Lý Luận Về Lãnh Đạo Trong Bối Cảnh Khủng Hoảng Toàn Cầu


chiếm phần chủ đạo trong gói lương thưởng của các CEO cho phép họ dám đưa ra những quyết định liều lĩnh với tiền của doanh nghiệp. Trong trường hợp thành công, CEO có thể lĩnh hàng trăm triệu USD tiền thưởng, còn nếu thất bại, họ cũng chẳng phải gánh chịu hậu quả, có chăng chỉ là tiền thưởng ít đi. Thậm chí trong trường hợp CEO khiến doanh nghiệp đổ vỡ, CEO vẫn ra đi với những gói bồi thường thôi việc khổng lồ. Cách trả lương thưởng như vậy được xem là một nguyên nhân quan trọng của cuộc khủng hoảng tại Mỹ hiện nay. Nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp áp dụng hình thức trả thù lao trong đó quyền chọn cổ phiếu chiếm phần chính trong gói lương thưởng của CEO thường chịu những khoản lỗ lớn bất thường nhiều hơn so với những doanh nghiệp trả cho CEO chủ yếu bằng tiền mặt hay cổ phiếu.

Thứ tư là do sự thiếu quản lý tốt của hệ thống tài chính: Các tập đoàn tài chính sáng tạo quá cao trong việc phát triển những cơ cấu và công cụ mới để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận cao của giới đầu tư. Những công cụ này mang tính rủi ro cao hơn những gì người ta có thể hình dung về chúng. Quá lạc quan về sự gia tăng tiếp theo của giá tài sản, các nhà đầu tư không chịu nhìn gần vào bản chất của loại tài sản mà họ đã mua. Thay vào đó, họ dựa vào những phân tích mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cung cấp. Trong khi đó, trong một số trường hợp, các tổ chức đánh giá này thậm chí còn bán lời khuyên về việc làm thế nào để có thể “bịt mắt” hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Hệ thống giám sát tài chính tỏ ra lỏng lẻo, bất lực và có quy mô quá hạn chế. Hệ thống tài chính phi ngân hàng - một mạng lưới có độ ràng buộc lẫn nhau cực cao, gồm các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, các tổ chức cho vay địa ốc - lại không nằm dưới sự giám sát của các quy chế chặt chẽ. Sự sụp đổ của một đối tượng nào đó có thể dẫn tới sự đổ vỡ dây chuyền khiến tất cả các đối tượng trong hệ thống mất niềm tin nghiêm trọng vào nhau và sự tháo chạy của giới đầu tư khỏi toàn bộ thị trường tài chính phái sinh và chứng khoán hóa. Khi đó, các công ty làm ăn tốt và người tiêu dùng có khả năng trả


nợ cũng không thể vay được vốn. Bản thân các ngân hàng cũng khó bán nổi danh mục vay nợ của họ trên thị trường chứng khoán hóa để có tiền cho việc cấp vốn vay mới.10

3.2. Diễn biến

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 chỉ tình trạng bất ổn định tài chính như “đói tín dụng” và thu hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thế giới từ tháng 8 năm 2008. Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan tỏa của cuộc Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007, nơi chính phủ có những can thiệp sai, làm nền kinh tế thị trường không còn lành mạnh. FED đã thực hiện chính sách lãi suất thấp và Fannie Mae và Freddie Mac cho vay dưới chuẩn, đều do can thiệp mạnh từ phía Nhà nước, kéo dài suốt từ thời chính quyền Clinton. Nhận được những tín hiệu sai từ sự can thiệp vào thị trường của chính phủ (khuyến khích vay nợ), người tiêu dùng chi tiêu vượt quá khả năng tiết kiệm thực tế của mình, còn doanh nghiệp thì sa vào đầu tư những dự án kém hiệu quả. Khủng hoảng bắt đầu khi những khu vực đầu tư sai nhiều nhất bị ảnh hưởng trước tiên. Đó là các ngành mà người ta tiêu dùng và đầu tư vung tay khi lãi suất cho vay thấp như bất động sản, ôtô, hàng điện tử.

Khủng hoảng tiếp tục lan đến những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ chính sách lãi suất thấp. Nhà ở chỉ là một trong các lĩnh vực bị đầu tư sai lệch trong thời kỳ lãi suất thấp. Các lĩnh vực như ôtô, hàng điện tử đã bắt đầu báo động về nợ khó đòi. Tỷ lệ nợ mua ôtô không trả được đã lên tới 30 tỷ USD trong tháng 9/2008. Một loạt công ty hàng đầu của Mỹ như General Motor, Ford, General Electrics đã rơi vào tình trạng doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng và bắt đầu kêu cứu sự trợ giúp của chính phủ. Tương tự như nhà đất, tình trạng không bán được hàng cũng như tình trạng không có



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

10http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5376/index.aspx


Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 4

khả năng trả nợ sẽ tích tụ dần, khiến cho không những các hãng sản xuất này rơi vào tình trạng phá sản mà cả những ngân hàng cho người dân vay nợ cũng như cho các hãng này vay đầu tư sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.

3.3. Hậu quả

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Cuộc khủng hoảng này tác động lên tất cả các bộ phận còn lại và làm mất uy tín của nền kinh tế. Sự giảm xuống của những chỉ số như Dow Jones hay NASDAQ chính là một trong những biểu hiện. Năng lực huy động vốn của các nền kinh tế công nghiệp không còn bình thường như trước nữa, và điều đó sẽ dẫn đến giảm phát, thất nghiệp, làm cho thị trường tiêu thụ giảm đi đồng nghĩa với việc toàn bộ nền kinh tế công nghiệp sẽ bị giảm đi. Khủng hoảng kinh tế gây ra tác động tiêu cực phá hoại lực lượng sản xuất, làm phá sản một loạt xí nghiệp, một bộ phận người lao động bị thất nghiệp, gây ra khó khăn về tài chính trên diện rộng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế toàn cầu.‌

III. Lý luận về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu

1. Vai trò của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu

Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đang ngày càng trở lên tồi tệ hơn, thậm chí nó đã chuyển từ trạng thái tồi tệ sang trang tình trạng tệ hại nhất, nguồn tín dụng đang ở tình trạng cạn kiệt trên khắp thế giới. Tuy vậy, bên cạnh đó còn có một vấn đề lớn hơn và quan trọng hơn rất nhiều, đó là tình trạng khan hiếm trầm trọng nguồn lực lãnh đạo tài chính.

Đứng trước khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra: Đâu là năng lực cốt lõi của bản thân mỗi doanh nhân và doanh nghiệp ngoài sự đa dạng hóa kinh doanh một cách thiếu định hướng và thế mạnh thực sự khi các doanh nghiệp lao vào chứng khoán và bất động sản? Đâu là nỗ lực nghiên cứu phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và giải


quyết vấn đề của xã hội của mỗi doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của công ty trong môi trường bình đẳng với thế giới và những giá trị nền tảng của một doanh nghiệp lớn và trường tồn? Giữ vai trò lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp trong thời kinh tế suy thoái là điều không dễ. Làm thế nào giữ vững tinh thần cho mình và cho nhân viên để quản trị tốt và tìm những kinh nghiệm, bài học từ việc lãnh đạo của các tập đoàn trên thế giới bươn chải trong khủng hoảng?

Peter Drucker - người đã bắt đầu nghiên cứu về lãnh đạo tài chính từ những năm 1940 - đã coi những nhà lãnh đạo thực thụ là những người mang trách nhiệm giải trình, kiên định và nhạy bén. Xét về tình trạng tài chính lộn xộn trong giai đoạn hiện tại, những người có trách nhiệm trên thị trường Phố Wall và ở cả Washington đã hoàn toàn thất bại trên cả ba mặt trận. Các hiệu quả trong kinh tế vi mô tức là trong một công ty có thể được tạo nên hay bị phá vỡ, có thể được cải thiện hay bị tồi tệ đi là do năng lực của nhà lãnh đạo.

2. Nhiệm vụ của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu

Các nhà quản lý đang phải đối mặt với thời kì thử thách của nền kinh tế. Vấn đề đầu tiên được đặt ra đối với họ là phải đảm bảo khả năng tồn tại của tổ chức mình, bằng cách tạo ra một cơ cấu lành mạnh, lâu dài đứng vững trước giông tố nhất thời, vượt qua được những biến động đột ngột, và có thể khẳng định mình trong những hoàn cảnh khắc nghiệt.

Từ cuộc khủng hoảng năng lực kinh doanh, Tạp chí dành cho doanh nhân toàn cầu Forbes vừa đăng tải một bài viết về năng lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp thời nay với những trích đoạn đáng suy ngẫm: “Tất cả chúng ta đều xây dựng sự nghiệp của mình trong giai đoạn mà tăng trưởng đã diễn ra khắp mọi nơi. Bản năng, kỹ năng và kinh nghiệm của chúng ta được mài giũa trong bối cảnh mà tăng trưởng toàn cầu được xem như là chuyện đương nhiên. Nhưng giờ đây, tất cả những thứ đó giúp ích gì được cho chúng ta trong thời đại của sụp đổ tài chính, suy thoái và bất ổn hiện nay? Mọi người ở


các cấp lãnh đạo đều nhận ra rằng, họ đang ở trong một lãnh địa mà chưa ai từng đặt chân tới, cho dù họ đang cố khoác lên mình khuôn mặt của những người lãnh đạo dũng cảm và tự tin nhất.

Những vấn đề cơ bản của lãnh đạo mà các nhà quản lý phải đương đầu, đó trước hết là đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn, nhân sự và quản lý theo mục tiêu. Thời kì khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải đối phó tạo ra những khả năng bất ngờ để có thể hiểu biết, chấp nhận và tận dụng những thực tế mới đồng thời cũng là một cơ hội lớn để chứng tỏ chất lượng lãnh đạo.

2.1. Đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn

Hầu như mỗi công ty ngày nay đều có những phương pháp chủ yếu của mình để xác định việc sử dụng vốn. Ở đây quản lý cấp cao đã dự tính một quyết định tổng thể cho cả những xí nghiệp mà trong đó các trưởng các bộ phận lớn còn rảnh rỗi và đối với những khoản đầu tư tương đối nhỏ bé. Dĩ nhiên sẽ hoàn toàn vô nghĩa khi các nhà lãnh đạo dành quá nhiều thời gian cho các quyết định đầu tư, và không còn quan tâm đến những diễn biến sau các quyết định đó. Ở đây, cần phải so sánh lãi suất các khoản vốn vay thực tế với lãi suất mong đợi, đồng thời phải đối chứng sự tác động của các quyết định đầu tư với tổng năng suất và hiệu quả với các mong đợi trước đó.

Tuy nhiên, năng lực và hiệu suất của lãnh đạo không cho phép kiên định mãi việc sử dụng vốn bằng cách so sánh các kinh nghiệm đã thu được trong đầu tư với các kế hoạch đặt ra bởi nó đòi hỏi khả năng lãnh đạo đảm bảo chi phí duy trì hoạt động ở mức phù hợp đồng thời duy trì khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính.

2.1.1. Đảm bảo chi phí duy trì hoạt động ở mức phù hợp

Một nhiệm vụ cơ bản của nhà lãnh đạo là giảm các chi phí duy trì hoạt động bởi lẽ, một công ty bao giờ cũng phải cố gắng duy trì sự tồn tại của mình. Những chi phí này không phải là chi phí tương lai mà là những khoản


mục chi tiêu nảy sinh ngày hôm nay, mà mãi sau mới được bù đắp lại. Mỗi một hoạt động kinh tế bao giờ cũng gây ra những chi phí phát sinh cần phải được tiết kiệm, nhờ vậy mà một công ty, một nền kinh tế có thể tồn tại trong tương lai. Các chi phí duy trì hoạt động này khác với các chi phí được thanh toán theo mô hình kế toán ở chỗ chúng còn nảy sinh trong đó phải đảm bảo chi phí duy trì hoạt động không bao giờ được phép thấp hơn chi phi tư bản. Do vậy, một công ty với tổng tư bản của mình mà không trang trải được các khoản lãi suất tư bản thì sẽ ở trong tình trạng thua lỗ và sống nhờ vào chi phí tương lai của chính mình.

Việc bù đắp chi phí hoạt động nằm trong nhiệm vụ của nhà lãnh đạo. Họ phải gánh lấy trách nhiệm về các chi phí duy trì hoạt động và do vậy cho cả tương lai của tổ chức mình đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu. Các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ về độ lớn của chi phí duy trì hoạt động để từ đó có thể trang trải được, hoặc tối thiểu cũng có thể đưa vào dự đoán. Điều quan trọng nhất ở đây là nhà lãnh đạo nhất thiết phải giải thích cho cổ đông, công chúng và những người nộp thuế về mức độ và ý nghĩa của chi phí duy trì hoạt động, tức là về chi phí cho sự mạo hiểm, sự đổi mới doanh nghiệp. Chi phí duy trì hoạt động cho phép lãnh đạo có thế dự tính được trước cho nhiều năm với một xác suất tương đối cao, bởi vì chúng không phải là chi phí cho tương lai mà là chi phí giao dịch. Các nhà lãnh đạo phải tự chính mình tính toán được chi phí duy trì hoạt động và coi chúng như là chi phí thực sự. Nếu không như vậy sẽ xuất hiện tình trạng mang tính nghịch lý trong thời đại khủng hoảng và lạm phát bởi công ty của họ mặc dù liên tục có những lợi nhuận kỉ lục nhưng rồi lại sụp đổ dưới gáng nặng của thua lỗ thực tế tiềm tàng.

2.1.2. Duy trì khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính

Trong thời kì khủng hoảng, cân đối trở nên quan trọng hơn là hạch toán lỗ lãi. Vì vậy, công tác lãnh đạo phải cố gắng đạt được sức mạnh tài chính hơn là lợi nhuận cao, và trong bất kì trường hợp nào cũng phải biết được chỉ


số tối thiểu về khả năng thanh toán mà công ty cần có để duy trì khả năng tồn tại của mình. Trong thời kì biến động, một công ty không thể tiếp tục tiến lên, nếu suy nghĩ rằng trong khủng hoảng, có thể chờ đợi tình trạng thắt chặt tín dụng hoặc một sự giảm phát đột ngột. Vì vậy, người lãnh đạo của một công ty cần phải chăm lo sức mạnh tài chính, khả năng thanh toán, doanh số thị trường và vị trí thị trường cũng như sự đổi mới và lợi nhuận. Thực ra, khả năng thanh toán không phải là mục đích tự thân, song trong khủng hoảng thì nó trở thành một giới hạn quyết định cho sự an toàn của doanh nghiệp.

2.2. Đảm bảo hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự

Việc sử dụng và đào tạo lực lượng lãnh đạo và lực lượng chuyên môn biểu thị của một sự kiểm soát đích thực của một tổ chức. Trong trường hợp nếu việc thu dụng và bổ nhiệm diễn ra không như mong muốn thì về nguyên tắc người ta có thể cho rằng nhà quản lý đã lựa chọn và thu dụng nhân viên một cách sai lầm hoặc là trên cơ sở và cách thức thức sai lệch. Sẽ hoàn toàn vô lý nếu người được tuyển dụng lại phải chịu trách nhiệm về điều này – mà điều này vẫn thường hay xảy ra. Dĩ nhiên, những người lãnh đạo cấp trên biết rằng họ cần phải quyết định về nhân sự thế nào đồng thời phải theo dõi và kiểm tra các quyết định của mình đặc biệt là trong thời kì công ty suy thoái.

Việc sử dụng có hiệu quả sức lao động của con người nói chung, đặc biệt là việc sử dụng sức lao động tiềm tàng có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất, tức là lực lượng chuyên môn có trình độ cao và công nhân trí thức, đòi hỏi nhà lãnh đạo trước hết phải nhận biết một cách hoàn toàn chính xác các nhiệm vụ đặc trưng của họ. Nó đòi hỏi nhà quản lý phải điều hành sao cho họ có thể đạt được kết quả mỹ mãn, để khả năng của họ không bị lãng phí hoặc tiêu tan trong những lĩnh vực mà họ không thể thực hiện công việc một cách tốt đẹp đặc biệt trong thời kì khủng hoảng. Điều này, đòi hỏi, thứ nhất, nhà lãnh đạo dựa trên những quyết định về nhân sự đúng đắn, có thể là cắt giảm nhân viên nhưng đây chưa hẳn là một biện pháp cắt giảm chi phí tối ưu trong


thời kì khủng hoảng vì công ty khó đấy mạnh sản xuất khi vượt qua khủng hoảng. Nhà lãnh đạo phải biết vận động được nhân viên công ty mình bằng việc giữ chân nhân viên giỏi như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Đồng thời, với vai trò của mình, nhà lãnh đạo có thể giúp nhân viên làm chủ những suy nghĩ của họ trong thời kỳ khủng hoảng bằng việc truyền tải một cách hiệu quả những việc tốt nhất nên làm giúp nhân viên giữ vững niềm tin và cảm thấy nhẹ nhàng hơn trước những điều bất trắc có thể xảy ra.

2.3. Đảm bảo quản lý các quyết định theo mục tiêu

Trong thời kì khủng hoảng, một công ty phải được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ và linh hoạt để có thể vừa vượt qua được các thời kì căng thẳng, vừa tận dụng một cách nhanh chóng các cơ hội bất ngờ nhằm đạt được các ưu thế. Điều này càng cần thiết đối với các công ty đã trải qua một thời gian tương đối dài yên tĩnh, trầm lắng và có thể dự đoán trước được một tình trạng có thể đưa tổ chức vào tình trạng trì trệ và suy yếu một cách quá đáng. Cái tối thiểu mà doanh nghiệp mong đợi ở một nhà quản lý là họ phải luôn cố gắng thực hiện được các mục tiêu đã được đặt ra với những phương pháp tốt nhất có thể. Việc sử dụng các nguồn định hướng vào kết quả đòi hỏi một sự kiểm soát liên tục nhằm từ bỏ một cách hợp lý các lĩnh vực hứa hẹn ít kết quả và ít hiệu quả hơn so với một nhiệm vụ mới được đề ra như phát triển sản phẩm mới với giá rẻ hơn phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng trong thời buổi khủng hoảng trong khi so với thời kinh tế phát triển họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua những đồ xa xỉ, đắt tiền.

Trong cuốn Thực hành quản lý (1954), Drucker đã đưa ra cụm từ “quản lý theo mục tiêu” cho đến nay vẫn còn thời thượng. Ông cho rằng giới quản lý phải biết đặt ra những mục tiêu dài hạn rõ ràng và biết biến những mục tiêu này thành những yêu cầu ngắn hạn cụ thể cho giới quản lý trung gian thi hành. Người lãnh đạo có năng lực trong cơn khủng hoảng đòi hỏi phải có trình độ về việc lên kế hoạch và cam kết điều hành doanh nghiệp của mình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022