Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 2



Theo Gilmour, D.A King, G.C và Hobley (1989) [16] đã mô tả hai kiểu động cơ khác nhau nhưng song song tồn tại bên nhau trong phát triển lâm nghiệp ở Nepan đó là: “Phát triển lâm nghiệp hướng về Trung Ương” và “Phát triển lâm nghiệp hướng về người dân”. Để nâng cao việc quản lý rừng công cộng có hiệu quả, một số chương trình của Chính phủ Nepan đã phát triển theo hình mẫu “hướng về rừng” để khắc phục hiện tượng tàn phá rừng do sự tác động cộng hưởng của chính sách lâm nghiệp không hoàn chỉnh, áp lực của dân số và sự ô nhiễm môi trường. Qua báo cáo của Leuschner, tác giả đã khẳng định rằng việc hợp tác giữa cư dân địa phương với cán bộ cấp huyện là rất quan trọng để thành công trong các dự án phát triển LNCĐ và nó có thể trở nên dễ dàng bằng cách thu hút các nhóm người dân đó vào việc lập kế hoạch phát triển địa phương. Tiêu chuẩn chính cho sự thành công của dự án LNCĐ đó chính là việc quan tâm đến sự thích nghi một hệ thống quản lý cộng đồng với các điều kiện và nhu cầu của người dân địa phương.

Guha (1989), Rừng núi không yên ổn: Thay đổi sinh thái và sự chống đối của nông dân tại Himalaya [22] cách đây trên một trăm năm, tại vùng đồi Himalaya phong trào quần chúng “ôm giữ lấy cây” (chipko) như là một cố gắng nổi bật của người dân địa phương để cứu vãn tài nguyên rừng đang bị suy sụp và chống lại chính sách của Chính phủ đã cho phép những người ngoài cuộc tới chặt hạ cây cối theo mục đích thương mại của họ.

Theo Basu, N.G (1987)[3] đề nghị chính phủ cần có một chính sách lâm nghiệp mới cùng với một cách nhìn mới để ngăn chặn quá trình phát triển đồi trọc và để lôi cuốn nhân dân tham gia vào phong trào tái sinh rừng.

Theo Arnold (1992) LNCĐ là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với trồng rừng cũng như quản lý bảo vệ các sản phẩm và lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên.

- Tại Indonesia, người dân ở vùng Kalimanta có tập quán canh tác du canh, lúc ban đầu du canh được tiến hành tại các khu rừng tự nhiên, sau đó các diện tích rừng thứ sinh cũng được sử dụng, từng bước các hộ gia đình đã bắt đầu đòi hỏi quyền được sở hữu nương rẫy và đất bỏ hóa. Với áp lực dân số ngày càng gia tăng những



quyền lợi đó được mở rộng cho thế hệ tiếp theo. Những nguồn lâm sản phụ như song mây, gỗ trầm hương và tổ ong đã có sự cạnh tranh và không thỏa hiệp về lợi ích giữa người dân địa phương và những người bên ngoài. Tại miền Nam và Tây Sumatra, các thành viên cộng đồng có quyền thu hái lâm sản và mở nương làm nông nghiệp trên đất rừng của làng, trong đó một số đám rừng được giữ lại và không ai được đụng chạm tới chúng [16].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

- Tại Bolivia, mô hình phát triển quản lý tài nguyên rừng đều tập trung vào việc tổ chức các hợp tác xã lâm nghiệp, người ta đã tiến hành xây dựng thêm các xưởng cưa để tạo thêm lợi tức, kết hợp với việc quản lý rừng nhằm đạt được tính sản xuất bền vững. Mặc dầu cây rừng được tập thể quản lý, người ta vẫn cần có giấy phép khai thác do các nhà đương cục của chính phủ Bolivia cấp phát hàng năm. Cộng đồng dành lại những loài cây nhập nội và có giá trị cao đề xây dựng một quỹ tiết kiệm chỉ được dùng tới khi rất cần thiết [16].

