trong mười tháng kể từ 8/2008 – 5/2009 với 40 nội dung trên 4 lĩnh vực chính của khai thác hàng không: Điều phái bay (Dispatch), Khai thác bay (Flight Operations), Bảo dưỡng và kỹ thuật (Maintenance and Engineering), Khai thác mặt đất và thương mại (Ground Operation and Commercial); trong đó hạn chế sử dụng động cơ phụ là sự phối hợp đồng thời của tất cả các lĩnh vực. Việc nắn lại các đường bay của VN, chọn sân bay dự bị gần nhất đem lại tiềm năng tiết kiệm tới 30 triệu USD/ năm. Chương trình này được áp dụng với các đường bay trong nước từ 7/2009 tới nay đã tiết kiệm 1 158 000 USD với 368 giờ bay và gần 2000 tấn nhiên liệu.
- Cải thiện hình ảnh của hãng hàng không: dịch vụ VTHK là một dịch vụ đặc biệt, đối với các hãng hàng không truyền thống thì cạnh tranh được diễn ra chủ yếu diễn ra ở các dịch vụ cung cấp. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng phục vụ, thiết kế các gói dịch vụ tiện lợi với giá cả hợp lý, việc nâng cao độ an toàn bay là rất quan trọng. Khách hàng sẽ phản ứng rất nhạy cảm trước những tin xấu liên quan tới vấn đề an toàn trong các chuyến bay, đặc biệt nếu vấn đề đó lại xuất phát từ chính cách vận hành xử lý chuyến bay của hãng hàng không. Theo Aviation Safety Network, trong năm qua trên thế giới đã xảy ra 30 vụ tai nạn khiến 758 người thiệt mạng ảnh hưởng không ít tới danh tiếng của các hãng hàng không trong đó có cả những hãng hàng không lớn.
Số vụ tai nạn máy bay nhiều động cơ gây ra trong 5 năm gần đây (không kể máy bay quân sự, máy bay công vụ, không tặc)
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Máy bay chở khách thường lịch | 14 | 11 | 11 | 11 | 11 |
Máy bay chở khách không thường lịch | 5 | 3 | 2 | 2 | 0 |
Máy bay chở hàng | 9 | 6 | 7 | 10 | 10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới
- Bài Học Từ Ngành Hàng Không Châu Á
- Áp Dụng Kinh Nghiệm Vào Thực Tế Của Ngành Vận Tải Hàng Không Ở Việt Nam
- Dự Báo Và Định Hướng Phát Triển Cho Ngành Vận Tải Hàng Không Việt Nam Tới Năm 2015:
- Dự Báo Về Vận Tải Hàng Không Việt Nam Tới Năm 2015:
- Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
0 | 1 | 1 | 4 | 3 | |
Các loại khác | 7 | 4 | 5 | 5 | 5 |
Tổng | 35 | 25 | 26 | 32 | 29 |
Số vụ tai nạn máy bay lắp nhiều động cơ xẩy ra tại các quốc gia trên thế giới năm 2009
Quốc gia | Số vụ tai nạn | Số người thiệt mạng | |
1 | Iran | 3 | 189 |
2 | Indonesia | 3 | 24 |
3 | D.R. Congo | 2 | 10 |
4 | Atl. Ocean | 1 | 228 |
5 | Comoros | 1 | 152 |
6 | Mỹ | 1 | 50 |
7 | Brazil | 1 | 24 |
8 | P.N.Guinea | 1 | 13 |
9 | Nga | 1 | 11 |
10 | Uganda | 1 | 11 |
11 | Hà Lan | 1 | 9 |
12 | Công gô | 1 | 6 |
U.A.E | 1 | 6 | |
14 | Ai cập | 1 | 5 |
15 | Philippin | 1 | 4 |
16 | Trung Quốc | 1 | 3 |
17 | Ấn độ | 1 | 3 |
18 | Nhật bản | 1 | 2 |
19 | Bồ đào nha | 1 | 2 |
20 | Honduras | 1 | 1 |
21 | Kenya | 1 | 1 |
22 | Malayxia | 1 | 1 |
23 | Rwanda | 1 | 1 |
24 | Nam phi | 1 | 1 |
Tổng | 29 | 757 |
Nguồn:Aviation Safety Network
Trong năm 2009, có 3 vụ tai nạn hàng không lớn gây thiệt hại về người và tài sản. Vụ thứ nhất khi chiếc máy bay A330-203 của hãng hàng không Air France rơi xuống biển khiến 228 người thiệt mạng, vụ thứ hai do chiếc A310-324 của hãng hàng không Yemenia Airways đâm xuống Mitsamiouli làm 152 người chết và vụ thứ ba xảy ra tại khu vực Qazvin khi chiếc Tupolev 154M của Caspian Airlines làm 168 người thiệt mạng. Hiện tại Chính phủ và ngành hàng không các quốc gia trên thế giới đang ưu tiên chủ yếu vào vấn đề an ninh hàng không, mỗi năm các hãng hàng không toàn cầu phải chi khoảng 5,9 tỷ USD cho an ninh hàng không.
An toàn luôn là mục tiêu hàng đầu để triển khai mọi công việc liên quan trong ngành VTHK của VN. VNA tự hào khi chưa để xẩy ra một vụ tai nạn đáng tiếc nào, được như vậy là nhờ sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ, cơ quan nhà nước, Cục hàng không và Bộ quốc phòng để thiết lập hành lang pháp lý và giám sát an toàn, đặc biệt là các đường bay tới Mỹ gần đây.
- Giảm tải là biện pháp đối phó lại với tình trạng nhu cầu suy giảm, biện pháp này không tốn quá nhiều chi phí được thực hiện một cách nhanh chóng và đơn giản. Khi nhu cầu tăng trở lại hoàn toàn có thể tăng tải để đáp ứng nhu cầu được áp dụng khá rộng rãi. Tải nội địa trong thị trường VN trong khoảng thời gian vừa qua vẫn được duy trì, không cắt giảm. Thậm chí những đường bay nội địa có nhu cầu đang phát triển như Vinh, Hải Phòng được tăng tải, mở thêm nhiều đường bay mới đi Đồng Hới, Tuy Hòa, Pleiku để phục vụ nhu cầu nội địa tăng cao.
- Liên minh liên kết tạo cơ hội mở rộng thị trường hội nhập sâu rộng hơn, giúp đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, mở rộng mạng đường bay phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Nhằm làm cho các sản phẩm dịch vụ cung cấp ngày một đa dạng phong phú và tiện lợi hơn đối với hành khách, VNA đã liên doanh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua nhiều chương trình hợp tác, liên doanh trao đổi chỗ, chia chặng đặc biệt. Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại cho các hoạt động quản lý kinh doanh như sử dụng hệ thống đặt giữ chỗ Gabriel II, đồng thời tham gia các hệ thống phân phối toàn cầu như AMADEUS, ABACUS, INFINI. VN đang hội nhập sâu hơn vào thế giới để tận dụng những cơ hội mang lại khi tham gia vào thị trường mở, trong tháng 5/2009, VNA và liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam đã ký thỏa thuận nhằm hiện thực hóa bước đi quan trọng đầu tiên trong tiến trình gia nhập trở thành hội viên toàn phần của liên minh này. VNA sẽ mở rộng được thị trường, tăng cường uy tín trong khu vực và từng bước vươn lên trở thành một hãng hàng không lớn. Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam – được thành lập vào năm 2000 và hiện là liên minh lớn thứ hai trên thế giới (chiếm thị phần 22% sau Star Alliance 29% và Oneworld 18%) với 11 hội viên toàn phần trong đó có 4 hãng thành viên nòng cốt như: Delta Air Lines, Air France – KLM,
Korean Air và Aeromexico và 3 hội viên cộng tác cùng hơn 2 500 máy bay. Mạng đường bay của SkyTeam vươn tới 905 điểm đến thuộc 169 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu việc gia nhập SkyTeam thành công thì VNA là đối tác duy nhất tại thị trường Đông Nam Á của liên minh này.
- Đầu tư vốn sang thị trường hàng không nước ngoài bằng cách mua phần trăm cổ phần nhất định của một hãng hàng không đối tác như cách làm của Singapore Airlines. Đây là cách đầu tư tốt nếu đối tác có hoạt động kinh doanh hiệu quả và có tiềm năng phát triển. Hãng hàng không quốc gia Cambodia Angkor Air (CAA) – một liên doanh với Vietnam Airlines với tỷ lệ 51/49% được đưa vào khai thác thương mại lần đầu vào 28/7/2009 khai thác 42 chuyến/tuần từ sân bay quốc tế Phnom Penh với máy bay phản lực A320/A321 và 28 chuyến /tuần từ sân bay quốc tế Xiêm Riệp với máy bay cánh quạt ATR72, đây đều là những máy bay được CAA thuê của VNA. Thị trường hàng không Campuchia là một thị trường tiềm năng với ngành du lịch rất phát triển, so với khu vực Châu Á thì Campuchia hồi phục khá tốt, hiện có nhiều hãng hàng không lớn trong khu vực đã và đang đầu tư khai thác tại thị trường này. Bước đi của VNA thể hiện sự mạnh dạn chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp tác trong kinh doanh với mục tiêu trở thành một hãng hàng không lớn trên khu vực và châu lục.
- Đa dạng hóa các gói dịch vụ cung cấp, đa dạng hóa gói cước phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh. Đưa ra các chính sách chiết khấu thương mại hấp dẫn khuyến khích các đại lý tăng cường bán cho Việt Nam. Kết hợp các cơ quan chủ quản, đưa ra các chương trình kích thích du lịch trong và ngoài nước, tìm nguồn khách mới để mang lại những kết quả nhất định. Các chương trình khuyến mãi cũng góp phần kích cầu trong VTHK VN.
2.2.2. Nhược điểm:
Hệ quả tích cực mang lại cho các hãng hàng không nhờ những ưu điểm nổi trội của các biện pháp được áp dụng, tuy nhiên do những đặc điểm và điều kiện khác nhau của mỗi ngành VTHK của mỗi nước nên khi áp dụng bất cứ biện pháp nào cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích những lợi thế và yếu điểm của bản thân.
Sự áp dụng tùy tiện sẽ không mang lại kết quả cao thậm chí sẽ không mang lại kết quả gì.
- Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ không thể thực hiện khi công ty hàng không đang thua lỗ bởi biện pháp này cần có lượng vốn lớn, các hãng không thể hoặc ít khi tự mình bỏ toàn bộ ra đầu tư trong khi cần một khoảng thời gian mới có thể thu được vốn. Đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, vốn đầu tư thường rất lớn. Các công ty VTHK phải tìm kiếm sự trợ giúp của Chính phủ hoặc từ các đối tác nước ngoài tiềm năng.
- Mua bán và sát nhập với một hãng hàng không nào đó phải được tìm hiểu và nghiên cứu kỹ đồng thời xác định mục đích của việc mua bán hay sát nhập đối với các bên, ví dụ bên mua muốn mở rộng quy mô hoạt động còn bên bán muốn tránh nguy cơ phá sản, các vấn đề sẽ gặp phải sau khi diễn ra việc mua bán sát nhập. Việc thành công hay thất bại của hãng mới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị này, ngoài ra thì khả năng tài chính cũng là một vấn đề cần bàn khi tiến hành mua bán hay sát nhập.
- Các hãng hàng không lớn có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế của một nước có thể nhờ tới sự trợ giúp từ phía chính phủ còn các hãng hàng không nhỏ hoặc tư nhân phải tự đứng trên đôi chân của mình mỗi khi gặp khó khăn, đó là điều thiệt thòi và cũng là hạn chế của biện pháp này.
