Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


ĐẶNG THỊ MẾN


LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI THÔN LÀNG CÁT, XÃ ĐAKRÔNG,

HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - 1

Hà Nội, 2011



ĐẶT VẤN ĐỀ


Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan, nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng.

Trong những năm trước đây dân số ít, nhu cầu sinh kế của người dân chưa lớn, chưa đa dạng vì thế nguồn tài nguyên rừng về cơ bản có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, trong các cộng đồng dân tộc thiểu số việc quản lý tài nguyên rừng có sự trợ giúp đắc lực của các định chế, luật tục truyền thống trong cộng đồng và trong một thời gian dài trước đây chúng đã phát huy hiệu quả tốt, do vậy mà tài nguyên rừng được bảo vệ một cách tương đối tốt. Nhưng hiện nay, nhu cầu của người dân tăng cao, sự phát triển mạnh về dân số, vấn đề di dân tự do, khai phá đất rừng để sản xuất làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng tài nguyên rừng. Chính điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, đến nhận thức, cách đối xử của người dân với tài nguyên rừng.

Theo quyết định số 106/2006/QĐ -BNN về việc ban hành hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn thì khái niệm “Rừng cộng đồng” được hiểu là rừng được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại lâu đời, nó gắn liền với sự sinh tồn và tín ngưỡng của cộng đồng dân cư sống gần rừng, cùng với việc thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo, gắn phát triển kinh tế với việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, bước đầu thực hiện giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý tại một số xã ở huyện Hướng Hoá và Đakrông nên có nhiều vấn đề



cần phải nghiên cứu để quản lý, giúp đỡ mới mang lại thành công. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn triển khai dự án lâm nghiệp cộng đồng sẽ giúp ích cho các địa phương thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng trong thời gian tới. Việc thực hiện thành công công tác giao rừng cho cộng đồng là phát triển vốn rừng gắn với đời sống người dân bền vững.

Tuy nhiên trên thực tế có nhiều địa phương sau khi cộng đồng được giao đất giao rừng, qua nhiều năm vẫn chưa có các biện pháp quản lý, bảo vệ hay tác động các biện pháp lâm sinh để phát triển rừng hay sử dụng rừng một cách hợp lý theo hướng bền vững. Do đó, nguồn tài nguyên rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm và chưa trở thành nguồn lực đóng góp cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này ngoài lý do nội lực của cộng đồng còn hạn chế là chính sách của Nhà nước về cơ chế hưởng lợi chưa được cụ thể và rõ ràng đối với chủ rừng cùng với sự thiếu những hướng dẫn quản lý rừng cho cộng đồng sau khi giao, chưa giúp họ thực hiện được các công việc thiết yếu như: Kế hoạch quản lý, xây dựng quy ước Bảo vệ và phát triển rừng; thiết lập quỹ Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của thôn... Do vậy cộng đồng dân cư thôn sau khi nhận đất sẽ lúng túng và không thực hiện được các mục tiêu giao rừng cho cộng đồng của Nhà nước đó là: quản lý bền vững tài nguyên rừng và góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân.

Để góp phần xây dựng những tài liệu nhằm hướng dẫn các hoạt động trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã ĐaKrông , huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị "



Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

NHỮNG NHẬN THỨC VỀ LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG


1.1. Trên thế giới:

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) về các khía cạnh, về cải tiến chính sách, thể chế tiếp cận, phát triển công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa để phát triển quản lý rừng cộng đồng. Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách thích hợp vào điều kiện Việt Nam.

Khái niệm cộng đồng thường được hiểu là nhóm người sống trên cùng một khu vực, thường cùng nhau chia sẽ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung, có thể có quan hệ gia đình với nhau (D'arcy Davis Case, 1990). Còn quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng là quản lý tài nguyên mà trong đó phát huy được năng lực nội sinh của cộng đồng cho hoạt động quản lý. Những giải pháp quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng luôn chứa đựng những sắc thái của phong tục, tập quán, ý thức tôn giáo, nhận thức, kiến thức của người dân, đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, của chính sách, luật pháp v.v... Trong khi các nước công nghiệp phát triển đề cao vai trò của cá nhân, thì các nước đang phát triển mà đặc biệt là ở vùng Châu á - Thái Bình Dương, gia đình và cộng đồng được đánh giá cao. Trong nhiều trường hợp, quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng đã đem lại những hiệu quả to lớn cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) là những hoạt động không chỉ giới hạn trong việc trồng cây rừng ở trang trại, khu dân cư ở hay ven đường, mà còn đề cập đến cả tập quán du canh, việc sử dụng và quản lý rừng tự nhiên, việc tổ chức sản xuất và cung cấp các sản phẩm lâm sản từ rừng tự nhiên, từ rừng trồng hay nông lâm kết hợp. Lâm nghiệp cộng đồng cũng đề cập đến xây dựng kế hoạch quản lý rừng dựa trên nhu cầu của địa phương, tăng cường quản lý sử dụng các sản phẩm lâm nghiêp



để cải thiện mức sống của người dân theo một phương thức bền vững, đặc biệt là cải thiện điều kiện sống cho người nghèo (FAO, 2000).