- Tại Peru, Chương trình quản lý tài nguyên Selva Trung ương, năm 1980 được phát triển, chương trình này nhằm vào việc quản lý tài nguyên rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn với mục tiêu là tạo ra nguồn công ăn việc làm và lợi tức bằng tiền cho các thành viên cộng đồng, đồng thời bảo tồn các rừng tự nhiên của cộng đồng được quản lý [16].

Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 2

- Tại Braxin, việc nghiên cứu nhóm người Indieng Kapor tại miền đông Amazon, Braxin đã chứng minh rằng các nhóm bản địa đã xử lý hệ động thực vật và cuối cùng đã làm tăng được tính đa dạng sinh học. Điều đó góp phần vào việc duy trì và nâng cao khả năng cung ứng của rừng cho con người trong thời gian dài.

- Tại Mexico sự tham gia của nông dân vào việc quản lý, bảo vệ và nâng cao tài nguyên rừng được thực hiện theo một chính sách có tên là “Kinh tế lâm nghiệp thôn xã” đã cho thấy sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương đã là chìa khóa cho sự thành công của các chương trình mong muốn phát triển tài nguyên rừng cộng đồng. [16].

- Ở Nhật bản, không phải là cường điệu khi nói rằng văn hoá Nhật Bản phát triển trong mối quan hệ mật thiết của gỗ và rừng, tiêu biểu là những toà nhà bằng gỗ



đền "Horyn" và nhiều cây gỗ linh thiêng còn lại xung quanh những đền, miếu và điện thờ. Từ sự đam mê và quan tâm đến văn hoá, người Nhật đã học được cách cải tiến việc sử dụng bền vững và bảo tồn nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Vì vậy, thực tế các mục tiêu chính trong luật pháp rừng và quản lý tài nguyên ở Nhật Bản đều được công bố rõ ràng để đẩy mạnh phát triển bền vững dựa trên cơ sở lợi ích cộng đồng ngay từ những năm 1800 [21]

1.2. Ở Việt Nam:

Hiện na y, Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa có một định nghĩa chính thức nào được công nhận. Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo dường như mọi người đều thống nhất ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của FAO như sau:

- Thứ nhất là quản lý rừng cộng đồng: Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.

Rừng của cộng đồng là rừng của thôn đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo các luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã đuợc giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý. Những diện tích rừng này có thể Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng, song trên thực tế, mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ những khu rừng đó.

Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, được hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng thôn.

Tóm lại hình thức quản lý này bao gồm các đối tượng chính sau: Cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích rừng hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời. Cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được Nhà nước giao. Các hoạt động



mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng.

Cũng cần nói thêm rằng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, có quy định nếu cộng đồng được giao rừng tự nhiên thì cộng đồng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu khu rừng đó và được thực hiện thông qua chính sách hưởng lợi từ rừng, đương nhiên nếu cộng đồng quản lý rừng trồng được hình thành bằng nguồn vốn tự có của mình thì cộng đồng có quyền sở hữu khu rừng đó.

- Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng: Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt…).

Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng:

+ Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…).

+ Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm trại…) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng.

Tại Hội thảo quốc gia “Những kinh nghiệm và tiềm năng của QLRCĐ ở Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2000, phần lớn các đại biểu đã thống nhất hai hình thức quản lý trên đều thuộc LNCĐ hay cộng đồng tham gia quản lý rừng.



Từ sự phân tích trên cho thấy, LNCĐ và quản lý rừng cộng đồng là hai khái niệm khác nhau, thuật ngữ quản lý rừng cộng đồng được sử dụng với nghĩa hẹp hơn thuật ngữ lâm nghiệp cộng đồng. Thuật ngữ này được sử dụng khi đề cập đến việc quản lý những khu rừng của một cộng đồng dân cư, còn nói đến LNCĐ hay cộng đồng tham gia quản lý rừng chính là diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân trong cộng đồng dân cư thôn với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích từ rừng. Hay nói cách khác, LNCĐ là một hình thức quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng do cộng đồng dân cư thôn thực hiện bao gồm cả rừng của cộng đồng và rừng của các thành phần kinh tế khác. Với cách hiểu như vậy nên chấp nhận LNCĐ bao gồm cả quản lý rừng cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của cộng đồng) và quản lý rừng dựa vào cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của các chủ rừng khác). Khái niệm này vừa phù hợp với định nghĩa của FAO vừa phát huy được nhiều hơn sự đóng góp của cộng đồng vào quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng (Nguyễn Bá Ngãi, 2004).

Lâm nghiệp cộng đồng là một quá trình Nhà nước giao rừng và đất rừng cho cộng đồng chủ động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng theo hướng bền vững nhằm góp phần cải thiện điều kiện sinh kế của cộng đồng ngày một tốt hơn dưới sự hộ trợ tích cực của các tổ chức lâm nghiệp nhà nước

Tính cộng đồng của các dân tộc Việt Nam đã là yếu tố quan trọng tạo nên cơ sở cho những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, vấn đề phát huy vai trò của các cộng đồng để quản lý nguồn tài nguyên này là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống, vừa có thể tạo ra một cách quản lý tài nguyên có hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù hợp với những xu hướng phát triển của thế giới [14].

Khi nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên nhiều tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên [20]. Chính những cộng đồng địa phương là những người hiểu biết sâu sắc nhất về tài nguyên thiên nhiên nơi họ sinh sống, về cách thức giải quyết những mối quan hệ kinh tế - xã hội trong cộng đồng



của họ. Họ biết, phát triển những loài cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả cao và bền vững trong hoàn cảnh sinh thái của địa phương.

Người ta nhận thấy rằng, sự tham gia của các cộng đồng góp phần làm giảm những mâu thuẫn về lợi ích trong sử dụng tài nguyên. Nghiên cứu ở vùng lòng hồ Hòa Bình cho thấy, thiếu sự tham gia của các cộng đồng đã không giải quyết hợp lý được mối quan hệ về lợi ích giữa quốc gia và cộng đồng dân cư địa phương. Sự thất bại của dự án 747 “ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông Đà” trong những năm đầu triển khai và thực hiện dự án có một phần quan trọng là thiếu sự tham gia của cộng động trong việc xây dựng những giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bản thân những tranh chấp về tài nguyên giữa các cá thể trong cộng đồng cũng chỉ có thể giải quyết tốt trên cơ sở các luật tục, hương ước cũng như những mối quan hệ làng bản ở từng địa phương. Ngoài ra, một số chính sách Nhà nước có thể không được thực thi một cách triệt để, khi thiếu sự tham gia của các cộng đồng [30]. Những người dân địa phương là những người thực hiện và giám sát hiệu quả nhất các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn của họ [9] .

Ngày nay ở Việt Nam, quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng đã được nhận thức như một trong những giải pháp hiệu quả để quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao. Đó là cách quản lý mà mọi thành viên cộng đồng đều được tham gia vào quá trình phân tích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và hình thành giải pháp để phát huy mọi nguồn lực của địa phương cho bảo vệ, phát triển và sự dụng tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phồn thịnh của mỗi gia đình và cộng đồng.

Tuy nhiên, các giải pháp để khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên thiên nhiên ở mỗi hoàn cảnh cụ thể sẽ khác nhau. Nó phụ thuộc vào đặc điểm của nguồn tài nguyên hiện có, vào chính sách, luật pháp Nhà nước, vào những quy định của cộng đồng, làng xóm, những phong tục, tập quán, ý thức tôn giáo, nhận thức và kiến thức, kinh nghiệm và trình độ của người dân v.v.... Trong nhiều trường hợp ở nước ta, sự phụ thuộc này vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Đây là lý do vì sao việc nghiên cứu nhằm xây dựng giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên



trên cơ sở cộng đồng ứng với mỗi nhóm dân tộc cùng toàn bộ phức hệ các điều kiện tồn tại của họ vẫn đang được đặt ra như một trong những nhiệm vụ cấp bách ở Việt Nam.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2007 [7][13] cả nước có 10.006 cộng đồng dân cư thôn, chủ yếu là các cộng đồng các đồng bào dân tộc ít người, đang quản lý và sử dụng 2.792.946,3 ha rừng và đất trống đồi trọc (gọi chung là đất lâm nghiệp) để xây dựng và phát triển rừng, trong đó: 1.916.169,2 ha đất có rừng (chiếm 68,6%) và 876.777,1 ha đất trống đồi trọc (chiếm 31,4%). Diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý nêu trên chiếm 17,20% diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên toàn quốc (16,24 triệu ha); diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng đồng quản lý chiếm 15% tổng diện tích rừng của cả nước (12.873.815 ha). Trong diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng đồng quản lý và sử dụng thì rừng tự nhiên chiếm tuyệt đại đa số lên đến 96%, rừng trồng chỉ chiếm có 4%. Cộng đồng quản lý chủ yếu rừng phòng hộ, đặc dụng (71%), rừng sản xuất chỉ chiếm 29%. Cộng đồng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp nêu trên với 3 hình thức sau:

- Thứ nhất, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài (có quyết định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng, sau đây gọi tắt là giao) với diện tích 1.643.251,2 ha tương đương 58,8% diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý và sử dụng.

- Thứ hai, rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời nhưng chưa được Nhà nước giao (chưa có bất kỳ một loại giấy tờ hợp pháp nào, gọi tắt là chưa giao) với diện tích 247.029,5 ha tương đương 8,9%. Đó là các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nước, những khu rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng.

- Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ…) được các cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng



lâu năm, 50 năm, gọi tắt là nhận khoán với diện tích 902.662,7 ha tương đương 32,3%

Ngoài ra, hiện nay còn có một hình thức hình thành rừng và đất rừng cộng đồng ở Việt Nam khác nữa đó là các hộ gia đình trong một thôn tự nguyện góp rừng và đất lâm nghiệp đã được giao của hộ gia đình trở thành rừng và đất rừng dưới hình thức quản lý của cộng đồng nhằm thực hiện các dự án do chính phủ hoặc nước ngoài hỗ trợ. Hình thức này ban đầu cũng được coi là hình thức quản lý rừng cộng đồng nhưng cộng đồng ở đây bao gồm những thành viên có rừng và đất rừng tham gia đóng góp tự nguyện.

1.2.1. Cơ sở pháp lý tác động đến quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam

Tiến trình phát triển chính sách Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam [24]:

- Trước năm 1954: Thừa nhận sự tồn tại của rừng cộng đồng.

Lâm nghiệp thuộc địa, phong kiến thừa nhận rừng cộng đồng truyền thống.

Quản lý rừng cộng đồng dựa trên các hương ước và luật tục truyền thống.

- Giai đoạn 1954-1975: Không quan tâm đến rừng cộng đồng nhưng tôn trọng cộng đồng đang quản lý những khu rừng theo truyền thống.

Miền bắc, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và hợp tác hóa, tập trung phát triển lâm nghiệp quốc doanh (Lâm trường quốc doanh) và lâm nghiệp tập thể (Hợp tác xã nông - lâm nghiệp). Mặc dù không quan tâm lâm nghiệp hộ gia đình và Lâm nghiệp cộng đồng, nhưng về cơ bản, Nhà nước vẫn tôn trọng cộng đồng vùng cao quản lý rừng theo phong tục truyền thống, lâm nghiệp hộ gia đình được xác định là kinh tế phụ. Trong khi đó, ở miền nam, giống thời kỳ trước năm 1954.

- Giai đoạn 1976-1985: Tập trung và kế hoạch hóa cao độ lâm nghiệp quốc doanh và tập thể, rừng do cộng đồng quản lý bị thu hẹp.

Sau giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, Chính phủ chỉ chú ý phát triển 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể (hợp tác xã). Lâm nghiệp quốc doanh và lâm nghiệp tập thể phát triển ở quy mô lớn theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung cao độ, LNCĐ và lâm nghiệp hộ gia đình không được khuyến khích phát triển. Tuy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023