Bảng Tổng Hợp Các Định Nghĩa Về Dlst


thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà dựa trên các yếu tố TNTN, tài nguyên con người và tài nguyên văn hóa.

Luận án cũng xác định được những kết quả quan trọng về mức độ tham gia, các nhân tố cản trở và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cũng như nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà.

Luận án đã đưa ra một số hệ thống các giải pháp ưu tiên cho phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Hệ thống các giải pháp này là cơ sở để VQG Cát Bà xem xét thực hiện phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH trong xu hướng tự chủ tài chính của các VQG và KBT ở Việt Nam trong thời gian tới.

4. Kết cấu Luận án:

Luận án được xây dựng 179 trang với 23 bảng; 53 hình trong đó có 03 sơ đồ và 14 bản đồ; 07 phụ lục. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận án gồm 04 chương:

Đặt vấn đề

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm khu vực nghiên cứu Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu

Kết luận


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về DLST

1.1.1. Khái niệm về DLST

Hiện nay đang tồn tại rất nhiều định nghĩa về DLST. Mỗi định nghĩa nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau về DLST như vấn đề BVMT, phát triển kinh tế, bảo tồn ĐDSH,… Trong Luận án này, những định nghĩa được sử dụng rộng rãi sẽ được xem xét. Cụ thể như sau:

Thuật ngữ "Ecotourism - DLST" lần đầu tiên được giới thiệu bởi Ceballos-Lascuráin vào năm 1987 và ngay sau đó đã phát triển nhanh chóng và rộng khắp (Ceballos-Lascuráin, 1987, 1996). Tuy nhiên, theo định nghĩa này, tác giả đã chỉ nhấn mạnh về yếu tố tự nhiên nhưng chưa đề cập đến vấn đề bảo tồn những giá trị thiên nhiên và văn hóa địa phương cũng như sự tham gia của cộng đồng dân cư. Vì vậy, khái niệm này phù hợp với du lịch dựa vào thiên nhiên (nature - based tourism) hơn là khái niệm về DLST.

Theo định nghĩa của Wood (1991): “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các HST. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích tài chính cho người dân địa phương”.

Định nghĩa của Allen (1993): “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác BVMT. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc BTTN”.


Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để BVMT, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.

Trong cuộc hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST” tại Việt Nam năm 1999, khái niệm DLST mới có sự thống nhất bước đầu: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và PTBV, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Định nghĩa này bao hàm đầy đủ nội dung của DLST, thống nhất về cơ bản với các quan niệm của các nhà khoa học trên thế giới.

Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm: “DLST là một loại hình du lịch lấy các HST đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các HST. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.

Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): “DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hóa - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của nhân dân địa phương” (IUCN, 2008).

Sự ra đời của Hiệp hội DLST quốc tế (TIES) vào năm 1990 bước đầu khẳng định vị thế của DLST với tư cách là một hệ thống lý luận và thực tiễn


về PTBV trong du lịch. Hiệp hội DLST thế giới đã tổng hợp và đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ về DLST: “Du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương và liên quan đến việc giải thích và giáo dục” (TIES, 2015).

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các định nghĩa về DLST


Khái niệm

Nguồn

“DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các HST. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích tài chính cho người dân địa

phương”.


Wood, 1991.

“DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác BVMT. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc

BTTN”.


Allen, 1993.

“DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để BVMT, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích

tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.


Honey, 1999.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 3


Khái niệm

Nguồn


“DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và PTBV, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương".

Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST” tại Việt Nam năm

1999.

“DLST là một loại hình du lịch lấy các HST đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các HST. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và TNTN

một cách bền vững”.


Lê Huy Bá, 2000.

“DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hóa - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích

cực cho sự phát triển KT-XH của nhân dân địa phương”.


IUCN, 2008.

“Du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn

môi trường, duy trì cuộc sống của người dân địa phương và liên quan đến việc giải thích và giáo dục”.


TIES, 2015.


Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến nay, nội dung của DLST đã có những thay đổi, từ chỗ đơn thuần là loại hình du lịch hoạt động ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực, nhấn mạnh vào việc bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa, trong việc kết hợp


với phát triển cộng đồng địa phương, cung cấp các vấn đề giáo dục du khách. Theo đó, DLST là hoạt động có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại nguồn lợi cho người dân địa phương. Các nghiên cứu trên thế giới cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động du lịch với công tác bảo tồn ĐDSH.

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX song đã thu hút đực sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Tuy nhiên với nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau khái niệm DLST còn nhiều điểm chưa thống nhất (Phạm Trung Lương và cộng sự, 2002). Theo Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) đã nhận định, DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc BVMT và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương, có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn (Phạm Trung Lương, 2003).

Hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã được các tổ chức và các học giả đưa ra như: Lê Văn Lanh (1998), Hội các VQG và khu BTTN Việt Nam (2001); Phạm Trung Lương (2002), Lê Huy Bá (2006). Hầu hết các công trình nghiên cứu đều thống nhất khái niệm về DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và PTBV với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Lê Văn Lanh, 1998; Phạm Trung Lương và cộng sự, 2002; Lê Huy Bá, 2006; Nguyễn Quyết Thắng, 2012).

Mặc dù các định nghĩa trên chưa thống nhất với nhau hoàn toàn nhưng đã tập trung vào việc giải thích DLST phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa những giá trị TNTT, bản sắc văn hóa địa phương với việc nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo tồn những giá trị đó đồng thời nhấn mạnh vai trò, quyền lợi của cộng đồng địa phương trong hoạt động DLST.


Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam 2017 định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về BVMT” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017). Nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa này để tiếp cận các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.

1.1.2. Các loại hình DLST

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu tổng quát cũng như thực tế tổ chức hoạt động DLST thì hình thức phân chia các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi được sử dụng phổ biến (Hiệp hội DLST, 1999a). Do đó, hiện nay các loại hình DLST thường được phân chia như:

- DLST nghỉ núi, nghỉ biển;

- Du lịch vãn cảnh thiên nhiên;

- DLST nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật);

- DLST mạo hiểm,...

Ngoài ra người ta có thể cụ thể hơn các loại hình trên như: DLST vãn cảnh làng quê; DLST nghiên cứu động thực vật biển; DLST nghiên cứu hệ động thực vật (của khu bảo tồn, vùng, miền)...

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các loại hình du lịch sinh thái



Nguồn tác giả

Loại hình DLST


Hiệp hội DLST, 1999a

- DLST nghỉ núi, nghỉ biển;

- Du lịch vãn cảnh thiên nhiên;

- DLST nghiên cứu, tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật);

- DLST mạo hiểm,...


1.1.3. Đặc điểm của DLST

Nghiên cứu của Honey (2008) đã đưa ra 07 đặc điểm cơ bản của DLST, gồm: du lịch đến các khu vực thiên nhiên, có tác động nhỏ nhất đến môi


trường tự nhiên và nhân văn, xây dựng những nhận thức về môi trường, cung cấp nguồn tài chính trực tiếp cho việc bảo tồn, cung cấp lợi ích tài chính và vị thế xã hội cho người dân địa phương, tôn trọng văn hóa bản địa, ủng hộ quyền con người, phong trào dân chủ (Honey, 2008).

Tác giả Drunm (2000) cho rằng: “DLST phải bao gồm: bảo tồn, giáo dục, trách nhiệm và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong khi du lịch tự nhiên giống như DLST ở chỗ xảy ra trên các khu vực tự nhiên, nhưng không bao hàm các yếu tố trên” (Drunm, 2000).

Ở Việt Nam, các nghiên cứu của Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) cho rằng, DLST là loại hình du lịch đặc thù gắn liền với tài nguyên du lịch thiên nhiên và các yếu tố văn hóa, lịch sử bản địa. Các tác giả đã tổng hợp những đặc điểm cơ bản của DLST dưới đây:

- Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa

Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và kể cả những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Đặc biệt, những khu tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, ít bị tác động lớn. Chính vì vậy, hoạt động DLST thường diễn ra và thích hợp tại lãnh thổ các VQG và các khu tự nhiên có giá trị.

- Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn

Đây là một đặc trưng khác biệt nổi bật của DLST so với các loại du lịch khác vì nó được phát triển trong môi trường có những hấp dẫn ưu thế về mặt tự nhiên. Trong DLST hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được duy trì và quản lý cho sự bền vững của cả HST và bản thân ngành du lịch. Điều này được thể hiện ở quy mô nhóm khách tham quan thường có số lượng nhỏ, yêu cầu sử dụng các phương tiện, dịch vụ về tiện nghi của du khách thường thấp hơn các yêu cầu về đảm bảo kinh nghiệm du lịch có chất lượng. Các hoạt động trong DLST thường ít gây tác động đến môi trường và du khách sẵn sàng chi trả cho việc BVMT.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí