Quy Định Về Xác Định Doanh Nghiệp Lâm Vào Tình Trạng Phá Sản

2.2. Các quy định về phá sản doanh nghiệp


2.2.1. Quy định về xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản


Luật Phá sản hiện hành, tại Điều 3 quy định “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Với quy định này, khi doanh nghiệp có khoản nợ đến hạn (được hiểu là khoản nợ không có đảm bảo và hoặc có đảm bảo một phần đã đến hạn); chủ nợ đã yêu cầu mà không có khả năng thanh toán. Nói một cách khách quan, quy định này là phù hợp trong môi trường kinh doanh lành mạnh. Bởi lẽ, khi có điều kiện thanh toán, doanh nghiệp không được phép trốn tránh, trì hoãn việc thanh toán đối với người yêu cầu. Mọi hành vi trốn tránh hay trì hoãn....đều được coi là không có khả năng thanh toán được nợ. Và khi đó, chủ nợ không có đảm bảo được sử dụng công cụ là Luật Phá sản để bảo vệ quyền lợi. Nhận thức đúng đắn vấn đề này môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn.

Mặc dù vậy, quy định của Luật Phá sản đã bị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối Cao thiết kế lại bằng Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của luật phá sản. Nội dung hướng dẫn thể hiện như sau:

Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có các khoản nợ đến hạn.


Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm) đã rõ ràng được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán.

Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã...).

Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 7

Quy định này bổ sung điều kiện: công nợ phải được các bên xác nhận và không có tranh chấp. Thực tế cho thấy, có nhiều doanh nghiệp lợi dụng quy định này để vô hiệu hoá quyền sử dụng Luật Phá sản của chủ nợ. Cụ thể, họ luôn tránh việc xác nhận công nợ và hoặc tạo ra tranh chấp về lãi chậm trả.... Khi không có xác nhận công nợ, thì Toà án từ chối việc thụ lý, và như vậy chủ nợ không thể thực hiện được quyền yêu cầu tuyên bố phá sản, hiệu quả đciều chỉnh của Luật Phá sản không được đảm bảo.

2.2.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản


Về chủ thể có quyền, Luật quy định người có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản là: i) Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần; ii) Người lao động; iii) Chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước; iv) Cổ đông công ty cổ phần; v) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Có thể thấy rằng, việc quy định chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước, cổ đông công ty cổ phần, Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh vào nhóm chủ thể có quyền là không hợp lý. Bởi lẽ, họ không phải là một chủ nợ; họ phải có nghĩa vụ hành động khi xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; Hành động này, một mặt làm lành mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác ngăn chặn thiệt hại cho doanh nghiệp.

Về chủ thể có nghĩa vụ Luật xác định là Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp “1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã

lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó” [37, Điều 15]. Trong quy định này, nhà làm luật dùng thuật ngữ “chủ doanh nghiệp” mà không dùng thuật ngữ “chủ sở hữu doanh nghiệp”. Trong khi đó, Luật này được ban hành khi Luật Doanh nghiệp 1999 đang có hiệu lực thi hành, mà Luật Doanh nghiệp 1999 thì sử dụng thuật ngữ khá dễ dãi. Cụ thể, đối với Doanh nghiệp tư nhân khi thì dùng thuật ngữ chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, khi thì dùng thuật ngữ chủ doanh nghiệp tư nhân “Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân...” [36, Điều 3]. Cách dùng thuật ngữ này có chút ẩn ý phân biệt với chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, xét theo tiêu chí quyền và nghĩa vụ thì không có sự sai biệt về bản chất giữa thuật ngữ “chủ doanh nghiệp” và “chủ sở hữu doanh nghiệp”. Do vậy, quy định này cần được áp dụng đối với cả Doanh nghiệp Nhà nước.

2.2.3. Quy định về căn cứ quyết định mở thủ tục phá sản


Khoản 2 Điều 28 Luật Phá sản quy định “Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản”. Về nguyên tắc, trường hợp này Toà án phải xem xét các dấu hiệu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo quy định tại Điều 3. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng không có tính thống nhất, nếu không muốn nói là tuỳ nghi. Cụ thể, đối với vụ án yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH Hoàng Nam và Công ty CP Cavico Điện lực và Tài nguyên, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ đúng quy định tại Điều 3 để ban hành Quyết định số 49/QĐ – MTTPS mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Cavico Điện lực và Tài nguyên. Tòa án nhân dân Tỉnh Thái Bình cũng căn cứ đúng quy định tại Điều 3 để ban hành Quyết định số 01/2013/QĐ

- TBPS mở thủ tục đối với Công ty TNHH Hoàng Nam. Tuy nhiên, trong vụ

án yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty Cổ phần Sông Đà 7, người yêu cầu đã cung cấp:

- Chứng cứ về khoản nợ đến hạn là: Hợp đồng; Biên bản đối chiếu công nợ; Đây là chứng cứ xác định rõ ràng về khoản nợ không có bảo đảm, đến hạn và không có tranh chấp.

- Chứng cứ về việc đã có yêu cầu thanh toán, nhưng Sông Đà 7 không có khả năng thanh toán là: Các văn bản đòi nợ; Văn bản của Sông Đà 7 số 63/CT/TCKT ngày 24/4/2014 xác định: “...chưa có đủ nguồn kinh phí để thanh toán khoản nợ... tạo điều kiện cho đơn vị được chậm trả...”.

Hơn nữa, trong văn bản gửi đến Tòa án, Sông Đà 7 khẳng định “ ... chưa thể thanh toán được ngay... mong công ty Thành Đô sẽ xem xét tạo điều kiện cho....có phương án trả nợ....”.

Về mặt pháp lý, việc xác định Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không phụ thuộc vào: Vốn điều lệ; Số liệu trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, Sông Đà 7 cho rằng vốn điều lệ trong Đăng ký kind doanh và tài sản trong báo cáo tài chính lớn hơn khoản nợ và đề nghị Toà không mở thủ tục phá sản. Đề nghị này của Sông Đà 7 đã được chấp nhận, Toà án nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 26/2014/QĐ – KMTTPS ngày 02/07/2014.

2.2.4. Quy định về tuyên bố doanh nghiệp phá sản


“Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản” [40, Điều 86]. Với quy định này, nếu doanh nghiệp không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản hoặc phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong, thì Thẩm phán ra Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Như vậy, vấn đề mấu chốt là giải quyết xong vấn đề về tài sản. Bởi lẽ, khi bị tuyên bố phá sản, doanh nghiệp chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với người thứ

ba và ngược lại người thứ ba cũng chấm dứt quyền yêu cầu, chấm dứt tư cách pháp nhân, chấm dứt sự tồn tại trên thực tế.

2.3. Các quy định về bảo vệ người thứ ba khi giải thể, phá sản doanh nghiệp

Có thể nói rằng, pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, là phương tiện để các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Theo đó, các quan hệ xã hội luôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Doanh nghiệp là một thực thể kinh doanh hay là một chủ thể của pháp luật có khả năng gây ảnh hưởng tới cộng đồng hay người thứ ba, và có thể gây ảnh hưởng đến chính bản thân các thành viên nó. Do vậy, nhà lập pháp phải đặt ra các điều kiện để loại trừ hoặc hạn chế ảnh hưởng của việc chấm dứt doanh nghiệp đến trật tự công, lợi ích của người thứ

3. Vấn đề này được pháp luật công ty hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào?

2.3.1. Đối với trường hợp giải thể


Tại Điều 159 LDN 2005 quy định:


Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

Cất giấu, tẩu tán tài sản;


Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;


Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;

Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.

Về nguyên tắc, khi đặt ra các điều cấm, nhà làm luật phải có các quy định giám sát và chế tài được áp dụng khi phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, vấn đề này pháp luật hiện hành về giải thể doanh nghiệp chưa quan tâm thích đáng, mặc dù đây là vấn đề tối cần thiết để bảo vệ người thứ ba. Nhận định này được luận giải như sau:

Các điều cấm nêu trên, phần lớn là cấm đối với các giao dịch dân sự. Trường hợp, các giao dịch này được xác lập thì việc xác định tính vô hiệu của nó là hoàn toàn đơn giản, bởi lẽ Điều 128 BLDS 2005 quy định:

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định; Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Tuy nhiên, ai là người có quyền yêu cầu Toà án tuyên giao dịch này vô hiệu thì chưa được quy định rõ ràng. Hơn nữa, đối với trường hợp này, việc tuyên giao dịch rất cần thiết phải giải quyết nhanh để tránh hậu quả xảy ra mà không thể khắc phục.

Đối với hành vi cất dấu tài sản. Điều cấm này cũng được quy định bởi Luật Phá sản. Mục đích của hành vi là nhằm chiếm đoạt tài sản do mình quản lý, hành vi này có dấu hiệu tội phạm. Do vậy, cần có quy định để truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.3.2. Đối với trường hợp phá sản


Khoản 1 Điều 31 Luật Phá sản năm 2004 quy định:

Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau đây:

Cất giấu, tẩu tán tài sản;


Thanh toán nợ không có bảo đảm; Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.

Các quy định bảo vệ người thứ ba, trong Luật Phá sản được quy định việc thực hiện chặt chẽ hơn, nhưng về kỹ thuật lập pháp thì cần điều chỉnh để tránh việc hiểu lầm. Cụ thể, tại Điều 43 Luật Phá sản năm 2004 quy định:

Các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:

Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác;


Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;

Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;


Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;


Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Quy định này bao trùm cả quy định tại Điều 31 và về mặt pháp lý chế tài áp dụng đối với cả hai trường hợp là như nhau, đều là giải quyết hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng các điều cấm quy định tại Điều 31 không

thuộc đối tượng được áp dụng thủ tục quy định tại Điều 43 thì vấn đề lại trở nên phức tạp và quyền lợi của người thứ ba có nguy cơ không được bảo vệ.

Mặc dù được quy định chặt chẽ hơn so với trường hợp giải thể về vấn đề xác định chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu:

Trong quá trình Tòa án tiến hành thủ tục phá sản, chủ nợ không có bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Ðiều 43 của Luật này là vô hiệu.

Tuy nhiên, nếu không xác định và quy định một thủ tục đặc biệt cho việc giải quyết yêu cầu tuyên vô hiệu trong quá trình giải quyết phá sản thì hiệu quả điều chỉnh cũng không cao.

2.4. Nguyên nhân khiếm khuyết của pháp luật và áp dụng pháp luật về chấm dứt doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, sự phát triển của pháp luật về chuyển đổi hình thức công ty đã góp phần đảm bảo cho nhà đầu tư quyền tự do kinh doanh, qua đó tạo ra nhiều giá trị về kinh tế. Tuy nhiên, chế định này vẫn còn chứa đựng nhiều hạn chế như đã được nêu trên. Do vậy, không thể không tìm hiểu nguyên nhân chính của những hạn chế này nếu muốn đưa ra những ý kiến đóng góp để từng bước hoàn thiện quy định về chấm dứt công ty. Trên cơ sở nghiên cứu tác giả cho rằng có mấy nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, nhà lập pháp chưa xác định đúng bản chất pháp lý về chấm dứt doanh nghiệp.

Đối với trường hợp giải thể doanh nghiệp, mặc dù đã xác định được điều kiện tiên quyết là thanh toán các khoản nợ khi giải thể, nhưng quy định đặt ra không phản ánh được ý chí đó, bởi lẽ việc thanh toán hết các khoản nợ

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí