Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 2


đoàn đương đầu khá thành công trong khủng hoảng và hoạt động lãnh đạo tại các doanh nghiệp Việt Nam thuộc hai mảng nhà nước, tư nhân và những biện pháp mang tính đối phó với cuộc khủng hoảng tại các doanh nghiệp này nói chung.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện khóa luận này là phương pháp nghiên cứu tình huống. Việc nghiên cứu tại bàn sẽ được tiến hành trên cơ sở thu thập nhiều nguồn tài liệu: sách, báo, tạp chí và mạng Internet. Bước này sẽ giúp người viết có cái nhìn toàn diện về thực trạng lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Phương pháp xử lý thông tin là tổng hợp phân tích và đánh giá.

5. Kết cấu khóa luận

Chương 1: Lý luận chung về lãnh đạo trong bối cảnh k hủng hoảng toàn cầu

Chương 2: Thực trạng về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu Chương 3: Bài học kinh nghiệm về lãnh đạo trong khủng hoảng đối với

Việt Nam

Đây là một đề tài còn rất mới đồng thời vẫn còn những tồn tại mà thế giới phải đối phó trong bối cảnh khủng hoảng do đó khóa luận không thể tránh khỏi sai sót và hạn chế về mặt cập nhật thông tin. Em hy vọng sẽ nhận được sự góp ý từ các thầy cô, các nhà lãnh đạo và bạn đọc quan tâm để đề tài được hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn.

Cuối cùng, em xin cảm ơn trường ĐH Ngoại Thương , khoa Quản trị kinh doanh đã tạ o điề u kiệ n cho em viế t khó a luậ n nà y , đặc biệt cảm ơn Thạc sỹ Đặng Thị Lan, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tác giả các tài liệu em tham khảo và hi vọng khóa luận của em sẽ góp phần là tiền đề cho các công trình nghiên cứu sau này.


CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU‌‌

I. Lý luận chung về lãnh đạo

1. Khái niệm về lãnh đạo

Có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ “lãnh đạo”, và chúng ta hay đồng nhất khái niệm lãnh đạo với quyền lực và cách quản lý nhân viên cấp dưới. Thuật ngữ “lãnh đạo” có nghĩa khác nhau tùy theo từng lĩnh vực và thời đại.

- Trong thời kỳ phong kiến: “Lãnh đạo” nhằm nói về những người dẫn đầu trong các nhóm, lực lượng quân đội hay nắm giữ những quyền lực chính trị lớn như hoàng đế, tướng lĩnh, quan hay người dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa.

- Trong kinh tế: Thuật ngữ này thường được sử dụng để nói đến những người nắm giữ vai trò và quyền lực quan trọng trong tổ chức, với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, quyết định cho các hoạt động nội bộ, duy trì kỷ luật và đề xướng hướng đi cho mọi người cũng như khả năng ảnh hưởng đến tính hiệu quả tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng cũng như khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Dù nhìn nhận theo cách nào, lãnh đạo cũng phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về lãnh đạo.

Theo Stogdill: “Lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng của một cá nhân đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng”.1



1 Stogill, R. M. (1974), Handbook of leadership: A survey of theory, and research - The Free Press, 81, New York.


Robert House định nghĩa rằng: “Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc”. 2

Maxwell định nghĩa: “Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác”.3 Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.

Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí từ những người có chức vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học... Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ.

Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “nhà lãnh đạo”. Lãnh đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động. Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau. Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo. Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự.

Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh

2 Robert J. House (2004), Culture, Leadership and Organizations - The GLOBE Study of 62 Societies, Sage Publications Inc., 35, Thousand Oasks.

3 John C. Maxwell, The 21 Irrefutable Laws of Leadership, 17, New York Tímes.


hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa. Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta.

Nhà lãnh đạo thật sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ.

Kể từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, các kiểu lãnh đạo - quản lý đã đi theo hướng tập trung vào việc hoàn thành công việc, nhấn mạnh vào giá trị, lòng tin cá nhân và sự hỗ trợ trong công tác nhằm đảm bảo các thành viên đang đi theo đúng hướng đã quy định dưới tác động của hệ thống mở do ảnh hưởng của các yếu tố chính trị - xã hội bên ngoài. Bên trong một tổ chức là một hệ thống các văn hóa cá nhân và văn hóa nhóm cùng tồn tại cộng sinh và tác động mạnh mẽ lên văn hóa tổ chức và khả năng hoàn thành công tác mà trong đó lãnh đạo đóng vai trò là người điều khiển và hướng dẫn các hoạt động của nhóm bằng cách sử dụng quyền lực chính trị ở cấp vi mô (và vĩ mô) của mình.

Điều quan trọng trong khái niệm “lãnh đạo” là người được lãnh đạo thông thường sẽ thừa nhận quyền lực hợp pháp và khả năng thực thi quyền lực này của lãnh đạo. Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo nếu không thể gây ảnh hưởng lên người khác và quyền lực này sẽ được thể hiện qua nhiều hình thức như tiền thưởng, địa vị, phạt tiền, cảnh cáo, đuổi việc,... để khiến người khác phải làm điều mà lãnh đạo muốn làm.

2. Đặc điểm của lãnh đạo

Qua các định nghĩa trên, ta có thể thấy “lãnh đạo” nhìn chung có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, lãnh đạo là một tiến trình hay một chuỗi các tiến trình gây ảnh hưởng đến người khác trong các hoạt động có tổ chức để đạt được


mục tiêu nhất định. Như vậy, để có lãnh đạo, nhất thiết phải có người được (hoặc bị) lãnh đạo và nhóm phải có mục tiêu hoạt động cụ thể nào đó.

Thứ hai, người lãnh đạo phải có năng lực dẫn đầu và hướng dẫn cả nhóm những việc nên và không nên làm thông qua việc giao tiếp bằng ngôn ngữ để trao đổi thông tin. Nói cách khác, người lãnh đạo được giả định rằng phải làm điều đúng (do the right things) bởi vì những áp lực về trách nhiệm, hơn là làm đúng như những gì đã được yêu cầu (do things right) như là các nhà quản lý.

Thứ ba, các hoạt động của lãnh đạo luôn gắn liền với các yếu tố cấu thành như quyền lực, ảnh hưởng, địa vị và các kỹ năng lãnh đạo. Trong đó, người lãnh đạo sẽ có được quyền và quyền lực từ địa vị đó để gây ảnh hưởng người cấp dưới bên cạnh việc chịu trách nhiệm trước cấp cao hơn hoặc tập thể. Chính vì thế, nhà lãnh đạo phải đáp ứng một số tiêu chí đặc biệt nổi trội hơn thành viên còn lại trong nhóm để có thể đóng vai trò dẫn đầu trong công việc, thậm chí thâm niên công tác và bằng cấp cho dù chuyên môn của họ có thể không liên quan gì đến lãnh đạo.

Thứ tư, do lãnh đạo thường bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa, và nó cũng tác động ngược lại các yếu tố ngoại cảnh này, làm cộng đồng dịch chuyển về hướng mới nên bản thân người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và chính xác để có thể dẫn đầu cả nhóm trong việc tìm ra hướng đi mới. Đây là khả năng cá nhân trong việc phát huy việc tồn tại và phát triển của một tổ chức.

Khóa luận này đi sâu nghiên cứu về vấn đề lãnh đạo gắn liền với quản trị trong doanh nghiệp. Chính vì thế, khóa luận sẽ tập trung phân tích hoạt động lãnh đạo gắn với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà mục đích chủ yếu là lợi nhuận và làm thế nào để những người trong doanh nghiệp đi theo mình, đặt ra mục tiêu, định hướng hoạt động, và hướng mọi người cùng đạt tới mục tiêu đó.


Trong doanh nghiệp, hoạt động của nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc, giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm. Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn. Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặc giám đốc. Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được đồng thời duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng. Khi lãnh đạo một doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiêp thường thực hiện những hoạt động sau:

Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch trình để đạt được mục tiêu đó.

Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu, tập trung vào yếu tố con người đồng thời kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài.

Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao thông qua xây dựng, thực thi chiến lược, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực của công ty, kiểm tra và đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

3. Sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo

Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm khác nhau, tuy nhiên đã có nhiều quan điểm đồng nhất giữa hai khái niệm này. Peter Ferdinand Drucker, cha đẻ của quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng: Quản lý là làm việc đúng cách, còn


lãnh đạo là làm đúng việc. Drucker muốn nhấn mạnh rằng ở vị trí đứng đầu luôn có hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý. “Nhà quản lý có thể đóng vai trò của nhà lãnh đạo nhưng nhà lãnh đạo thì không phải lúc nào cũng là nhà quản lý. Quản lý là quá trình đảm bảo cho chương trình và mục tiêu hành động của tổ chức được thực hiện trong khi lãnh đạo xây dựng tầm nhìn và tạo động lực cho mọi người”.4 (Bảng 1.1.).

Bảng 1.1. So sánh sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo


Quản lý

Lãnh đạo

Lập ra trật tự rõ rang cho doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả của nhân viên


Đảm bảo cho doanh nghiệp ổn định


Lấy công việc làm gốc, sắp xếp các nguồn tài nguyên một cách thỏa đáng

Đưa ra phương hướng đi lên cho doanh nghiệp

Nâng cao độ hài lòng của nhân viên

Thúc đấy cho doanh nghiệp thay đổi để phát triển

Lấy con người làm gốc, động viên, khuyến khích và liên kết với nhân viên tạo thành một tập thể

đồng thuận và tích cực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 2

(Nguồn: Bài giảng của TS. Nguyễn Quốc Phồn)

Trước đây, trong quản lý người ta coi giám sát và đánh giá là trọng tâm của quản lý truyền thống. Còn lãnh đạo chỉ xem là thứ yếu trong quản lý truyền thống. Hiện nay và sau này, lãnh đạo trở nên có vai trò nổi trội; nó không tách ra khỏi quản lý truyền thống, mà trở thành một chức năng quan trọng mới trong quản lý doanh nghiệp hiện đại. Sự kết hợp giữa khái niệm mới về lãnh đạo hiện đại với lý luận quản lý truyền thống, sẽ hình thành nên một lý luận mới, phương pháp mới về quản lý hiện đại. (Bảng 1.2.)


4 Peter F.Drucker, Quản lý trong thời đại bão táp, Nguyễn Minh Tú dịch, NXB Chính trị Quốc Gia, 1993


Bảng 1.2. So sánh sự khác nhau giữa quản lý truyền thống và lãnh đạo hiện đại

Quản lý truyền thống

Lãnh đạo hiện đại

Chú trọng vào việc giám sát, đánh giá

Chú trọng vào việc duy trì trật tự

Chú trọng vào chế độ và tổ chức

Chú trọng vào việc làm tốt những công việc đã được quyết định

Dựa vào nguồn lực và quy tắc

Coi người quản lý là chủ thể, nhân viên cấp dưới là khách thể của quản lý (người quản lý có trách nhiệm vạch ra quyết định, nhân viên cấp dưới có trách nhiệm chấp hành và thực hiện quyết sách, hai đối tượng này không thể vượt qua giới hạn và xâm phạm các lĩnh vực của nhau)

Chú trọng đến các quyết sách và sách lược kinh doanh của doanh nghiệp

Quan tâm đến những vấn đề hiện tại

Quan tâm đến việc mình là trọng tài, chỉ quen nói mà không làm

Lấy sự việc, công việc, hiệu suất và thị trường làm gốc.

Coi trọng vào việc động viên, khích lệ

Coi trọng vào việc đổi mới, đột phá

Chú trọng vào con người

Coi trọng vào việc quyết đinh và thực hiện chính xác công việc

Chủ yếu dựa vào tác dụng của sự ảnh hưởng phi quyền lực, dựa vào nghệ thuật lãnh đạo

Coi cả người lãnh đạo và nhân viên cấp dưới là chủ thể của hoạt động thực hiện và hoạt động quyết sách. Giới hạn giữa hai đối tượng này không rõ ràng

Quan tấm đến sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp

Quan tâm đến mục đích đằng sau quy hoạch sách lược, có nghĩa là quan tâm đến lý do vì sao phải đưa ra quyết định này, vì sao phải vạch ra sách lược kia Người lãnh đạo hiện đại học cách làm người huấn luyện, người phụ trách, người giáo viên, ngoài ra còn:

+ Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên cấp dưới.

+ Cung cấp sự phục vụ mà nhân viên cấp dưới cần

Lấy con người, nhân viên, khách hàng, hiệu quả và giá trị làm gốc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022