Số Lượng Doanh Nghiệp Mỹ Phá Sản Tính Từ Tháng 1/2006 Đến Tháng 11/2008


Với khả năng thanh khoản ngày càng giảm sút của các công ty, hàng loạt các công ty đệ đơn xin phá sản trong khủng hoảng. Số lượng các công ty giải thể tăng lên một cách chóng mặt. Biểu đồ 2.2 thống kê về số lượng các công ty Mỹ phá sản hàng ngày được thống kê từ tháng 1/2006 đến tháng 11/2008 tăng lên một cách đáng báo động cho thấy khả năng lãnh đạo đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn công ty không đủ khả năng vượt qua cơn bão tài chính nếu nhà lãnh đạo không có những biện pháp ứng phó kịp thời.

Biểu đồ 2.2. Số lượng doanh nghiệp Mỹ phá sản tính từ tháng 1/2006 đến tháng 11/2008


Nguồn CreditSlips 01 2009 Với hàng loạt doanh nghiệp đang mấp mé bờ vực phá 1

(Nguồn: CreditSlips, 01/2009)


Với hàng loạt doanh nghiệp đang mấp mé bờ vực phá sản, đã đến lúc, người đứng đầu nên đổi mới lối tư duy lãnh đạo, để đưa doanh nghiệp mình vượt qua khủng hoảng tiến về đích. Chính vì thế, thay vì đóng cửa, cấm đoán mọi chất vấn, nhà lãnh đạo nên thiết lập một hệ thống và quy trình xử lý nguồn thông tin phản hồi để tăng tính minh bạch buộc người lãnh đạo phải nâng cao tinh thần trách nhiệm.


2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trong khủng hoảng, lợi nhuận đi xuống và áp lực cắt giảm chi phí sản xuất đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo buộc các nhà lãnh đạo phải tính đến phương án cắt giảm nhân sự.

Tính riêng ở Mỹ, trong tháng 3/2009 đã có 663 người bị sa thải, nâng tổng số nhân công thất nghiệp từ đầu cuộc suy thoái đến nay tại nước này là 5,1 triệu người. Một thống kê gần đây cho thấy 71% số công ty trong diện điều tra tại Mỹ thừa nhận đã sa thải nhân viên. 25% những công ty được hỏi cắt giảm lương thưởng (Biểu đồ 2.3.). Đến hết năm 2008, số người mất việc tại Hoa Kỳ lên tới nửa triệu bao gồm cả nhóm lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản trị. Tuy nhiên, một số ít doanh nghiệp vẫn kiên quyết duy trì lực lượng lao động với mục đích khi nền kinh tế ấm trở lại, họ có thể đẩy mạnh sản xuất ngay lập tức. Nhiều công ty khác thay vì sa thải nhân viên, cắt giảm triệt để những chi phí không cần thiết như thưởng, hoãn trả lương hoặc áp dụng biện pháp cắt giảm giờ làm việc từ 40 giờ xuống còn 32 giờ. Tuy vậy, trong nhiều tình huống việc sa thải nhân công là không thể tránh khỏi do đó tỷ lệ thất nghiệp tại nước này gia tăng nhanh chóng.

Biểu đồ 2.3. Lãnh đạo công ty Mỹ đối phó với khủng hoảng dựa trên các quyết định về nhân sự


4%

25%

Cắt giảm nhân công

Cắt giảm lương, thưởng Cắt giảm giờ làm

71%


(Nguồn: website http://ceocenter.vn)


Tây Ban Nha là quốc gia phát triển trong lĩnh vực xây dựng, chính vì thế mà khi bong bóng ngành bất động sản sụp đổ theo khủng hoảng, thì tỷ lệ số người thất nghiệp ở Tây Ban Nha cao nhất cũng là điều dễ hiểu. Qúy I/2009, tỷ lệ người thất nghiệp tại Tây Ban Nha đã tăng 17,36% trở thành đất nước có tỷ lệ người thất nghiệp cao nhất Liên minh châu Âu với trên 4 triệu người không có việc làm. Cơ quan thống kê của Anh cũng thông báo số lượng người nhận trợ cấp thất nghiệp tăng 75.700 người lên mức 1,07 triệu, mức cao nhất từ tháng 7/2000.16

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha tăng lên trong khủng hoảng

Nguồn website http www voxeu org Trên toàn cầu tỷ lệ thất nghiệp gia tăng 2

(Nguồn: website http://www. voxeu.org)

Trên toàn cầu tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh do lãnh đạo các tập đoàn và công ty cho rằng cắt giảm chi phí bằng biện pháp cắt giảm nhân công sẽ đảm bảo chi phí duy trì hoạt động cho công ty. (Biểu đồ 2.4.) 17


16 http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=91875

17 http://www.voxeu.org/index.php?q=node/3071


3. Tìm hiểu các kinh nghiệm lãnh đạo thành công trong khủng hoảng của các tập đoàn trên thế giới

Trong khủng hoảng, các nhà quản lý hiện nay đang phải đối phó với nhiều thách thức, từ việc duy trì niềm tin bị tổn thương của người tiêu dùng đến việc thắt chặt tín dụng. Vòng quay kinh tế cũng giống như thuyết tiến hóa của Darwin, đào thải những công ty yếu kém và làm cho những kẻ sống sót trở nên mạnh mẽ hơn. Điều đó đã được kiểm chứng hơn một năm sau khi thế giới lâm vào suy thoái. Các nhà bán lẻ vững vàng tìm thấy thị trường riêng cho mình. Các ngân hàng uy tín nhận được nhiều tiền gửi tiết kiệm hơn. Các công ty kỹ thuật mạnh về tài chính vẫn tiếp tục tuyển thêm nhân viên dễ dàng. Tuy nhiên, việc ở lại trong môi trường kinh doanh không hề dễ dàng vì nguy cơ giảm doanh số và cắt giảm việc làm luôn rình rập bởi phần thắng luôn dành cho những nhà lãnh đạo kiệt xuất trong khủng hoảng biết đón đầu cơ hội và duy trì một chiến lược kinh doanh sáng tạo, có một chút liều lĩnh; trong đó, phải kể đến thành công của Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart và tập đoàn hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) của thế giới IBM.

3.1. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng của tập đoàn Wal-Mart

Wal-Mart đầu tiên được mở ra vào năm 1962 và trở thành cửa hàng bán lẻ nổi tiếng hàng đầu thế giới. Bất chấp hầu hết doanh nghiệp Mỹ, kể cả các đại gia lừng lẫy thế giới, vẫn đang vật lộn với cuộc suy thoái kinh tế tài chính thì tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart của Mỹ vẫn vững vàng với ngôi vị số 1 trong ngành quan trọng bậc nhất thế giới hiện nay - ngành bán lẻ.

Thành công của Wal-Mart trong khủng hoảng: Trong khi suy thoái đang tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu, Wal-Mart đưa ra chiêu giảm giá trên hầu hết các mặt hàng. Khi doanh số tháng 01/2009 của các nhà bán lẻ như Saks, Children’s Palace, Limited Brands và Macy’s đang sụt giảm nghiêm trọng, còn người tiêu dùng Mỹ lo ngại về các vụ sa thải hàng loạt và


khoản trợ cấp hưu trí bị cắt giảm thì Wal-Mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, vẫn là một trong số những ngoại lệ với doanh số nằm ngoài dự báo của phố Wall. Chuỗi siêu thị bình dân Wal-Mart đang được hưởng lợi từ việc người tiêu dùng hiện nay coi hàng hóa thiết yếu là ưu tiên số 1 và thường chọn mua những mặt hàng giá rẻ. Giá xăng dầu giảm cũng góp phần trợ giúp công ty này vì khách hàng năng đi ra ngoài mua sắm hơn. Doanh thu trong quý I của Wal-Mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới đã từ vị trí thứ 11 ở quý trước leo lên vị trí thứ 3 và nghiễm nhiên có tên trong danh sách nhóm những hãng lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường từng quý của năm 2008. Cụ thể, Wal-Mart vừa thông báo lãi ròng 3,02 tỷ USD trong quý I/2009, gần như không sút kém gì so với cùng kỳ năm 2008, cho dù đầu năm 2009 thì thế giới vẫn đang vật lộn với khủng hoảng. Tổng doanh thu của hãng tăng 3,5%. Thêm vào đó, doanh thu trong các tháng tiếp theo đó cũng liên tục tăng 6% trong quý 4/2008.

Khủng hoảng đang đẩy rất nhiều cửa hàng bán lẻ đến bờ vực phá sản, trong đó có cả những tên tuổi lớn như Circuit City và chuỗi cửa hàng quần áo giá rẻ Goody’s Family Clothing. Còn những nhà bán lẻ “sống sót” vẫn đang tiếp tục các đợt khuyến mãi lớn để thu hút khách hàng, đồng thời tìm đến các cách cắt giảm chi phí khác. Theo ước tính của Goldman Sachs, doanh thu tháng 2 của khu vực bán lẻ giảm 1,6%, tuy không tồi như dự báo nhưng vẫn nằm trong chuỗi 4 tháng suy giảm liên tục. Nếu không có doanh số khả quan từ Wal-Mart, chỉ số này sẽ vọt lên mức 4,1%. Doanh số của Wal-Mart trong tháng 2/2009 tăng 5,1%, thì doanh số của các công ty Costco, Rival Target

Corp., J. C. Penney Co., Kohl’s và Saks giảm lần lượt là 3,0%; 4,1%; 8,8%; 1,6% và 26%.( Biểu đồ 2.5.)18


18 http://www.nytimes.com/2009/03/06/business/economy/06retail.html


Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện doanh số của các công ty bán lẻ trong tháng 2

(Nguồn: Goldman Sachs, dựa trên báo cáo của các công ty)

Với Wal-Mart, những người tiêu dùng thu nhập thấp rút khỏi thị trường vào tháng 12 năm ngoái cũng đã quay trở lại vào tháng 1 năm nay. Vì thế, trong khi doanh thu nhìn chung vẫn đi xuống, người tiêu dùng đang có dấu hiệu cho rằng họ không cần thiết phải cắt giảm hơn nữa chi tiêu cho việc mua sắm những đồ dùng thiết yếu. Trong tháng 12, Wal-Mart đã giành được một thị phần nhỏ ở phân khúc những người tiêu dùng có thu nhập thấp dưới 25,000 đô la Mĩ trong số những người tiêu dùng mua sắm ở Wal-Mart trong suốt 4 tuần đầu. Cùng lúc đó, Wal-Mart cũng đã giành được thị phần nhiều hơn ở phân khúc những người có thu nhập nhiều hơn 100,000 đô la Mĩ.

Đứng trước bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, một nghiên cứu được thực hiện bởi TNS - Tập đoàn nghiên cứu thị trường toàn cầu Global Market Research Specialists về điều tra quy mô tiêu dùng trong tháng 1, thị phần của những người tiêu dùng có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn trong các tháng tiếp theo giảm 3% vào tháng 1 so với mức tăng lần đầu tiên vào tháng 9. Sự tăng

này đã vượt qua mức tăng 1% so với thị phần của người tiêu dùng có kế hoạch chi tiêu ít hơn vào các tháng tiếp theo.(Biểu đồ 2.6.)19


19http://ipl.econ.duke.edu/bread/papers/2004.09_Conference/McKenzieSchargrodskySept04.pdf


Biểu đồ 2.6. Điều tra tâm lý tiêu dùng của khách hàng trong năm 2008

Nguồn http www tnsglobal com Đánh vào tâm lý của người tiêu dùng Wal Mart đã 3

(Nguồn: http://www.tnsglobal.com/)

