Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Bài Học Kinh Nghiệm

Việc tham mưu để cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục đáp ứng các điều kiện vật chất, thiết bị sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục toàn diện học sinh được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo sự phát triển bền vững, củng cố và nâng cao nhận thức của xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, từ đó việc huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn.

Kinh nghiệm tuyên truyền “Nâng cao nhận thức trong cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng xã hội, cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây đựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia” là cơ sở của mọi hành động, nếu không tạo được nhận thức, nhất là nhận thức đúng đắn thì sẽ không có hành động đúng và hiệu quả.

Các kinh nghiệm “Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia trên cơ sở quy hoạch phát triển nhà trường” ; “Xây dựng các tổ chức trong nhà trường Trung học cơ sở theo chuẩn QG”; “Biện pháp tổ chức chỉ đạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia”; “ Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên”; “Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Trung học cơ sở theo chuẩn QG”; “Biện pháp chỉ đạo quản lý thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục góp phần xây dựng trường chuẩn Quốc gia” là những nội dung cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường.

Trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, nếu các kinh nghiệm quản lý trên được hiệu trưởng quan tâm thực hiện một cách đồng bộ thì việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia sẽ sớm thành hiện thực.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các bài học kinh nghiệm

Để đánh giá việc thực hiện các kinh nghiệm quản quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của hiệu trưởng các trường THCS, chúng tôi tiếp tục sử dụng phiếu hỏi trưng cầu ý kiến của 150 người với 3 mức độ: rất cần thiết và rất khả thi; cần thiết và khả thi; không cần thiết và không khả thi, gồm các đối tượng:

- Lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT Cẩm Phả: 06 người.

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả: 34 người.

- Trưởng các đoàn thể và Tổ trưởng chuyên môn các trường THCS thành phố Cẩm Phả: 110 người.

Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết của các bài học kinh nghiệm



STT

Bài học

SL

người điều tra

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Thứ

bậc

SL

%

SL

%

SL

%


1

1

150

136

91%

14

9%

0

0%

2

2

2

150

133

89%

17

11%

0

0%

4

3

3

150

132

88%

18

12%

0

0%

5

4

4

150

131

87%

19

13%

0

0%

6

5

5

150

134

89%

16

11%

0

0%

3

6

6

150

127

85%

23

15%

0

0%

7

7

7

150

145

97%

5

3%

0

0%

1

8

8

150

122

81%

28

19%

0

0%

8

Trung bình



88%


12%


0%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh - 12

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của các bài học kinh nghiệm



STT

Bài học

SL

người điều tra

Rất khả thi

Khả thi

Không khả thi

Thứ

bậc

SL

%

SL

%

SL

%


1

1

150

140

93%

10

7%

0

0%

1

2

2

150

122

81%

22

15%

6

4%

4

3

3

150

121

81%

25

17%

4

3%

5

4

4

150

120

80%

26

17%

4

3%

6

5

5

150

125

83%

20

13%

5

3%

3

6

6

150

118

79%

25

17%

7

5%

7

7

7

150

129

86%

21

14%

0

0%

2

8

8

150

117

78%

29

19%

4

3%

8

Trung bình



83%


15%


2%


Qua khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các Bài học kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninhở 3 nhóm khách thể (Lãnh đạo và chuyên viên phòng DG&ĐT, Hiệu trưởng - Phó hiệu phó, trưởng các đoàn thể) khảo sát có thể khẳng định:

Hệ thống các bài học kinh nghiệm đề xuất trong luận văn là có cơ sở khoa học, có tính thực tiễn, tính khả thi cao.

Về tính cần thiết: cả 8 bài học đề xuất được đánh giá là có tính cần thiết cao, đạt tỷ lệ trung bình 88%. Trong đó kinh nghiệm “Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục đáp ứng các điều kiện vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu của trường THCS đạt chuẩn quốc gia” được đánh giá là có tính cần thiết cao nhất, chiếm tỷ lệ 97%; kinh nghiệm “Chỉ đạo quản lý thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục góp phần xây dựng trường chuẩn Quốc gia” được cho là có tính cần thiết thấp nhất, tuy nhiên vẫn đạt tỷ lệ 81%.

Về tính khả thi: Cả 8 bài học kinh nghiệm đều được đánh giá là có tính khả thi, đạt tỷ lệ trung bình 83%. Trong đó kinh nghiệm “Tổ chức chỉ đạo tuyên truyền: Nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia” được đánh giá có tính khả thi nhất chiếm tỷ lệ 93%; kinh nghiệm “Chỉ đạo quản lý thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục góp phần xây dựng trường chuẩn Quốc gia” được cho là có tính khả thi thấp nhất nhưng vẫn đạt tỷ lệ 78%.

Vấn đề đặt ra là nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường để từng bước QL chỉ đạo xây dựng các trường THCS trong thành phố đạt chuẩn QG. Điều quan trọng hơn cả là sự năng động của Hiệu trưởng các trường THCS trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhóm biện pháp trên.

Để biết xem xét tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi ta sử dụng phương pháp toán thống kê tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman

6.d 2

r 1


n.(n2 1)

Thay số và tính toán ta có kết quả R ≈ + 0,79

Kết quả này cho thấy giữa tính cần thiết và tính khả thi của 8 bài học kinh nghiệm đề xuất có tương quan thuận và chặt chẽ. Nghĩa là các bài học kinh nghiệm vừa cần thiết lại vừa có mức độ khả thi cao.

Kết luận chương 3


Khi nghiên cứu và rút ra các bài học kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng trong công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh cần phải căn cứ vào thực tế những ưu điểm, kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG

Từ những lý luận thực tiễn về công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia trong thời gian qua, dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn và tính khả thi, đề tài đã rút ra 8 bài học kinh nghiệm quản lý chủ yếu của Hiệu trưởng về công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Việc nghiên cứu vận dụng các bài học kinh nghiệm sao cho linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, kết hợp với việc nghiên cứu bổ sung những kinh nghiệm của các trường đã được công nhận chuẩn quốc gia và những kinh nghiệm quản lý đã sử dụng trong thời gian vừa qua như: trong đánh giá cần đánh giá một cách khách quan, chất lượng theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bám sát quy định về 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia; kinh nghiệm rút ra phải được nhân rộng điển hình; tổ chức được các trường THCS trên địa bàn Cẩm Phả chưa đạt chuẩn QG đi thăm quan học hỏi những kinh nghiệm quản lý thành công của các trường đã xây dựng thành công trường đạt chuẩn QG; cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Chúng tôi tin rằng, với sự năng động sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết của hiệu trưởng các trường, các bài học kinh nghiệm quản lý xây dựng trường THCS ở thành phố Cẩm Phả nêu trên sẽ góp phần sớm xây dựng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch đề ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Đại hội Đảng lần thứ XI với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện Giáo dục - Đào tạo với những định hướng “Đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.

Xây dựng trường chuẩn quốc gia là một trong những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, là một hướng tích cực để tiếp cận với chất lượng giáo dục trong khu vực và quốc tế.

Học tập trong trường đạt chuẩn quốc gia, học sinh được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục có chất lượng cao hơn, môi trường giáo dục tốt hơn, thân thiện hơn.

Trường chuẩn quốc gia là cơ sở để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển KT-XH của địa phương.

Thực trạng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nói chung và trường THCS đạt chuẩn quốc gia nói riêng ở thành phố Cẩm Phả đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao do kinh phí đầu tư cho phát triển giáo dục đã được quan tâm nhưng còn hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới chương trình hiện nay. Công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều bất cập về nhận thức, việc huy động được các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục còn hạn chế. Hiệu trưởng các nhà trường chưa có giải pháp tích cực trong việc tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương và ngành giáo dục để thực hiện chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia theo kế hoạch.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục tại địa phương, đề tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh xác định những vấn đề cơ bản đặt ra trong công tác xây dựng

trường chuẩn quốc gia ở địa phương, trên cơ sở đó đề xuất tám biện pháp quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Về cơ bản mỗi biện pháp đều đã chỉ ra được mục tiêu và hướng đi cụ thể để triển khai.

Kết quả khảo tám biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi cao. Tuy nhiên, bên cạnh các biện pháp đã vận dụng, đã có tổng kết rút kinh nghiệm, hiệu trưởng cần chủ động nghiên cứu và cụ thể hóa tám biện pháp nêu trên thành các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của trường mình, sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

2. Khuyến nghị

Để công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn QG đạt được hiệu quả, phát triển nhanh về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước, tác giả luận văn có các kiến nghị sau:

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu trình UBND tỉnh phương án vốn đầu tư, cải tạo CSVC các trường đẩy nhanh tiến độ thực kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015. Đồng thời quy định, hướng dẫn UBND cấp huyện giao quyền tự chủ về tài chính và biên chế cho các nhà trường theo định Nghị định số 43 của chính phủ và phù hợp với Điều lệ nhà trường ở từng cấp học, bậc học.

2.2. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cẩm Phả

- Tham mưu với UBND thành phố để xây dựng KH chiến lược phát triển GD ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Qui hoạch mạng lưới trường lớp nhanh chóng kịp thời, phù hợp với tình phát triển kinh tế - XH của địa phương.

- Tham mưu với UBND thành phố để thực hiện luân chuyển giáo cán bộ GV, NV nhằm đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đội ngũ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường THCS lập kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của mỗi trường.

2.3. Đối với hiệu trưởng các trường THCS thành phố Cẩm Phả

Làm tốt công các tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ CBGV, HS quyết tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời phải kiện toàn các tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

Xây dựng kế hoạch trường đạt chuẩn phù hợp với điều kiện của nhà giúp đỡ nhà trường sớm hoàn thành các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia.

Tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực lãnh đạo.

Vận dụng các biện pháp phát huy tối đa năng lực của đội ngũ CBQL, GV và NV, phát huy tiềm năng con người trong xây dựng trường chuẩn.

Tích cực chủ động tham mưu trực tiếp với các cấp chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT các vấn đề xây dựng trường chuẩn QG để tìm ra giải pháp tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc góp phần hoàn thành chỉ tiêu trường chuẩn QG đề ra.

Xây dựng và triển khai tốt KH XH hóa GD để tạo tiềm năng cho nhà trường thực hiện sự nghiệp GD

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Bộ Chính trị (2011), Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 về tiếp tục

đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của ban hành quy định về phòng học bộ môn.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư Số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2006), Thông tư số 35/2006/TTLT- BGD&ĐT-BNV ngày 25/10/2006 Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011Ban hàn Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp.

10. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lý học quản trị dành cho người lãnh đạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 1999.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2023