Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 2

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2. 1. Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2019 63

Bảng 3. 1. Nguồn dữ liệu không gian 49

Bảng 3. 2. Các nhân tố và tiêu chí sử dụng trong phân tích sự phù hợp đối với DLST 52

Bảng 3. 3. Thang đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố 57

Bảng 3. 4. Mức độ tham gia của cộng đồng 58

Bảng 4. 1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của VQG Cát Bà 83

Bảng 4. 2. Hiện trạng rừng VQG Cát Bà năm 2020 95

Bảng 4. 3. Thành phần loài động vật rừng ghi nhận tại KDTSQ quần đảo Cát Bà98 Bảng 4. 4. Thống kê diện tích theo tầm nhìn 115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Bảng 4. 5. Thống kê diện tích theo hiện trạng rừng 117

Bảng 4. 6. Thống kê diện tích theo mức độ bảo tồn đa dạng sinh học 119

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 2

Bảng 4. 7. Thống kê diện tích theo mức độ đa dạng loài quý, hiếm 121

Bảng 4. 8. Thống kê diện tích theo độ dốc 123

Bảng 4. 9. Thống kê diện tích theo độ cao 125

Bảng 4. 10. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận đường giao thông... 127 Bảng 4. 11. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận các điểm văn hóa ... 129 Bảng 4. 12. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt 131 Bảng 4. 13. Các thông số chỉ tiêu 133

Bảng 4. 14. Kết quả đánh giá tiềm năng DLST tại VQG Cát Bà 134

Bảng 4. 15. Hồ sơ xã hội học của người dân trả lời phỏng vấn 136

Bảng 4. 16. Nhận thức của cộng đồng về các lợi ích của DLST 141

Bảng 4. 17. Nhận thức của cộng đồng về các lợi ích của DLST 148

Bảng 4.18. Tổng hợp trọng số hệ thống giải pháp thúc đẩy hoạt động DLST ..160


DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1. Mô hình về các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững 22

Hình 3. 1. Sơ đồ các bước xác định vùng thích hợp cho phát triển DLST…..55 Hình 4. 1. Đỉnh Ngự Lâm 70

Hình 4. 2. Tuyến Giáo dục MT 70

Hình 4. 3. Tham quan RNM 71

Hình 4. 4. Ao Ếch 71

Hình 4. 5. Làng chài Việt Hải 73

Hình 4. 6. Hang Quân Y 73

Hình 4. 7. Động Trung Trang 74

Hình 4. 8. Vườn thực vật 75

Hình 4. 9.Tuyến quan sát chim thú 75

Hình 4. 10. Bản đồ một số tuyến điểm DLST tại VQG Cát Bà 76

Hình 4. 11. Động Thiên Long 78

Hình 4. 12. Tuyến du lịch Vịnh Lan Hạ - Vạn Bội 78

Hình 4. 13. Đảo Cát Dứa 79

Hình 4. 14. Hang sáng - Vạn Tà 79

Hình 4. 15. Làng chài Trà Báu 80

Hình 4. 16. Hang Quả Vàng 80

Hình 4. 17. Đảo Nam Cát 81

Hình 4. 18. Cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động DLST của VQG Cát Bà 85

Hình 4. 19. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm DVDL&GDMT 86

Hình 4. 20. Thành phần khách du lịch tham gia chuyến du lịch 88

Hình 4. 21. Biểu đồ thời gian lưu trú lại của khách du lịch tại VQG Cát Bà . 88 Hình 4. 22. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan cả tuyến rừng và biển của VQG Cát Bà 89

Hình 4. 23. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan tuyến rừng tại khu trung tâm VQG Cát Bà 90

Hình 4. 24. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan 90

Hình 4. 25. Biểu đồ thống kê lý do khách chọn du lịch đến VQG Cát bà và những tuyến, điểm du lịch của VQG Cát Bà mà khách quan tâm 91

Hình 4. 26. Biểu đồ thời điểm khách du lịch muốn đến VQG Cát Bà 92

Hình 4. 27. Bản đồ hiện trạng các trạng thái rừng VQG Cát Bà 97

Hình 4. 28. Bản đồ phân bố các loài động vật quý, hiếm của VQG Cát Bà. 105 Hình 4. 29. Bản đồ phân bố các loài thực vật quý, hiếm của VQG Cát Bà.. 107 Hình 4. 30. Hình ảnh Voọc cát bà tại VQG Cát Bà 109

Hình 4. 31. Hình ảnh loài Sơn dương tại VQG Cát Bà 109

Hình 4. 32. Hình ảnh loài Khỉ vàng tại VQG Cát Bà 110

Hình 4. 33. Hình ảnh loài 111

Hình 4. 34. Hình ảnh loài Bướm phượng cánh chim chấm liền tại VQG Cát Bà..111 Hình 4. 35. Hình ảnh loài Thạch sùng mí cát bà tại VQG Cát Bà 113

Hình 4. 36. Hình ảnh loài Ếch cây sần bắc bộ tại VQG Cát Bà 113

Hình 4. 37. Bản đồ tầm nhìn các điểm du lịch tại VQG Cát Bà 116

Hình 4. 38. Bản đồ đánh giá mức độ phù hợp hiện trạng rừng tại VQG Cát Bà.118 Hình 4. 39. Bản đồ mức độ bảo vệ tại VQG Cát Bà 120

Hình 4. 40. Bản đồ mức độ đa dạng loài nguy cấp quý hiếm 122

Hình 4. 41. Bản đồ mức độ phù hợp của độ dốc cho phát triển 124

Hình 4. 42. Bản đồ độ cao thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà 126 Hình 4. 43. Bản đồ khả năng tiếp cận đường giao thông 128

Hình 4. 44. Bản đồ khả năng tiếp cận các điểm văn hóa 130

Hình 4. 45. Bản đồ khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt tại VQG Cát Bà 132 Hình 4. 46. Bản đồ tiềm năng DLST tại VQG Cát Bà 135

Hình 4. 47. Mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST tại địa phương 138

Hình 4. 48. Biểu đồ các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch của cộng đồng... 140 Hình 4. 49. Các rào cản của người dân tham gia vào DLST 146

Hình 4. 50. Biểu đồ sự thay đổi mức độ sử dụng TNTN của người dân sau khi tham gia vào hoạt động DLST tại VQG Cát Bà. 150


TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

I. Thông tin chung:

- Tên luận án: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng”.

- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

- Nghiên cứu sinh:

+ Họ và tên: Lê Thị Ngân

+ Học vị: Thạc sĩ

+ Khóa đào tạo NCS: K25

+ Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng

+ Mã số: 9620211

II. Những đóng góp mới của luận án:

Điểm mới đầu tiên của đề tài luận án là lần đầu sử dụng kết hợp phương pháp GIS và phân tích thứ bậc (AHP) đánh giá các vùng tiềm năng thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà dựa trên các yếu tố TNTN, tài nguyên con người và tài nguyên văn hóa.

Luận án cũng xác định được những kết quả quan trọng về mức độ tham gia, các nhân tố cản trở và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cũng như nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà.

Luận án đã đưa ra một số hệ thống các giải pháp ưu tiên cho phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Hệ thống các giải pháp này là cơ sở để VQG Cát Bà xem xét thực hiện phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH trong xu hướng tự chủ tài chính của các VQG và KBT ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tập thể hướng dẫn Nghiên cứu sinh


PGS.TS Phạm Ngọc Linh PGS.TS Đồng Thanh Hải Lê Thị Ngân


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của Đề tài

Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/06/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã định nghĩa Du lịch sinh thái (DLST) là “loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. Cho đến nay, có rất nhiều các định nghĩa về DLST được sử dụng bởi các tổ chức khác nhau, nhìn chung tất cả đều hướng tới 3 mục tiêu chính bao gồm công bằng xã hội, phát triển kinh tế và toàn vẹn môi trường (TIES, 2015). DLST là một nhánh của lĩnh vực du lịch bền vững. DLST được coi như là một công cụ hữu hiệu để PTBV là lý do chính tại sao các nước đang phát triển hiện đang đón nhận DLST một cách tích cực và đưa vào các chiến lược phát triển kinh tế và bảo tồn của mình (Kiper, 2013).

Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trong số các quốc gia có tính ĐDSH cao nhất trên thế giới và là một trong 10 trung tâm giàu nhất của ĐDSH trên thế giới (MONRE, 2015). Tuy nhiên, ĐDSH ở Việt Nam đã và đang bị suy thoái do các hoạt động quá mức của con người như phá hủy sinh cảnh, săn bắt, buôn bán trái phép động vật. Để bảo tồn ĐDSH, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều các giải pháp, trong đó thành lập các VQG/KBT là giải pháp trọng tâm. Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trên phạm vi cả nước đã xác lập được 167 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích rừng đặc dụng là 2.303.961 ha (chiếm 14,19% diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp), bao gồm 33 VQG, 57 khu dự trữ thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài và sinh cảnh và 54 khu bảo vệ cảnh quan. Đây là những nơi bảo tồn tính ĐDSH, các HST đặc trưng, các loài nguy cấp quý hiếm và là tiềm năng lớn để phát triển DLST, một trong các dòng sản phẩm du lịch chính, có khả năng cạnh tranh của Việt Nam.


DLST đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của VQG/KBT bởi vì nó mang lại nguồn thu nhập đáng kể để hỗ trợ công tác bảo tồn ĐDSH và phát triển cộng đồng địa phương (García-Herrera, 2016). Tuy nhiên, DLST trong các VQG/KBT ở Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế của phát triển DLST là sự thiếu vắng sự hợp tác giữa chính quyền và các ngành khác nhau trong việc xây dựng các chính sách và quy hoạch DLST. Ngành du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan vì sự phát triển của nó (García-Herrera, 2016). Ngoài ra, sự phát triển DLST chưa có sự thống nhất về cơ chế vận hành trong hệ thống VQG/KBT và mới chỉ tập trung ở một số VQG như Cát Bà, Cát Tiên, Ba Vì, Tam Đảo, Bạch Mã... Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, đặc biệt các sản phẩm đặc trưng như xem động vật hoang dã được rất ít VQG/KBT tổ chức. Vấn đề về quy hoạch các tuyến điểm du lịch và các vùng thích hợp cho phát triển DLST cũng chưa được bài bản. Quan trọng hơn nữa là sự gắn kết giữa phát triển DLST với bảo tồn ĐDSH và sự tham gia của cộng đồng địa phương hiện còn đang hạn chế ở các VQG/KBT ở Việt Nam.

Mối quan hệ giữa phát triển DLST, bảo tồn ĐDSH và sự tham gia của người dân đã được nhiều nghiên cứu đề cập trước đây. Nghiên cứu của Holmes (2013) cho rằng, người dân địa phương có thể là mối đe dọa trực tiếp đối với các KBT khi họ không hợp tác với ban quản lý khu bảo tồn hoặc tham gia vào các sáng kiến bảo tồn cũng như hoạt động DLST. Hiểu biết sâu sắc hơn về thái độ và nhận thức người dân địa phương cũng như các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của họ sẽ là cơ sở quan trọng trong việc đề ra các chiến lược phù hợp để thu hút sự ủng hộ rộng rãi của địa phương đối với công tác bảo tồn ĐDSH và quản lý DLST (Holmes, 2013).

Là một VQG được thành lập năm 1986, nơi có HST hải đảo quan trọng bậc nhất của Việt Nam, VQG Cát Bà đóng vai trò quan trọng trong công tác


bảo tồn ĐDSH, bảo tồn TNTN, ngoài ra nơi đây còn có ý nghĩa to lớn đối với việc BVMT sinh thái cho thành phố Hải Phòng và là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển DLST. VQG Cát Bà gắn liền với quần thể Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nhiều hang động kỳ thú, bãi biển đẹp, thơ mộng; các HST đa dạng, phong phú với hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm, văn hóa bản địa lâu đời hấp dẫn du khách khi tới tham quan, trải nghiệm tại Vườn.

Thực hiện chủ trương, chính sách phát triển DLST, VQG Cát Bà là một trong 07 VQG đang thực hiện liên doanh, liên kết tổ chức các hoạt động DLST. Doanh thu từ việc tổ chức các hoạt động DLST bước đầu có những đóng góp cho việc phát triển của Vườn. Tuy nhiên, cũng giống như các VQG/KBT khác ở Việt Nam, việc triển khai các hoạt động DLST ở đây vẫn đang gặp nhiều trở ngại về cơ chế chính sách, quy hoạch tổng thể, các bên tham gia... Cho đến thời điểm hiện tại VQG Cát Bà vẫn chưa có đề án phát triển DLST được phê duyệt. Để phát triển DLST một cách bền vững VQG cần có đề án cụ thể và giải pháp tổng thể. Một trong số các giải pháp đó là phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH.

Cơ sở khoa học cho việc phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH đầu tiên là cần làm rõ tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà là gì?. Theo các nghiên cứu trước đây (Hoàng Văn Cầu, 2017; Hoàng Văn Phúc, 2016), các tuyến và điểm DLST tại đây mới chỉ khai thác tiềm năng ĐDSH ở các khu vực xung quanh Trung tâm VQG. Hơn nữa, các loại hình DLST đặc trưng và thu hút khách du lịch của VQG như xem động vật hoang dã (Voọc Cát Bà, Sơn Dương, Thạch sùng mì Cát bà...) vẫn chưa được khai thác. Câu hỏi thứ hai là cần xác định rõ đâu là các vùng tiềm năng cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà?. Số lượng tuyến điểm hiện tại đang khai thác tại VQG dường như là chưa tương xứng với tiềm năng của Vườn. Vì vậy, cần có đánh giá tổng thể dựa trên các tiêu chí về đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội


và văn hóa về các vùng thích nghi từ đó là cơ sở khoa học cho việc hoạch định các vùng DLST của VQG. Câu hỏi thứ ba là làm thế nào thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DLST của VQG?. Cho đến thời điểm hiện tại sự tham gia của cộng đồng địa phương và các hoạt động này của người dân mới chỉ là tự phát, chưa có một cơ chế cho sự tham gia vì vậy sự tham gia của cộng động địa phương còn hạn chế. Nghiên cứu về hiện trạng sự tham gia, các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia cũng như thái độ và nhận thức của cộng động đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH là rất cần thiết cho việc đề xuất các chính sách nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng. Một khi đã làm rõ về tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST, các vùng tiềm năng cho phát triển DLST và các nhân tố thúc đẩy và cản trở sự tham gia của cộng đồng cũng như nhận thức và thái độ của họ đối với phát triển DLST sẽ là cơ sở khoa học cho VQG và các nhà hoạch định xây dựng các chính sách và quy hoạch phát triển DLST bền vững tại VQG Cát Bà.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ định hướng phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH nhằm phát triển bền vững VQG Cát Bà, Hải Phòng.

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được hiện trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà;

- Xác định được các vùng DLST tiềm năng tại VQG Cát Bà;

- Đánh giá được mức độ tham gia, thái độ và nhận thức của cộng động đối với phát triển DLST tại VQG Cát Bà;

- Đề xuất được các giải pháp phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH.

3. Những đóng góp mới của Luận án

Điểm mới đầu tiên của đề tài luận án là lần đầu sử dụng kết hợp phương pháp GIS và phân tích thứ bậc (AHP) đánh giá các vùng tiềm năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023