thôn, nhưng điểm khác biệt là không phải tất cả các loại ruộng đất đó đều được tính vào tổng diện tích ruộng đất ghi ở đầu địa bạ. Ngoại trừ những ruộng đất ghi rõ là phế canh, bỏ hoang vào thời điểm khám đạc, những phần ruộng đất kê khai trong địa bạ đều là thực trưng phải chịu thuế của nhà nước. Các diện tích thuộc thổ trạch công, tư như: thổ trạch viên trì, thần từ, phật tự, mộ địa, thị thổ, dịch xá… được liệt kê trong địa bạ với số liệu về diện tích hoặc độ dài cụ thể, nhưng không tính vào tổng diện tích công tư điền thổ các hạng của địa bạ, không phải chịu thuế nhà nước. Như vậy, việc khám đạc và liệt kê các loại ruộng đất này trong địa bạ góp phần xác nhận toàn bộ địa giới của làng xã đã được phân chia theo quy định về ranh giới hành chính, còn tổng diện tích công tư điền thổ ghi trong địa bạ là đất đai được nhà nước quy định trong việc thu thuế đối với làng xã.
3.1.1. Ruộng đất công làng xã
3.1.1.1. Công điền
Trong thế kỷ XIX, ruộng đất công trên phạm vi toàn quốc bị thu hẹp đáng kể. Tổng diện tích công tư cả nước là 3.949.225 mẫu (thực trưng), trong đó ruộng đất công các hạng là 760.872 mẫu, chiếm tỷ lệ 19,26% tổng diện tích ruộng đất công tư. Riêng ruộng công gồm các hạng: công điền, quan điền, ruộng muối có 580.363 mẫu, chiếm tỷ lệ 17,08% [192, tr.10]. Sự thu hẹp của ruộng đất công cho thấy vai trò của loại hình sở hữu công đã giảm sút trong thời kỳ này. Tuy nhiên do tính chất phân bố không đều khiến vai trò của ruộng đất công ở mỗi địa phương không giống nhau (Xem biểu đồ 3.2).
Biểu đồ 3.2. Phân bố công điền ở một số địa phương nửa đầu thế kỷ XIX
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
S: Các loại đất khác
S: Ruộng đất công
17.08
20.75
3.44
8.71
16.8
8.44
0
Cả nước Huyện Huyện La Huyện Huyện Huyện
Đông Sơn Sơn
Đông Quan
Nghi Lộc Nam Đàn
[200], [202], [tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Dựa trên phản ánh của biểu đồ, qua phân tích 40 địa bạ huyện Nam Đàn cho thấy, tổng diện tích công điền ở Nam Đàn có 2924.4.1.7.0, chiếm tỷ lệ 8,44% so với tổng diện tích các loại ruộng đất. Nếu so với huyện La Sơn (Hà Tĩnh) là 8,71% [22, tr.39] thì công điền ở Nam Đàn có tỷ lệ tương đương. Nhưng so với huyện Nghi Lộc (Nghệ An) có 5962.6.12.5.0 [202, tr.41], chiếm tỷ lệ 16,8% so với tổng diện tích, hay ở một số huyện thuộc khu vực Bắc Bộ như: Thượng Phúc (nay là Thường Tín, Hà Nội) là 16,47%; Từ Liêm (Hà Đông cũ) là 11,14% [101, tr.580]; Đông Quan (Thái Bình) là 20,75%; Quỳnh Côi (Thái Bình) là 17,32% [102, tr.434] thì tỷ lệ diện tích công điền chỉ gần bằng một nửa. Diện tích công điền thấp trong tương quan với tổng diện tích các loại ruộng đất ở Nam Đàn cho thấy, tình trạng ẩn lậu, bao chiếm ruộng đất công của một bộ phận có thế lực (chức sắc, địa chủ…) trong làng xã diễn ra khá phổ biến. Ruộng đất công bị thu hẹp, không đủ chia cho người nông dân để cày cấy khiến cho mâu thuẫn trong xã hội Nam Đàn diễn ra khá gay gắt. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải cho hiện tượng bùng nổ của các phong trào nông dân khởi nghĩa diễn ra liên tục trên địa bàn huyện Nam Đàn trong thế kỷ XIX.
Ở Nam Đàn, công điền được phân bố trong hầu khắp các xã thôn (37/40 xã thôn có công điền, chiếm 92,5% tổng số xã thôn), tuy nhiên diện tích công điền đã bị thu hẹp so tổng diện tích ruộng đất và trong tương quan với ruộng đất tư (xem bảng 3.2).
Bảng 3.2. Phân bố công điền trong các xã thôn
Số xã thôn | Tỷ lệ (%) | Diện tích (M.s.th.t.p) | Tỷ lệ (%) | |
Không có công điền | 3 | 7.5 | ||
Dưới 50 mẫu | 22 | 55.0 | 339.4.3.4.0 | 11,6 |
Từ 50 - 500 mẫu | 15 | 37.5 | 2584.9.13.3.0 | 88,4 |
Trên 500 mẫu | 0 | 0.00 | ||
Tổng | 40 | 100% | 2924.4.1.7.0 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 - 6
- Bối Cảnh Lịch Sử Và Tình Hình Kinh Tế Ở Huyện Nam Đàn Trước Năm 1802
- Tình Hình Sở Hữu, Sử Dụng Ruộng Đất
- Quy Mô Các Loại Hình Đất Đai Trong Sở Hữu Tư Nhân
- Các Loại Nông Cụ, Dụng Cụ, Kỹ Thuật Canh Tác
- Thuế Ruộng Đất Công, Tư Ở Khu Vực Ii Thời Gia Long
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Qua phản ánh của địa bạ, từ năm 1802 đến năm 1884, bình quân công điền ở Nam Đàn chỉ rõ, trung bình 01 xã thôn có xấp xỉ 73 mẫu 1 sào (2924.4.1.7.0/40). Từ số liệu ở bảng phân bố công điền cho biết, số xã thôn có dưới 50 mẫu công điền ở Nam Đàn chiếm tới 55% tổng số xã thôn nhưng chỉ chiếm 11,6% diện tích toàn huyện. Các xã thôn có từ 50 - 500 mẫu công điền có 37,5% tổng số xã thôn nhưng chiếm tới 88,4% (hơn 2/3) diện tích ruộng đất công toàn huyện và không có xã thôn sở hữu trên 500 mẫu công điền. Nếu so về quy mô phân bố ruộng công với huyện Nghi Lộc (Nghệ An) thời kỳ 1802 - 1884, số xã thôn có dưới 50 mẫu công điền chiếm 38% tổng số xã thôn (chiếm 5,3% diện tích công điền toàn huyện) và số xã thôn có trên 500 mẫu công điền có 8% tổng số xã thôn (chiếm 67,6% diện tích công điền toàn huyện), thì phân bố công điền ở Nam Đàn chủ yếu ở quy mô nhỏ [202, tr.41].
Ngoài ra, nếu so sánh mức độ phổ biến của ruộng công giữa huyện Nam Đàn với huyện Nghi Lộc (Nghệ An) và một số huyện khác thuộc đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ dễ nhận thấy, tỷ lệ các xã thôn không có ruộng công ở Nam Đàn là rất ít, cụ thể như sau:
Bảng 3.3. So sánh mức độ phổ biến của ruộng công
Huyện | Có ruộng công | Không có ruộng công | |||
Số xã thôn | Tỷ lệ (%) | Số xã thôn | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Chân Định (26) | 26 | 100 | 0 | 0 |
2 | Đan Phượng (13) | 11 | 84,61 | 2 | 15,39 |
3 | Đông Sơn (131) | 101 | 77,10 | 30 | 22,90 |
4 | Đông Quan (50) | 47 | 94,00 | 3 | 6,00 |
5 | La Sơn (34) | 29 | 85,29 | 5 | 14,71 |
6 | Nam Đàn (40) | 37 | 92,5 | 3 | 7,50 |
7 | Nghi Lộc (50) | 33 | 66,00 | 17 | 34,00 |
8 | Quỳnh Côi (11) | 11 | 100 | 0 | 0 |
9 | Từ Liêm (46) | 35 | 76,09 | 11 | 23,91 |
[202, tr.42]
Ở Nam Đàn, mức độ phổ biến ruộng công khá đều ở các xã thôn trong huyện (chỉ 7,5% xã thôn không có ruộng công), nếu so với huyện Nghi Lộc, một huyện lân cận trong tỉnh với 34% xã thôn không có ruộng công thì tỷ lệ không có ruộng công ở Nam Đàn là không đáng kể. Tuy nhiên, diện tích công điền ở Nam Đàn (2924.4.1.7.0) lại chỉ bằng phân nửa so với huyện Nghi Lộc (5962.6.12.5.0), trong khi tổng diện tích đất đai của cả hai huyện là xấp xỉ nhau (Nam Đàn: 34623.4.11.0.0/40 địa bạ, Nghi Lộc: 35606.3.12.6.6/50 địa bạ). Qua phân tích địa bạ cho thấy, ở Nam Đàn mặc dù diện tích đất đai có quy mô khá lớn, công điền tuy phổ biến hầu khắp làng xã nhưng diện tích lại không nhiều, điều này có thể là do nguyên nhân: tình trạng “biến công vi tư” đã trở nên phổ biến, làng xã ẩn lậu ruộng công (không khai báo trong địa bạ) để trốn thuế. Đây là một đặc điểm đáng chú ý về tình hình ruộng đất công ở huyện Nam Đàn so với một số địa phương khác trong tỉnh vào thời điểm này.
Công điền ở Nam Đàn mặc dù chỉ chiếm số lượng ít (2924.4.1.7.0, chiếm tỷ lệ 8,44%) trong tổng diện tích ruộng đất toàn huyện nhưng lại bị bỏ hoang rất nhiều. Trong tổng số 2924.4.1.7.0 công điền thì có đến 2141.7.0.4.0 (chiếm 73,2%) là ruộng bỏ hoang; chỉ có 782.7.1.3.0 (chiếm 26,8%) là diện tích được canh tác. Diện tích đất lưu hoang ở Nam Đàn (73,2%) thấp hơn Nghi Lộc (Nghệ An) là 80,5% [202, tr.39], nhưng lại lớn hơn nhiều so với các huyện lân cận trong khu vực: La Sơn (Đức Thọ) là 49,84% [22, tr.41]; Đông Sơn (Thanh Hóa) là 52,22% [200, tr.56]. Nguyên nhân chủ yếu là do 97,4% công điền là ruộng hạng 3, chất lượng đất xấu, mỗi năm chỉ canh tác 1 đến 2 vụ nhưng năng suất không cao. Các bản địa bạ có từ thời Minh Mệnh cho đến các thời sau sao chép lại không có sự thay đổi nhiều về diện tích cũng như tỷ lệ giữa các loại ruộng đất.
Bảng 3.4. Chất lượng công điền
Diện tích (m.s.th.t.p) | Tỷ lệ (%) | |
Hạng 1 | 27.2.5.2.0 | 0,9 |
Hạng 2 | 49.4.8.5.0 | 1,7 |
Hạng 3 | 2847.7.3.0.0 | 97,4 |
Tổng | 2924.4.1.7.0 | 100 |
[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Một đặc điểm đáng lưu ý trong phân bố công điền của các xã thôn ở Nam Đàn là có 2/40 địa bạ có công điền của xã thôn khác nằm ở xã thôn sở tại. Tuy không tính vào tổng diện tích ruộng đất của xã thôn sở tại nhưng lại được ghi rõ công điền của xã thôn nào và diện tích bao nhiêu, cụ thể:
Địa bạ xã Vũ Nguyên (tổng Bích Triều) có 98.6.0.0.0 công điền thì có ghi: Ruộng công thôn Chi Cơ bản tổng nằm tại địa phận bản xã 4 mẫu; Ruộng công xã Bích Triều bản tổng nằm tại địa phận bản xã 10.3.6.3.0; Ruộng Ngụ Lộc xã Lâm Triều bản tổng nằm tại địa phận bản xã 4 mẫu [255].
Địa bạ thôn Hoàng Xá xã Nam Hoa Đông (tổng Nam Hoa) có 111.0.12.2.0 công điền thì có ghi: Đất thần từ phật tự thôn Dương Phổ Tứ tại địa phận bản xã nằm tại địa phận bản thôn 2 sào [231]. Điều này chứng tỏ hiện tượng xâm canh về ruộng đất đã phát triển ở Nam Đàn trong thế kỷ XIX.
Có thể nói, hiện tượng “xâm canh” về ruộng đất kể trên không chỉ là đặc điểm riêng ở huyện Nam Đàn hay trấn/tỉnh Nghệ An, mà là hiện tượng phổ biến trong các làng xã Việt Nam thế kỷ XIX. Cụ thể, đây còn gọi là hình thức “xâm canh” về công điền của xã thôn khác có tại xã thôn sở tại. Ngoài hình thức nói trên còn có hình thức người nơi khác có sở hữu ruộng đất ở các xã thôn sở tại, đây là hiện tượng phụ canh, hay có thể gọi là “xâm canh” mang tính tư nhân diễn ra phổ biến ở ruộng đất tư điền.
Công điền huyện Nam Đàn được chia cấp theo quy định của nhà nước, cứ 3 năm một lần “tính tất cả số người trong xã là bao nhiêu, cứ theo ruộng đất 3 hạng: hạng 1, hay hạng 2, hạng 3 liệu đem chia cấp, cốt phải chỗ tốt xấu cùng san sẻ, không được vin lấy cớ ngồi trên chiếm hết ruộng đất tốt,... các quan quân trong xã đó không được thay thế mà chiếm lấy trước” [136, tr.69], ruộng đất công được chia đều cho dân đinh kể cả cô nhi, quả phụ. Tuy nhiên, theo thống kê hầu hết các xã thôn ở huyện Nam Đàn đều có công điền nhưng diện tích không nhiều, một số xã thôn còn không có công điền, nên dù được sử dụng theo hình thức “đồng quân cấp canh tác” thì cũng không đủ để chia theo khẩu phần cho các hạng dân, công điền chủ yếu dùng vào việc công trong làng xã, phân cho các giáp canh tác để biện lễ vật trong các kỳ lễ tiết hàng năm.
3.1.1.2. Công thổ
Căn cứ kết quả khảo cứu từ địa bạ, quá trình khảo sát thực tế tại địa bàn Nam Đàn chúng tôi nhận thấy: phần lớn các xã thôn có diện tích công thổ thường là các xã, thôn ven sông Lam, hoặc gần với vùng rừng, đồi núi như: Lương Trường, Tầm Tang,
Tiên Hoa, Nghĩa Động... Điều đáng lưu ý là, trong khi các xã thôn ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ, nhất là ở ven sông Hồng thường có hiện tượng sạt lở, xói mòn làm mất đi nhiều diện tích công thổ thì ở Nam Đàn, do đặc điểm địa hình, dòng chảy của sông mà hiện tượng sụt lở dù diễn ra thường xuyên nhưng lại được bồi tụ ở hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Lam. Phổ biến nhất vẫn là hiện tượng phù sa bồi đắp sau mỗi trận lũ lụt, lòng sông càng ngày càng hẹp lại, đất bãi ở các xã, thôn ven sông ngày một rộng hơn, tạo điều kiện cho cư dân nơi đây mở rộng diện tích sản xuất, sinh hoạt văn hóa, di dân lập làng. Dưới triều vua Tự Đức, sông Lam đã bắt đầu bồi lên ở chân đê này một dải đất cát mênh mông và đến năm 1875, giám mục Gauthier nói với giáo dân rằng: “Hãy bỏ con đê mà chiếm lấy đất cát”. Từ lúc đó, sông Lam cứ lùi mãi. Các thời kỳ nối tiếp nhau do lòng sông đẩy lùi mãi ở vùng Vạn Lộc đã để lại ngày nay ba hồ song song với nhau... Đất bồi do sông Lam chuyển tới từ thời Tự Đức rất lớn [99, tr.156]. Bên cạnh đó, qua khảo sát địa bàn các xã: Xuân Lâm, Hồng Long, Hùng Tiến, Thị trấn Nam Đàn (vùng tả ngạn), Thượng Tân Lộc, xã Khánh Sơn (vùng hữu ngạn) cho thấy, một bộ phận dân lưu tán từ Thanh Hoá, Ninh Bình và dân vạn chài (thuỷ cơ) là chủ nhân của những xóm nhỏ ven sông. Do đất bồi thường xuyên ngập lụt, nên triều đình nhà Nguyễn không tính vào diện tích đất phải nộp thuế hàng năm, nhưng trên thực tế đây lại là địa bàn cư trú của một bộ phận cư dân ở Nam Đàn từ cuối thế kỷ XVIII cho đến năm 1977 mới bị di dời vào trong đê. Người ta gọi bộ phận cư dân cư trú sát đôi bờ sông Lam là dân ngoài đê hoặc là dân ngụ cư.
Về phân bố của công thổ, trong tổng số 40 địa bạ các xã thôn của huyện Nam Đàn, chỉ có 16 địa bạ không có diện tích công thổ, chiếm tỷ lệ 40% tổng số các xã thôn, tính riêng tổng Hoa Lâm có 2 xã thôn thì đều không có công thổ. Công thổ dù phân bố ở nhiều xã thôn (60%) nhưng diện tích lại không lớn. Toàn huyện có 1567.7.4.7.0 công thổ, chiếm 4,47% tổng diện tích ruộng đất. Đặc biệt, tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng có đến 1157.7.5.7.0 diện tích công thổ bị bỏ hoang chiếm tỷ lệ 73,8%. Sở dĩ có hiện tượng như thế cũng bởi các nguyên nhân chung về địa hình, thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên như chúng tôi đã trình bày ở trên.
Trong một số địa bạ của huyện Nam Đàn còn thấy xuất hiện đất phù sa, đất cát trắng, đất bãi, đất rừng, công châu thổ. Đây là các loại đất thuộc sở hữu công làng xã. Loại đất này chiếm tỷ lệ rất nhỏ cả về diện tích (diện tích: 468.2.11.4.4, chiếm 1,36 % tổng
diện tích ruộng đất) và số lượng (trong 40 địa bạ của huyện Nam Đàn chỉ có 7/40 địa bạ có diện tích các đất như: đất phù sa, đất cát trắng, đất bãi, đất rừng, công châu thổ).
Các loại đất trên với đặc điểm địa hình thổ nhưỡng là vùng đồng bằng ven sông với nhiều ô trũng hoặc những nơi xen lẫn gò đồi và núi rừng, có địa hình không bằng phẳng, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Đất ở vùng ven sông thường bị ngập lụt, nhưng lại được phù sa bồi đắp thường xuyên, còn những diện tích đất gần rừng, gò đồi thì chất lượng xấu, muốn canh tác được phải tiến hành khai hoang vỡ đất, cải tạo mất nhiều thời gian và công sức, cho nên những loại đất này thường bị bỏ hoang, về lâu dài trở thành các diện tích hoang hóa ít được sử dụng vào mục đích canh tác nông nghiệp.
3.1.2. Ruộng đất tư nhân
Ở Nam Đàn, từ năm 1802 đến năm 1884, sở hữu tư nhân chia theo từng loại: tư điền, tư thổ và thổ trạch tư. Theo phản ánh của địa bạ, diện tích ruộng đất tư ở huyện Nam Đàn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Cụ thể như sau:
Bảng 3.5. Phân loại ruộng đất tư
Loại ruộng đất | Diện tích (m.s.th.t.p) | Thực trưng (m.s.th.t.p) | Lưu hoang (m.s.th.t.p) | Phế canh (m.s.th.t.p) | |
1 | Tư điền | 25187.5.4.3.0 (100%) | 9014.4.1.1.0 (35,8%) | 16142.9.11.8. 0 (64,1%) | 30.1.6.4.0 (0,1%) |
2 | Tư thổ | 3718.7.2.3.0 (100%) | 1982.3.10.8.0 (53,3%) | 1736.3.6.5.0 (46,7%) | |
3 | Thổ trạch tư | 1212.4.7.6.0 (100%) | 1212.4.7.6.0 (100%) | ||
Tổng | 30118.6.14.2.0 (100%) | 12209.2.4.5.0 (40,5%) | 17879.3.3.3.0 (59,4%) | 30.1.6.4.0 (0,1%) |
[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Trong tổng diện tích 34623 mẫu 4 sào 11 thước ruộng đất của các xã thôn ở huyện Nam Đàn, sở hữu của tư nhân có diện tích 30118 mẫu 6 sào 14 thước 2 tấc, chiếm 86,99% tổng diện tích ruộng đất toàn huyện, tỷ lệ này ở mức khá cao nếu so với mức sở hữu ruộng đất tư của cả nước lúc bấy giờ. “Tính đến đầu thế kỷ XIX, ở miền
Bắc sở hữu tư nhân mới đạt 80%, ở miền Trung là 75%, và đến trước cải cách tiến trình tư hữu hóa này vẫn chưa hoàn thành”[192, tr.14], cụ thể như ở: huyện Đông Sơn tư điền chiếm tỷ lệ 75,06% [200, tr.61].
So với huyện Nghi Lộc, một huyện thuộc tỉnh Nghệ An thời Nguyễn, trong tổng 35606 mẫu 3 sào 12 thước 6 tấc 6 phân, diện tích tư nhân có 28591 mẫu 8 sào 1 tấc, chiếm tỷ lệ 80,3% tổng diện tích ruộng đất toàn huyện [202, tr.44], thì ở huyện Nam Đàn với tổng diện tích ruộng đất gần tương đương nhau nhưng diện tích đất tư nhân chiếm tỷ lệ cao hơn. Điều này cho thấy, cũng giống như ruộng đất công, sự phân bố tỷ lệ ruộng đất tư giữa các vùng miền, các địa phương là không giống nhau.
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu ruộng đất tư nhân
4.03%
12.34%
Tư điền
83.63%
Tư thổ
[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Biểu đồ cho thấy, trong cơ cấu ruộng đất tư nhân diện tích tư điền chiếm đa số trong tỷ lệ tổng diện tính ruộng đất lúc bấy giờ, chứng tỏ quá trình tư hữu hóa về ruộng đất vẫn tiếp tục diễn ra ở Nam Đàn từ năm 1802 đến năm 1884. Tuy vậy, sở hữu tư nhân và quá trình tư hữu đất đai dù phát triển nhưng không còn mạnh và quyết liệt như các giai đoạn trước bởi sự thu hẹp của quỹ ruộng đất công, đặc biệt là quá trình này vẫn chịu sự chi phối bởi các chính sách quản lý về ruộng đất của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Ngoài ra, địa bạ của 40 xã, thôn huyện Nam Đàn còn cho biết: trong diện tích ruộng đất tư thì diện tích lưu hoang chiếm số lượng rất lớn: 17879 mẫu 3 sào 3 thước 3