Nhận Thức Của Người Dân Và Doanh Nghiệp Về Các Vấn Đề Môi Trường Còn Hạn Chế

được quy định rõ; chưa gắn kết được các mảng quản lý nhà nước về môi trường đô thị, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân với quản lý nhà nước các hoạt động dịch vụ công ích, quản lý doanh nghiệp. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển chính sách về quản lý rác thải bằng cách đưa ra phương hướng chung và những mục tiêu rõ ràng cho việc quản lý rác thải rắn; có thể được coi là một sự đóng góp đầy hứa hẹn cho khả năng quản lý rác thải ở Việt Nam. Tuy vậy, thông qua những bản điều tra, mức độ nhận thức của người dân về chính sách đã cho thấy chiến lược của Bộ Xây dựng đã không tạo được ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý rác thải bình thường của người dân. Lý do chính cho việc không có nhiều việc thi hành chính sách hiệu quả xuất phát chủ yếu từ tình trạng không phù hợp về nguồn lực con người và khả năng tài chính hiện nay trong những tổ chức chịu trách nhiệm thi hành. Hơn thế nữa, mức độ tương tác hiện nay giữa những tổ chức liên quan dến việc quản lý rác thải là không đủ để thi hành hiệu quả chiến lược này, cái mà kêu gọi sự hợp tác của một số lượng lớn các tổ chức chính phủ để đạt được những mục tiêu quản lý rác thải khác nhau.

Vấn đề chính của sự hợp tác giữa các ngành hiện nay là sự bất đồng về phạm vi quyền hạn của chính quyền trong việc quản lý rác thải. Những quan chức cấp cao cùa cả hai Bộ Môi trường và Xây dựng Việt Nam - những nơi liên quan chính trong việc quản lý rác thải rắn ở Việt Nam - đều là cơ quan chủ quản trong việc quản lý rác thải. Những quan điểm khác nhau này có thể lí giải cho việc tại sao cả hai Bộ đều dự thảo những chiến lược quản lý rác thải của riêng mình, được coi là kết quả từ những quan điểm khác nhau về bản chất của vấn đề. Trong khi Bộ Xây dựng coi việc quản lý rác thải như là vấn đề về cơ sở hạ tầng đô thị , thì Bộ Tài nguyên và Môi trường lại cho rằng đó là vấn đề về kiểm soát ô nhiễm, mà trong đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp chỉ là một nguyên nhân. Thực tế, việc quản lý rác thải bao gồm cả vấn đề cơ sở hạ tầng lẫn kiểm soát ô nhiễm. Nó đòi hỏi sự hợp tác của các chuyên gia trong cả hai lĩnh vực để cho trình độ dịch vụ được cải thiện và giữ vững được trên khắp các đô thị của nước ta.

3.2 Thiếu nguồn tài trợ

Quỹ hỗ trợ dành cho việc quản lý rác thải đô thị cũng là một trở ngại lớn theo như nghiên cứu này. Tình thế này đặt ra một trở ngại tài chính đáng kể trong việc cải thiện dịch vụ phân phối, bởi hiện tại phần lớn các doanh nghiệp nhà nước phải bù lỗ cho hoạt động của mình. Một giải pháp để giải quyết tình hình này được đưa ra là tăng phí vệ sinh và các phí xả thải có liên quan đối với người dân và doanh nghiệp phát thải. Hiện tại mức phí thu gom rác thải tại nhiều thành phố lớn có sự khác nhau tuỳ theo dạng cư trú. Các hộ gia đình phải trả phí theo số thành viên trong gia đình (ghi trên hộ khẩu), các khác sạn phải trả phí theo số phòng và các khu chợ phải trả theo số cửa hàng có mặt. Tại TP. Hồ Chí Minh hiện tại có sự tham gia của cả hai thành phần tư nhân và nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ này trong khi đó tại Hà Nội, công ty Môi trường đô thị (URENCO) một công ty trực thuộc nhà nước là công ty duy nhất thực hiện thu gom rác thải và các dịch vụ liên quan. Mức phí thu gom là 500VNĐ/người/tháng đối với hộ gia đình và khoảng 2000-

3000VNĐ/tháng đối với các doanh nghiệp[24]. Mức phí này được đánh giá là quá

thấp để có thể bù đắp chi phí triển khai các dịch vụ này. Sở dĩ mức phí thấp như vậy vì việc cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý, tiêu huỷ và tái chế rác thải được coi như một loại hàng hoá công cộng và nhà nước trợ cấp phần lớn cho dịch vụ này. Trong năm 2002, các công ty URENCO tại các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM cho biết họ đã phải chi 200 triệu VNĐ để bù đắp chi phí cho việc cung cấp dịch vụ (tức thâm hụt ngân sách hàng năm khoảng 13,000 đôla Mỹ)[24]. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của URENCO cùng nhiều quan chức chính phủ cho biết, trong những

năm tới công ty không có kế hoạch tăng phí vệ sinh do lo ngại rằng một số người dân sẽ không trả được do mức phí quá cao và điều này sẽ dẫn tới việc xả rác và thu gom rác một cách bất hợp pháp nhằm tránh việc phải nộp phí.