Don Gilmour và Fischer [10] cho rằng: “Quản lý rừng cộng đồng là các hoạt động kiểm soát và quản lý các nguồn tài nguyên rừng do người dân địa phương thực hiện, những người này sử dụng chúng cho các mục đích của cộng đồng và nó là một bộ phận hữu cơ của hệ thống canh tác”

Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng đó là hình thức quản lý các diện tích rừng của Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý. Hình thức quản lý rừng cộng đồng đã xuất hiện từ rất lâu trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp của loài người. Tuy nhiên sự thống trị của chế độ thực dân của người Châu Âu diễn ra trên diện rộng và kéo dài cho tới thế kỷ 20 đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thống quản lý cây và rừng cổ truyền ở nhiều địa phương. Chính sách thực dân đã đập tan các hệ thống quản lý cổ truyền về tài nguyên ở các địa phương cùng với những nguồn kiến thức bản địa về tài nguyên và hệ sinh thái nơi đó. Trong thời gian hậu thuộc địa, nhiều nhà quản lý sử dụng rừng vẫn chịu ảnh hưởng của những lực lượng từ bên ngoài và cũng góp phần không nhỏ trong việc làm suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới [16].

Một thực tế mà chúng ta có thể kết luận rằng, khi mà các cộng đồng dân cư không phải là nhân tố tham gia thực hiện quản lý rừng, họ không thấy được trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý tài nguyên rừng thì ở đó tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Khi chính phủ của các quốc gia giao quyền quản lý những khu rừng và tạo cơ hội cho người dân, cộng đồng được hưởng lợi từ rừng, khi đó những vấn đề như đói nghèo, suy thoái tài nguyên dần dần được đẩy lùi và cộng đồng địa phương sẽ nhận ra trách nhiệm của chính họ trong việc bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng, thúc đẩy cho sự phát triển của các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng.

Tính đến thời điểm hiện nay LNCĐ đã trải qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất phần lớn những người bên ngoài cuộc xác định vấn đề và đề ra quyết định để giải quyết vấn đề đó. Kết quả đạt được đều không đáng khích lệ,



sự quan tâm của cộng đồng thường theo thời gian mà lắng xuống. Rất ít các cộng đồng tiếp tục các hoạt động sau khi những người ngoài cuộc rút lui, và tất nhiên tính bền vững không đạt được.

- Giai đoạn thứ hai những người ngoài cuộc xác định vấn đề và đề ra phần lớn quyết định, nhưng họ đã bắt đầu tham khảo ý kiến của những người trong cộng đồng, thông qua các cuộc phỏng vấn. Kết quả là những người ngoài cuộc đã bắt đầu nhận thức được rằng những người trong cộng đồng có khá nhiều hiểu biết và thường có cách giải quyết vấn đề phù hợp và hiệu quả hơn.

- Giai đoạn thứ ba những người ngoài cuộc chỉ là những người hỗ trợ và thúc đẩy, còn những người trong cộng đồng là những những tích cực xác định vấn đề và đề ra các giải pháp. Cách làm này đã mang lại những kết quả đáng khuyến khích làm cho người dân trong cộng đồng tự nhận thức được vấn đề và chủ động trong việc đề ra các giải pháp mà họ có thể thực hiện được.

Thực tế trên thế giới cho thấy đã có rất nhiều các nghiên cứu về các khía cạnh cải tiến chính sách, thể chế, cách tiếp cận, áp dụng công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa để phát triển quản lý dựa vào rừng cộng đồng. Đây là những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia.

Ở một số nước như Ấn Độ, Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý các khu rừng bảo vệ. Các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường rất thành thạo khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc tham gia quản lý khu bảo tồn. Với những đặc điểm độc đáo về kinh tế, văn hóa và thể chế truyền thống của cộng đồng người dân địa phương trong quản lý sử dụng tài nguyên đã mang lại những hiệu quả to lớn trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

- Ấn Độ đã coi cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng đất rừng của chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng được sử dụng tất cả những sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ thì có sự khác nhau giữa các bang theo một tỷ lệ hợp lý. Vấn đề cốt lõi nhất là các biện pháp thu hút người dân và lợi ích của người tham gia. Để tiến tới việc quản lý tài nguyên sở hữu công cộng



bền vững, chính phủ Ấn Độ cần dành ưu tiên cao cho việc sửa đổi chính sách và các sự yếu kém, sai sót của các luật lệ hiện hành cũng như hạn chế việc khuyến khích tiếp tục tư nhân hóa. Vào đầu những năm 1970, Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển lâm nghiệp làng bản để giảm sức ép đối với việc tàn phá rừng. Trong khoảng 15 năm, Chính phủ đã đầu tư khoảng 400 triệu USD cho chương trình cộng đồng.

Mục đích của các chương trình lâm nghiệp xã hội tại Ấn Độ tập trung giải quyết một số vấn đề như: giúp đỡ dân nghèo và cố nông được quyền hưởng thụ các tài sản công cộng của thôn bản và đất đai của cơ quan lâm nghiệp, trên đó họ có thể trồng các loài cây rừng và các loài cỏ thích hợp; Tuyển chọn các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cho từng khu sinh thái; Tổ chức các cộng đồng địa phương để tiến hành phát triển có hiệu quả công tác lâm nghiệp xã hội.

Theo lịch sử ở Ấn Độ có nhiều loại rừng lăng miếu và chúng phục vụ nhiều mục đích tinh thần và tôn giáo. Những rừng này đều được các tổ chức tôn giáo hoặc nhóm cộng đồng địa phương quản lý, đồng thời người dân địa phương ở Ấn Độ đã bảo vệ được các đám rừng có diện tích từ 0.5 – 10 ha dưới dạng lùm cây thiêng để thờ các vị thần của lùm cây. Việc thờ cúng tại những lùm cây thiêng đó hình thành từ những xã hội chuyên săn bắt, hái lượm và việc lấy bất kỳ một sản phẩm nào ra đều là cấm kỵ và nó cũng đã góp phần vào việc duy trì và mở rộng tài nguyên rừng.

- Tại Nepan việc quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng trong đó có rừng và các tài sản khác thường gắn với các thôn bản nhỏ và hiu quạnh. Khi tìm hiểu tính chất của việc quản lý tài nguyên rừng ở cấp thôn bản thì thấy chúng đều có những nét chung và chúng thường có hiệu lực, đặc biệt là về mặt bảo vệ. Các chỉ tiêu về quy chế tổ chức, phần nào dựa trên sự thống nhất ý kiến của những người sử dụng là phần quan trọng nhất của tất cả những hệ thống quản lý rừng bản địa. Và những hệ thống quản lý rừng bản địa này chỉ mới được xây dựng từ năm 1950. Từ năm đó tới nay Chính phủ Nepan đã có một thay đổi mạnh mẽ về thái độ đối với rừng vùng đồi, đây là một sự chuyển biến sâu sắc do nạn tàn phá rừng ngày càng rõ nét và ảnh hưởng của nó tới đời sống nông thôn ngày nay. Đầu tiên là việc thi hành luật bảo vệ



phát triển rừng thông qua hệ thống pháp luật của Chính phủ, nhưng việc đó đã thất bại. Sau đó đã có nhiều thay đổi về chính sách, luật lệ chuyển việc quản lý rừng cho chính những người sử dụng chúng ở thôn bản.

Arnold (1986) [16] đã trình bày những tiến bộ mà chính phủ Nepan đạt được khi tổ chức LNCĐ tại vùng đồi của Nepan thông qua dự án phát triển LNCĐ qua báo cáo “Quản lý tập thể rừng vùng đồi ở Nepan: Dự án phát triển lâm nghiệp cộng đồng” Mục tiêu của dự án này là tăng thêm nguồn cung cấp củi, thức ăn gia súc, cỏ và gỗ thông qua việc trao trách nhiệm rộng hơn về quản lý và bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phương. Tài liệu này có nói tới một sáng kiến của Nepan đã đưa ra một khuôn khổ có khả năng vận dụng được để phát triển các hệ quản lý rừng sản xuất địa phương thích hợp với các nhu cầu hiện nay, khuôn khổ đó xây dựng trên các truyền thống và phương thức địa phương để quản lý rừng cộng đồng. Số liệu điều tra cho thấy rằng rừng được ảnh hưởng tốt khi có sự quản lý tích cực của người sử dụng địa phương. Rừng được cải thiện rõ khi có sự kiểm tra thu hoạch của địa phương do các cộng đồng đề ra những quy định thời gian và các diện tích có hạn chế và các công cụ được phép sử dụng, ngược lại rừng tiếp tục bị thoái hóa khi chỉ có Chính phủ đề ra cách kiểm tra theo thường lệ như lệ phí mà người sử dụng phải trả và bài cây để chặt hạ. Mặc dù những kinh nghiệm của chương trình này đến nay vẫn còn hạn chế nhưng những việc đã làm được của chương trình này cũng coi là một sự khởi đầu đáng phấn khởi.

Hobley (1987) LNCĐ không nên được định nghĩa bằng quy mô hoặc sản phẩm cuối cùng mà ở chỗ là quyền đề xuất quyết định nằm ở đâu. Sự tham gia và kiểm tra của dân trong việc thành lập, duy trì, hưởng lợi và phân phối các lợi ích là những lợi ích tiên quyết cho một chương trình LNCĐ đúng đắn. Kết quả điều tra cụ thể tại hai thôn bản của Nepan thông qua Dự án lâm nghiệp song phương giữa Nepan và Australia là dân bản luôn luôn coi rừng là tài sản sở hữu của cộng đồng, tuy nhiên LNCĐ muốn có được những thành công thì cần phải có sự thay đổi sâu sắc về mặt xã hội tại Nepan [23].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2023