Hồ Sỹ Lực – Phóng Viên Ban Kinh Tế ­ Xã Hội, Báo Tiền Phong

thập thông tin. Cái chính vẫn là sự tỉnh táo và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Còn nếu nhà báo vì cái danh, vì đạt được mục tiêu cho bài báo, để nhận được sự tán thưởng của mọi người mà sẵn sàng chà đạp lên đạo đức

nghề

nghiệp hoặc làm

ảnh hưởng, tổn hại đến người khác là không thể

chấp nhận được.

Cụ thể, báo Tiền phong có những nguyên tắc nào buộc phóng viên phải tuân thủ khi nhập vai, thưa anh?

Trước hết, tôi cho rằng không có một công thức chung nào cho tất cả các tình huống nhập vai. Mỗi tình huống nhập vai có những đặc thù về đối tượng điều tra, quá trình tiếp cận thông tin và cả kinh nghiệm của mỗi nhà báo. Nhưng mỗi nhà báo và cơ quan báo chí luôn phải nắm rõ quan điểm chịu trách nhiệm toàn diện trước tác phẩm báo chí mà mình sản xuất ra.

Nhà báo phải chịu trách nhiệm về bài viết của mình, trong quá trình thu

thập thông tin phải thẩm định thông tin, đối chứng qua nhiều kênh trước

khi đưa ra một nhận định. Một bài điều tra mà chưa đủ chứng cứ thuyết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

phục thì chắc chắn chưa đủ phục khẩu phục.

sức nặng, chưa làm đối tượng điều tra tâm

Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 14

Có một số nguyên tắc khi nhập vai:

Thứ nhất, phải đảm bảo sự khách quan, chính xác, trung thực. Nhà báo chỉ có sự thật và cây bút. Nếu sơ sẩy thì ai dám bảo vệ nhà báo ngoài sự thật. Thậm chí, nhiều khi, sự thật cũng không phải là vũ khí của nhà báo

khi các thế

lực có chức, có quyền, có tiền đã vô hiệu hóa sự

thật

ấy đi.

Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, tiêu chí khách quan cũng phải đặt lên hàng đầu. Nhà báo không để những vấn đề bên ngoài hay những định kiến của mình tác động khiến thông tin không còn là thông tin nữa.

Thứ 2, nhập vai cũng nên có chừng mực, có điểm dừng, không nên

lạm dụng, vượt quá giới hạn. phóng viên phải hiểu thẩm quyền và quyền hạn của mình theo Pháp luật/Luật Báo chí, phải biết mình được làm gì, đâu

là giới hạn. Bởi khi điều tra những vấn đề tiêu cực mà bản thân phóng viên

đã sai trong quá trình tác nghiệp thì khó có thể cho ra một sản phẩm tốt

được. Đồng thời, phóng viên phải tuân thủ theo những nguyên tắc của tòa soạn trong quá trình tác nghiệp. Trên thực tế, những quy định của tòa soạn là hiện thực hóa chứ không trên luật, trái luật.

Anh đánh giá thế nào về kỹ năng nhập vai của các phóng viên báo

Tiền phong? Theo anh, điều này đến từ phóng viên hay sự đào tạo của tòa soạn?

quá trình tự

rèn luyện của

Hiện nay, ban Phóng sự báo Tiền phong tập hợp được những cây

viết tốt thực hiện khá thành công các phóng sự điều tra. Tại các ban như

ban Kinh tế ­ xã hội, ban Thời sự, ban Pháp luật, Khoa giáo cũng đều

hình thành những cây viết điều tra có triển vọng. Khi điều tra, phóng

viên của chúng tôi sử

dụng nhập vai khá nhiều. Sở

dĩ, phóng viên dám

lăn xả nhập vai để điều tra là bởi họ có sự hiểu biết nhất định về vấn

đề đó. Về phẩm chất, phóng viên là người có bản lĩnh, đam mê, sẵn sàng

chấp nhận rủi ro, mạo hiểm, đồng thời đủ tự tin để ứng xử với những

tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình nhập vai.

Nhìn chung, kỹ năng nhập vai của phóng viên báo Tiền phong khá tốt, sử dụng nhiều vai, có nhiều tình huống nhập vai. Cơ bản là do phóng viên tự học, tự trau dồi qua kinh nghiệm của các thế hệ nhà báo đi trước, học hỏi từ các đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan chứ khó có trường lớp nào dạy được.

Báo Tiền phong cũng tổ chức những đợt tập huấn chung về công việc

của người làm báo, về

những kỹ

năng khi tác nghiệp. Còn đối với riêng

điều tra, không phải phóng viên nào cũng mặn mà với thể loại này để có thể đào tạo chung chung nên đối với từng phóng viên, nhóm phóng viên, với

từng đề

tài cụ

thể

thì ban biên tập có sự hỗ

trợ

nhiệt tình, tăng cường

những phương tiện, điều kiện vật chất, tinh thần, ủng hộ, khích lệ viên.

phóng

Anh có thể cho biết ở báo Tiền phong, quá trình thẩm định một bài báo điều tra khác gì một bài báo viết ở các thể loại khác? Vai trò của tòa soạn ở đâu trong quá trình nhập vai của phóng viên điều tra?

Quy trình thực hiện một bài điều tra phải tuân theo quy định của tòa

soạn từ lúc báo cáo về ý tưởng, kế hoạch thực hiện ý tưởng, tổ chức viết bài và biên tập đến in ấn, phát hành.

Xuất phát từ yêu cầu cao về thông tin của bài điều tra, từ những khó khăn mà phóng viên điều tra gặp phải đặc biệt trong quá trình nhập vai, nên quy trình thực hiện bài điều tra cũng nghiêm ngặt, khắt khe, nhiều tầng lớp hơn khi thực hiện những tác phẩm báo chí khác.

Ngay từ khi xét duyệt đề tài, nếu là một đề tài bình thường, chỉ cần phóng viên báo cáo trưởng ban, xin ý kiến ban biên tập là có thể thực hiện. Nhưng với một bài điều tra, phải xác minh thông tin ban đầu đến một mức độ nhất định mới quyết định có triển khai đề tài hay không.

Trong quá trình đi thu thập thông tin tiếp theo, các phóng viên phải báo

cáo tài liệu gồm ghi âm, hình

ảnh, video, văn bản…với các bộ

phận có

thẩm quyền. Trong nhiều trường hợp, trước khi duyệt đăng, người lãnh đạo cao nhất cũng yêu cầu phóng viên trình ra những chứng cứ này để đảm bảo sự chính xác, kín kẽ.

Khi biên tập, đối với tác phẩm khác câu chữ không nói là dễ dãi, tùy tiện nhưng có thể thoải mái hơn, còn trong bài điều tra cần hết sức thận trọng bởi có khi chỉ thay đổi 1 từ sẽ khiến câu chuyện trở nên khác hẳn về bản chất, biến phóng viên từ đúng thành sai, đứng trước nguy cơ kiện cáo. Chỉ cần một khái niệm hiểu không đúng thì sẽ làm sai lệch cả vấn đề điều tra.

Khi có khiếu nại, tố

cáo của các cá nhân, tổ

chức thì tòa soạn phải

thành lập những hội đồng để xem xét, bao gồm những luật sư, những

người giỏi chuyên môn nhất của cơ quan để xác minh, trả lời.

Trong quá trình này, tòa soạn đóng vai trò là hậu phương, là bệ đỡ, là

người đồng hành, là tri kỉ bên cạnh PV, giúp PV có được cơ hội, mạnh

dạn thực hiện những tác phẩm điều tra phải nhập vai. Tiền phong luôn trân

trọng những ý tưởng mới, vun đắp và tạo điều kiện để phóng viên tâm

huyết, dám nghĩ dám làm, dám dấn thân, thực hiện những hoài bão trog việc tham gia vào những lĩnh vực điều tra này. Tòa soạn sẵn sàng tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để PV yên tâm với hoạt động của mình. Tòa soạn cũng đảm bảo rằng nếu không may có sự cố xảy ra, phóng viên làm đúng nhưng bị xâm hại trong và sau quá trình điều tra thì tòa soạn sẽ đứng ra bảo vệ đến cùng.

Với cương vị

người lãnh đạo, anh có đề

xuất phương án gì để

nâng cao kỹ năng nhập vai cho phóng viên, khuyến khích họ nhập vai điều tra khi cần thiết?

Hoạt động tác nghiệp của phóng viên gần như là độc lập. Trong

những sự kiện độc lập, phóng viên hoặc nhóm phóng viên của ban sẽ thực hiện, tác nhiệp theo biên chế của từng ban. Nhưng với vấn đề trải dài về mặt không gian, mở rộng về lĩnh vực thì Tiền phong sẽ thành lập những tổ phóng viên đặc nhiệm, phối hợp giữa các ban, các cơ quan thường trú tại các địa phương để giải quyết vấn đề.

Nhận thức rõ vai trò của phương pháp nhập vai trong quá trình thu thập thông tin cho bài điều tra, Tiền phong luôn khuyến khích các phóng viên nhập vai trong những trường hợp cần thiết, khi điều tra yêu cầu để tạo nên những bài điều tra sâu sắc, hiệu quả tốt.

Báo Tiền phong cũng chú trọng đào tạo cho phóng viên những hiểu

biết về

luật pháp. Đồng thời, huấn luyện phóng viên các kỹ

năng để sử

dụng các phương tiện tác nghiệp khi nhập vai; đào tạo kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình nhập vai; nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin sau khi thu thập, đảm bảo nhập vai là một quá trình thống nhất, mang lại hiệu quả thực tế về thông tin.

Theo tôi, Tiền phong nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung cũng cần có những cơ chế về tài chính, về chi phí nhập vai, về mức nhuận bút cao hơn cho các bài điều tra tốt, công phu, giá trị thông tin và tác động xã hội lớn, tiến tới đặt hàng những phóng viên điều tra tốt, chấp nhận vượt ra khỏi khuôn khổ về tài chính. Đó sẽ là những động lực, là sự hỗ trợ có tính khích lệ tinh thần phóng viên khi tham gia điều tra, nhất là điều tra bằng nhập vai.

Xin cảm ơn anh!


4. Hồ Sỹ Lực – Phóng viên Ban Kinh tế ­ xã hội, báo Tiền phong

Chào anh, là PV lâu năm về mảng Kinh tế ­ Xã hội, từng có những bài phán ánh, điều tra có ý nghĩa, anh thấy giữa 2 thể loại này có sự khác biệt như thế nào?

Theo tôi, phản ánh và điều tra có sự giao thoa, có những điểm chung

và điểm riêng. Dù là phản ánh hay điều tra thì mục đích cuối cùng vẫn là thông tin đến bạn đọc một tình trạng, hiện tượng khách quan trong cuộc sống. Muốn phản ánh đúng thực tế, phóng viên cũng cần sử dụng những

thao tác của điều tra, trong đó có nhập vai. Ví dụ, khi phản ánh về thị

trường, phóng viên cũng cần nhập vai là người mua hàng, đi khảo sát giá

để có thể tiếp xúc với người bán hàng hay những khách hàng khác. Bởi

trong nhiều trường hợp, nếu sử dụng danh nghĩa nhà báo, có thể thông tin sẽ bị bóp méo.

Điều tra, cũng là một dạng phản ánh, nhưng nó thường đề cập đến

những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến pháp lý. Khi nhập vai

điều tra, phóng viên thường gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin do các đối tượng điều tra thường có sự phòng ngừa, phản kháng mạnh hơn là các đối tượng khác.

Khó nhất của điều tra là nắm được bản chất sự việc, cơ sở pháp lý của vấn đề, bởi vì nếu phản ánh chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện, nêu lên vấn đề thì mục tiêu cuối cùng của điều tra là tìm ra sự thật ẩn sau vấn đề

mang tính hiện tượng đó. Cái khó của điều tra còn ở các biện pháp tác

nghiệp thường không được công khai và phải đối mặt với nhiều nguy hiểm.

Trong khi điều tra, anh có sử dụng kỹ năng nhập vai?

Trong quá trình làm nghề, tôi nhập vai cũng tương đối nhiều. Để điều tra về việc CSGT, có khi tôi đóng vai thành người đi đường hỏi đường, có khi lại thành lái xe.

Tôi còn nhớ lần điều tra việc buôn lậu bò ở cửa khẩu Cha Lo (Quảng

Bình). Khi nhập vai một người đi mua bò về tiêu thụ, chúng tôi đã thâm

nhập được vào trại bò lậu, hỏi được nhiều thông tin về giá cả, cách vận chuyển một cách rất sinh động. Thậm chí, khi chúng tôi yêu cầu chụp ảnh

bò để về

bàn với công ty về

việc mua bán, chủ

trại cũng đồng ý ngay

không hề

nghi ngờ. Nhưng khi họ

hỏi những vấn đề

chuyên môn nghề

nghiệp như cách giết mổ bò như thế nào, một con bò chuyển về thường

bao nhiêu cân hơi thì chúng tôi ngay lập tức lúng túng vì không chuẩn bị kỹ. Dù đã tìm cách lảng tránh câu hỏi, đưa đẩy sang vấn đề khác nhưng vẫn khiến chủ trại nghi ngờ. Về sau, họ theo dõi, thấy chúng tôi lên cửa khẩu

làm việc với Hải quan. Thế là lộ! Họ

bắt chúng tôi phải xóa bỏ

hết các

bức ảnh đã chụp trong trại bò. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết về khoa học công nghệ, tôi biết rằng hoàn toàn có thể khôi phục dữ liệu

ảnh một cách dễ

dàng. Vì vậy, tôi tự

mình xóa hết

ảnh tại chỗ, tránh

những va chạm không đáng có. Sau đó, chúng tôi lấy lại bằng chứng và đăng bài như bình thường. Đó là một lần sai sót để lại cho tôi nhiều kinh nghiệm về việc chuẩn bị và ứng xử khi nhập vai điều tra.

Tôi nghĩ nhập vai là một kỹ năng cần thiết khi điều tra. Bởi muốn

điều tra, trước hết phải qua giai đoạn nắm bắt vấn đề. Để nắm bắt đúng

bản chất, làm cho vấn đề trở nên sinh động, trong nhiều trường hợp nhà

báo phải nhập vai. Sau khi đã có được thông tin, người viết mới xuất hiện

với vai trò là nhà báo để

phỏng vấn cơ

quan chức năng, các chuyên gia,

thậm chí cả những đối tượng có dấu hiệu tiêu cực trong quá trình điều tra.

Cũng đôi khi, nhập vai chưa chắc đã đem đến sự thật cuối cùng. Vì có những đối tượng tinh ranh và cảnh giác, họ sẽ không để lộ thông tin. Trong khi sử dụng danh nghĩa nhà báo lại có những quyền hạn nhất định, buộc họ phải trả lời, giao ra giấy tờ…Bởi vậy, tùy tình huống mà nhà báo cần sử dụng linh hoạt những vai trò này, không nên trông chờ vào hiệu quả tuyệt đối của một phương pháp.

Như vậy, theo anh việc giấu mình trong một vai khác là để thiểu nguy hiểm khi tác nghiệp điều tra?

Đúng vậy.

giảm

Nhưng những sai sót khi nhập vai có thể còn gây cho nhà báo nguy hiểm gấp nhiều lần. Vậy nhập vai có cần nhiều kỹ năng?

Phải khẳng định rằng, nguy hiểm, rủi ro là đương nhiên với nghề báo.

Nhà báo luôn phải xác định trước điều này, nhất là khi nhập vai điều tra.

Hơn nữa, hiện nay chưa có một hành lang pháp lý nào quy định về nhập vai. Bên Công an cũng có nghiệp vụ hóa trang điều tra, về bản chất giống nhập vai, nhưng họ được bảo vệ, với tư cách là người thi hành công vụ, không phải vi phạm pháp luật. Còn nhà báo, không được công cụ pháp

luật hỗ

trợ, hay có một cơ

chế

riêng để

bảo vệ. Tuy nhiên, trong nhiều

trường hợp, để nắm được thông tin thật thì nhà báo buộc phải nhập vai.

Trong từng tình huống điều tra cụ thể, nhà báo luôn phải xem xét, xác định xem mình nhập vai như vậy có vi phạm pháp luật hay không? Phải có biện pháp phòng ngừa khi mà pháp luật chưa có hành lang để hợp pháp hóa hoạt động nhập vai của nhà báo.

Ví dụ, để điều tra CSGT nhận hối lộ, nhà báo có thể vào vai một người tham gia giao thông bình thường đi sai luật để tiếp cận, ghi âm, chụp hình khi họ vòi vĩnh, nhưng đừng đưa tiền cho họ. Nếu vậy chính nhà báo đã vi phạm pháp luật. Khi điều tra về một siêu thị bán hàng giả, hàng lậu, trước hết nhà báo hãy sử dụng quyền lợi công dân của mình là một người tiêu dùng bình thường để hỏi, để tìm kiếm thông tin, như vậy hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Rất nhiều nhà báo sử dụng phương pháp này và cũng rất thuyết phục bạn đọc.

Ở đây, cũng cần xác định rõ, nhà báo không thể thay thế vai trò của công an, cảnh sát, Tòa án… để đưa ra phán quyết kết tội bất cứ ai. Vai trò của nhà báo điều tra chỉ dừng lại ở việc tìm và đưa ra những bằng chứng xác thực để đốc thúc cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, cung cấp chứng

cứ để hỗ

trợ

việc điều tra. Việc kết tội không trong thẩm quyền có thể

khiến nhà báo bị kiện cáo dù có đủ bằng chứng trong tay.

Hiện, Luật báo chí đang trong quá trình sửa đổi, bố sung, tranh luận về việc nhà báo khi làm việc có phải là đang thi hành công vụ hay không? Nếu

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí