Thực Trạng Lãnh Đạo Của Các Công Ty Trên Thế Giới Trong Bối Cảnh Khủng Hoảng Toàn Cầu


theo kế hoạch. Bởi công việc của người lãnh đạo không hề đơn giản, nó bao gồm một chuỗi các hành động: lên kết hoạch cho thảm hoạ, chiến lược ứng phó với nó, phát triển sản xuất, nhân sự hay marketing để chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Ngay từ hôm nay, kế hoạch hóa có nhiệm vụ tối ưu hóa các xu thế trong tương lai. Chiến lược cần phải được định hướng vào đó để vạch ra và đánh giá được các cơ hội mới trong tương lai. Chẳng hạn như nó phải hiểu rằng khách hàng của mình trả tiền cho cái gì và họ đánh giá cái gì là có giá trị. Và mỗi công ty cần phải suy nghĩ về những sức mạnh riêng có của mình là ở đâu, có đúng là các thế mạnh và nó có đủ lớn không, có đúng là nó sẽ đem lại hiệu quả khi đem ra sử dụng có mục tiêu hay không. Ngoài ra, nó cũng phải tỉm cách xác định cho được ranh giới giữa thị trường hiện tại và thị trường tiềm tàng của mình trong tương lai. Lý do là trên nhiều thị trường chỉ những công ty có sự khác biệt rõ rệt so với đối thủ cạnh tranh mới thành đạt.

Drucker đã chỉ ra rằng trong khoa học, có những khái niệm được biết tới là “những điều kiện biên”. Và một quyết định không làm thỏa mãn những điều kiện biên này còn tệ hại hơn cả những quyết định xác định sai vấn đề”. Drucker đã thuật lại chi tiết việc cựu Tổng thống Mỹ Roosevelt đã mở rộng các điều kiện biên của bản thân ông sau vụ “sụp đổ kinh tế đột ngột” giữa mùa hè năm 1932 và mùa xuân năm 1933. Trước đó, Roosevelt đã theo đuổi một chính sách tương đối bảo thủ về phục hồi kinh tế. Nhưng khi tình trạng khủng hoảng ngày càng tệ hại hơn, mục tiêu của ông đã chuyển từ không chỉ phục hồi mà còn là cải tổ hoàn toàn nền kinh tế. Đây là một ví dụ điển hình về “mở rộng các điều kiện biên” của các nhà lãnh đạo trong lịch sử.

Bởi vậy, một quyết định chiến lược thực chất là một sự lựa chọn thời điểm đúng đắn và phương thức đúng đắn cho sự thay đổi. Trong khi việc lựa chọn thời điểm quá sớm có thể gây nguy hại đến vị trí lãnh đạo hiện thời của một sản phẩm vẫn còn tốt, thì sự lựa chọn thời điểm quá muộn lại làm nảy


sinh vấn đề sự tồn tại của công ty trong tương lai. Chẳng hạn một công ty quản lý định hướng vào chiến lược tăng trưởng trong khủng hoảng thì đó phải là chiến lược hoàn toàn đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng. Trong sự tiếp nối của các thời kì khủng hoảng theo chu kì, mỗi thời kì là một sự bi đát lớn không thể tránh khỏi, và sau đó tất cả đều tin rằng không có sự tăng trưởng nào nữa. Tuy nhiên, cứ mỗi lần trải qua một thời kì suy thoái, tăng trưởng lại được dồn nén lại. Vì vậy, các công ty nhất thiết phải nỗ lực tìm ra cho được các lĩnh vực tăng trưởng phù hợp với sức mạnh của mình và tập trung vào các nguồn lực vào các lĩnh vực mới, hấp dẫn trong tương lai. Mỗi công ty muốn tồn tại, về cơ bản ít nhất phải đạt được sự tăng trưởng cực tiểu nào đó, và trong trường hợp thị trường được mở rộng thì sự tăng trưởng này sẽ ngày càng phải tương ứng với sự thay đổi cơ cấu ngành trong đó làm tăng tổng hiệu quả của tất cả các yếu tố.11



11 Peter F.Drucker, Quản lý trong thời đại bão táp, Nguyễn Minh Tú dịch, NXB Chính trị Quốc Gia, 1993


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU‌‌

I. Thực trạng lãnh đạo của các công ty trên thế giới trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu

Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 5

1. Những vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu

1.1. Thiếu hụt năng lực lãnh đạo trên toàn cầu

Theo nghiên cứu mới đây nhất của IBM, trên 400 công ty cung ứng lao động ở hơn 40 quốc gia, các doanh nghiệp (DN) đang đứng trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng lãnh đạo có năng lực. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 14% những công ty tin rằng nhân sự của họ có khả năng thích ứng với các thay đổi; và 6% những DN trên có khả năng đánh giá nguồn nhân lực để tiến hành những quyết định mang tính chiến lược. Các công ty thật sự lâm vào tình trạng khốn khó khi đề cập đến vấn đề năng lực của đội ngũ lãnh đạo.

IBM đồng thời cũng chỉ ra rằng đa phần các DN trên thế giới đang đối mặt với khủng hoảng năng lực lãnh đạo trong tương lai. Hơn 88% những DN trong khu vực kinh tế châu Á Thái Bình Dương quan tâm đến vấn đề trên. 75% những DN hoạt động tại các khu vực châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi cũng có mối lo âu tương tự. Tại Bắc Mỹ, tỉ lệ này cũng lên đến 69%. Trong khi lãnh đạo có thể nắm rõ tình hình ngành của mình, họ lại thiếu đi sự hiểu biết về độ phức tạp của thị trường và những công nghệ đặc thù nên đã chèo lái công ty không hiệu quả. Điều này một phần là do hội đồng quản trị thiếu sự tiếp xúc với những giám đốc tương lai chỉ ở thấp hơn họ một vài cấp bậc. Với những gói thù lao hậu hĩnh trả cho những CEO và vị trí nổi tiếng mà họ đã đạt được, đây là bằng chứng cho sự thiếu hụt thực sự các nhân tài lãnh đạo.12



12 http://vietbao.vn/Viec-lam/Khung-hoang-lanh-dao/40228361/267/


1.2. Khả năng lãnh đạo thích ứng với xu thế toàn cầu trong khủng hoảng

Từ lâu, kinh doanh đã vượt qua mọi giới hạn về địa lý. Ngày nay, kinh doanh dựa trên nền tảng đa văn hóa, với nhiều đồng tiền thanh toán, đa sản phẩm, đội ngũ nhân viên đa sắc tộc. Các thị trường cũng có sự chuyển dịch: các nền kinh tế phát triển không còn là thị trường duy nhất và chiếm vị thế độc tôn. Để tận dụng mọi cơ hội kinh doanh, các nhà lãnh đạo có nhiệm vụ phải nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp mình đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề trong năm 2008 - 2009 đang gây ra một hậu quả nặng nề: sự mất lòng tin vào những nhà lãnh đạo trong các tổ chức tài chính trọng yếu nhất trên toàn nước Mỹ.

Việc giành được niềm tin của mọi người là điều cốt yếu đối với mỗi nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo không thể lãnh đạo hiệu quả mà không có được sự tin tưởng của những người bỏ phiếu cho mình. Theo như một bản nghiên cứu vừa được công bố trong năm 2008 vừa rồi của Trung tâm Lãnh đạo cộng đồng thuộc Trường Harvard’s Kenedy, ngày nay 80% người Mỹ tin rằng đang có một cuộc khủng hoảng lãnh đạo trên nước Mỹ. 79% số người cho rằng nước Mỹ sẽ có thể trên đà tuột dốc trừ khi quốc gia này có những nhà lãnh đạo khá hơn. Những nhà lãnh đạo trong kinh doanh xếp hạng gần cuối, với chỉ 45% vẫn còn đặt lòng tin ở họ, giảm từ 59% (năm ngoái). Đứng cuối bảng xếp hạng là Quốc hội và Tổng thống. Trái ngược với điều đó, các nhà chỉ huy quân đội giành được niềm tin của 71% số người tham gia cuộc khảo sát, đứng đầu bảng xếp hạng.

Sự tuột dốc trong niềm tin giành cho những nhà lãnh đạo kinh tế đặc biệt đáng lo ngại. Trong tình hình khủng hoảng ngân sách hiện tại, vấn đề niềm tin bị lung lay là không thể tránh khỏi cho nhà lãnh đạo của các tổ chức tài chính. Những sự chỉ trích này là xứng đáng với nhiều người được gọi là lãnh đạo. Cơ quan đầu não của những tổ chức như Lehman, AIG, Bear Stearns, Countrywide Financial, Fannie Mae, Freddie Mac, Wachovia, và


Quỹ đầu tư Washington đã làm một việc không thể coi là phục vụ khách hàng, nhân viên, cổ đông, và đất nước. Nhiều người trong số những nhà lãnh đạo này phản đối hệ thống kế toán điều chỉnh theo giá thị trường, hệ thống luật lệ nhằm phòng tránh thiếu hụt tiền tệ, hệ thống minh bạch hơn cho các quỹ đầu tư. Nguyên nhân của thất bại không phải là từ các công cụ tài chính phức tạp mà là từ sự thất bại ở cấp chỉ huy. Những người đứng đầu doanh nghiệp quên mất hai nguyên tắc cơ bản của kinh doanh: Để duy trì thành công bền vững, doanh nghiệp phải phục vụ khách hàng của họ một cách tốt nhất trong dài hạn và đóng góp cho sự ổn định của một thị trường mạnh khỏe.

Hai nguyên tắc này là cốt lõi thành công của nhiều thế hệ những nhà lãnh đạo thị trường Phố Wall. Cựu giám đốc điều hành CEO Walter Wriston của tập đoàn Citigroup và cựu CEO John Whitehead của Goldman Sachs luôn tin tưởng rằng lợi ích của khách hàng và một thị trường vốn vững chắc chính là nhân tố quyết định cho thành công của doanh nghiệp. Warren Buffett cũng liên tục nhắc nhở mọi người về những vấn đề của các doanh nghiệp tài chính đang lao đầu vào, nhưng chẳng mấy người lắng nghe ông, trừ một doanh nghiệp liên tiếp đạt được những thành công to lớn của ông, Berkshire Hathaway.

Trong những năm gần đây, những doanh nghiệp tài chính đâm đầu vào một cuộc chạy đua để bù đắp chi phí quản lý tiền của khách hàng bằng cách cung cấp doanh thu ngắn hạn cao quá mức hợp lý. Điều này đã khiến nhiều nhà lãnh đạo đánh mất tầm nhìn về độ quan trọng của việc bảo vệ những khoản đầu tư dài hạn của khách hàng và mức độ an toàn tài chính cho những khoản đầu tư đó. Trong vòng hỗn loạn kiếm trác cho bản thân, những doanh nghiệp này đánh giá thấp rủi ro và lựa chọn đầu tư quá mức – tỉ lệ nợ so với tài sản là gấp 35 lần. Những nhà lãnh đạo thất bại này tạo ra lợi nhuận lớn trong ngắn hạn, nhưng theo sau đó là những thất bại lớn hơn rất nhiều, và cuối cùng là đặt dấu chấm hết cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.


Việc sửa chữa những khiếm khuyết cơ bản của hệ thống, mặc dù là việc rất khó khăn, nhưng vẫn là chưa đủ đế khắc phục. Thế giới đang cần những nhà lãnh đạo người có tầm nhìn cho thị trường tài chính thế giới trong thế kỷ 21 hoạt động như thế nào để duy trì sự ổn định và đóng góp cho tất cả những người tham gia một cách công bằng và xứng đáng nhất. Những nhà lãnh đạo Phố Wall phải cộng tác với cơ quan chính phủ của họ để đặt những luật lệ thể chế vào đúng chỗ của nó và có tầm nhìn xa để đảm bảo thị trường vận hành êm thấm trong tương lai, thậm chí trong cả những trường hợp cực đoan nhất.

Tuy nhiên, không thể giải quyết vấn đề tầm cỡ như vậy bằng cách đơn giản thay thế những nhà lãnh đạo thất bại hôm nay bằng những người mà suy nghĩ và hành động cũng chỉ giống những người thất bại trước đó. Khủng hoảng đòi hỏi sự lãnh đạo mới và một hệ thức luận mới cho những nhà lãnh đạo của các thể chế tài chính lớn của nước Mỹ. Những nhà lãnh đạo mới này nên có chung năm đặc điểm:

1. Nhà lãnh đạo đáng tin cậy, tập trung vào phục vụ cho lợi ích của khách hàng và toàn bộ những người đóng góp cho sự tồn tại của thể chế đó, hơn là những nhà lãnh đạo có khả năng kiếm tiền, danh vọng và quyền lực cho bản thân họ.

2. Lãnh đạo cần phải đặt lợi ích của thể chế và xã hội như là một chỉnh thể thống nhất lên trên lợi ích riêng của bản thân nhà lãnh đạo.

3. Lãnh đạo nên có sự nhất quán để nói toàn bộ sự thật, thừa nhận sai lầm và những khiếm khuyết của mình. Sự lãnh đạo đáng tin tưởng này không phải là hoàn hảo. Đó là việc có được lòng can đảm để thừa nhận khi họ mắc sai lầm và cam kết để giải quyết sai lầm, hơn là cố giấu giếm những sai lầm đó.

4. Lãnh đạo cần thích ứng nhanh với những thực tế mới, thay đổi bản thân họ cũng như toàn bộ thể chế do họ lãnh đạo, hơn là một mực phủ nhận khi mọi thứ không như họ lường trước.


5. Lãnh đạo cần có khả năng linh hoạt để bật lại sau những thất bại nặng nề. Sự linh hoạt cho phép nhà lãnh đạo khôi phục được lòng tin bằng cách trao quyền hành cho mọi người để tìm ra những giải pháp mới nhằm xây dựng một thể chế lớn mạnh trong tương lai.

Một số người trong những nhà lãnh đạo nổi lên ở Thị Trường Phố Wall có thể kể đến Jamie Dimon của JPMorgan, Dick Kovacevich của Well Fargo, Lloyd Blankfein của Goldman, and John Mack của Morgan Stanley. Doanh nghiệp của những nhà lãnh đạo này tham gia vào cùng một thị trường như các doanh nghiệp đã phá sản, và sử dụng các công cụ tài chính tương tự. Họ luôn đặt lợi ích của khách hàng lên tối thượng, tiếp cận cẩn trọng hơn tới những rủi ro, giữ cho hệ thống kế toán minh bạch và chặt chẽ, và tập trung vào sự bền vững trong dài hạn. Điều mà chúng ta cần ở đây là một thế hệ những nhà lãnh đạo đáng tin cậy đứng lên để lãnh đạo các thể chế tài chính của nước Mỹ. Những nhà lãnh đạo mới này phải cam kết để không bị mê hoặc bởi cám dỗ của những món lợi ngắn hạn để tập trung vào những thành tựu dài hạn cho khách hàng và doanh nghiệp để đảm bảo một thị trường vốn vững chắc và hợp lý cho đất nước. Chỉ khi đó cộng đồng tài chính mới có thể lấy lại lòng

tin và sự tin tưởng của người dân và đảm bảo rằng thế giới sẽ không còn lâm vào tình cảnh bế tắc trong những năm tới.13

2. Tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với hoạt động lãnh đạo của các công ty trên thế giới

2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn

Trái ngược với niềm tin các nhà lãnh đạo chính trị và các ngành ngân hàng trung ương trên toàn thế giới cho rằng các vấn đề về phương tiện thanh toán mà họ đang phấn đấu để giải quyết để làm cho lãi suất giảm xuống và tạo ra dòng tiền không giới hạn không phải là nguyên nhân mà là hậu quả của cuộc khủng hoảng hiện nay. Các khoản nợ xấu đang chạm xuống đáy trong

13 http://lanhdao.net/vn/tieudiem/banluan/123939/index.aspx


đó tính thanh khoản của các công ty này đang ở mức báo động. Nó đang làm cho các ngân hàng cạn kiệt vốn để cho vay tín dụng mà còn đồng thời đang làm tăng số hộ gia đình mắc nợ và số lượng các công ty phá sản. Tính thanh khoản của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng từ 48,3 trong tháng 1 xuống còn mức 22,6 vào ngày 20/11 và 26,1 vào tháng 12. (Biểu đồ 2.1.).14

Số lượng doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản tăng khá nhiều so với những lần suy thoái kinh tế trước đây. Thời kỳ kinh tế suy giảm năm 2001, tỷ lệ xin bảo hộ phá sản tăng 19%, thập niên 1980, tỷ lệ này là 15%. Trong suy thoái hiện nay, số lượng doanh nghiệp Mỹ tuyên bố phá sản đang tăng rất nhanh trong bối cảnh suy thoái kinh tế bất chấp chính phủ Mỹ đưa ra luật mới cho việc này do muốn trốn tránh các khoản nợ, các công ty không đảm bảo được hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn ở mức an toàn. Trong khủng hoảng, số lượng các vụ phá sản tăng lên mức 1,2 triệu vụ. Tháng 3/2009, tổng số vụ xin bảo hộ phá sản là 130.381 – tăng 46% so với tháng 3/2008 và tăng

81% so với tháng 3/2007. Tỷ lệ phá sản tăng cao là một chỉ báo tệ hại về nền kinh tế bởi xin bảo hộ phá sản là lựa chọn cuối cùng của một doanh nghiệp.15 Biểu đồ 2.1. Tính thanh khoản của các công ty ở Mỹ sụt giảm kỉ lục năm 2008


(Nguồn: CreditSlips, 01/2009)



14 http://www.blacklistednews.com/news-3005-0-3-3--.html

15http://cafef.vn/2009041408168676CA32/ty-le-pha-san-tang-cao-bat-chap-no-luc-cua-chinh-phu-my.chn

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí