Tỷ Lệ Tái Chế Đồ Gia Dụng Tại Nhật Bản Theo Luật Tái Chế Đồ Gia Dụng Năm 2002

thương mại nói riêng, thị trường này đạt mức doanh thu 170 tỷ yên vào năm 2000 và dự đoán sẽ đạt mức 1.6 nghìn tỷ yên vào năm 2015. [13]

2.3.2 Rác thải điện gia dụng

Trước đây, các đồ gia dụng do hộ gia đình thải ra được thu gom bởi chính quyền địa phương và các cửa hàng bán lẻ và một nửa số rác thải này được đưa tới bãi chôn lấp. Số còn lại được tán nhỏ và lượng kim loại thu được sau xử lý được tái sử dụng nhưng lượng này chỉ chiếm phần nhỏ còn phần lớn bị bỏ đi.

Vào năm 1998, Nhật Bản đã đưa ra Luật về tái chế các loại gia dụng đặc biệt (hay còn gọi là Luật tái chế đồ gia dụng) để giải quyết vấn đề nói trên và Luật này đã chính thức đi vào thực thi vào năm 2001. Các đồ gia dụng trong phạm vi điều chỉnh của luật này được tái chế với chỉ tiêu đặt ra: điều hòa nhiệt độ ( hơn 60%), tivi (hơn 55%), tủ lạnh (hơn 50%) và máy giặt (hơn 50%). Các nhà sản xuất và nhập khẩu theo Luật này buộc phải thu gom và tái chế đồ điện tử dân dụng sau khi sử dụng và cũng yêu cầu các nhà bán lẻ phải thu gom và vận chuyển đồ tái chế .[13]

Bảng 1.3: Tỷ lệ tái chế đồ gia dụng tại Nhật Bản theo Luật Tái chế đồ gia dụng năm 2002


Điu hòa

Tivi

Tủ lạnh

Máy giặt

Tổng

Số sản phẩm thu gom

được (nghìn)

1,636

3,520

2,565

2,426

10,147

Số sản phẩm tái chế

(nghìn)

1,624

3,515

2,556

2,409

10,104

Tổng lượng sản phẩm

đưa vào tái chế (tấn)

72,009

95,134

148,662

71,053

386,858

Tổng lượng sản phẩm

được tái chế (tấn)

56,739

72,110

91,006

42,967

262,822

Tỷ lệ tái chế (%)

78

75

61

60

67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 4

Nguồn: JETRO,2004

Chi phí để người tiêu dùng có thể xử lý rác thải đồ gia dụng (bao gồm phí hoạt động thu gom, vận chuyển và tái chế) là 3,675 yên đối với điều hòa nhiệt độ, 2,835 yên đối với tivi, 4,830 yên đối với tủ lạnh và 2,520 yên đối với máy giặt

(không bao gồm chi phí vận chuyển). Chi phí để tái chế đồ gia dụng cũng tốn đến 34 triệu yên. Tính cả chi phí vận chuyển và doanh thu bán hàng đã qua sử dụng, thị trường tái chế dành cho đồ gia dụng và các dịch vụ liên quan ước tính đạt mức 50- 60 tỷ yên. [13]

Về phía các nhà cung cấp dịch vụ, bênh cạnh các công ty lớn như Matsushita, Toshiba, Hitachi và Sharp có mạng lưới thu gom của riêng mình thì chính phủ Nhật Bản vào tháng 5/2002 cũng đã cấp giấy phép hoạt động và trợ cấp cho 4 cơ sở tái chế đồ gia dụng tại 4 thành phố lớn và được gọi là các thành phố môi trường (eco towns). Đó là Hệ thống vòng quay môi trường tại Hokkaido, hệ thống vòng quay môi trường tại Akita, hệ thống tái chế Bắc Nhật Bản tại Miyagi và hệ thống tái chế đồ điện gia dụng Tây Nhật Bản đặt tại thành phố Kita-kyushu.

2.3.3 Rác thải bao bì (nhựa, thủy tinh, giấy và chai lọ PET)

Để thúc đẩy việc tái chế rác thải bao bì- chiếm tới 60% tổng lượng rác thải thông thường, Luật thúc đẩy việc thu gom và tái chế bao bì và container đã được ban hành và có hiệu lực vào năm 1997.

Rác thải chai lọ thủy tinh

Có hai loại chai lọ thủy tinh ở Nhật Bản: loại thứ nhất là những chai, lọ thủy tinh có thể tái sử dụng và những chai lọ thủy tinh chỉ có thể sử dụng được một lần. Chai lọ thủy tinh có thể tái sử dụng nhiều nhất là chai rượu sake và bia, trong đó chai bia có tỷ lệ thu gom và tái chế lên tới 99% do có hệ thống tích trữ vỏ chai (5 yên/vỏ chai). Theo thống kê, có khoảng 2.75 triệu tấn chai lọ có thể sử dụng được được sử dụng vào năm 2000. [13]

Ngược lại, những chai lọ có thể sử dụng một lần được phân loại và thu gom bởi chính quyền thành phố và bởi các nhà cung cấp. Sau khi thu gom những chai lọ này được nghiền nhỏ thành thủy tinh vụn và được tái sử dụng tạo ra chai thủy tinh mới. Hiện nay, thủy tinh vụ chiếm tới 80% nguyên liệu làm chai, lọ thủy tinh và điều này cho thấy rằng nguồn nguyên liệu này đang nắm giữ vai trò chủ đạo trong nguyên liệu tái chế.

Theo Luật tái chế đóng gói và container, khi một công ty được chỉ định hợp

đồng tái chế bởi chính cơ quan có thẩm quyền thì phí tái chế là 2.8 yên/kg chai lọ

thủy tinh trong, 4.8 yên/kg chai lọ thủy tinh màu nâu và 8.0 yên/kg cho chai lọ thủy tinh khác. [13]


2000

2001

2002

Lượng chai lọ thủy tinh được SX (1,000 tấn)

1,802

1,738

1,689

Lượng thủy tinh vụn được sử dụng (1,000 tấn)

1,416

1,425

1,408

Tỷ lệ thủy tinh vụn sử dụng (%)

77.8

82

83.3

Bảng 1.4: Lượng sản xuất chai, lọ thủy tinh và lượng sử dụng vụn thủy tinh và tỷ lệ sử dụng vụn tại Nhật Bản



Rác thải hộp nhôm và thép

Nguồn: JETRO,2004[13]

Rác thải hộp nhôm và thép được thái chế bàng cách phân loại qua chương trình thu gom của chính quyền thành phố địa phương hoặc các cơ sở thu gom của các công ty và tổ chức hay chương trình thu gom của chính nhà cung cấp. Năm 2002, tỷ lệ tái chế loại rác thải này đạt mức 86.1% cho hộp thép và 83.1% cho hộp nhôm. Những thùng nhôm tái chế (với tổng khổi lượng 292,000 tấn) được sử dụng để sản xuất ra thùng nhôm mới (với tổng khối lượng 170,000 tấn), khuôn đúc, các loại hàng hóa kim loại đúc khuôn khác (có tổng khối lượng là 50,000 tấn), v.v. Hiện tại việc sử dụng hộp thép và hộp nhôm làm hộp đựng đồ uống là tương đương nhau

song theo dự đoán, việc sử dụng hộp nhôm sẽ chiếm thị phần cao hơn trong tương lai. [13]


2000

2001

2002


Nhôm

Lượng thùng được sử dụng (tỷ thùng)

16.75

17.44

17.78

Lượng thùng được thu gom (tỷ thùng)

13.50

14.43

14.72

Tỷ lệ tái chế (%)

80.6

82.8

83.1


Thép

Khối lượng thùng được sử dụng(nghìn tấn)

1,215

1,055

949

Khối lượng thùng được tái chế(nghìn tấn)

1.023

899

817

Tỷ lệ tái chế (%)

84.2

82.5

86.1

Bảng 1.5: Xu hướng trong việc tái chế hộp nhôm và thép của Nhật Bản


Nguồn: JETRO,2004[13]

Rác thải nhựa

Trong số 9.9 triệu tấn rác thải nhựa được tái chế vào năm 2002, phương pháp tái chế nguyên liệu được sử dụng với 1.52 triệu tấn (tức 15%) và phương pháp hóa học với 250,000 tấn (tức 3%). Có rất nhiều dạng tái chế nhiệt được sử dụng trong đó bao gồm sử dụng nhiên liệu đặc với 320,000 tấn (chiếm 3%), sử dụng điện với

2.05 triệu tấn (chiếm 21%) và phương pháp đốt với 1.27 triệu tấn (chiếm 13%). Số rác thải nhựa còn lại không thể sử dụng được nữa gồm 1.73 triệu tấn được mang đốt (chiếm 18%) và 2.76 triệu tấn được đem chôn tại bãi chôn lấp rác thải (chiếm 28%).[6]

Nhựa được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó được đưa vào một quy trình tái sinh. Các nguyên liệu sợi công nghiệp làm từ nhựa tái chế được dùng để chế tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau: quần áo, giày, khăn tắm, chăn.

Chai, lọ PET

Khi luật tái chế container và bao bì có hiệu lực vào năm 1997, việc thu gom và tái chế chai lọ PET đã tăng lên với tốc độ đáng kể. Chai lọ PET được sử dụng để đựng các loại nước uống, nước sốt và các loại chất lỏng khác được chỉ rõ trong điều luật của Luật thúc đấy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên và phải được chỉ rõ trên nhãn hiệu của mình. Chính yêu cầu này đã khiến cho tỷ lệ tái chế chai lọ PET nói riêng và các loại chai lọ khác nói chung tăng lên đáng kể.

Danh mục/năm

2000

2001

2002

Lượng sản xuất (tấn)

361,944

402,727

412,565

Lượng thu gom được phân loại (tấn)

124,873

161,651

188,194

Lượng thu gom của nhà cung cấp (tấn)

-

15,535

32,062

Tổng lượng thu gom (tấn)

124,873

177,186

220,256

Tỷ lệ thu gom (%)

34.5

44.0

53.4

Bảng 1.6: Bảng sản xuất và tai chế chai, lọ PET



Thị trường rác thải giấy

Nguồn: JETRO, 2004[13]

Theo JETRO, hiện tại lượng sử dụng giấy vẫn duy trì ở mức độ đều đặn mỗi năm song tỷ lệ thu gom giấy và tái chế đã có sự suy giảm.

Theo phân loại, bìa cứng, giấy in báo, giấy tạp chí và giấy công nghệ chiếm tới 80% lượng giấy được sử dụng. Dự đoán rằng với tỷ lệ tái chế bìa cứng rất cao lên đến 90% và sự suy giảm của việc sử dụng giấy báo in, việc sản xuất các sản phẩm không phải giấy sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai gần. Các sợi giấy thu được sau khi tái chế có thể sử dụng làm nhiều sản phẩm giấy: túi, hộp giấy bìa, giấy vệ sinh, tập, hộp đựng trứng. Theo Hiệp hội thúc đẩy tái chế giấy, năm 2006, có 475,264 tấn sản phẩm không phải là giấy (non-paper product) được tái chế từ

giấy (tỷ lệ tái chế là 59.9%). [13]

2.3.4 Rác thải vật liệu xây dựng

Rác thải vật liệu xây dựng có sự giảm xuống trong vài năm gần đây tại Nhật Bản. Trong tổng số rác thải vật liệu xây dựng, chỉ có 40% lượng rác thải được tiêu hủy, 60% lượng rác thải còn lại được xử lý một cách bất hợp pháp. Kể từ khi những tòa nhà được dây dựng từ nửa cuối thập niên 1960 cần phải xây dựng lại, rác thải xây dựng ngày càng gia tăng. Chỉ tính riêng tại khu vực Tokyo, lượng rác thải từ các công trình xây dựng không phải bằng gỗ được dự đoán sẽ tăng lên gấp 8 lần so với lượng này vào năm 1995. 13]

Danh mục/Năm

2000

2002

Rác thải vật liệu

xây dựng

Lượng phát sinh

(nghìn tấn)

Tỷ lệ tái

chế (%)

Lượng phát sinh

(nghìn tấn)

Tỷ lệ tái

chế (%)

Nhựa đường

30,000

98

30,000

99

Bê tông

35,000

96

35,000

98

Gỗ

5,000

83

5,000

89

Nước thải

8,000

41

8,000

69

Rác thải hỗn hợp

5,000

9

3,000

36

Tổng lượng vật liệu

xây dựng

85,000

85

83,000

92

Bảng 1.7: Xu hướng phát sinh vật liệu xây dựng và tái chế tại Nhật Bản


Nguồn: JETRO, 2004[13]

Rác thải xây dựng được phân loại và loại bỏ ngay tại công trình xây dựng, sau đó dược đưa tới các công ty tái chế. Năm 2000, tỷ lệ tái chế rác thải vật liệu xây

dựng là 85%, một tỷ lệ tương đối cao. Sản phẩm của rác thải loại này sau khi được tái chế là những nguyên liệu tương tự dùng trong xây dựng.

Trong năm 2000, có khoảng 777 nhà máy tái chế vật liệu nhựa đường, 1790 nhà máy tái chế đá nghiền, 238 nhà máy cải thiện nguồn nước thải xây dựng và 416 nhà máy xử lý rác thải hỗn hợp. Số lượng các nhà máy tái chế nguyên liệu xây dựng bằng gỗ được loại bỏ tại công trình xây dựng nhỏ hơn số nhà máy tái chế bê tông và nhựa đường. [13]

Vấn đề hiện tại mà thị trường phải đối mặt đó chính là rất khó để phân loại hợp lý các loại vật liệu, công trình được dỡ bỏ và việc xử lý rác thải vật liệu xây dựng tại công trình xây dựng. Hiện nay, việc xây dựng công trình mới đang có xu hướng đi xuống và vì vậy nguồn cung những sản phẩm tái chế sẽ tăng lên và sự cạnh tranh về chi phí tái chế sẽ ngày càng gay gắt. Thêm vào đó, rác thải xây dựng sẽ tăng lên do việc dỡ bỏ các công trình xây dựng lâu năm tăng lên. Để đối phó với tình hình này, việc phát triển công nghệ là cần thiết để có thể đa dạng hóa các sản phẩm tái chế.

2.3.5 Rác thải ô tô

Theo số liệu vào năm 2004, tại Nhật Bản có khoảng 70 triệu chiếc ô tô. Trung bình có 5.2 triệu chiếc ô tô bị thải ra mỗi năm, trong đó có khoảng 1 triệu chiếc được xuất khẩu ra nước ngoài (chủ yếu là Nga và các nước châu Á khác) dưới dạng xe đã qua sử dụng, số còn lại được đưa vào tái chế trong nước. Trong số những xe được đem đi tái chế, có khoảng 20-30% được tái chế từng phần, 50-55% được được tái chế thành nguyên liệu thô. Tỷ lệ tái chế là 80%, 20% số xe còn lại được đem tiêu hủy tại các bãi chôn rác sau khi được nghiền nát). [13]


Sau năm 2002

Sau năm 2015

Xe đã qua sử dụng

Tỷ lệ tái chế là hơn 85%

Tỷ lệ tái chế hơn 95%

Tỷ lệ tái chế/chôn lấp

Dưới 3/5

Dưới 1/5

Bảng 1.8: Mục tiêu tái chế xe đã qua sử dụng tại Nhật Bản


Nguồn: JETRO,2004[13]

Chi phí để tái chế một chiếc xe được ước tính vào khoảng 20,000 yên nhằm ngăn chặn việc tiêu hủy xe bất hợp pháp.

Công ty điển hình trong việc tái chế xe ô tô có thể kể đến là công ty Toyota Metal Co., Ltd thuộc tập đoàn Toyota, có nhiệm vụ chính là xử lý các xe đã qua sử dụng. Công ty này đã phát triển phương pháp ASR và hàng tháng có thể tái chế 2,000 tấn xe. Năm 1999, công ty này đã sản xuất ra 2,480 tấn nguyên liệu cách âm, 234 tấn đồng, 61 tấn thủy tinh và 4,800 tấn động cơ thúc đẩy buồng đốt. Năm 2002, công ty này đã đạt mức tái chế 88%, vượt xa kế hoạch đã đề ra. [13]

3. Mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải điển hình tại Nhật

Bản

3.1 Mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại thành phố

Kitakyusu, Nhật Bản

Thành phố Kitakyushu là thành phố được phê duyệt dự án eco-town đầu tiên tại Nhật Bản. Sáng kiến thành lập dự án các thành phố thân thiện với môi trường hay còn gọi là eco-towns là kết quả của sự kết hợp giữa Bộ Môi trường (MOE) và Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI) vào năm 1997. Mục tiêu chính của dự sáng kiến Eco-towns là thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thân thiện với môi trường tại Nhật Bản đồng thời đây cũng là một động lực cho sự phát triển của kinh tế đại phương thông qua phát triển kinh tế môi trường bằng cách tận dụng mọi nguồn lực hiện có tại địa phương đó.

Chính phủ trợ hỗ trợ cho các dự án Eco Towns như Kitakyushu bằng cách thiết lập các hệ thống pháp lý và thiết kế hệ thống trợ cấp phù hợp. Ban đầu, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm lên kế hoạch dự án và tận dụng mội nguồn lực hiện có. Sau đó, nếu như sau xem xét các điều kiện cơ bản phù hợp với kế hoạch Eco Towns được đưa ra bởi hai bộ METI và MOE thì hai bộ này sẽ chấp thuận dự án được thành lập tại địa phương đó. Những hỗ trợ về mặt tài chính sau đó sẽ được cung cấp bằng cách giao cho chính quyền địa phương và các tổ chức cá nhân phân bổ, chủ yếu là vào việc nâng cấp các cơ sở hạ tầng xử lý rác thải và nâng cao khả năng nhận thức của người dân.

Sơ đồ 1.2: Mô hình hỗ trợ dự án Eco Town






CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN



METI MoE

Chấp thuận và trợ cấp

Vốn

Trợ cấp

Tham gia

Kế hoạch Eco-Towns

Dự án cứng

Dự án mềm

Các doanh nghiệp

địa phương

Nhà chức trách

Công dân địa phương

Chính quyền địa phương

Nguồn: Asa Guilamo,2007[18]

Có hai hình thức trợ cấp cho chương trình Eco-Towns: dự án trợ cấp cứng và dự án trợ cấp mềm (như sơ đồ trên). Dự án trợ cấp cứng được áp dụng cho việc tái chế và tái sử dụng lại nguyên vật liệu một cách hiệu quả và 1/3 tổng chi phí cho việc này sẽ được trợ cấp. Số tiền trợ cấp cho một dự án vào khoảng 300-500 triệu yên và tổng trợ cấp dự án cứng lên đến 1.43 tỷ yên (2004). Dựa án trợ cấp mềm bao gồm việc hoạch định và cung cấp thông tin về chương trình Eco-towns, chiếm khoảng ½ tổng lượng trợ cấp. Tổng trợ cấp dự án mềm là 110 triệu yên (2004) và 70 triệu yên (2003). Tổng ngân sách dành cho các dự dán Eco-towns vào khoảng

1.54 tỷ yên (2004)(Asa Guilamo, 2007)[18]

Năm 2001, chi phí cho việc quản lý rác thải rắn chiếm từ 1.6-5% tổng ngân sách của thành phố và tập trung chủ yếu vào chi phí nhân sự (35%), xếp thứ hai là chi phí quản lý nói chung (20%) và chi phí để xây dựng các lò đổt rác thải xếp thứ 3 (14%) (IGES, 2001)[26]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022