Chu Kì Khủng Hoảng Kinh Tế


( Nguồn: Bài giảng của Giáo sư Nguyễn Hữu Phồn)‌

Quản lý hiện đại: thực ra chính là quản lý theo loại hình lãnh đạo

Phương pháp quản lý hiện đại = Cách quản lý truyền thống + Lãnh đạo hiện đại

II. Lý luận về khủng hoảng toàn cầu

1. Khái niệm và chu kì khủng hoảng

1.1. Khái niệm

Khủng hoảng được hiểu như là một giai đoạn hay một trạng thái không ổn định đặc biệt là khi có những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay những tình huống đã đến giai đoạn nguy kịch do những mâu thuẫn chưa giải quyết được. Đôi khi khủng hoảng diễn ra theo chu kì, trong khoảng thời gian ngắn. Nếu không được hỗ trợ, hoặc không có chiến lược ứng phó phù hợp, khủng hoảng có thể quay trở lại. 5

1.2. Chu kì khủng hoảng

Chu kì khủng hoảng không cố định mà phụ thuộc vào từng thời kỳ, đặc điểm của khoảng thời gian, nền kinh tế, chính trị…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Biểu đồ 1.1. Chu kì khủng hoảng kinh tế


Nguồn Wikipedia 5 http dictionary bachkhoatoanthu gov vn Chu kì khủng hoảng là 1

(Nguồn: Wikipedia)


5 http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/


- Chu kì khủng hoảng là biểu hiện của sự vận động được lặp lại thường xuyên của sản xuất tư bản chủ nghĩa từ cuộc khủng hoảng kinh tế này đến cuộc khủng hoảng kinh tế khác. Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của chu kì kinh tế tư bản chủ nghĩa (CKKTSXTBCN) diễn ra có tính chất chu kì, trải qua những giai đoạn có liên quan kế tiếp nhau: khủng hoảng - tiêu điều - phục hồi - hưng thịnh. Quá trình phát triển của mỗi giai đoạn đã nảy sinh những điều kiện làm cho việc chuyển sang giai đoạn tiếp theo được hình thành (Biểu đồ 1.1.).

- Cơ sở vật chất của sự phát triển có tính chu kì của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và các cuộc khủng hoảng sản xuất thừa nảy sinh định kì là sự đổi mới hàng loạt tư bản cố định.

- Độ dài của CKKTSXTBCN khoảng 8 - 10 năm. Bắt đầu từ những năm 70 thế kỉ 19, CKKTSXTBCN được rút ngắn lại khoảng 7 - 8 năm. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại, CKKTSXTBCN có tính chất lạm phát - suy thoái. Những biện pháp điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế

tư bản chủ nghĩa tuy có ảnh hưởng nhất định, nhưng không thủ tiêu được hiện tượng khủng hoảng kinh tế.6

2. Một số loại khủng hoảng về mặt kinh tế

2.1. Khủng hoảng tài chính

2.1.1. Khái niệm

Khủng hoảng tài chính (KHTC) là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình gây ra trạng thái chấn động của hệ thống tài chính, từ hệ thống lưu thông tiền tệ, tín dụng, đến tài chính nhà nước.

2.1.2. Nguyên nhân

- KHTC bắt nguồn từ sự thiếu hụt ngân sách do đề phòng và chuẩn bị chiến tranh, tăng cường lực lượng quân sự, hoặc do chi tiêu vào phúc lợi xã

6 http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_kỳ_khủng_hoảng


hội quá sức chịu đựng của nền kinh tế, hoặc đầu tư nhiều mà không có hiệu quả, tất cả đều có thể dẫn đến KHTC.

- KHTC xảy ra khi những món nợ đến hạn không thu hồi được, do việc cấp phát vốn, cấp tín dụng không kiểm tra, kiểm soát, không xem xét khả năng hoàn vốn của những đơn vị vay hoặc do giá chứng khoán có phần đột nhiên giảm sút.

2.1.3. Biểu hiện

Nền kinh tế mất cân đối giữa thu và chi, thiếu hụt nghiêm trọng và kéo dài các nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng của ngân hàng, kéo theo lạm phát, đồng tiền mất giá nghiêm trọng.7

2.1.4. Khủng hoảng tài chính châu Á (1997 – 1999)

a. Nguyên nhân

- Thứ nhất là do chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhiều nước bị khủng hoảng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ồ ạt và đầu cơ tích trữ là không phù hợp. Trong khi đó, giá trị của đồng nội tệ lại thấp hơn so với đồng USD.

- Thứ hai là do hệ thống ngân hàng yếu, không quản lý nổi để các dòng vốn đầu tư vào một cách ồ ạt và thường xuyên có các khoản nợ khó đòi.

- Thứ ba là do khả năng giám sát yếu của các cơ quản điều hành pháp lý ngân hàng, bản thân ngân hàng thiếu chuyên gia trong việc theo dõi và giám sát hành vi của đối tương vay, những khoản lỗ do nợ xấu bắt đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực của ngân hàng. Nguồn lực bị bào mòn, ngân hàng không còn đủ khả năng cho vay, khi hoạt động cho vay không còn được tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế bị thu hẹp.


7http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/


b. Diễn biến

Cuộc khủng hoảng châu Á mang mầu sắc của một cuộc khủng hoảng có nguồn gốc tài chính. Ði ngược với những mô hình khác, quá trình kinh tế bùng lên ở châu Á trong những năm 80 không dựa vào các thị trường tài chính để đánh giá các đề án đầu tư. Đầu tư của các doanh nghiệp đã được tài trợ bằng cách vay vốn ngân hàng. Khi những quốc gia, đặc biệt ở khu vực Đông Á, bắt đầu nới lỏng các quy định với thị trường tài chính vào đầu những năm 1990, một làn sóng vay dâng lên rất cao, trong đó, hoạt động cho vay tín dụng với các khu vực kinh doanh phi tài chính tư nhân đặc biệt tăng nhanh. Nhân một cuộc khủng hoảng về bất động sản ở Thái Lan, các ngân hàng, do thiếu hụt vốn đồng thời phải gánh nhiều nợ nần khả nghi, đã mất khả năng thanh toán. Một đợt đầu cơ phá giá đồng bath Thái lập tức diễn ra, kéo theo việc phá giá các đồng tiền khác trong vùng. Nền kinh tế Nhật Bản đã phải chịu hậu quả nặng nề vì các nước trên thuộc về vùng kinh tế của Nhật không còn sức mua để nhập hàng. Với một mức lãi suất gần bằng không và những chương trình khởi động lại kinh tế qua ngân sách nhà nước, Nhật Bản đã tìm cách gia tăng cầu trên thị trường bên trong song không bù đắp được giảm sút về cầu trên thị trường bên ngoài ở Đông Nam Á.

2.2. Khủng hoảng kinh tế

2.2.1. Khái niệm

Khủng hoảng kinh tế (KHKT) là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Trong đó, suy thoái kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm. Suy thoái kinh tế có thể liên quan tới sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.


KHKT là một giai đoạn của chu kì tư bản chủ nghĩa, được biểu hiện bằng hàng hoá sản xuất thừa so với nhu cầu có khả năng thanh toán, sản xuất giảm sút, vốn đầu tư cơ bản bị rút bớt, thất nghiệp và lạm phát tăng lên, những tỉ lệ chủ yếu của tái sản xuất bị rối loạn. 8

2.2.2. Nguyên nhân

- Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản; từ đó nảy sinh một loạt mâu thuẫn phái sinh như mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, mâu thuẫn giữa tính có tổ chức trong các xí nghiệp riêng biệt và tình trạng sản xuất vô chính phủ trong toàn xã hội.

- Khối lượng hàng hoá sản xuất vượt quá khối lượng nhu cầu có khả năng thanh toán. Do đó, nảy sinh những sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, và do đó "chủ nghĩa tư bản cần trải qua một cuộc khủng hoảng mới tạo nên được một sự cân đối thường xuyên bị phá hoại" (V. I. Lênin).

2.2.3. Biểu hiện

Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận: Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng.

Tiêu thụ dưới mức: Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu không tương xứng với tổng cung.

Sức ép lợi nhuận từ lao động: Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê mướn tăng lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế. 9


8 http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_ky_khung_hoang_kinh_te

9 http://vi.wikipedia.org/wiki/Khung_hoang


2.2.4. Đại Suy thoái (1929 – 1933)

a. Nguyên nhân

Cuộc Đại Khủng hoảng của Mỹ năm 1929-1933 có nguyên nhân lớn từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Vào những năm 1920, nền kinh tế Mỹ vận hành với chủ trương trở thành nhà băng của thế giới, thành nhà sản xuất lương thực, sản xuất đồ dùng cho toàn thế giới nhưng sẽ mua ít nhất có thể những gì mà phần còn lại của thế giới sản xuất ra. Điều này tạo nên trạng thái cán cân thương mại rất có lợi cho Mỹ, những nó không thể tồn tại lâu. Mỹ thiết lập nhiều rào cản thương mại để bảo vệ hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp Mỹ, nhưng nếu Mỹ không muốn mua hàng từ đối tác Châu Âu thì những đối tác đó sẽ không có tiền để mua hàng từ các đối tác Mỹ. Cho đến khi những đối tác Châu Âu thậm chí không còn đáp ứng được lãi suất cho những khoản vay từ nước Mỹ, họ không thể mua hàng nữa thì hoạt động xuất khẩu của Mỹ giảm 30% và tiếp tục sụt giảm trong thời gian sau đó. Đây là một trong những yếu tố góp phần vào cuộc Đại khủng hoảng.

b. Diễn biến

Thời kỳ suy thoái kinh tế bắt đầu từ sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Tháng 10/1929, cổ phiếu trên phố Wall sụt giảm mạnh sau thời kỳ tăng trưởng bùng nổ những năm 1920. Chỉ trong hai ngày, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25% (kết thúc vào ngày thứ Ba đen tối, 29/10/1929). Lượng giao dịch cổ phiếu trên sàn đạt mức kỷ lục trong 40 năm. Trước khi hạ xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 7/1932, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã hạ 89% và chỉ số này đã không thể hồi phục lại mức đỉnh cao hồi năm 1929 cho đến mãi năm 1954. Con số thống kê cho thấy Đại khủng hoảng đã làm cho 13 triệu người thất nghiệp, sản lượng công nghiệp giảm 45% từ năm 1929 tới năm 1932, số nhà xây mới giảm 80% từ năm 1929 tới năm 1932. Từ năm 1929 tới năm 1932, 5.000 ngân hàng phá sản. Cuộc khủng hoảng bắt đầu ở


Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển. Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước. Từ thành thị đến nông thôn đều phải đối mặt với mất mùa, giảm từ 40 đến 60 phần trăm. Các lĩnh vực khai mỏ và khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất. Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy theo từng nước, được coi là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay

3.1. Nguyên nhân

3.1.1. Nguyên nhân sâu xa

Thứ nhất là do chu kỳ phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản và bản chất của kinh tế thị trường: Từ sau cuộc đại suy thoái kinh tế ở thập niên 40 cho đến cuối thế kỷ 20, thị trường tài chính toàn cầu hình thành và phát triển rất mạnh. Với chính sách tự do hóa tài chính, Mỹ và các nước Tây Âu đã tạo ra được một hệ thống thị trường tài chính sôi động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng - đó là mặt tích cực. Trên thị trường, người ta giao dịch các công cụ tài chính truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu thì ít, giao dịch các công cụ phái sinh mang nặng tính đầu cơ thì nhiều. Giá giao dịch của các công cụ tài chính trên các thị trường đã bỏ xa giá trị thực của nó, hình thành một nền tài chính bong bóng. Quả bong bóng tài chính đã bị xẹp xuống khi nền kinh tế có vấn đề và lạm phát xuất hiện.

Thứ hai là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ những bất ổn trong nền kinh tế tài chính mà chính phủ không kiểm soát được các định chế này: Trong vòng 20 năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới phát triển theo khuynh hướng khuếch đại vai trò của kinh tế tài chính, làm xuất hiện một tầng lớp rất đặc trưng là các nhà tư bản tài chính. Tầng lớp các nhà tư bản tài chính càng ngày càng lớn lên cả về số lượng, cả về chất lượng của sự giàu có. Các định chế tài chính và các quỹ tài chính mà đứng đằng sau là các nhà tư bản tài


chính đó đã xuất hiện một cách vô chính phủ. Chính phủ Mỹ hay bất kỳ chính phủ nào cũng không đủ năng lực để giám sát các quỹ tài chính này và nó trở thành những kẻ du canh, du cư trên toàn bộ nền kinh tế tài chính thế giới. Sự khủng hoảng của kinh tế thế giới hiện nay thực chất là sự khủng hoảng của nền kinh tế tài chính và khủng hoảng trong việc các chính phủ không đủ cảnh giác, không đủ kinh nghiệm, thậm chí không đủ kiến thức để quản lý nền kinh tế tài chính.

3.1.2. Nguyên nhân trực tiếp

Thứ nhất là do khủng hoảng tín dụng thứ cấp bất động sản tại Mỹ: Chính phủ Mỹ đã buông lỏng việc giám sát hoạt động cho vay địa ốc dưới chuẩn. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ tình trạng quá dễ dãi của các ngân hàng Mỹ trong 10 năm gần đây, cho vay ồ ạt các khoản tiền lớn để mua nhà với những hợp đồng không đạt tiêu chuẩn, tạo thành “nền kinh tế bong bóng”. Để tăng năng lực đầu tư tài chính, các ngân hàng đầu tư đã liên kết với các công ty địa ốc sản xuất ra hàng trăm ngàn căn hộ bán trả góp cho người tiêu dùng, với sự bảo lãnh của ngân hàng. Khi thị trường bất động sản hạ nhiệt thì hàng triệu người đi vay không thể trả được cả vốn lẫn lãi, khiến các ngân hàng, nhà đầu tư bị lỗ nặng và mất khả năng thanh toán.

Thứ hai là do sự mất cân đối toàn cầu: Sự mất cân đối toàn cầu xảy ra do một lượng tiền dư thừa từ những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa, đã chảy vào nước Mỹ. Những dòng tiền này khiến lãi suất tại Mỹ được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng. Những can thiệp sai lầm này của chính phủ Mỹ được “xuất khẩu” đi toàn cầu. Rất nhiều các quốc gia cũng áp dụng các chính sách kích thích tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở Mỹ, dẫn đến cấu trúc sản xuất toàn cầu bị méo mó.

Thứ ba là chính sách của Mỹ đã không giám sát chuyện lương thưởng của các CEO ngành tài chính.: Hệ thống thù lao trong đó quyền chọn cổ phiếu

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí