Thống Kê Một Số Thị Trường Khách Quốc Tế Đến Các Tỉnh Bắc Trung Bộ (2005 - 2011)


+ Cơ cấu thị trường khách quốc tế: Về thị trường khách du lịch quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng có sự thay đổi. Nếu như trước đây, thị trường khách du lịch chính của vùng là khách đến từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, thì ngày nay khách đến từ các thị trường này không đáng kể. Thay vào đó là khách du lịch đến từ các nước Tây Âu (như Pháp, Đức, Anh), các nước Bắc Mỹ và các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (như Nhật Bản, Úc) và các nước Đông Nam Á (biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2: Thống kê một số thị trường khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2005 - 2011)

Đơn vị tính: nghìn lượt khách

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.

Mục đích đi du lịch của khách quốc tế đến các tỉnh trong vùng cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là tham quan du lịch thuần túy, tham quan thắng cảnh. Ngoài ra, khách du lịch đi thăm người thân với một số lượng tương đối lớn do lượng Việt kiều tại Thái Lan, Lào về thăm quê hương nhiều. Lượng khách du lịch có mục đích thương mại và các mục đích khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Khách du lịch đến các tỉnh Bắc Trung Bộ vì những nguyên nhân: vẻ đẹp thiên nhiên các khu rừng nguyên sinh và đa dạng sinh thái, yếu tố lịch sử, đặc


biệt, họ muốn được hưởng không khí của vùng biển nơi đây; ngoài ra có một lượng lớn khách tham gia vào các chương trình du lịch xuyên Việt.

Riêng giai đoạn 2001 - 2003 mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, nạn khủng bố, thiên tai, dịch bệnh trong đó đáng chú ý là dịch cúm gia cầm và dịch SARS. Nếu năm 2008 số lượng khách quốc tế đến Bắc Trung Bộ tăng 17,5% so với năm 2007 thì đến năm 2009 con số đó đã giảm xuống còn -17,9.%. Nguyên nhân của sự giảm sút đó là do tác động của yếu tố khách quan như suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai và do yếu tố chủ quan: cơ chế, chính sách phát triển KT - XH, chính sách xuất nhập cảnh v.v... Nhưng với sự nỗ lực chung của KTDL Việt Nam và các địa phương trong vùng, hai năm 2010 và 2011 lượng khách quốc tế đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 8,6% và năm 2011 là 6,1% (biểu đồ 3.3).

Biểu đồ 3.3: So sánh lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ với các vùng khác trong nước (2000 - 2011)

Nguồn Viện NC PT Du lịch Biểu trên cho thấy khách quốc tế đến các 1

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.

Biểu trên cho thấy, khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2000 là 245,67 nghìn lượt khách (chỉ chiếm 5,96% tổng lưu lượng khách quốc tế đi lại trên toàn quốc); đến năm 2005 lượng khách quốc tế đến vùng là 481,93


nghìn lượt (chiếm 7,12% so với cả nước), năm 2008 là 1.001,54 nghìn lượt khách (chiếm 7,55 % so với cả nước) và năm 2011 là 947,35 nghìn lượt khách (chiếm 6,05% so với cả nước). Như vậy, số lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ tuy có tăng nhưng so với cả nước, thị phần khách quốc tế của các tỉnh Bắc Trung Bộ đến nay vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khách quốc tế đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc.

+ Khách du lịch nội địa đến Bắc Trung Bộ

Trong bối cảnh chung của cả nước, những năm gần đây, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa. Kết quả phân tích số liệu thống kê về tình hình khách những năm qua cho thấy: số lượng khách nội địa đến du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng ngày càng tăng, chiếm thị phần lớn hơn so với khách quốc tế. Năm 2000 khách du lịch nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ là 1.550,36 nghìn lượt, năm 2005 con số này đã tăng lên là 3 .866,43 nghìn lượt khách, năm 2008 là 6.159,91 nghìn lượt khách và năm 2011 đạt con số ấn tượng là 10.648,51 nghìn lượt khách. Với tốc độ tăng trưởng khách bình quân là 19,3%/năm (biểu đồ 3.4).

Biểu đồ 3.4: Số lượng khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 -2011)

Đơn vị: Nghìn lượt

khách

Nguồn Số liệu Viện NC PT Du lịch Xử lý Nghiên cứu sinh Cơ cấu 2

Nguồn: - Số liệu: Viện NC & PT Du lịch

- Xử lý: Nghiên cứu sinh


+ Cơ cấu thị trường khách nội địa: Thị trường khách du lịch nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ chủ yếu là khách đến từ các thành phố lớn trong cả nước như Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu v.v...

Mục đích của khách du lịch nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ rất đa dạng, nhưng chủ yếu đi theo các hình thức: du lịch tắm biển, du lịch lễ hội - tín ngưỡng, du lịch tham quan - nghỉ dưỡng, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh, du lịch về nguồn, du lịch đảo. Khách du lịch nội địa đến khu vực Bắc Trung Bộ thường lựa chọn hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Đây là những địa phương có tài nguyên biển dồi dào, đặc biệt có khoảng cách tới thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc không quá xa. Tỷ lệ khách du lịch nội địa quay trở lại các tỉnh Bắc Trung Bộ đang khá cao so với các vùng khác cả nước (biểu đồ 3.5).

Biểu đồ 3.5: So sánh lượng khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ với các vùng khác (2000 - 2011)

Đơn vị tính: nghìn lượt khách

Nguồn Viện NC PT Du lịch Biểu trên cho thấy số lượng khách nội địa 3

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.

Biểu trên cho thấy, số lượng khách nội địa đến Bắc Trung Bộ tuy có tăng hàng năm nhưng so với cả nước, thị phần khách nội địa của vùng Bắc Trung Bộ đến nay vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khách nội địa đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc. Cụ thể, khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2000 là 1.550,36 nghìn lượt (chỉ chiếm 9,56 % tổng lưu lượng


khách nội địa đi lại trên toàn quốc); đến năm 2005 lượng khách nội địa đến vùng là 3.866,43 nghìn lượt (chiếm 10,56% so với cả nước), năm 2008 là 6.159,91 nghìn lượt khách (chiếm 11,05% so với cả nước) và năm 2011 là 10.648,51 nghìn lượt khách (chiếm 11,20% so với cả nước).

3.2.2. Thực trạng kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch

Về số lượng, nếu năm 2000 toàn khu vực mới chỉ có 421 cơ sở lưu trú với tổng số 9.337 buồng phục vụ khách du lịch, thì đến năm 2005 con số đó đã lên tới 882 cơ sở với 19.668 buồng. Năm 2011, số cơ sở lưu trú toàn vùng đạt 1.915 cơ sở với 39.145 buồng, gấp 4 lần so với năm 2000 (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011)

Đơn vị tính: CSLT, buồng


TT


Địa phương

2000

2005

2010

2011

CSLT

Buồng

CSLT

Buồng

CSLT

Buồng

CSLT

Buồng

1

Thanh Hoá

189

3.255

330

6.644

480

10.490

500

11.150

2

Nghê An

86

2.470

201

5.219

455

10.392

500

11.440

3

Hà Tĩnh

20

420

64

1.634

98

2.249

108

2.610

4

Quảng Bình

23

461

125

1.931

178

2.689

188

2.795

5

Quảng Trị

23

470

32

568

64

1.200

84

1.580


6

Thừa Thiên - Huế


80


2.291


130


3.672


312


7.231


535


9.570


Tổng số

421

9.367

882

19.668

1.587

34.251

1.915

39.145


% so với cả nước

12,7

12,9

13,6

15,0

13,1

14,5

13,1

14,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.

Về chất lượng, cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng cơ sở lưu trú du lịch cũng được cải thiện rõ rệt, với khoảng 14,5% số cơ sở lưu trú, 30,5% số buồng được xếp hạng. Một số khu lưu trú chất lượng cao đã có thương hiệu tốt như Sunspa resort (Quảng Bình), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) v.v...


Hiện nay, số lượng khách sạn 5 sao đã có 4/277 cơ s ở với 648 phòng (chiếm khoảng 2%), khách sạn 4 sao là 16/277 cơ sở với tổng số 2. 227 phòng (chiếm khoảng 6%), số khách sạn 3 sao đạt 29/277 cơ sở với 2161 phòng (chiếm khoảng 10%), số khách sạn từ 1 - 2 sao với con số là 228/ 277 khách sạn (chiếm khoảng 82%) (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch ở các tỉnh

Bắc Trung Bộ (2009 - 2011)


Hạng CSLT

2009

2010

2011

Số CSLT

Số buồng

Số CSLT

Số buồng

Số CSLT

Số buồng

1 sao

78

5,1%

2.769

8,6%

86

5,4%

2.769

8,1%

127

6,6%

2.736

7,0%

2 sao

80

5,2%

3.883

12,1%

83

5,2%

3.883

11,3%

101

5,3%

4.178

10,7%

3 sao

17

1,1%

1.318

4,1%

27

1,7%

2.003

5,8%

29

1,5%

2.161

5,5%

4 sao

10

0,7%

1.308

4,1%

13

0,8%

1.787

5,2%

16

0,8%

2.227

5,7%

5 sao

3

0,2%

423

1,3%

4

0,3%

655

1,9%

4

0,2%

648

1,7%

Tổng số

1.525

100%

32.188

100%

1.587

100%

34.251

100%

1.915

100%

39.145

100%

Nguồn: Viện NC & PT Du lịch.

3.2.3. Thực trạng kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới nền kinh tế của đất nước, dịch vụ vận chuyển khách du lịch trong phạm vi cả nước và ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có những chuyển biến tích cực. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển nhanh về chủng loại, về số lượng và chất lượng.

- Về vận chuyển hàng không: Hiện nay, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có các tuyến bay trong nước từ Thừa Thiên Huế gồm có: Thừa Thiên Huế - Hà Nội và Thừa Thiên Huế - thành phố Hồ Chí Minh (mỗi ngày có 1 chuyến). “Các tuyến bay quốc tế từ Thừa Thiên - Huế đi đều phải chuyển tải qua Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh như Thừa Thiên Huế - Băng Cốc, Amxtecđam, Hồng Kông” [58, tr.41]. Hiện vùng có các sân bay dân dụng: Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) và Phú Bài (Huế), trong đó sân bay Phú Bài là một trong tám cửa khẩu hàng không quốc tế của

cả nước. Việc vận chuyển hành khách nói chung và khách du lịch nói riêng thông qua sân bay Phú Bài phần nào đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển


phục vụ khách du lịch và dân dụng. v.v… Trong thời gian qua, ở các tỉnh Bắc Trung Bộ việc mở rộng và khai thác nhiều tuyến bay mới đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển KT - XH của đất nước nói chung và KTDL nói riêng.

- Về vận chuyển du khách bằng các phương tiện đường bộ: Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tương đối đảm bảo yêu cầu cho phát triển KTDL. Mạng lưới giao thông đường bộ được phân bố đều khắp lãnh thổ Bắc Trung Bộ. Trong những năm gần đây, hệ thống phương tiện vận chuyển đường bộ tại từng địa phương phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Để góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, các công ty vận chuyển khách du lịch, các công ty lữ hành ở các địa phương trong vùng đã đ ầu tư thay mới hàng loạt xe. “Hiện nay, ở Thừa Thiên - Huế có khoảng 269 xe ô tô các loại và 5 công ty taxi chuyên phục vụ khách du lịch” [58, tr.42]. Tại các trung tâm du lịch lớn còn phát triển các dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp với giá cả thích hợp, phục vụ các đối tượng có thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình và khách du lịch là những người trẻ tuổi như học sinh, sinh viên v.v…

- Về vận chuyển đường sắt: Từ năm 2000 đến nay, với sự nỗ lực không ngừng, ngành đường sắt đã phần nào nâng cao chất lượng các đoàn tàu, chất lượng phục vụ và rút ngắn thời gian chạy của các đoàn tàu... Hiện các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ đều có đường sắt Bắc Nam đi qua, do vậy việc vận chuyển khách du lịch bằng đường sắt có nhiều thuận lợi… Khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa sử dụng ngày càng nhiều các chuyến tàu Bắc - Nam. Ngành đường sắt luôn đặt phương châm “Thuận tiện - an toàn

- giá rẻ” lên hàng đầu. Ngoài ra, trong những năm gần đây, ngành còn tổ chức nhiều tuyến du lịch hấp dẫn, thu hút thêm nhiều lượt khách quốc tế lẫn khách nội địa đến tham quan, du lịch. Đây là những điều kiện thuận lợi để KTDL của các tỉnh trong vùng khai thác có hiệu quả lợi thế của địa phương để phát triển du lịch đường sắt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Về vận chuyển bằng đường thủy: Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong những năm trước đây, phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy có tốc độ phát triển và đổi mới chậm hơn so với các loại phương tiện


khác. Cho đến hiện nay, sau những năm phát triển gián đoạn, việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy đang có xu thế phát triển mạnh trở lại. Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam qua đường biển ngày một tăng, nhưng số lượng khách du lịch này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với đường bộ và đường hàng không. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của loại hình vận tải khách du lịch bằng đường biển thường là:

Các du thuyền có trọng tải lớn từ 700 đến hơn 1.000 hành khách/ tàu như tàu Queen Elizabeth II, Seen Sea Mariner, Peace Boat…, và với địa hình của nước ta có các điểm du lịch thường nằm dọc bên bờ biển. Cho nên, chỉ có cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế) thuộc nhóm cảng số 3 để đón các du thuyền cập cảng (cảng tổng hợp, có thể đón được tàu vào cảng lớn nhất 20.000 DWT, đường giao thông trong cảng rộng bình quân 10m) về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu đón khách [58, tr.42].

Trong năm 2011, theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế: “Cảng quốc tế Chân Mây đã đón được 43 chuyến tàu khách (tăng gấp đôi số tàu cập cảng năm 2010) và tổ chức đón tiếp cho

49.000 khách du lịch tàu biển” [58, tr.42]. Lợi thế đó thực sự là thị trường du lịch tiềm năng của Thừa Thiên - Huế nói riêng và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung nếu có các kế hoạch tổ chức, đón tiếp phù hợp và đúng kế hoạch.

3.2.4. Thực trạng kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và sản phẩm du lịch

- Về không gian các hoạt động du lịch chính của các tỉnh Bắc Trung Bộ được chia thành 4 nhóm gắn với sản phẩm du lịch gồm: (i), du lịch nghỉ dưỡng biển: chủ yếu tại Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Đồng Hới; (ii), du lịch di sản: cố đô Huế; (iii), du lịch sinh thái: Phong Nha - Kẻ Bàng; (iv), du lịch tìm hiểu lịch sử cách mạng: Kim Liên - Nam Đàn, thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc, ngã ba Đồng Lộc.

Các khu vực có hoạt động du lịch tập trung là: Thành phố Huế; Sầm Sơn - Thanh Hóa; Cửa Lò - Vinh; Đồng Hới; Phong Nha - Kẻ Bàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022