ anh hào nàng những yêu thương Tước vũ khí của thần, đã mở lòng độ lượng…”

Trong Horace, có ba cảnh khốc liệt như thế, được miêu tả gián tiếp qua lời của các nhân vật. Đầu tiên, ta có thể kể đến cảnh dàn trận của quân đội hai bên được kể lại qua lời của Curiace:

“… Thật không ngờ! Quân đội của hai bên, Sôi nổi ngang nhau, bừng bừng sức mạnh Mắt ngó gầm ghè và bước đi kiêu hãnh

Chỉ đợi lệnh truyền là giáp trận vung gươm…”

Cảnh tiếp theo, đó là khi Horace và Curiace đánh nhau sinh tử. Cuộc chiến này cũng không được trực tiếp đưa vào sân khấu, mà chỉ được kể lại thông qua lời của nàng Giuli mà thôi:

“Họ vừa bước ra, sẵn sàng trong tư thế giao gươm, Thì trong hàng ngũ hai bên có những tiếng rì rầm


Và:

Khi nhìn thấy những kẻ bạn bè, những bà con thân mến Vì Tổ quốc xông vào tử chiến.

Kẻ xót thương, kẻ xiết nỗi kinh hoàng,

Kẻ ca ngợi nhiệt tình quyết chiến vô song.

Kẻ tung hô tận trời xanh chỉ kiên cường có một, Kẻ lại gọi là vô luân bạo ngược.

Tình cảm dù khác nhau mà thống nhất một lời: Căm phẫn thủ lĩnh mình đã lựa chọn quá sai

Và không chịu nổi cuộc chiến đấu dã man dường ấy.

Họ thét, họ gào, họ xông lên và cuối cùng ngăn cản lại”.


“Vâng, nhưng rồi cả hai quân lại náo động ồn ào, Tiếng thét, tiếng gào từ hai phía ngang nhau Đòi hỏi đánh ngay hoặc tuyển người đánh khác. Quên cả tôn trọng người chỉ huy đang có mặt, Quyền họ bị lu mờ, họ nói không ai nghe.

Đến đức vua cũng phải ngạc nhiên đành lại vỗ về. Người phán: “Bởi ai cũng bừng sôi mỗi người một ý. Ta hãy xin các thần linh uy nghi đường bệ

Cho biết đổi thay này có hợp ý người không. Kẻ vô đạo nào dám cả gan chống lại ý thần Khi vật hi sinh đã bộc lộ cho ta thấy rõ?”

Người im lặng; và sức người có nhiệm màu kì lạ. Cả sáu chiến binh đành buông vũ khí đợi chờ;

Và tham vọng vinh quang làm mắt họ lòa mờ,

Dẫu mù quáng mà với thần linh vẫn còn tôn trọng. Lòng hăng hái đang sôi cũng phục tùng lời vua phán: Do chỗ biết điều hoặc vì trách nhiệm khẩn trương.

Trong cả hai quân đều coi như lệnh chí tôn Như cùng thừa nhận người là vua của họ,…”

Cho đến cả việc thông báo kết quả cuộc chiến sinh tử vừa diễn ra:

“La Mã khuất Albe và các cậu thua luôn Hai người chết; riêng chồng bà sống sót”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2024