Tỷ Lệ Tái Chế Rác Thải Tại Nhật Bản Theo Năm

tái chế đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Nhật Bản đặt mục tiêu vào năm 2010 cho năng suất tài nguyên, tỷ lệ tái chế sản phẩm và lượng sản phẩm được đưa tới nơi xử lý cuối cùng. Trong đó, năng suất tài nguyên là chỉ số để định giá giá trị gia tăng của một đơn vị nguồn lực đầu vào và được tính bằng cách lấy tổng số GDP chia cho tổng nguyên liệu tự nhiên đầu vào và sản phẩm được nhập khẩu. Đến năm 2010, Nhật Bản đặt mục tiêu cho chỉ số này là 390 ngìn yên/tấn, cao hơn 40% so với năm 2000. Tỷ lệ tái chế đặt ra là 14%, cao

hơn năm 2000 khoảng 40% và lượng sản phẩm được đem xử lý tại nơi xử lý cuối cùng là 28 triệu tấn, thấp hơn 50% so với năm 2000 [13]

Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ tái chế rác thải tại Nhật Bản theo năm


14.3

15

15.9

16.8

45

46

46

49

70


60


50


40


30


20


10


0

2000 2001 2002 2003


RTCN RTRĐT

Nguồn: MOE, 2006[28]

Tái chế ở Nhật Bản chủ yếu do các công ty tư nhân đảm nhiệm (không có sự trợ cấp của chính phủ). Những công ty này thu được lợi nhuận từ phí tái chế và bán lại nguyên liệu tái chế. Việc tái chế bao bì và nhựa gặp rất nhiều trở ngại. Lý do là công suất tái chế trên toàn quốc mới đạt 50 triệu tấn năm. Nhật Bản phải sử dụng 10% lượng dầu thô nhập khẩu để chế tạo ra 12 triệu tấn nhựa công nghiệp, chiếm 10% hàng nhựa trên thế giới. Rác thải nhựa được tái chế thành nguyên liệu chỉ chiếm 17%,trong đó 10% tái chế thành hạt nhựa, còn lại 7% dùng để phát điện hay

mục đích khác. Tái chế phế thải xây dựng cũng làm đau đầu các nhà quản lý môi trường. Người ta phải thu gom vật liệu và bê tông phế thải từ các công trường xây dựng chuyển đền nhà máy chuyên tái chế thành cát và sắt thép. Chi phí cho việc này rất tốn kém, thậm chí còn cao hơn cả việc nhập khẩu nguyên liệu tương tự, nhưng không tái chế sẽ gây ô nhiễm môi trường. Đối với rác nhà bếp, 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón.[13]

Kim loại, thủy tinh, giấy, nhựa dẻo và các nguyên liệu được sản xuất khác sau khi trở thành rác thải có khả năng được tái chế rất cao. Về cơ bản, việc phát triển ngành tái chế phụ thuộc vào giá cả của nguyên liệu có thể thu hồi được và giá cả của đất đai. Khi giá đất đắt đỏ, các phương pháp xử lý rác thải có vai trò tương đương nhau, thị trường khuyến khích sự phát triển của công nghiệp tái chế cũng như phương pháp đốt. Ngoài ra, việc tái chế còn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế và phi kinh tế. Rác thải giấy chiếm thị phần lớn trong lượng rác thải có thể tái chế được và đây là loại rác thải dùng phương pháp xử lý bằng cách đốt phổ biến nhất. Phương pháp tái chế được khuyến khích bởi các chính sách của chính phủ trong đó có nêu rõ mục tiêu tái chế rác thải đặt ra và yêu cầu các nhà sản xuất phải có những biện pháp để khuyến khích tái chế.

3. Quản lý rác thải tại Nhật Bản

3.1 Hệ thống quản lý rác thải tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản, có 10 bộ trực thuộc chính quyền trung ương. Trong số đó, Bộ Môi trường (MOE) và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy các hoạt động bảo vệ cũng như kinh doanh liên quan đến môi trường, trong đó có rác thải. MOE chịu trách nhiệm giám sát và đưa ra khung chính sách, chiến lược môi trường cơ bản và qua đó nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về môi trường; trong khi đó METI có vai trò chính là xúc tiến các hoạt động công nghiệp thông qua sự phối hợp của các nguồn luật khá nhau, các kế hoạch tình nguyện và các chương trình hỗ trợ. Hai Bộ này có sự phối hợp chặt chẽ và ăn ý với nhau, điển hình là sáng kiến cho ra đời các thành phố môi trường, dự án Eco-Towns vào năm 1997.

Dưới bộ là các chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương và các quận. Hiện nay ở Nhật có 47 quận và khoảng gần 3,300 thành phố. Theo Luật tự trị địa phương (Local Autonomy Act) Chính quyền quận và thành phố dựa vào khung chính sách môi trường được đưa ra bởi Bộ Môi trường và có thể ban hành thêm những sắc lệnh (ordinances) nhằm thực thi chính sách một cách hiệu quả, phù hợp với địa phương của mình.

Ngoài ra, theo điều khoản 21 thuộc Luật cơ bản ra đời vào năm 1970 (Basic Law), chính quyền trung ương có trách nhiệm thiết lập một hệ thống nhằm giải quyết các tranh chấp liên quan đến môi trường bên ngoài tòa án bằng cách thương thảo và hòa giải.

3.2 Luật liên quan đến quản lý rác thải tại Nhật Bản

3 nguồn luật chính liên quan đến quản lý rác thải tại Nhật Bản, đó là: Luật cơ bản về xây dựng xã hội dựa trên tái chế - có tác dụng chính trong việc phát triển lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải, Luật quản lý rác thải – có tác dụng chính trong việc điều chỉnh việc xử lý rác thải một các hợp lý tại khâu cuối cùng và Luật về việc sử dụng hữu hiệu các nguồn tài nguyên có tác dụng thúc đẩy lĩnh vực tái chế rác thải.

Có thể hình dung hệ thống luật pháp liên quan đến quản lý rác thải ở Nhật Bản theo mô hình sau:

Sơ đồ 1.1: Các nguồn luật điều chỉnh rác thải tại Nhật Bản

Luật cơ bản về xây dựng xã hội dựa trên tái chế

(Basic Law for Establishing a Recycling-based Society)


Luật về việc sử dụng hữu hiệu các nguồn tài nguyên

(Law for the Effective Utilization of Resources)

Luật quản lý rác thải (Waste Management Law)


Nguồn: Ryokichi Hirono, 2004 [20]

Luật Cơ bản về xây dựng xã hội dựa trên tái chế có hiệu lực từ năm 2000 được coi là khung pháp lý cho các nguồn luật khác như Luật quản lý rác thải và Luật về việc sử dụng hữu hiệu các nguồn tài nguyên với 4 mục tiêu chính của việc quản lý rác thải, thực hiện theo từng thứ tự dưới đây:

- Giảm thiểu lượng rác thải đến mức có thể (Reduce)

- Tái sử dụng (Reuse)

- Khi không thể tái sử dụng được vật chất đó nữa, đem tái chế thành nguyên liệu thô (Recyle)

- Khi không thể tái chế, xử lý rác thải bằng phương pháp đốt nhằm mục tiêu thu lại nhiệt năng (Energy recovery)‌

Trong trường hợp không áp dụng được các biện pháp trên, cần phải xử lý rác thải bằng phương pháp thích hợp, ít gây ô nhiễm môi trường nhất (Approriate Disposal)

Các nguồn luật quản lý rác thải của Nhật Bản nói trên được đánh giá có tính thực tiễn cao, được chính quyền các cấp và người dân nước này thực thi nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả tốt. Đây chính là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản.

II. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI NHẬT BẢN

1. Định nghĩa kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải

Kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải là một nhánh quan trọng nằm trong ngành công nghiệp dịch vụ liên quan đến môi trường. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có được một định nghĩa toàn diện và thống nhất về ngành công nghiệp này. Thực tế, định nghĩa và phân loại về kinh doanh dịch vụ liên quan đến môi trường (evironmental services) ở mỗi nước lại có sự khác nhau tùy vào điều kiện của mỗi nước, đặc biệt là ở các nhánh nhỏ trong ngành công nghiệp này. Thông thường, kinh doanh dịch vụ liên quan đến môi trường thường được phần lớn người dân hiểu rằng đó là kinh doanh dịch vụ liên quan đến việc cung cấp nước sạch và xử lý rác thải về mặt cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, gần đây, định nghĩa về lĩnh vực này đã được mở rộng, trong đó có đề cập đến những lĩnh vực không liên quan đến cơ sở hạ

tầng như quản lý ô nhiễm môi trường không khí hay tư vấn liên quan đến môi trường. Việc đưa ra được định nghĩa và phân loại cho ngành công nghiệp này đóng một vai trò quan trọng đối với các nước thành viên WTO vì việc gỡ bỏ hoặc việc giảm rào cản thương mại trong ngành dịch vụ môi trường đã được xác định trong tuyên bố hội nghị bộ trưởng Doha là một trong những nội dung cơ bản của đàm phán gia nhập WTO. Các nước thành viên tin rằng khi kinh doanh dịch vụ liên quan đến môi trường nói chung và dịch vụ liên quan đến rác thải nói riêng phát triển thì những nước xuất khẩu, nhập khẩu và môi trường tại các nước đó sẽ có lợi từ cạnh tranh ngày càng gia tăng, dẫn tới giảm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả những dịch vụ hiện tại và thậm chí tạo ra những dịch vụ mới. Ngoài ra vấn đề môi trường cũng đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với thương mại và đầu tư quốc tế và thực tế, những tác động môi trường được xem xét và đánh giá một cách kỹ lưỡng trước khi một hiệp định thương mại được đưa ra. Chính vì vậy nhu cầu về việc sử dụng dịch vụ môi trường nói chung và dịch vụ liên quan tới rác thải nói riêng đang có xu hướng ngày càng tăng lên và việc đưa ra một định nghĩa, phân loại để điều chỉnh ngày này càng trở nên cần thiết.

Vào năm 1999, một đội ngũ các chuyên gia của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD đã đưa ra định nghĩa hiện đang sử dụng hết sức phổ biến tại nhiều nước. Định nghĩa này theo nhiều chuyên gia đánh giá đã bao hàm được phần lớn các khía cạnh kinh tế liên quan đến môi trường, trong đó: “Kinh doanh dch vliên quan đến môi trường là nhng hot động nhm đo lường, ngăn chn, hn chế, gim thiu nhng thit hi liên quan đến môi trường như môi trường nước, đất không khí cũng như nhng vn đề liên quan đến cht thi, rác thi, tiếng n và hsinh thái”.

(Aparna Sawhney, Rupa Chada, 2003)[21]. Như vậy có thể nói, những hoạt động

kinh doanh nào liên quan đến những lĩnh vực kể trên nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm, rủi ro môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đều được coi là kinh doanh dịch vụ liên quan đến môi trường.

Nhật Bản lựa chọn định nghĩa về kinh doanh dịch vụ liên quan đến môi trường của OECD và kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải nằm trong nhóm kinh doanh dịch vụ liên quan đến môi trường bao gồm những hoạt động: thu gom

rác thải rắn và nguy hại từ hộ gia đình và khu công nghiệp; xử lý và tiêu hủy rác thải rắn và nguy hại bằng nhiều phương pháp khác nhau; thu gom, phân loại và tách các nguyên vật liệu có thể tái chế; dịch vụ làm giảm chất thải là những hoạt động chính; ngoài ra, còn có thể kể đến những hoạt động có liên quan như dịch vụ kiểm tra và vận hành liên quan đến xử lý rác thải.[29]

2. Mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản

2.1 Các thành phần tham gia của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan

đến rác thi ti Nht Bn

Thông thường, người tiêu dùng dịch vụ liên quan đến rác thải chủ yếu là những khách hàng thuộc khu vực thành thị, khu công nghiệp và thương mại. Đối với dịch vụ liên quan đến RTCN (trong đó có rác thải nguy hại) thì những khách hàng chính lại là những tổ chức chính phủ và các nhà sản xuất chất hóa học và dầu khí.

Về phía người cung cấp, do đặc tính kinh tế theo quy mô (đặc biệt trong lĩnh vực xử lý bằng phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt) nên những công ty lớn thường có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ RTRĐT. Cả hai khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân đều tham gia vào cung câp dịch vụ liên quan đến RTRĐT và RTCN, tuy nhiên tỷ lệ tham gia có khác nhau theo lĩnh vực. Tại Nhật Bản và các nước phát triển khác, khu vực tư nhân đóng vài trò chủ đạo thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan tới RTCN, tuy nhiên chính quyền thành phố và địa phương vẫn là người cung cấp dịch vụ chính đối với RTRĐT.

2.2 Kết quả hoạt động của mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản

Theo báo cáo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Môi trường Nhật Bản, thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải hiện đang là lĩnh vực kinh doanh chiếm doanh thu và lượng lao động cao nhất toàn ngành môi trường. Dự đoán đến năm 2020 lĩnh vực kinh doanh này sẽ đạt mức doanh thu 20 tỷ yên và tạo ra gần 600 nghìn việc làm cho người lao động. Ngoài ra, hiện nay, Nhật Bản là thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đứng thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Doanh thu của dịch vụ liên quan

đến RTCN tại nước này vào năm 2000 lần lượt là 30.2 tỷ và 3.9 tỷ đôla và chiếm tới 36% tổng doanh thu thị trường môi trường (bao gồm hàng hóa và dịch vụ) [13]

Biểu đồ 1.4: Doanh thu kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản


Tỷ yên

20

15.7

10.8

25


20


15


10


5


0

2000 2010 2020


Nguồn: MOE,2006[28]

Cụ thể hơn, nhu cầu cho ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tập trung phần lớn và các thiết bị môi trường (các thiết bị nhằm ngăn chặn ô nhiễm không khí, tiếng ồn và xử lý ô nhiễm nguồn nước cũng như tiêu hủy rác thải). Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất máy móc công nghiệp lớn tại Nhật Bản, năm 2002, lượng cầu trong nước về ngành kinh doanh này đã lên tới 805 tỷ yên, trong đó khách hàng là các cơ quan, đại diện của chính phủ chiếm tới 82.3%. Xuất khẩu chiếm hơn 36 tỷ yên tương đương 4.3% do vậy có thể thấy thị trường xuất khẩu của ngành cung cấp thiết bị môi trường của Nhật Bản không lớn. Thị trường Đông Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản với 200.2 tỷ yên vào năm 2001 (tính cả thị trường dịch vụ và hàng hóa môi trường) và chiếm 49.2% thị trường xuất khẩu

thiết bị môi trường. Trong đó, Đài Loan ( 9.8 tỷ yên chiếm 23.9%), Trung Quốc (5.1 tỷ yên chiếm 12.4%) và Hoa Kỳ (2.5 tỷ yên, chiếm 6.0%).[19]

2.3 Tình hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản theo từng lĩnh vực cụ thể

2.3.1 Rác thải thực phẩm

Tại Nhật, nguồn rác thải thực phẩm được chia làm ba loại như sau:

- Loại 1: rác thải phát sinh từ giai đoạn sản xuất ( loại này được chia vào loại rác thải công nghiệp)

- Loại 2: rác thải phát sinh từ giai đoạn phân phối (loại này được chia vào loại rác thải thông thường)

- Loại 3: rác thải phát sinh từ giai đoạn tiêu dùng (loại này được chia vào loại rác thải thông thường)

Rác thải thực phẩm được tái chế giúp giảm đáng kể lượng phân bón hóa học và cải thiện chất lượng đất. Tại Nagai- Nhật Bản, kể từ năm 2000, rác thải nhà bếp cần xử lý của thành phố 33,000 dân này đã giảm 70% nhờ đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất phân bón từ rác. [8]

Bảng 1.2: Lượng rác thải thực phẩm phát sinh và việc xử lý tại Nhật Bản

Đơn v: tn



Tổng lượng rác phát sinh


Đốt hoc chôn lp

Tái chế

Dùng làm phân bón

Dùng để

chăn nuôi

Mục đích khác


Tổng

Rác thải thông

thường

16 triệu

100%

15.95

triệu 99.7%

50,000

0.3%


-


-

50,000

0.3%

Rác thải công

nghiệp

3.4 triệu 100%

1.77 triệu 52%

470,000

14%

1.04

triệu 41%

120,000

3%

1.63

triệu 48%


Tổng

19.4 triệu 100%

17.72

triệu 91%

520,000

3%

1.04

triệu 5%

120,000

1%

1.68

triệu 9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 3

Nguồn: JETRO,2004

Hiện nay, tại Nhật Bản ngày càng nhiều chính quyền địa phương trợ cấp cho việc mua thiết bị xử lý rác cho hộ gia đình và việc thu gom rác thải từ hộ gia đình cũng được trợ cấp một phần chi phí. Điều này cũng chính là một nhân tố ảnh hưởng tới thị trường cung cấp thiết bị xử lý rác thải. Theo Bộ Môi trường nước này, năm 2000, tổng sản lượng sản xuất thiết bị xử lý rác thải cho hộ gia đình là 230,000 chiếc trong khi chỉ có 50-60 nhà sản xuất thiết bị này. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất thiết bị xử lý rác thải bằng điện, dự đoán, thị trường sẽ đạt mức doanh thu từ 3- 4 tỷ yên/năm tới 30-35 tỷ yên vào năm 2015. Xét thị trường thiết bị xử lý rác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022