Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ Phân Theo Trình Độ (2005 - 2010)


bảo chất lượng. Chẳng hạn, một số tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh với nhau chất lượng đường còn thấp so với yêu cầu phát triển KTDL của vùng. Hệ thống xử lý rác thải ở một số khu du lịch: Sầm Sơn, Cửa Lò, Phong Nha, Lăng Cô... vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đường hàng không, cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu du lịch...; hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ giữa các khu vực thành thị với nông thôn, miền đồng bằng với trung du, miền núi, chất lượng đường còn thấp, chưa kết nối thành mạng lưới. Vì vậy, những trở ngại về CSVC - HT tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài hơi ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

+ Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch còn nhỏ về quy mô, thiếu tiện nghi.

Các khách sạn ở trong vùng chủ yếu có quy mô nhỏ (trung bình 20 buồng/khách sạn). Với khách sạn được xếp hạng sao thì số lượng buồng trung bình trong một khách sạn cũng khá thấp. Khách sạn 5 sao trung bình có 162 buồng/khách sạn. Số lượng các cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng trong vùng vẫn còn lớn (1.638 cơ sở với 27.195 buồng chiếm tỷ lệ 85,5% tổng số cơ sở lưu trú và 69,5% tổng số buồng có thể đưa vào phục vụ khách du lịch của khu vực). Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ, không đ ồng bộ cần được nâng cấp. Tiện nghi trong phòng chất lượng thấp, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội, ngoại thất không hợp lý... Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở các tỉnh Bắc Trung Bộ không đồng đều. Hầu hết các khách sạn đều tập trung ở Thanh Hóa (500 cơ sở), Nghệ An (500 cơ sở), Thừa Thiên - Huế (535 cơ sở) v.v... Điều đó chính là một trong những nguyên nhân gây cản trở đối với sự phát triển của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Hiện nay, các cơ sở vui chơi giải trí ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn thiếu. Hình thức vui chơi, giải trí ở các điểm du lịch chính còn đơn điệu, quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung trong các khách sạn, chính vì vậy, làm hạn chế thời


gian lưu trú của khách. Các vũ trường, sàn nhảy tuy có phát triển ở một số nơi nhưng giá cả còn cao và chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận thanh thiếu niên. Các hình thức vui chơi giải trí mang tính chất quần chúng lại rất ít. Chính điều này ảnh hưởng đến chất lượng chuyến du lịch của du khách, du khách phải mất nhiều thời gian cho việc đi lại hơn, điều đó nghĩa là thời gian nghỉ ngơi và tham quan của du khách sẽ giảm theo. Vì thế, đây chính là một trong những trở lực đối với sự phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

+ KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn chịu tác động của biến đối khí hậu.

Trong thời gia qua vùng Bắc Trung Bộ đã chịu rất nhiều hậu quả nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Những dị thường của khí hậu: hiện tượng bão, lụt, hạn hán,... tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới các chuyến đi của du khách và để lại tổn thất nặng nề về mặt kinh tế đối với KTDL. Tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Quy mô và chất lượng tuyên truyền, quảng bá du lịch còn kém.

Việc nghiên cứu phân đoạn thị trường để xác định thị trường mục tiêu chưa thực sự đi trước một bước và thường thụ động. Chưa có kết quả nghiên cứu thị trường một cách bài bản; chưa xây dựng được sản phẩm đặc thù của từng khu vực; công việc tiếp thị điểm đến và quảng bá sản phẩm du lịch thường xuyên hoặc thông qua các sự kiện được triển khai rất ít, hiệu quả chưa cao; xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch. Nhiều hoạt động quảng bá chưa phù hợp, không xác định được đối tượng chính của hoạt động quảng bá dẫn tới lãng phí, nhiều khi còn phản tác dụng, chưa có đánh giá hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến. Vì vậy, hiện có không ít du khách trước khi đến các tỉnh Bắc Trung Bộ còn thiếu thông tin về điểm đến. Các nguồn


thông tin chính thức phát hành ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa nhiều, chưa phong phú, đa dạng về hình thức, nghèo nàn về nội dung. Các chương trình quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới của các tỉnh còn thiếu, các hội nghị, hội thảo về các chuyên đề du lịch còn mang nặng tính hình thức, chưa có nội dung hấp dẫn đối với du khách, chưa có một chương trình quảng cáo mang tính chuyên ngành. Chính điều này, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

+ Nguồn nhân lực cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn yếu về chất lượng, bất cập về cơ cấu.

Số lượng lao động KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch. Theo dự kiến đến 2015, số lao động trực tiếp cần bổ sung hàng năm vào khoảng 45.300 người (theo phương án thấp), thế nhưng, các trường trung học và dạy nghề hiện chỉ mới đáp ứng khoảng 32.625 lao động, chưa kể hàng vạn lao động hiện tại chưa qua đào tạo cần được đào tạo mới, bổ túc, bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

Chất lượng nhân lực tuy vừa qua đã có cải thiện đáng kể (năm 2005 số lao động có trình độ đại học và trên đại học đạt là 2.122 người, chiếm 12,5% tổng lao động du lịch toàn vùng; đến năm 2010 con số đó tăng lên là 5.797 người chiếm 18,6%), nhưng so với yêu cầu thì con số đó còn khiêm tốn. Phần lớn số lao động du lịch trong vùng có nghiệp vụ du lịch ở trình độ cao đẳng, trung cấp (năm 2010 số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp là 9.858 người, chiếm 31,6% lao động du lịch toàn vùng; đến năm 2010 số lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề còn chiếm tỷ lệ khá cao (27,5%), đào tạo không đúng chuyên ngành du lịch cũng chiếm đến 22,3% (bảng 3.6). Môi trường đào tạo và học tập kinh nghiệm cho lao động, đặc biệt là lao động trong các bộ phận nòng cốt còn hạn chế; thiếu các lao động giỏi, các chuyên gia đầu ngành. Đây là bước cản trở lớn đối với sự phát triển của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.


Bảng 3.6: Chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phân theo trình độ (2005 - 2010)

Đơn vị tính: người


TT

Trình độ

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tăng TB (%)

1

Đại học và trên ĐH

2.122

3.333

3.669

4.066

4.660

5.797

22,3


% so với tổng

12,5

16,6

16,9

16,4

17,0

18,6


2

Cao đẳng - Trung cấp

5.022

6.118

6.777

7.377

8.319

9.858

14,4


% so với tổng

29,5

30,5

31,2

29,8

30,3

31,6


3

Đào tạo khác

4.542

4.383

4.875

5.258

6.135

6.948

8,9


% so với tổng

26,7

21,8

22,4

21,2

22,3

22,3


4

Chưa qua đào tạo

5.354

6.238

6.412

8.048

8.372

8.569

9,9


% so với tổng

31,4

31,1

29,5

32,5

30,5

27,5



Tổng cộng

17.040

20.072

21.733

24.749

27.486

31.172

12,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế - 15

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.

Mặt khác, trong HNKTQT, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động trong KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn ở mức thấp. Tính đến năm 2010, số lao động biết ngoại ngữ chỉ chiếm khoảng 40% tổng số lao động toàn ngành, trong đó, đa số biết tiếng Anh, số lao động biết các ngoại ngữ khác không đáng kể.

Về cơ cấu, tuy cơ cấu lao động du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đang chuyển biến tích cực, theo hướng KTDL đang thu hút thêm được nhiều lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng tăng, nhưng sự phân bổ nguồn lực lao động trong KTDL còn bất hợp lý. Nhân lực du lịch tập trung chủ yếu ở một số vùng có thu nhập cao và nơi làm việc thuận lợi: thành phố lớn, các thị xã, thị trấn v.v…Ngược lại, một số nơi, vị trí công việc thu nhập thấp hơn, địa bàn lao động ở những vùng sâu, vùng xa khó thu hút lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Thực trạng này dẫn đến hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu lao động giữa các địa bàn và các công việc khác nhau, gây ra tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao động KTDL. Trong


cơ cấu đào tạo, đã coi nhẹ việc đào tạo nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, nặng về đào tạo cử nhân, dẫn đến cơ cấu và quy mô đào tạo mất cân đối. Nội dung kiến thức đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu mới của kinh doanh du lịch, nội dung chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, thiếu thực tiễn. Điều kiện cơ sở lưu trú du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để đảm bảo điều kiện phục vụ đào tạo, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nội dung chương trình đào tạo chưa thống nhất và quy chuẩn, chất lượng đầu vào ở các cơ sở đào tạo còn thấp.

+ Năng lực quản lý du lịch còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hiện nay, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc sắp xếp bộ máy từ cấp Sở xuống cấp cơ sở còn chậm so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của ngành. Ở nhiều nơi trên địa bàn vùng chưa có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Sự quản lý và điều phối số lao động du lịch còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lộn xộn, thiếu văn minh trong kinh doanh, phục vụ khách du lịch. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế; thủ tục hành chính cũng rư ờm rà, chậm chạp, đặc biệt là thủ tục thị thực xuất nhập cảnh và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ còn bộc lộ nhiều yếu kém.

+ Đầu tư cho KTDL vẫn còn nhiều bất cập.

Tuy có tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch, nhưng quy mô vốn đầu tư cho phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn thấp, tiến độ đầu tư chậm. Đồng thời, với việc xây dựng các khách sạn, đầu tư nâng cấp các cơ sở hiện có, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đang chú ý đầu tư, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá, lịch sử. Một số cơ chế chính sách đầu tư trong khu vực du lịch chưa hợp lý như chính sách về thuế, chính sách tạo nguồn vốn và môi trường kinh doanh... Tình hình triển khai các dự án đầu tư


còn chậm do nhiều nguyên nhân: thủ tục hành chính phiền hà, nguồn vốn hạn hẹp, chính sách đền bù giải toả cho dân còn chưa hợp lý v.v...

Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch thuộc sở hữu Nhà nước do trung ương, tỉnh, các ngành, đoàn thể có tăng nhưng chưa đồng bộ, thường chỉ tập trung vào các việc chính như nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú, giải quyết những khó khăn và trì trệ tạm thời trong khai thác kinh doanh... Nguồn vốn đầu tư nâng cấp phát triển các khu, điểm du lịch chưa đáp ứng được với tiềm năng du lịch. Nhiều DNDL đặc biệt là các DNDL nhà nước còn thiếu chủ động đầu tư vốn lớn để phát triển các khu du lịch tổng hợp tương xứng, các dự án đầu tư phát triển các khu điểm du lịch trọng điểm còn triển khai chậm. Vốn đầu tư cho KTDL vẫn còn là bài toán nan giải.

+ Tính liên kết trong KTDL còn thấp.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhiều hợp tác trong phát triển KTDL, nhưng sự kết nối chưa cao, chưa có sản phẩm du lịch chung, đa số các sản phẩm du lịch đều do các đơn vị lữ hành tự xây dựng. Sự hợp tác giữa các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ với nhau, giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ với các vùng khác chưa được chú trọng, liên kết KTDL với các ngành khác còn yếu:

Sự phối kết hợp giữa KTDL với các ngành khác như ngành văn hóa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, ngoại giao... còn chưa chặt chẽ. Vì vậy, khách du lịch còn thiếu thông tin về sản phẩm du lịch, chịu giá cước vận chuyển cao, thủ tục xuất nhập cảnh còn phiền hà, chậm chạp... Hệ thống giao thông kết nối các tỉnh cơ bản tốt nhưng giao thông nội bộ tại một số điểm cần được nâng cấp cải tạo.

Hoạt động kinh doanh của các DNDL còn đơn lẻ, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, tăng giảm giá tùy tiện, giá cả không thống nhất, có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh trong vùng. Sự thống nhất trong quản lý du lịch còn yếu đã tạo khe hở cho các cá nhân và DNDL không phép, hướng dẫn viên không thẻ hoạt động trái pháp luật, thu lợi bất chính.

+ Chưa thật coi trọng hợp tác quốc tế trong kinh doanh du lịch.


Trong thời gian qua, việc hợp tác đầu tư trong lĩnh vực du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa được quan tâm kịp thời, đúng mức nên chất lượng đường sá, công trình công cộng, khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi, giải trí... còn chậm về tiến độ và kém về chất lượng. Sự phối hợp trong khai thác, kinh doanh du lịch giữa các thành phần kinh tế còn yếu dẫn đến chưa khai thác hết được lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử của mỗi tỉnh và toàn vùng.

+ Môi trường du lịch còn nhiều bất cập.

Trong thời gian qua, môi trường du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn nảy sinh nhiều tiêu cực trong hoạt động cung ứng và dịch vụ du lịch như thái độ người dân ở một số cơ sở du lịch còn chưa thật văn minh, lịch sự, vẫn còn hiện tượng chèo kéo, chèn ép du khách. Ở một số doanh nghiệp lữ hành du lịch đã tùy tiện nâng giá tour, hoặc chất lượng của các tour du lịch không được như những thỏa thuận ban đầu đối với du khách, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong con mắt của du khách.

Tóm lại, từ 2000 đến nay, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương. Song, bên cạnh đó thực trạng KTDL ở các tỉnh này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Để khắc phục được điều đó đòi hỏi KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cần phải sớm tìm ra giải pháp để khắc phục, trên cả tầm vi mô lẫn vĩ mô.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


4.1. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Bối cảnh mới của kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Cũng như các vùng khác trong cả nước, phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải thực hiện các cam kết về dịch vụ du lịch của các tổ chức trong khu vực và quốc tế.

- Cam kết với các nước trong cùng khu vực ASEAN. Trong khuôn khổ hợp tác du lịch ASEAN, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác du lịch cấp Chính phủ với tất cả 9 nước còn lại và Hiệp định hợp tác du lịch ASEAN với mục tiêu xây dựng ASEAN trở thành điểm đến du lịch chung hấp dẫn, hướng tới xây dựng cộng đồng vào năm 2015. Trên cơ sở đó, Việt Nam và các nước ASEAN đã xây dựng một kế hoạch hành động triển khai hiệp định, tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá du lịch và phát triển nguồn nhân lực.

Tại Diễn đàn du lịch ASEAN (2009), các nước trong khối đã ký một

thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch ASEAN (MRA), trong đó các nước sẽ từng bước hài hòa các tiêu chuẩn đào tạo và thừa nhận nghề giữa các thành viên. KTDL Việt Nam đã cam kết phân ngành dịch vụ lưu trú, cho phép đối tác ASEAN tham gia liên doanh đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ tổng hợp. Về lữ hành, cho phép đối tác nước ngoài liên doanh cùng với nước ta tham gia kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam.

- Cam kết với các khuôn khổ đa phương như: GMS, EWEC... Việt Nam là một trong những thành viên tích cực đưa ra các sáng kiến và tham gia thực

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí