CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC ASEAN
I. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam
1. Điều kiện và triển vọng phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam
Việt Nam có bước khởi đầu chậm hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới về phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ logistics nói riêng. Tuy nhiên, với điều kiện địa lý thuận lợi và một môi trường kinh tế rộng mở, Việt Nam hoàn toàn hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển thành công lĩnh vực dịch vụ này.
Thứ nhất, với bờ biển trải dài hơn 3200 km và nằm ở trung tâm trung chuyển hàng hoá của Đông Nam Á, Việt Nam có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt và hệ thống đường bộ dọc theo đất nước rất thuận lợi cho việc kết hợp nhiều phương thức vận tải, vận tải quá cảnh, trong đó vận tải đa phương thức là một phương thức vận tải rất quan trọng để thiết lập nên chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, đất nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú đủ khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ nền sản xuất trong nước.
Thứ hai, Việt Nam có môi trường kinh tế rộng mở và chính sách kinh tế hội nhập. Sau 20 năm đổi mới, thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã và đang duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Đặc biệt, tăng trưởng trong những năm gần đây có xu hướng tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, nhiều mặt hàng của Việt Nam đặc biệt là thuỷ sản, nông sản, thuỷ công mỹ nghệ,… đã tìm được chỗ đứng và ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế giới. Trong những năm qua, quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chúng ta hiện đang thiết lập quan hệ
thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia tích cực trong các hiệp hội và tổ chức quốc tế như ASEAN, ASEM, APEC… mối quan hệ với các nước láng giềng được củng cố, quan hệ với các nước phát triển tăng cường. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mở cửa hơn nữa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội và triển vọng phát triển cho nhiều ngành sản xuất cũng như các ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ logistics.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Logistics Tại Malaysia
- Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Logistics Tại Thái Lan
- Kinh Nghiệm Phát Triển Dịch Vụ Logistics Tại Một Số Nước Asean
- Cơ Sở Hạ Tầng Logistics Và Trang Thiết Bị Hỗ Trợ Dịch Vụ Logistics
- Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Việc Phát Triển Dịch Vụ Logistics Việt Nam Trước Bối Cảnh Hội Nhập
- Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Hình 3.1. Đóng góp của các ngành kinh tế trong tăng trưởng GDP của Việt Nam
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Contributions to GDP growth (%)
Increase in GDP (%)
8.4
8.2
8.48
7.8
7.1
7.3
9
8
7
6
Industry Agriculture Service GDP
5
4
3
2
1
0
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nguồn: Asian Development Bank (2008), Asian Development Outlook
Thứ ba, hệ thống pháp luật Việt Nam đang dần được hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống luật phục vụ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quan hệ kinh tế quốc tế, giao thông vận tải… luôn được Nhà nước và Quốc hội quan tâm. Trong thời gian qua, một loạt các luật điều chỉnh các lĩnh vực của nền kinh tế đã được bổ sung sửa đổi như Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Thương mại, Luật Hàng hải… tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh tế phát triển. Chính phủ Việt Nam còn tham gia ký kết hoặc phê duyệt các công ước quốc tế hay khu vực liên quan đến hoạt động buôn bán, vận tải giao nhận, sản xuất kinh
doanh… nhằm tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thứ tư, vốn đầu tư trực tiếp ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Với việc phân cấp mạnh đầu tư về các địa phương, Việt Nam đang thành công lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp (FDI), năm 2006 FDI là 12,7 tỷ USD, năm 2007 đạt mức kỷ lục 20,3 tỷ USD chiếm 40,5% GDP. Đầu tư nước ngoài đã có sự chuyển biến tích cực về chất, với nhiều dự án của các tập đoàn kinh tế lớn, của các khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và một số nước có nền kinh tế phát triển với sự chuyển dịch dần sang các lĩnh vực công nghệ cao như điện - điện tử, sản xuất vật liệu, phát triển khu du lịch cao cấp… Bên cạnh làn sóng đầu tư nước ngoài tràn vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang nỗ lực đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong 10 tháng đầu năm 2007, 43.590 doanh nghiệp trong nước được thành lập với 21,4 tỷ USD vốn đăng ký tăng 33% so với năm trước.
Thứ năm, chi phí nhân công tại Việt Nam tương đối rẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đội ngũ lao động trẻ, năng động, ham học hỏi và dễ tiếp thu cái mới; bên cạnh đó, Việt Nam có tình hình chính trị ổn định, các điều kiện về an ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Những nhân tố này góp phần quan trọng tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có dịch vụ logistics.
Nói tóm lại, phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam là một xu hướng tất yếu đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và thật sự Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đưa dịch vụ logistics trở thành một lĩnh vực phát triển mũi nhọn trợ giúp cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
2. Thực trạng và khó khăn trong phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam
2.1 Thực tiễn thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam
Ngành dịch vụ logistics của Việt Nam mới được hình thành từ sau khi đất nước mở cửa, và hiện nay đang ở trong giai đoạn đầu tiên của tiến trình phát triển chung. Cho đến năm 1993 thị trường dịch vụ logistics ở Việt Nam vẫn tiếp tục bỏ ngỏ cho các nhà kinh doanh dịch vụ nước ngoài. Tháng 9 năm 1994, Công ty Logitem chuyên doanh dịch vụ logistics được thành lập (liên doanh giữa đoàn xe 14 của Việt Nam và Công ty Logitem International của Nhật Bản). Tiếp theo đó là sự ra đời của các công ty cung ứng một số loại hình của dịch vụ logistics: Công ty liên doanh và phát triển tiếp vận số 1 (the First Logistics Development Corporation)
– liên doanh giữa Watco, Vietfracht (Việt Nam), Mitorient (Singapore) và PanViet (Đài Loan), Công ty Dragon Logistics – liên doanh giữa các tập đoàn Suzuo, Mitsubishi (Nhật Bản) và các công ty Việt Nam là VINAPCO và HANEL. Các công ty này đã triển khai các hoạt động như: cung cấp cảng container, vận tải đường thuỷ và vận chuyển thông thường không bằng tàu, các dịch vụ giao nhận, dịch vụ liên quan đến phân phối…
Sau gần 15 năm phát triển, hiện tại ở Việt Nam có khoảng 800 – 900 doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ trong ngành logistics thuộc các thành phần kinh tế, trong đó 18% là doanh nghiệp nhà nước, 80% doanh nghiệp tư nhân, 2% khác là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp cho đến năm 2007 bình quân là 5 năm, vốn đăng ký bình quân 1,5 tỷ đồng, rất ít doanh nghiệp có mạng lưới chi nhánh toàn quốc. Điều tra cơ bản cho thấy mức độ cung ứng dịch vụ vận tải của các doanh nghiệp tại Việt Nam còn nhiều vấn đề cần được mổ xẻ, cụ thể:
- Đại lý đơn thuần chiếm tỷ lệ 85%.
- Nhà cung cấp dịch vụ có sở hữu chứng từ (H B/L) chiếm 10%
- Nhà cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức chiếm khoảng 5%
- Các nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) chiếm 0%
Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn dịch vụ mang tính chất có liên quan đến hoạt động được thực hiện ở các doanh nghiệp giao nhận, các công ty này cũng chỉ mới đáp ứng được ¼ nhu cầu thị trường logistics mặc dù giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đối rẻ nhưng không chắc chắn.
Các công ty hoạt động trong ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay có thể phân thành 4 nhóm: các tên tuổi 3PL đa quốc gia cung cấp dịch vụ toàn cầu; các tên tuổi 3PL đa quốc gia cung cấp dịch vụ khu vực; các công ty 3PL trong nước; các công ty phân phối trong nước. Như vậy, thị trường dịch vụ logistics hiện nay ở Việt Nam có thể chia thành các doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ logistics và các công ty tên tuổi nước ngoài với sự chênh lệch về quy mô và trình độ khá rõ nét:
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong nước
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam có quy mô rất nhỏ, thậm chí các doanh nghiệp chỉ có vốn đăng ký ở mức từ 300 đến 500 triệu đồng, doanh thu trung bình từ 18.000 USD đến 31.000 USD. Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Với quy mô vốn này không thể đáp ứng được yêu cầu khi gia nhập thị trường logistics thế giới. Quy mô doanh nghiệp còn thể hiện ở số nhân viên của từng công ty, nhiều doanh nghiệp chỉ có từ 3 đến 5 nhân viên, kể cả người phụ trách.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ tập trung vào khai thác một số công đoạn nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Trong đó rất phổ biến là giao nhận vận tải bằng đường biển. Đây là hình thức khá đơn giản, các công ty giao nhận đòng vai trò là người buôn cước sỉ sau đó bán lại cho người mua lẻ. Như vậy
dịch vụ này chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logistics. Ngoài ra, các dịch vụ phổ biến thì cũng chỉ có thể kể thêm được là dịch vụ cho thuê kho bãi và vận chuyển nội địa. Ngay trong mảng thị trường vận tải nội địa thì các công ty Việt Nam cũng chỉ chiếm được một phần nhỏ trong thị trường.
Do nhiều hạn chế về quy mô, trình độ chuyên nghiệp, quan hệ với đối tác… phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới thực sự có tầm phủ trong phạm vi nội địa hoặc bước đầu mở rộng sang một vài nước trong khu vực. Điều này là một trong những cản trở khi các doanh nghiệp chào các dịch vụ trọn gói cho khách hàng, trong khi đó, với xu thế toàn cầu hoá, các tập đoàn sản xuất và phân phối lớn như Nike, Adidas, Gap, Wal-Mart, K-Mart… thường có chiều hướng thuê ngoài từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Chưa có doanh nghiệp nào đủ điều kiện tham gia đấu thầu độc lập tại nước ngoài. Trong thời gian qua, có một số doanh nghiệp cũng đã thực hiện việc xuất khẩu dịch vụ logistics sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc. Nhưng đó là dự án, công trình mà tuyến lưu chuyển hàng hoá buộc phải quá cảnh Việt Nam. Vì vậy cơ hội xuất khẩu dịch vụ này thời gian sau khi gia nhập WTO là rất hạn chế.
Các công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài
Theo các số liệu thống kê không chính thức, nhiều hãng vận tải có tên tuổi trên thế giới như: Mitsui OSK Lines, NYK, K-Line, CGM, Hanjin, Neptune Orient Lines (NOL), Nedlloyd, Maersk đều có sự hiện diện dưới nhiều hình thức ở thị trường Việt Nam, cung cấp các dịch vụ liên quan đến logistics. Các công ty này cung cấp dịch vụ logistics cho tới 90% khối lượng hàng khẩu vào Việt Nam (trừ hàng rời như phân bón, xi măng, sắt thép, xăng dầu, quặng, than đá v.v…) và 100% khối lượng hàng công trình. Các công ty này cũng cung cấp dịch vụ logistics gần như toàn bộ các loại hàng gia công xuất khẩu chỉ trừ than đá, dầu thô và gạo và một số khoáng sản khác.
Cho đến thời điểm đầu năm 2008, tại thị trường Việt Nam đã có sự hiện diện của nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics có tên tuổi của thế giới trong các phân khúc đầu ngành như sau:
- Giao nhận (Freight Forwarder): Kuehne & Nagel, Schenker, Panalpina, Expeditor Int’l, EGL
- Logistics theo hợp đồng (Contract Logistics): Exel (DHL), DHL, UPS, TNT
- Gom hàng (Integrators/Consolidation): APL Logistics, Maersk Logistics, NYK Logistics, MOL Logistics
Chuỗi dịch vụ logistics hiện đại mà các công ty logistics lớn như Maersk Logistics, APL Logistics, P&O Nedlloyd Logistics đang cung cấp cho khách hàng của mình tại Việt Nam bao gồm rất nhiều loại hình đa dạng với giá trị gia tăng cao: giao nhận hàng không từ cửa tới cửa; giao nhận hàng hải từ cửa tới cửa; quản lý hàng hoá; gom hàng nhanh tại kho; quản lý đơn hàng, quản lý và theo dõi cam kết của nhà cung cấp; dịch vụ kho bãi giá trị gia tăng; dịch vụ gom hàng từ nhiều quốc gia đến một cảng trung chuyển (trong khu vực thì thường là các cảng Singapore, Kaoshiung, Hồng Kông); dịch vụ kiểm soát chất lượng hàng hoá; dịch vụ kiểm soát quá trình sản xuất kịp thời hạn; quản lý dữ liệu và cung cấp dữ liệu đầu cuối cho khách hàng…
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và liên tục trong nhiều năm, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều công ty logistics quốc tế thâm nhập thị trường Việt Nam. Cho đến nay, con số này đã vượt quá hàng chục và chắc chắn sẽ còn gia tăng trong tương lai.
2.2 Những khó khăn trong phát triển dịch vụ logistics hiện nay tại Việt Nam
2.2.1 Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh logistics
Hiện nay, Luật thương mại Việt Nam 2005 và Nghị định 140/2007/NĐ-CP là những văn bản pháp luật quy định cụ thể nhất về dich vụ logistics và hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Song cả 2 văn bản luật này đều tồn tại những bất cập. Như đã phân tích ở trên, định nghĩa dịch vụ logistics chưa chính xác ở chỗ không phân biệt được dịch vụ logistics với các dịch vụ giao nhận vận tải thông thường, do đó khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam vì thế còn khác xa so với thế giới. Điểm bất cập thứ hai nằm ở điều khoản quy định quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Theo Nghị định 140/2007/NĐ-CP, Bộ Công thương là cơ quan chủ đạo thay mặt Chính phủ thực hiện việc quản lý đối với hoạt động kinh doach dịch vụ logistics. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong hoạt động vận tải mới là một yếu tố quan trọng nhất chiếm tới 70% tổng chi phí logistics, vì vậy việc quản lý cơ sở hạ tầng và các hoạt động vận tải đóng vai trò quyết định đến quản lý thành công ngành dịch vụ logistics. Như vậy, việc Chính phủ giao trách nhiệm quản lý chung cho Bộ Công thương là một bất hợp lý, vai trò này nên để Bộ Giao thông vận tải đảm nhận và Bộ công thương chỉ nên là cơ quan hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải trong việc quản lý đối với các hoạt động thương mại trong chuỗi logistics.
Bên cạnh đó, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn có các bộ luật đề cập đến nhiều bộ phận của hoạt động logistics như: bộ luật hàng hải, luật đường sắt, luật giao thông đường bộ, luật giao thông đường thuỷ nội địa, luật hàng không dân dụng, nghị định về vận tải đa phương thức quốc tế, luật hải quan, luật giao dịch điện tử, luật về kinh doanh bảo hiểm, luật cạnh tranh. Trong khi các văn bản pháp luật còn chưa phân biệt được nhà cung cấp dịch vụ logistics với nhà cung cấp dịch vụ vận tải, giao nhận… thì trong thực tế các doanh nghiệp kinh doanh