Vấn đề hợp tác, chìa khóa quan trọng cho việc quản lý rác thải ở Việt Nam, đang thực sự gặp phải những vấn đề khó khăn về tài chính và những trở ngại về năng lực hành chính [24]. Với số tiền thiếu hụt lớn của ngân sách hàng năm ở tất cả các thành phố lớn và việc khan hiếm những công nhân được đào tạo tốt, sự cần thiết phải hợp tác và tránh việc làm chồng chéo là nhiệm vụ cấp bách đối với việc cải

thiện dịch vụ. Sự tồn tại của cả hai chiến lược quản lý rác thải quốc gia này là dư thừa và tiêu tốn nhiều những nguồn tài nguyên khan hiếm. Hơn thế nữa, mặc dù có thể thực hiện một số những phương pháp giống nhau giữa hai chiến lược, nhưng bên cạnh đó là những điểm khác nhau căn bản. Sự khác nhau căn bản nhất đó là những bản báo cáo tình hình về những mục tiêu thu gom rác thải đô thị và tính hợp lý của việc đề xướng sự lựa chọn tiềm năng cho vấn đề quản lý rác thải. Những sự tương phản này có thể dẫn tới sự không chắc chắn trong những tổ chức chính phủ của quốc gia, của tỉnh và thành phố về việc nên lựa chọn chiến lược nào và nên ưu tiên những phương pháp nào của các chiến lược đó.

Một phương pháp quan trọng khác trong chiến lược của Bộ Xây dựng, có liên quan trực tiếp tới khả năng tài chính, là việc nhập khẩu những công nghệ tiên tiến để đáp ứng những yêu cầu thu gom rác thải ở đô thị. Phương pháp này dường như đã không tính đến những trở ngại về tài chính đáng kể trong việc quản lý rác thải ở những khu vực đô thị, như đã nói ở trên. Việc nhập 70 thiết bị thu gom rác thải từ Nhật Bản của Hà Nội gần đây sẽ có thể làm tăng khả năng thu gom rác thải của thành phố, nhưng những giải pháp có số vốn cao có thể sẽ không áp dụng được với những thành phố mà không nhận được mức vốn hỗ trợ ODA như Hà Nội được cấp hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

3.3 Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các vấn đề môi trường còn hạn chế

Ngoài ra, việc nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các vấn đề môi trường còn hạn chế, gây khó khăn, cản trở không chỉ cho việc giảm thiểu rác thải mà còn cho việc thu gom, xử lý rác thải. Theo một nghiên cứu, phần lớn người dân đều không được biết đến các chiến lược bảo vệ môi trường cũng như các chính sách môi trường nói trên [24]. Sau 4 năm kể từ khi chiến lược của Bộ Xây dựng có hiệu

Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 8

lực, chỉ có 37-42% số người tham gia cho biết họ có biết về chiến lược trên, trong khi đó có tới 45-52% lượng người tham gia điều tra trả lời rằng họ không biết đến sự tồn tại của các chiến lược bảo vệ và phát triển môi trường, chỉ có khoảng 5-6% số người là không có ý kiến[24]. Một thực tế chứng tỏ cho việc nhận thức môi trường của người dân còn chưa cao là tại các đô thị ở Việt Nam hiện nay, các bãi đổ rác bất

hợp pháp cũng như việc vứt rác bừa vẫn xuất hiện, mặc dù đã có chỉ thị của nhà chức trách địa phương về vấn đề này. Thêm vào đó việc khai không đúng số người trong hộ gia đình để tránh việc đóng phí vệ sinh môi trường còn phổ biến vì không có biện pháp quản lý chặt chẽ vấn đề này.

Về phía doanh nghiệp, thực tế cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa nhận thức hết những lợi ích của việc ứng dụng ISO 14001 đối với tính hiệu quả và năng suất hoạt động. Bằng chứng là cho tới nay, không một doanh nghiệp địa phương nào tự tuyên bố đạt được chuẩn ISO 14001. Điều này một phần là do thiếu nghiên cứu về việc các doanh nghiệp đã nhận thức được tác động của ISO 14001 lên hoạt động kinh doanh như thế nào, đặc biệt đối với những hoạt động chủ chốt. Thông tin về việc xúc tiến ứng dụng ISO 14001 chủ yếu chỉ tập trung vào nhu cầu cần có chứng chỉ ISO 14001 để tránh mất những vụ làm ăn đòi hỏi phải có hệ thống quản lý môi trường đã được cấp chứng chỉ hơn là nhấn mạnh vào lợi ích của việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào việc nâng cao hoạt động chủ chốt của

doanh nghiệp.[11]

Nguyên nhân cho việc “đón nhận” chứng chỉ ISO 14001 còn thấp ở Việt Nam là do việc thực thi để đạt được chứng chỉ này có thể dẫn tới chi phí hoạt động cao và doanh nghiệp Việt Nam (phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ) không thể đáp ứng được. Ngoài ra, việc thiếu hụt nguồn nhân lực (hiện nay tại 61 tỉnh thành phố tại Việt Nam, trung bình chi có 5 nhân viên thuộc quản lý của Sở tài nguyên môi trường) [24] có thể cung cấp các kiến thức và kỹ năng kỹ thuật vận hành công nghệ cũng là một nguyên nhân khiến cho chứng chỉ này chưa được các doanh

nghiệp Việt Nam đón nhận.

4. Tiềm năng phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam

Tuy nhiên ngoài những khó khăn nêu trên, thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển cao do lượng rác thải ngày càng gia tăng và nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường sẽ được cải thiện trong thời gian tới (do xu hướng chung của toàn cầu, vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm hơn). Ngoài ra, việc chính phủ Nhật Bản cam kết hỗ trợ

giúp đỡ Việt Nam trong việc xây dựng các lò đốt rác và chuyển giao công nghệ cũng như cải thiện trình độ nguồn nhân lực ngành môi trường cũng là một động lực mạnh mẽ để ngành này phát triển.

Về mặt chính sách, trong tương lai gần Chính phủ Việt Nam sẽ phải ban hành các quy chế, hướng dẫn thi hành dầy đủ cho ngành môi trường nói chung và cho ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải nói riêng. Động lực cho việc thay đổi này đó chính là việc Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới và đã công bố bản cam kết về dịch vụ trong lộ trình gia nhập, trong đó có cam kết về ngành dịch vụ môi trường. Cam kết này nêu rõ, Việt Nam sẽ tự do hóa thị trường dịch vụ môi trường và Việt Nam cũng đã cam kết sẽ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ. Do vậy, trong thời gian tới, cùng với việc mở cửa thị trường sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải chắc chắn sẽ nở rộ và thị trường này sẽ trở nên vô cùng cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có phương án phát triển thích hợp.

Hiện nay đã có một số dự án kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải có sự tham gia của đối tác nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như:

Công ty liên doanh VIETPAM: Đây là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Australia, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất các trang thiết vị vận chuyển và xử lý rác thải đô thị. Đây là công ty đầu tiên sản xuất các thùng nhựa đựng rác lớn, các linh kiện cho các xe tải nhỏ và các hệ thống xử lý nước thải.

Công ty UNIREX (Mỹ): Dự án này vẫn chưa được cấp phép cho đến nay và hoạt động theo hình thức BOT. Công ty này sẽ tập trung trong việc xây dựng các nhà máy xử lý rác thải để chuyển biến thành năng lượng điện với công suất 500MW/năm. Nhà máy của công ty có thể xử lý 4000 tấn rác thải mỗi ngày. [25]

Trong thời gian tới, dự đoán sẽ có nhiều công ty trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải xâm nhập thị trường Việt Nam và đây được coi là một yếu tố lạc quan, thúc đẩy sự phát triển của thị trưởng, xoá bỏ sức ì của các doanh nghiệp nhà nước.

CHƯƠNG III‌‌

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG KINH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM


I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TẠI NHẬT BẢN

1. Lý do lựa chọn Nhật Bản làm mô hình nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải

Kể từ năm 2000, Nhật Bản đang trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực cải thiện môi trường sống cũng như phát triển ngành kinh doanh môi trường, đặc biệt là ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải. Mặc dù trong những năm gần đây, kinh tế Nhật Bản có sự phát triển trở lại với nhiều hoạt động kinh tế đặc biệt trong những ngành năng lượng cao như thép song sáng kiến 3R đã giữ cho sản lượng rác phát sinh không tăng thêm. Sáng kiến này hiện nay cũng được phổ biến trên nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhật Bản cũng đã đưa ra nhiều chính sách liên quan đến môi trường có hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành môi trường nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải nói riêng. Ngoài ra, không thể không nhắc đến sự tham gia tích cực của thành phần kinh tế tư nhân trong lĩnh vực kinh doanh này và nhận thức về môi trường cũng như nhu cầu về các dịch vụ môi trường ngày càng cao của người dân Nhật Bản chính là những động lực để ngành này phát triển mạnh mẽ.

Mỗi quốc gia có một điều kiện và môi trường phát triển khác nhau tuy nhiên những bài học kinh nghiệm về việc phát triển ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản vẫn có thể áp dụng tại nhiều quốc gia do tính toàn cầu và sự hữu ích của những bài học này, đặc biệt là những quốc gia tại khu vực châu Á. Những nước đang phát triển như Việt Nam có hai điểm khác biệt cơ bản về tình hình môi trường khi so sánh với Nhật Bản. Thnht, các nước này phải đối mặt với vấn đề phát triển kinh tế và vấn đề môi trường cùng một lúc. Trong khi đó, Nhật Bản phát triển kinh tế trước sau đó mới tính đến việc bảo vệ môi trường. Trong

trường hợp này, đây là khía cạnh không phù hợp để các nước đang phát triển “sao chép”. Thhai, các nước đang phát triển và những nền kinh tế đang quá độ phải đương đầu với một loạt các vấn đề môi trường như việc kiểm soát ô nhiễm, duy trì năng lượng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề môi trường toàn cầu khác; trong khi ngược lại, Nhật Bản đối mặt với những vấn đề trên theo thứ tự. Có thể lý giải cho sự khác nhau này là do Nhật Bản thực sự là một xã hội và một nền kinh tế đặc biệt, tuy nhiên đó không phải là chủ đề được quan tâm nhiều trong tài liệu này

(WB,2004) [17].

Với những sự khác biệt như vậy, song những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản vẫn có thể áp dụng cho những nước đang phát triển bởi nhiều mặt của nền kinh tế này vẫn có sự tương đồng và rất hữu ích. Một trong những khía cạnh đó chính là những chính sách môi trường ở cấp độ quốc gia và địa phương. Chính phủ nước này cũng đã rất thành công trong việc thuyết phục các ngành công nghiệp về vấn đề bảo vệ môi trường cũng là một biện pháp để tăng trưởng và phát triển kinh tế; giáo dụng nâng cao nhận thức môi trường của người dân. Đây chính là bài học mà những nước đang phát triển như Việt Nam cần phải học tập và tìm ra phương án hợp lý để áp dụng vào tình hình cụ thể của nước ta. Trên đây là những lý do tại sao tài liệu này lựa chọn Nhật Bản là quốc gia để nghiên cứu những bài học về sự phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải.

Sau đây sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản, đó là: sự quan tâm của chính phủ Nhật Bản đối với ngành môi trường với nhiều chính sách và luật môi trường hiệu quả; nhận thức và nhu cầu về dịch vụ môi trường của người dân Nhật Bản ngày càng cao và sự tham gia tích cực của khu vực kinh tế tư nhân.

2. Những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải

2.1 Chính sách và nguồn luật điều chỉnh rác thải hiệu quả

Như đã trình bày tại mục II. Chương I, có thể thấy các Luật và chính sách của Nhật Bản được đưa ra điều chỉnh rõ ràng các nguồn rác thải khác nhau cũng như tập trung tại các giai đoạn khác nhau của sản phẩm từ giai đoạn sản xuất cho

đến giai đoạn thu gom và tái chế và giai đoạn xử lý rác thải một cách hợp lý. Bằng cách này, việc xử lý các loại rác thải có thể đạt được hiệu quả tối đa và giúp Nhật Bản có thể đạt được mục tiêu lượng thải bằng không đã đặt ra. Cụ thể như mô hình sau:

Luật cơ bản về xây dựng xã hội dựa trên tái chế


Luật xúc tiến việc tận dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả.

Doanh nghiệp phải:

▪ Có sản phẩm thiết

kế theo hướng 3R ( tiết kiệm nguồn lực, tuổi thọ cao)

Giai đoạn

sản xuất

▪ Có thể tái sử dụng

và tái chế

▪ Được dãn nhãn

Nằm trong hướng dẫn của METI và 17 hướng dẫn cụ thể khác của Hiệp hội công nghiệp về thiết kế môi trường (DfE)

Tại giai đoạn sản xuất sản phẩm, nguồn luật điều chỉnh trực tiếp là Luật xúc

tiến việc tận dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả. Luật này đã chỉ rõ ra các phương pháp tiến hành chính sách 3R đối với các doanh nghiệp tại giai đoạn sản xuất như thế nào, các thiết kế sản phẩm 3R và khuyến khích phát triển hệ thống thu gom và tái chế tình nguyện. Bên cạnh đó METI và Hiệp hội công nghiệp về thiết kế môi trường (Association for Design for the Environment –DfE) cũng đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện những chính sách trên

Luật mua bán xanh (Green purchasing Law)

Giai đoạn tiêu dùng/sử

dụng

Chính phủ Nhật Bản, các thể chế quốc gia và các nhà chức trách địa

phương phải:

Đứng đầu trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022