Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 14


kinh nghiệm quản lý và sớm nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời họ cũng nhận thấy cần phải tạo liên minh với nhau để đối trọng với các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, với thực trạng của Việt Nam hiện nay, ngành dịch vụ logistics còn non trẻ, chúng ta cũng chỉ nên từng bước mở cửa đối với từng phân ngành cụ thể và thực hiện theo đúng các cam kết khi gia nhập WTO và cam kết về hội nhập ngành dịch vụ logistics trong khu vực ASEAN. Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy kết hợp hài hoà giữa mở cửa từng bước ngành dịch vụ logistics với bảo hộ ở mức cần thiết đối với các phân ngành dịch vụ nhạy cảm sẽ đem lại thành công trong tương lai.

Phối hợp giữa các cơ quan có liên quan, trước hết là với Hải quan nhằm đơn giản hoá chứng từ và hài hoà hoá thủ tục, qua đó tạo thêm thuận lợi cho hoạt động dịch vụ logistics và thương mại.Vừa qua, Cục hàng hải Việt nam đã thành công trong việc cải tiến thủ tục cảng biển, giảm đáng kể thời gian, giấy tờ khai báo và thủ tục cho tàu ra vào cảng biển. Cần cải tiến hơn nữa, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập công ước FAL 65 công ước tạo thuận lợi cho hoạt động hàng hải.


2.5 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ logistics

Như đã phân tích, nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế như thiếu các chuyên gia trong ngành, đội ngũ cán bộ không được đào tạo bài bản… Tuy nhiên, đào tạo nguồn nhân lực là một quá trình lâu dài yêu cầu phải lên kế hoạch cụ thể có tính đến việc tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực đặc biệt là Singapore.

Trong ngắn hạn, Việt Nam cần đào tạo, tái đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực hiện có trong ngành. Hiệp hội giao nhận Việt Nam cần đóng vai trò chủ đạo thu thập nhu cầu về đào tạo cũng như mời các chuyên gia trong nước hoặc khu vực hỗ trợ đào tạo nội bộ tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các


cấp quản lý cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong kế hoạch cử nhân viên giỏi đi học tập nước ngoài. Ngoài việc hỗ trợ bằng kinh phí, nhà nước có thể hợp tác với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên này tham gia các khoá học ngắn hạn tại nước bạn. Cuối cùng, VIFFAS cũng cần đóng vai trò là bên trung gian giới thiệu doanh nghiệp với đội ngũ lao động có trình độ đại học và cao đẳng chuyên ngành liên quan, có trình độ ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế.

Trong chiến lược dài hạn, Chính phủ và các cơ quan chức năng tài trợ, hỗ trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có định hướng, liên quan đến ngành logistics. Trong tương lai, bộ giáo dục và đào tạo cần hợp tác với Hiệp hội giao nhận Việt Nam đưa chương trình đào tạo về chuyên ngành logistics vào các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương và đào tạo trên cơ sở nhu cầu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Về tổ chức tuyên truyền, VIFFAS nên tổ chức một diễn đàn riêng nhằm mục đích trao đổi thông tin giữa các thành viên trong Hiệp hội và giữa Hiệp hội với các cơ quan quản lý. Qua đó, các chương trình đào tạo sẽ được thông báo rộng rãi đến các hội viên để tích cực tham gia và tổ chức đào tạo. VIFFAS sẽ cung cấp các sách báo, tài liệu nghiệp vụ cho các hội viên để cùng tham khảo.

Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng cường xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics ở nước ta. Một nguồn nhân lực tốt, chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại một số nước Asean và bài học đối với Việt Nam - 14


2.6 Thúc đẩy hợp tác quốc tế và hướng tới xây dựng thị trường chung về dịch vụ logistics trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Kinh nghiệm của Singapore và gần đây hơn, Malaysia đang áp dụng hiệu quả đó là tăng cường phát triển quan hệ quốc tế. Thông qua các quan hệ quốc tế về kinh tế chúng ta có thể hình thành liên minh, liên kết với các hãng logistics lớn của nước ngoài, tham gia vào thị trường của các nước này, học tập nhiều kinh nghiệm về quản lý, tận dụng được lợi thế về quy mô, sức mạnh của liên minh, hợp tác.

Với quy mô và trình độ phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước hiện nay, trong 5 năm tới Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác chặt chẽ với các đối tác kinh tế trong khu vực ASEAN đặc biệt là với các quốc gia phát triển hơn như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Hợp tác kinh tế nói chung và liên kết trong lĩnh vực dịch vụ logistics nói riêng ở cấp độ khu vực sẽ là bước khởi đầu tạo đà cho liên kết rộng hơn với thế giới.

Trong bối cảnh thị trường vận tải và logistics thế giới đang ngày càng được tự do hoá mạnh mẽ, xu hướng liên minh giữa các hãng để nâng cao sực mạnh cạnh tranh ngày càng thể hiện rõ nét và đang tiến sâu vào các liên minh khu vực. Liên minh, liên kết là xu thế phát triển hiện nay trên thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá ngành vận tải và logistics. Vì vậy, Việt Nam sẽ gặp những khó khăn trong phát triển nếu vẫn đứng ngoài các liên minh khu vực và quốc tế lớn.


Người viết rất hy vọng rằng 6 định hướng phát triển dịch vụ logistics nói trên sẽ giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các cấp quản lý trong quá trình điều tiết thị trường dịch vụ logistics Việt Nam một cách hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ phát triển dịch vụ logistics nước ta theo kịp trình độ phát triển trong khu vực và trên thế giới.


KẾT LUẬN


Giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ đã đánh dấu bước phát triển đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong đó có thêm nhiều lĩnh vực kinh tế mới được thai nghén và hình thành bên cạnh các ngành kinh tế cơ bản và lâu đời. Logistics là một trong số đó. Với quá trình phát triển chưa lâu nên ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập từ việc nhận thức trong cộng đồng, việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan cho đến công tác tổ chức quản lý của các bộ, ban, ngành và địa phương.

Với mong muốn ngành dịch vụ logistics Việt Nam sẽ tìm ra hướng phát triển và lớn mạnh trong tương lai, khoá luận đã đi tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á từ đó xây dựng một số định hướng phát triển đối với dich vụ logistics Việt Nam. Nội dung chính của Khoá luận được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau:

Chương I: làm rõ các khái niệm logistics, dịch vụ logistics, nhà cung cấp dịch vụ logistics và nhận định xu hướng logistics trong tương lai đó là xu hướng logistics toàn cầu.

Chương II: tìm hiểu tổng quan về thực trạng phát triển dịch vụ logistics khu vực Đông Nam Á, đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ logistics của 3 nước ASEAN là Singapore, Malaysia và Thái Lan, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với Việt Nam.

Chương III: phân tích các điều kiện môi trường thuận lợi cũng như thực trạng phát triển dịch vụ với nhiều bất cập hiện nay tại Viêt Nam từ đó đưa ra định hướng phát triển dịch vụ logistics trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước ASEAN, với những nội dung chính của định hướng như sau:


- Xây dựng chiến lược phù hợp với thực trạng phát triển dịch vụ logistics hiện nay tại Việt Nam

- Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý phát triển dịch vụ logistics

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho sự phát triển của hệ thống logistics

- Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở tuân thủ các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics

- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ logistics

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế và hướng tới xây dựng thị trường chung về dịch vụ logistics trong cộng đồng kinh tế ASEAN.

Điểm thuận lợi trong nghiên cứu đề tài Khoá luận đó là khoảng cách phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và Việt Nam không quá xa, quá trình hình thành và phát triển dịch vụ logistics tại các quốc gia này cũng từng trải qua giai đoạn như Việt Nam hiện nay. Vì vậy, khả năng áp dụng các kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics của các nước này tại Việt Nam mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên khó khăn rất lớn đó là, trong khu vực ngoài Singapore, các quốc gia khác đều có trình độ phát triển ngành dịch vụ ở mức trung bình so với thế giới thậm chí vẫn còn ở tình trạng hiểu không đúng và thấu đáo về ngành dịch vụ này, vậy nên bài học đưa ra không nhiều và không mang tính điển hình.

Trong quá trình xây dựng khoá luận sẽ không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ phía Thầy, Cô giáo và những Người quan tâm. Em cũng mong muốn đề tài của mình sẽ được nhiều người tham khảo và tiếp tục đi sâu nghiên cứu với mục đích đóng góp cho ngành dịch vụ logistics nước nhà ngày càng phát triển và lớn mạnh.

Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt

1. Lê Văn Bảy (2007), Những cam kết của Việt nam khi gia nhập WTO và những tác động đến logistics và dịch vụ logistics, Tạp chí Vietnam Shipper, Số tháng 1.

2. Nguyễn Văn Chương (2007), Phát triển dịch vụ logistics khi Việt Nam gia nhập WTO.

3. NguyenHieu (2007), Logistics tại Singapore, Tạp chí Vietnam Shipper, Số tháng 11.

4. NguyenHieu (2008), Những xu hướng chính trong hoạt động logistics năm 2007, Tạp chí Vietnam Shipper, Số tháng 1.

5. Võ Nhật Thăng (2006), Dịch vụ giao nhận hàng hoá trong Luật thương mại, Tạp chí Vietnam Shipper, Số tháng 9.

6. Anh Thư (2008), Việt Nam trên bệ phóng, Tạp chí Vietnam Shipper, Số tháng 1.

7. Nguyễn Như Tiến (2004), Logistics và khả năng áp dụng, phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam, NXB Giao thông vận tải.

8. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị logistics, NXB Thống kê.

9. Bộ Giao thông Vận Tải (2007), Hội thảo về logistics ASEAN - Nhật Bản.

10. Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương & Tổng công ty hàng hải Việt Nam (2008), Số tay kinh doanh logistics, NXB Tài Chính.

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Thương mại 2005.

12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định 140/2007/NĐ-CP.


II. Tiếng Anh

1. A. Nesathurai (2003), Key Players in The Logistics Chain.

2. Coyle, Bardi, Langley (2003), The management of Business Logistics - A supply chain perspective 7th Edition.

3. Doughlas M.Lambert, James R.Stock, Lisa M.Ellran (1998), Fundamentals of Logistics Management, McGraw Hill.

4. Jose L. Tongzon (2004), Strategies for Developing Logistics Hubs: The Case of Singapore

5. Kamonchanok Suthiwartnarueput (2007), The Current Situation of Thailand’s logistics.

6. Ma Shuo (1999), Logistics and supply chain management, World Maritime University.

7. Micheal Hugos (2003), Essentials of supply chain management, John Wiley & Sons, Inc.

8. Nazery Khalid (2006), Developing Multimodal Transport in Malaysia: Improving Links and Integration Across Transport Modes and The Logistics Chain.

9. Paul Amos (2007), Responding to global logistics trendswith a National Logistics Strategy.

10. Robert J.Trent (2004), What everyone need to know about supply chain management, Supply Chain Management Review.

11. Somnuk Keretho (2005), Thailand Single-Window e-Logistics - Roadmap & Architecture.

12. Wilaiporn Liwgasemsan (2005), Public-Private Partnership - Development of Logistics in Thailand.

13. ALMEC Corporation (2007), Draft Fact and Assessment Report for ASSEAN Logistics Development Study.


14. Asian Development Bank (2004, 2005, 2006, 2007, 2008), Asian Development Outlook.

15. Asian Development Bank (2007), Malaysia Logistics Directory.

16. International Enterprise of Singapore, Lead Secrectariat, ERC Working Group on Logistics (2002), Developing Singapore into a global integrated logistics hub.

17. Thailand Country Report (2005), Promoting Efficient and Competitive Intra- ASEAN Shipping Services, PDP Australia Pty Ltd/Meyrick and Associates.

18. UNCTAD (2006), Negotiations on Transport and logistics Services: Issues to Consider.


III. Website

1. http://www.nolgroup.com

2. http://www.apllogistics.com

3. http://www.globallogistics.com

4. http://www.glcs.com/archives/transport

5. http://www.supplychainbrain.com

6. http://www.inboundlogistics.com

7. http://www.vietnamshipper.com

8. http://www.mot.gov.vn/tktm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022