Quy Mô Các Loại Hình Đất Đai Trong Sở Hữu Tư Nhân


tấc (chiếm 59,4% tổng số ruộng đất tư) trong đó chủ yếu là ruộng đất hoang (diện tích: 3718 mẫu 7 sào 2 thước 3 tấc, chiếm 12,34% diện tích ruộng đất tư). So với huyện Nghi Lộc, một địa phương trong tỉnh thời Nguyễn, ruộng đất hoang hóa chiếm 65,91% diện tích ruộng đất tư, thì ở Nam Đàn đất hoang thấp hơn (do Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển nên diện tích ruộng đất ngập mặn và đất lở ven sông, biển khá lớn), nhưng nếu so với một số địa phương khác thì tình hình ruộng đất hoang hóa của huyện Nam Đàn vẫn ở mức cao, cụ thể: La Sơn (Hà Tĩnh) là 23,8%; Đông Sơn (Thanh Hóa) là 24,3%; Quỳnh Côi (Thái Bình) là 0,25%; Quảng Hòa (Cao Bằng) theo địa bạ Gia Long 4 là 5,32%, đến năm 1840 đã khắc phục, không còn ruộng đất hoang hóa [200, tr.61] (Xem biểu đồ 3.4).

Biểu đồ 3.4. Quy mô các loại hình đất đai trong sở hữu tư nhân


100

100

80

64.1

60

53.346.7

40

20

35.8

0.1

0

0

0

Thực trưng Lưu hoang

Phế canh

0

Phế canh

Lưu hoang

Tư điền

Thực trưng

Tư thổ

Thổ trạch tư


[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]


Biểu đồ cho thấy, quy mô ruộng đất tư có sự chênh lệch khá lớn trong các loại hình gồm: thực trưng, lưu hoang, phế canh. Ở Nam Đàn hầu như không có diện tích phế canh mà chủ yếu là diện tích thực trưng và lưu hoang, điều này cho thấy được mức độ sử dụng của ruộng đất tư trong làng xã là khá lớn.

Diện tích đất hoang hóa trong sở hữu tư nhân được phản ánh qua tư liệu địa bạ đã chỉ rõ: nguyên nhân chính của tình trạng ruộng đất hoang hóa là do yếu tố địa hình. Nam Đàn là huyện đồng bằng nửa đồi núi, phần lớn diện tích đất đai lại thuộc phần tả, hữu


của vùng hạ lưu sông Lam nên diện tích ruộng đất lở ven sông suối, ở các khe cừ và các vùng tiếp giáp với địa hình gò đồi là khá phổ biến. Toàn bộ phần diện tích này chưa thành ruộng nên không thể khai thác, sử dụng được hoặc có sử dụng thì cũng là sự tận dụng khi làm, khi bỏ của cư dân sở tại nơi gần những diện tích đất này để trồng các loại rau màu ngắn ngày, không tuân theo thời vụ, cho nên được xếp vào hạng đất hoang hóa. Trong phân bố ruộng đất tư, hiện tượng trong cùng một khu vực, một tỉnh (trấn)

hay một huyện, một xã, do các tác động của điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và nhiều yếu tố xã hội diễn ra trong làng xã mà việc phân chia theo đẳng hạng đồng ruộng (ruộng tốt, ruộng xấu) không phải nơi nào cũng giống nhau. Dựa theo cách sắp xếp đó, ruộng đất nói chung được phân ra các hạng: hạng 1 là loại tốt nhất, rồi đến hạng 2, hạng 3. Qua khảo cứu 40 địa bạ của các xã thôn huyện Nam Đàn thời Nguyễn chất lượng của ruộng tư được ghi cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Chất lượng tư điền


Hạng ruộng

Diện tích (m.s.th.t.p)

Tỷ lệ (%)

Hạng 1

157.3.13.5.0

0,62

Hạng 2

162.7.14.7.0

0,65

Hạng 3

24867.3.6.1.0

98,73

Tổng

25187.5.4.3.0

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 - 10

[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]


Từ bảng thống kê trên cho thấy: trong tổng số 25187.5.4.3.0 diện tích tư điền của huyện Nam Đàn, ruộng hạng 1 chiếm 0,62% và ruộng hạng 2 chiếm 0,65%. Trong khi đó, ruộng hạng 3 lại chiếm tỷ lệ rất lớn, lên tới 98,73%. Tỷ lệ ruộng hạng 3 lớn chứng tỏ, chất lượng đất đai của huyện Nam Đàn không tốt. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng trên diện tích ruộng tư điền. Tóm lại, trong quy mô và chất lượng tư điền, việc phân loại theo tỷ lệ các loại ruộng có thể thay đổi ít nhiều theo thời gian nhưng chất đất của các hạng ruộng về cơ bản vẫn giữ nguyên như các thời kỳ trước.

Khi nghiên cứu địa bạ của huyện Nam Đàn từ năm 1802 đến năm 1884, trong mục tư điền, ngoài việc phân chia cụ thể ruộng đất theo vụ, các hạng ruộng theo các lớp sở hữu


còn có một phần rất quan trọng là Tam bảo điền (ruộng chùa). Tam bảo điền được xếp vào hạng tư điền và chủ yếu là ruộng hạng 3. Ở Nam Đàn có đến 38/40 địa bạ các xã thôn (chiếm 95 % tổng số địa bạ các xã thôn) có tam bảo điền, chỉ có 2 xã thôn không có loại ruộng này (chiếm 5%). Mặc dù diện diện tích không lớn chỉ có 117.9.9.7.0 (chiếm 0,47% diện tích tư điền) nhưng ruộng Tam bảo lại tồn tại phổ biến ở hầu khắp các xã thôn, không do một cá nhân nào sở hữu, đây là loại ruộng gắn liền với hệ thống đền thờ, chùa, miếu thuộc năm tổng trên địa bàn huyện. Toàn bộ diện tích ruộng Tam bảo được duy trì cho đến khi xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp và bậc cao ở nửa sau thế kỷ XX thì biến thành ruộng đất thuộc sở hữu của Hợp tác xã nông nghiệp.

Nguồn gốc của Tam bảo điền phần lớn là do những gia đình giàu có, những người thi cử đỗ đạt hay những gia đình không có con trai thờ cúng, cung tiến. Đây là loại ruộng thuộc sở hữu tập thể, cư dân làng xã luân phiên chia nhau cày cấy và được thừa nhận là tư điền, tuy nhiên ranh giới giữa công và tư của loại ruộng này rất khó phân định. Sự hiện hữu và tồn tại bền vững của ruộng Tam bảo trên địa bàn huyện Nam Đàn cho thấy sự đan xen giữa tín ngưỡng thờ thần (bao gồm cả Nhân thần và Nhiên thần), Phật giáo và Đạo giáo trong thời kỳ 1802 - 1884.

Chúng tôi hơi băn khoăn, vì trên thực tế Thiên chúa giáo được truyền bá vào Nghệ An và Nam Đàn từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Đến năm 1874, khi cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất bùng nổ, với khẩu hiệu: “Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”, trên địa bàn huyện Nam Đàn có nhiều làng xã như Vạn Lộc (nay thuộc Thượng Tân Lộc), Yên Lạc, Đa Lạc (nay thuộc xã Nam Lĩnh và xã Hùng Tiến), vùng Tràng Đen, Tràng Ri (nay thuộc xã Nam Hưng) đã hình thành nhiều giáo họ. Nhưng không rõ vì lý do gì toàn bộ diện tích ruộng đất thuộc sở hữu của các giáo họ không được ghi chép vào diện tích Tam bảo điền hay một loại sở hữu ruộng đất khác. Cho dù, sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874), triều đình Tự Đức đã buộc phải công nhận sự hiện diện của giáo dân cũng như các giáo họ, nhà thờ trên địa bàn Nghệ An, Nam Đàn (ví dụ: Nhà thờ Quy Chính thuộc thị trấn Nam Đàn; Nhà thờ Vạn Lộc thuộc xã Thượng Tân Lộc; Nhà thờ Tràng Đen thuộc xã Nam Hưng ngày nay).

3.1.2.1. Phân bố sở hữu ruộng tư

Qua khảo cứu 40 địa bạ thuộc 5 tổng ở huyện Nam Đàn chúng tôi nhận thấy, tổng diện tích tư điền, tư thổ thường được ghi ở đầu địa bạ và tiếp theo là chi tiết về


các loại hình sở hữu được ghi chép lại theo từng khu vực và cụ thể từng chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc tổng hợp cũng gặp khá nhiều khó khăn, số liệu đất đai được tính theo cách cộng diện tích sở hữu của từng chủ được ghi chép trong địa bạ. Trong quá trình tổng hợp theo từng chủ đã có sự chênh lệch so với số liệu tổng quát kê khai ở đầu địa bạ. Sự sai lệch này có lẽ một phần là do tính phức tạp, đa dạng của loại hình sở hữu, một phần là do nhầm lẫn ngay từ khi làm địa bạ hoặc do lỗi khi sao chép. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc tôn trọng tư liệu gốc, chúng tôi vẫn giữ nguyên những khác biệt đó, song khi phân tích thì căn cứ vào số liệu liệt kê theo từng chủ sở hữu.

Với diện tích ruộng tư lớn chiếm 86,99% tổng diện tích ruộng đất toàn huyện, các chủ sở hữu ruộng tư được chia thành các lớp sở hữu, số liệu kèm theo các lớp sở hữu được trình bày trong bảng thống kê dưới đây:

Bảng 3.7. Quy mô sở hữu ruộng tư



Quy mô sở hữu

Số chủ

Diện tích sở hữu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Diện tích

(m.s.th.t.p)

Tỷ lệ (%)

Dưới 1 mẫu

1325

31,81

667.2.1.4.0

5,78

1 - 3 mẫu

1641

39,40

3001.3.12.2.0

25,99

3 - 5 mẫu

623

14,96

2454.3.3.0.1

21,25

5 - 10 mẫu

415

9,96

2830.4.4.1.0

24,51

10 - 20 mẫu

134

3,22

1770.1.9.4.5

15,32

20 - 50 mẫu

26

0,63

766.6.4.4.0

6,64

50 - 100 mẫu

1

0,02

58.7.3.0.0

0,51

Tổng

4165

100

11548.8.7.5.6

100

[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]


Số liệu từ bảng thống kê cho thấy: nếu lấy ranh giới sở hữu 5 mẫu ruộng trở lên để phân biệt đó là những người khá giả, thì trong số 4.165 chủ sở hữu ruộng đất chỉ có 13,83% (576 người) là thuộc loại này nhưng lại nắm giữ tới 46,98% tổng diện tích sở hữu. Còn lại, đa số chủ tư điền 3.589 người (chiếm 86,17%) là những người có mức sở hữu dưới 5 mẫu, với tổng diện tích 6122.9.1.7.0 (chiếm 53,02%). Còn nếu tính lớp sở hữu từ 10 mẫu trở lên thì chỉ có 3,87% (161 người) và nắm giữ 22,47% tổng diện tích. Các số liệu thống kê ở trên cho thấy, quy mô sở hữu ruộng tư ở Nam Đàn có đặc điểm: sở hữu từ 1 đến 10 mẫu là lớp sở hữu chủ yếu (chiếm 71,75%) diện tích ruộng tứ) trong quy mô ruộng đất tư ở huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884.


Tình hình sở hữu ruộng đất theo từng lớp sở hữu ở bảng thống kê còn cho thấy một hiện tượng, đó là việc chia nhỏ diện tích sở hữu của các chủ ruộng đất. Số chủ sở hữu tăng lên theo sự gia tăng dân số (theo thời gian) đi kèm với việc sở hữu nhỏ (dưới 1 mẫu đến 3 mẫu) cũng tăng lên đáng kể. Các lớp sở hữu nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất (71,21%) chứng tỏ sở hữu nhỏ về ruộng đất ngày càng phát triển và mang tính phổ biến trong sở hữu, sử dụng ruộng đất ở nước ta.

Như vậy, nếu so sánh sự phân hóa về ruộng đất ở các huyện khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ như ở tỉnh Thái Bình: lớp sở hữu trên 10 mẫu ở huyện Chân Định là 74,30%, huyện Vũ Tiên là 78,11%, huyện Đông Quan là 59,99%; hay như huyện Hoài An (Hà Đông) là 48,50% [100, tr.89], các lớp sở hữu lớn chiếm tỉ lệ cao, thì ở Nam Đàn trong sở hữu tư nhân đã có sự phân hóa theo hướng ngược lại. Tình trạng sở hữu ruộng đất nhỏ, manh mún và dàn trải trên một số đông chủ sở hữu là phổ biến. Đây chính là đặc điểm nổi bật của chế độ ruộng đất ở Nam Đàn, đặc điểm này có tính tương đồng với huyện Nghi Lộc một huyện thuộc tỉnh Nghệ An vào thời Nguyễn (có lớp sở hữu dưới 5 mẫu là 67,51%) [202, tr.47].

3.1.2.2. Bình quân sở hữu tư điền và bình quân thửa ruộng

Tổng diện tích đất tư được ghi trong 40 địa bạ ở huyện Nam Đàn từ năm 1802 đến năm 1884 là 30118.6.14.2.0, trong đó 11548.8.7.5.6 có thể tính sở hữu, phân bổ cho 4.165 chủ ở các xã thôn với 6.950 thửa ruộng. Số còn lại là ruộng đất tư lưu hoang, ruộng thờ cúng, ruộng của các tổ chức làng xã (ruộng giáp, ruộng Tam bảo...). Về bình quân sở hữu và bình quân thửa ruộng theo đơn vị các xã thôn được thống kê qua bảng sau:

Bảng 3.8. Bình quân sở hữu và bình quân thửa



TT


Tên Tổng

Diện tích có thể

tính sở hữu (m.s.th.t.p)

Số thửa

Bình quân

một thửa (m.s.th.t.p)

Số chủ

Bình quân sở hữu một

chủ (m.s.th.t.p)

1

Non Liễu

5453.3.10.7.5

3685

1.4.7.9.9

2108

2.5.8.6.9

2

Lâm Thịnh

4467.7.1.9.0

1969

2.2.6.9.0

1145

3.9.0.1.9

3

Hoa Lâm

641.5.0.7.0

260

2.4.6.7.3

185

3.4.6.7.6

4

Nam Hoa

503.3.4.7.0

749

0.6.7.2.0

533

0.9.4.4.3

5

Bích Triều

482.9.4.5.1

287

1.6.8.2.7

194

2.4.8.9.4

Tổng

11548.8.7.5.6

6950

1.6.6.1.7

4165

2.7.7.2.8

[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]


Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy: bình quân một thửa ruộng đất ở huyện Nam Đàn dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884, là 1.6.6.1.7/thửa, nếu so sánh với các địa phương khác ngoài tỉnh thì diện tích này không cao, như huyện Đông Sơn là 1.4.10.6.6/thửa [200, tr.70], nhưng so với một số huyện lân cận trong tỉnh Nghệ An như ở huyện Nghi Lộc có bình quân một thửa ruộng là 0.7.6.5.2 [202, tr.47] thì bình quân thửa ruộng ở Nam Đàn như thế là khá lớn. Từ thực tế khảo sát địa bàn huyện cho thấy, Nam Đàn có vị trí nằm ở vùng hạ lưu sông Lam, diện tích đất có khả năng mở rộng quy mô do có các bãi bồi lớn ven sông, lại được phù sa bồi đắp thường xuyên hàng năm. Ngoài ra, ở các nơi tiếp giáp với vùng gò đồi, bán sơn địa, diện tích đất hoang rất lớn, nên cư dân nơi đây có điều kiện để mở rộng diện tích ruộng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, tỷ lệ đất canh tác ở đây tương đối nhiều, diện tích thửa ruộng lớn hơn một số địa phương khác trong vùng. Đây là đặc điểm tiêu biểu trong sở hữu tư nhân và đặc điểm ruộng đất của huyện Nam Đàn dưới triều Nguyễn (1802 - 1883).

Mặc dù có bình quân thửa ruộng khá cao nhưng quy mô thửa không đều, có sự chênh lệch lớn giữa các tổng trong huyện Nam Đàn, nếu lấy quy mô của tổng Nam Hoa bình quân một thửa là 0.6.7.2.0, so với quy mô của tổng Hoa Lâm một thửa là

2.4.6.7.3 có thể thấy được sự phân tán về ruộng đất ở Nam Đàn là rất lớn. Sự phân tán về ruộng đất cũng như tính chất manh mún của đồng ruộng ở Nam Đàn có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, ảnh hưởng của yếu tố địa hình xứ đồng không bằng phẳng, xen lẫn giữa vùng đồng bằng là các ao hồ, đầm, ô trũng, đặc biệt có nhiều gò, đồi và các dãy núi nhỏ lan ra cắt xẻ giữa vùng đồng bằng của xứ đồng.

Thứ hai, do quá trình khai hoang, mở rộng diện tích canh tác diễn ra không liên tục, hoạt động khai hoang chủ yếu diễn ra ở một số nơi thuộc hạ lưu sông Lam nơi có diện tích phù sa bồi đắp, hoặc ở các vùng bán sơn địa tiếp giáp gò đồi. Kết quả thu được của quá trình khai hoang chỉ là những diện tích canh tác nhỏ hẹp, nằm rải rác dọc theo sông suối, núi đồi, không có những diện tích bằng phẳng, quy mô lớn.

Bình quân sở hữu một chủ là 2.7.7.2.8 (chưa điều chỉnh xâm canh). Nếu so sánh với một số huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dưới thời Nguyễn thì bình quân sở hữu của một chủ ở Nam Đàn thấp hơn rất nhiều, cụ thể như sau: huyện Đông


Sơn có 3.2.2.7.2/chủ, Chân Định có 9.7.3.9.8.6/chủ và thấp hơn cả các huyện phía Bắc: huyện Quảng Hòa là 5.7.11.6.0.6/chủ [209, tr.93] (xem bảng 3.9).

Bảng 3.9. So sánh bình quân sở hữu giữa huyện Nam Đàn

với một số huyện khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ


TT

Huyện

Bình quân sở hữu 1 chủ

(m.s.th.t.p)

1

Chân Định (Thái Bình)

9.7.3.9.8.6

2

Đông Quan (Thái Bình)

8.8.2.7.8.7

3

Đông Sơn (Thanh Hóa)

3.2.2.7.2

5

Nghi Lộc (Nghệ An)

1.5.2.5.3

6

Nam Đàn (Nghệ An)

2.7.7.2.8

7

Thanh Quan (Thái Bình)

8.3.10.2.8.4

8

Thanh Trì (Hà Nội)

4.2.3.8.2.0

9

Từ Liêm (Hà Đông cũ)

2.3.4.5.4

[202, tr.48]

Qua việc so sánh về bình quân sở hữu trong tư liệu địa bạ và căn cứ vào sự phân bố ruộng đất huyện Nam Đàn chúng ta có thể nhận thấy, mặc dù là một huyện có điều kiện mở rộng diện tích đất đai, nhưng sở hữu tư nhân về ruộng đất là không nhiều, diện tích lại bị chia nhỏ. Mặt khác, giữa các tổng trong huyện còn có sự chênh lệch lớn về bình quân sở hữu theo từng khu vực khác nhau. Nếu ở tổng Lâm Thịnh bình quân sở hữu một chủ là 3.9.0.1.9 (cao nhất huyện) thì ở tổng Nam Hoa (Nam Kim) bình quân sở hữu chỉ 0.9.4.4.3/1 chủ. Kết quả đối chiếu này chỉ mang tính tương đối nhằm lý giải cho tình hình phân bố ruộng đất tư nhân giữa các địa phương trong huyện, chứ không làm căn cứ để so sánh thực tế bình quân một chủ trong các xã thôn, bởi số lượng địa bạ được thống kê khảo sát giữa các tổng không đều nhau, có tổng chỉ 2 địa bạ (tổng Hoa Lâm), có tổng 14 địa bạ (tổng Nam Hoa).

3.2. Trồng trọt‌

3.2.1. Thời vụ và giống, cây trồng‌

3.2.1.1. Thời vụ

Căn cứ ghi chép trong tổng số 40 địa bạ ở huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884, chúng tôi nhận thấy, đất đai canh tác hầu hết chỉ ghi về đất vụ hạ và vụ thu. Như vậy,


cư dân làng xã ở Nam Đàn hàng năm canh tác chủ yếu là: vụ hạ vào tháng 5 (vụ chiêm) và vụ thu vào tháng 10 (vụ mùa).

Vụ hạ, cư dân chủ yếu trồng lúa và các hoa màu khác trên đất phù sa, đất sét, đất cát pha thuộc các cánh đồng ở hữu ngạn sông Lam như: Nam Kim, Hoành Sơn, Dương Liễu, Trung Cần, Dương Phổ Tứ, Vạn Lộc, Tàm Tang, Phú Thọ, Khoa Trường... Hoặc các cánh đồng ở các làng, xã thuộc tả ngạn sông Lam như: Hữu Biệt, Kim Liên, Yên Lạc, Đa Lạc, Chung Tháp, Tự Trì, Xuân La, Tuần Lã, Diên Lãm… Trước thế kỷ XIX, cư dân làng xã ở lưu vực sông Lam đã khai phá đất đai và duy trì vụ hạ trên những cánh đồng màu mỡ để ổn định cuộc sống. Đến thời Nguyễn, đây chỉ là sự kế thừa mùa vụ của cha ông từ nhiều thế kỷ trước.

Vụ thu, phần lớn diện tích đất đều được sử dụng để trồng lúa. Trên đất màu thì cấy hoặc gieo hạt, sau đó chờ trời mưa. Ngoài ra còn có thêm vụ tháng 3 và tháng 8. Sách Nghệ An ký cho biết: “Mỗi năm cày cấy 2 mùa, tháng 11 cấy lúa, tháng 4 gặt; tháng 6 cấy lúa, tháng 10 gặt. Nhưng giữa vụ đông và vụ hạ lại có lúa tháng 3. Giữa vụ hạ và vụ đông lại có lúa tháng 8. Tùy theo chất đất mà trồng trọt thì đều có thể thu hoạch được cả” [106, tr.26 - 27]. Còn sách Đại Nam nhất thống chí lại chép về thời vụ và việc làm ruộng ở khu vực này như sau: Về vụ cày cấy thì có hai vụ: “Tháng 11 cấy thì tháng 4 lúa chín, tháng 6 cấy thì tháng 10 lúa chín. Lại có thứ lúa gặt về tháng 3 và tháng 8 âm lịch, tùy theo thổ nghi, đều có kết quả tốt cả” [155, tr.783]. Bên cạnh đó, sách Đồng Khánh địa dư chí còn cho biết thêm: “Mùa màng một năm 2 vụ. Tháng 9 xuống cấy, tháng 6 năm sau gặt. Vụ thu, tháng 5 gieo mạ, tháng 10 lúa chín. Lại có giống lúa tháng 3 và tháng 8 rải rác có cấy ở một số nơi, nhưng cũng không được bao lăm” [165, tr.1247].

Ngoài vụ chiêm và vụ mùa là chính, còn có thêm vụ tháng 8 (gọi là vụ bát) cấy lúa Bát ngoạt. Thời gian cấy gặt của vụ bát chỉ kéo dài trong khoảng 3 tháng, ngắn hơn 1 - 2 tháng so với hai vụ chính. Như vậy, trên đồng ruộng Nam Đàn, tùy đặc điểm địa hình, chất đất, lượng nước mà canh tác các loại lúa khác nhau: “Lúa vụ chiêm và lúa Bát ngoạt phần nhiều cấy ruộng trũng, lúa vụ mùa phần nhiều cấy ruộng cao” [154, tr.145].

Khi đề cập đến tình hình nông nghiệp, đặc biệt là đặc điểm về thời vụ trong trồng trọt ở Nghệ An, các sách như Nghệ An ký, Đại Nam nhất thống chí Đồng Khánh địa dư chí lược có thống kê, tổng số mùa vụ canh tác trên đồng ruộng ở Nghệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023