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển của ngành VTHK VN tới năm 2015
3.1.1. Thực trạng của vận tải hàng không tại Tổng công ty Hàng không VN:
3.1.1.1. Vận tải hành khách:
Thống kê vận chuyển hành khách bằng vận tải hàng không
199 5 | 199 6 | 199 7 | 199 8 | 199 9 | 200 0 | 200 1 | 200 2 | 200 3 | 200 4 | 200 5 | 200 6 | 200 7 | 200 8 | |
Số ngườ i (triệu ngườ i) | 2,4 | 2,8 | 2,6 | 2,6 | 2,7 | 2,8 | 3,9 | 4,4 | 4,5 | 5,5 | 6,5 | 7,4 | 8,9 | 10,2 |
Chỉ số phát triển (%) | 133, 3 | 116, 7 | 92, 9 | 100 | 103, 8 | 103, 7 | 139, 3 | 112, 8 | 102, 3 | 122, 2 | 118, 1 | 114, 6 | 120, 2 | 114, 4 |
Nguồn tổng cục thống kê
VNA hãng hàng không lớn nhất trong 7 hãng hàng không nội địa kinh doanh tại thị trường VN luôn cho thấy kết quả làm ăn tốt mức tăng trưởng cao luôn đạt trung bình 20%. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay thì VNA vẫn chứng tỏ được khả năng quản lý kinh doanh của mình khi làm ăn có lãi trong khi nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới đang thua lỗ
Lượng hành khách mà VNA chuyên chở trong các năm từ 1995 tới 2008 luôn tăng trưởng ở mức cao và đều đặn, chỉ số phát triển luôn trên 100%, đạt 10,2 triệu hành khách vận chuyển vào năm 2008. Trong giai đoạn từ 1999-2008, tăng trưởng khách quốc tế đạt trung bình là 16%, mức tăng trưởng đối với khách nội địa là 14%,
lượng hành khách sử dụng dịch vụ của VNA tăng trong giai đoạn những năm 1990 sau đó mức tăng giảm, tới những năm 2000 thị trường trong nước tăng trưởng cao hơn thị trường khách nước ngoài. Năm 2008, do biến động giá dầu và giá ngoại tệ nên lượng hành khách của VNA đạt được 8.817.000 người tăng 10,6% so với năm 2007. Lượng hành khách chuyên chở tăng trung bình trong giai đoạn 1999-2008 là 12%. Trong năm 2009, lượng hành khách VNA chuyên chở là 9 348 955 lượt, tăng 6,64 % so với năm 2008, trong đó khách nội địa đạt 6 193 306 lượt người tăng 17,6%, khách quốc tế đạt 3 155 649 lượt người. Doanh thu của toàn Tổng công ty từ vận chuyển hàng hóa và hành khách trong năm 2009 đạt 24 620 tỷ đồng vượt 4,1% so với kế hoạch, doanh thu của VNA đạt 24 495 tỷ đồng tăng 1000 tỷ đồng (tương đương 4%) so với kế hoạch đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 150 tỷ đồng.
a) Vận tải hàng không nội địa:
VTHK nội địa đã có bước tiến vượt bậc đóng vai trò quan trọng và là một trong những phương tiện chuyên chở hành khách hiện đại và nhanh chóng trong những năm qua ở Việt Nam. VNA với năng lực vận chuyển lớn, đường bay được triển khai tới 19 tỉnh thành trong cả nước, tạo điều kiện phát triển văn hóa du lịch và kinh tế xã hội của vùng. Tuy nhiên doanh thu nội địa lại chủ yếu từ các chuyến bay chính nối 3 trung tâm kinh tế lớn của cả nước:
- Tuyến Hà nội – Tp Hồ Chí Minh: Đây là trục chính nối liến hai trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của cả nước vận chuyển hành khách tại 2 sân bay quốc tế lớn Nội Bài và Tân Sơn Nhất, với lưu lượng khách di chuyển chiếm tỷ lệ áp đảo so với các tuyến nội địa khác khoảng từ 35- 40%. Hà nội và Tp Hồ Chí Minh là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện văn hóa chính trị lớn của cả nước khu vực và thế giới đồng thời tiếp giáp với nhiều địa phương có lợi thế về mặt du lịch. Đây có thể nói là đường bay quan trọng nhất và có tiềm năng nhất, ảnh hưởng lớn đối với cả mạng đường bay quốc tế, vì thế các hãng hàng không trong đó có VNA luôn đặt trọng tâm khai thác tốt nhất tuyến đường vận chuyển này.
- Tuyến Hà nội – Đà nẵng – Tp Hồ Chí Minh: Đây là tuyến quan trọng thứ hai nối 3 trung tâm của ba miền Bắc Trung Nam. Hiện nay, khi có nhiều dự án công