Đánh vào tâm lý của người tiêu dùng, Wal-Mart đã tung ra hàng loạt các chiêu thức nhằm thu hút khách hàng kể cả trong hoàn cảnh người dân thắt chặt chi tiêu trong khủng hoảng. Những người tiêu dùng ở Target, Cotsco đã chuyển sang Wal-Mart. Wal-Mart đã có khởi đầu tuyệt vời với số khách hàng muốn chi tiêu ở gian hàng Wal-Mart lên nhiều hơn 40% số khách hàng cũ của họ. Một đồng đôla mạnh cũng có thể thúc đẩy giá trị các doanh thu của hãng ở nước ngoài. Khoản doanh thu vốn chiếm ¼ tổng doanh số của hãng. Các chuỗi cửa hàng ở Anh, Brazil, Mêhicô có vẻ kinh doanh khá phát đạt cho dù các cửa hàng ở Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn. Thành công của Wal-Mart có được là do đang làm tốt hai nhiệm vụ quản lý theo mục tiêu và đảm bảo hiệu suất dựa trên các quyết định về nhân sự.

Quản lý theo mục tiêu:

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp đều có những phản ứng rất giống nhau trong thời kỳ suy thoái, Wal-Mart đã rất thành công khi tăng hoặc ít nhất giữ nguyên ngân sách cho hoạt động marketing. Kinh nghiệm của Wal-Mart cho thấy trong thời kỳ khủng hoảng, trái với phản ứng cắt giảm chi tiêu thông thường của nhiều doanh nghiệp nhằm đối phó với sự suy giảm cầu chi tiêu,


gia tăng hoạt động marketing để chiếm thị phần là một biện pháp tốt để tồn tại. Trong suy thoái, nhà lãnh đạo Wal-Mart cũng cho biết phải xem xét lại ưu tiên của doanh nghiệp mình, có khi phải từ bỏ các chiến lược hoặc sản phẩm không thuộc lĩnh vực kinh doanh chủ chốt để tập trung vào thế mạnh của mình. Năm ngoái, Wal-Mart từ bỏ chính sách cung ứng một khối lượng lớn hàng hóa để tăng cường sự hấp dẫn của mình. Thay vào đó, công ty bán lẻ lớn nhất thế giới này đang tập trung đơn giản hóa danh mục hàng hóa và hạ giá các sản phẩm được ưa chuộng nhất của mình.

Nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế thế giới, chiêu thức tung ra các mặt hàng giá rẻ nhằm thu hút khách mua đã được áp dụng triệt để và phát huy tác dụng mạnh mẽ. Tập đoàn bán lẻ này cho biết chính sách giá rẻ và giảm giá của họ thu hút đối tượng khách hàng quan tâm nhiều đến giá cả. Người tiêu dùng vẫn tìm ra cách tiết kiệm tiền, như chuyển từ dùng hàng hiệu sang các tên tuổi bình dân hơn. Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, doanh số tiêu thụ tại Mỹ của các hàng hoá thương hiệu nhỏ tăng 10% tính đến ngày 28/6, trong khi doanh số của các thương hiệu lớn, tiêu thụ cả nước, chỉ tăng 4%. Người tiêu dùng Mỹ đang thực sự phải thắt lưng buộc bụng và thay đổi quan niệm.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán lẻ tại thị trường Mỹ đã giảm 2,8% trong tháng trước, mức cao nhất trong vòng 16 năm trở lại đây. Theo kết quả khảo sát hành vi và kế hoạch mua sắm của người tiêu dùng Mỹ trong mùa lễ hội 2008 do công ty BIGresearch thực hiện, 40% người mua hàng cho biết chính sách giảm giá, khuyến mại là yếu tố lớn nhất quyết định nơi mua sắm của họ.

Thành công của Wal-Mart đã buộc các đối thủ trong lĩnh vực bán lẻ phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình. Việc làm của Wal-Mart chẳng những thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các cửa hàng bán giảm giá, mà

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí