Biểu đồ 1.5: Chi phí quản lý rác thải rắn của thành phố Kitakyushu
2001
Nhân sự
Các hoạt động môi trường chung
Bảo vệ môi trường Quản lý rác thải rắn
Xây dựng và hoạt động các lò đốt rác thải
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Một số loại RTR đặc biệt
Khác
4
7%
9%
14%
35%
9%
20% 2%
Nguồn: IGES, 2001[26]
Tại Kitakyushu, dịch vụ thu gom rác thải do chính quyền thành phố đảm nhận và việc tái chế được giao cho các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này thu lợi nhuận bằng phí tái chế và bán lại nguyên liệu tái chế dưới dạng thô hoặc phân bón cho các doanh nghiệp khác.
Người dân tại Kitakyushu được yêu cầu mua các túi đựng rác (hay còn gọi là túi chỉ định – Designated Bag) tại các cửa hàng với giá 15 yên để thu gom rác thải sinh hoạt đô thị. Chính sách Túi chỉ định cũng đã được thực hiện tại nhiều thành phố khác (gần 60% đô thị tại Nhật Bản) và giá của những chiếc túi thường cao hơn so với thành phố Kitakyushu 1/5 lần. Trong 6 tháng đầu thử nghiệm chương trình Túi chỉ định, các túi miễn phí đã được cung cấp cho người dân với sự tham gia của hơn 10,150 người dân và hơn 2,100 tình nguyện viên hướng dẫn. [26]
Việc thu gom rác thải đô thị sinh hoạt được chính quyền thành phố đảm nhiệm. Mỗi sáng trong 6 tháng đầu thử nghiệm, tình nguyện viên hướng dẫn sẽ đến giám sát địa điểm thu gom (khoảng hơn 32,000 địa điểm) trên toàn thành phố để giúp đỡ người dân thực hiện nghĩa vụ của mình. Dịch vụ thu gom được tiến hành 2 lần/tuần tại các địa điểm thu gom đã chỉ định sẵn và người dân được yêu cầu mang
rác (đã phân loại sẵn thành rác thải hữu cơ và vô cơ) từ khu vực nhà mình tới địa điểm đó. Đối với những loại rác thải có thể tái chế được (có thể xác định bằng nhãn hàng hóa) thì sẽ được thu gom 1lần/tuần. Lượng rác thải phát sinh tại Kitakyushu ước tính đạt 1.4-1.5 kg/người/ngày[26]. Sau khi thu gom, rác thải sẽ được chuyển tới các nhà máy xử lý rác thải phù hợp: 2 nhà máy tái chế và 3 nhà máy đốt rác thải. Sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế có thể là:
- Nguyên liệu tái chế dưới dạng thô và có thể bán lại cho các cơ sở chế biến, sản xuất khác (ví dụ như giấy, vải, nhựa, đồ điện tử…) hoặc;
- Phân bón (tái chế từ rác thải thực phẩm) hoặc;
- Thu lại nhiệt năng làm năng lượng điện. Các nhà máy đốt rác thải được trang bị thiết bị có thể mang lại 27 triệu kW/năm. Nguồn năng lượng điện thu được này có thể dùng hỗ trợ sản xuất các nhà máy trong vùng hoặc bán cho cá công ty cung cấp điện khác. [26]
3.2 Đánh giá kết quả hoạt động của mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan
đến rác thải tại Kitakyushu, Nhật Bản
Tỷ lệ thu gom rác thải của Kitakyushu đạt gần 100%. Lợi ích kinh tế thu
được từ hoạt động tái chế thu lại năng lượng đạt 2.4 tỷ yên/năm.
Năm 2001, doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải đóng góp 3.3% (tức 17.6 tỷ yên) vào ngân sách của thành phố Kytakyushu. Cụ thể hơn, thu từ phí rác thải và trợ cấp từ ngân sách quốc gia và quận chiếm 18% trong tổng doanh thu liên quan đến rác thải. [26]
Mặc dù giá của những chiếc túi đựng rác nói trên không đủ để trang trải chi phí thu gom rác thải của thành phố song nó lại rất thành công trong việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc phân loại và giảm thiểu lượng rác thải.
Trong quá trình đưa ra hệ thống Túi chỉ định, thành phố đã tiến hành rất nhiều cuộc đối thoại giữa chính quyền và chính quyền địa phương. Đã có 733 cuộc thảo luận diễn ra với gần 30 nghìn người dân tham gia. Trong quá trình đối thoại, việc trao đổi thông tin và ý kiến về sự hợp lý cũng như mục tiêu của các túi trả tiền, lợi ích của người dân và trách nhiệm của chính quyền thành phố được đem ra phân tích một cách kỹ lưỡng và thẳng thắn. Ví dụ, một số người dân đã chỉ ra rằng một số
túi phát miễn phí không có độ dẻo cao đã dẫn tới việc rách túi rác tại các địa điểm thu gom và gây ô nhiễm. Vấn đề này đã được sửa đổi ngay sau đó. Như vậy việc thành công trong việc đưa ra hệ thống Túi chỉ định đó chính là cách làm của thành phố đã làm cho người dân thấy được mình có tiếng nói trong các chính sách của thành phố và từ đó ý thức về môi trường được nâng cao. Điều này đã được thể hiện trong một cuộc điều tra của chính quyền thành phố về việc người dân đánh giá độ hiệu quả các chính sách của chính quyền địa phương: liên tục các năm từ 1997 đến 2000, các chính sách về quản lý rác thải được người dân Kitakyushu xếp thứ nhất.
Xếp hạng | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 |
1 | Quản lý và giảm thiểu rác thải rắn | Quản lý và giảm thiểu rác thải rắn | Quản lý và giảm thiểu rác thải rắn | Quản lý và giảm thiểu rác thải rắn | Quản lý và giảm thiểu rác thải rắn |
2 | Công viên và việc xanh hoá | Công viên và việc xanh hoá | Công viên và việc xanh hoá | Việc làm sạch các con sông | Việc làm sạch các con sông |
3 | Việc làm sạch các con sông | Việc làm sạch các con sông | Việc làm sạch các con sông | Công viên và việc xanh hoá | Công viên và việc xanh hoá |
4 | Chính sách về cảnh quan | Xây dựng đường phố | Tham quan | Tham quan | Xây dựng đường phố |
5 | Xây dựng đường phố | Tham quan | Chính sách về cảnh quan | Xây dựng đường phố | Tham quan |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 2
- Tỷ Lệ Tái Chế Rác Thải Tại Nhật Bản Theo Năm
- Tỷ Lệ Tái Chế Đồ Gia Dụng Tại Nhật Bản Theo Luật Tái Chế Đồ Gia Dụng Năm 2002
- Tình Hình Thu Gom Và Xử Lý Rác Thải Tại Việt Nam Hiện Nay
- Thực Trạng Kinh Doanh Dịch Vụ Liên Quan Đến Rác Thải Tại Việt Nam
- Nhận Thức Của Người Dân Và Doanh Nghiệp Về Các Vấn Đề Môi Trường Còn Hạn Chế
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Bảng 1.9: Đánh giá của người dân về các chính sách của thành phố Kitakyushu, Nhật Bản
Nguồn: IGES, 2001[26]
Ngoài việc thành công trong quá trình thông qua chính sách, chính quyền thành phố Kitakyushu còn thành công trong việc thực hiện chính sách này. Phương pháp triển khai chính sách “Túi chỉ định” bằng sự tham gia của các tình nguyện
viên trong việc hướng dẫn người dân thi hành đã tạo được ấn tượng tốt đối với người dân thành phố Kitakyushu. Kết quả là, chính sách Túi chỉ định đã được thực thi với mức độ thành công lên tới 98%.[26]
Trên đây là những nét sơ lược về thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản và các thành phần của thị trường này. Dựa vào những số liệu nếu trên, có thể thấy rằng thị trường dịch vụ môi trường nói chung và thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải nói riêng (bao gồm RTRĐT và RTCN) tại nước này là một thị trường phát triển, có mức độ cạnh tranh cao được hỗ trợ bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng các chính sách bảo vệ môi trường hiệu quả và cứng rắn. Ngoài ra sự tham gia và những sáng kiến của thành phần kinh tế tư nhân trong lĩnh vực này cũng như nhận thức về môi trường ngày càng cao của người dân Nhật Bản là kinh nghiệm rất quý báu mà các nước đang phát triển như Việt Nam phải học hỏi.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LĨNH VỰC KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM
1. Định nghĩa và phân loại rác thải tại Việt Nam
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005[5], chất thải được định nghĩa trong điều 3 khoản 9 như sau: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc dạng vật chất khác được thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác, không được tái sử dụng cho quá trình đó. Chất thải được phân thành chất thải nguy hại, chất thải thông thường”.
Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Tuy vậy hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp luật nào nêu rõ định nghĩa rác thải là gì. Trong thực tế, người ta thường quen gọi chất thải rắn là phế thải hoặc rác thải. Trong khóa luận này, phạm vi nghiên cứu sẽ là rác thải ở dạng rắn (RTR), là những vật bỏ đi một cách có chủ ý và bao gồm: rác thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác thải rắn đô thị, rác thải rắn công nghiệp và rác thải rắn y tế
Rác thải rắn đô thị (RTRĐT) là rác thải phát sinh trong sinh hoạt các nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
Rác thải rắn công nghiệp (RTRCN) là rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác.
Rác thải rắn y tế (RTRYT) là rác thải phát sinh từ hoạt động y tế. Trong cơ sở y tế có hai loại chất thải: CTRYT thông thường và CTRYT nguy hại.
2. Tình hình phát sinh rác thải tại Việt Nam
2.1 Rác thải rắn sinh hoạt
Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu
tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước). Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng trên 2/3 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn. Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân huỷ (chiếm 60-75%). Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt). Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân huỷ được như nhựa, kim loại và thuỷ tinh.
RTRĐT tại Việt Nam theo thống kê, phát sinh tầm 9,000 tấn/ngày và chiếm tới 47% tổng lượng rác thải. Rác thải từ hộ gia định và rác chợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng rác thải sinh hoạt. Trung bình lượng rác thải trên một người dân khoảng 0.7kg/ngày. Lượng này thay đổi theo đô thị, tuỳ thuộc vào mức sống và tập quán sinh hoạt của dân cư từng đô thị. Ở các đô thị lớn (thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng), lượng RTRĐT trên đầu người lớn hơn, tầm 0.8-1.2 kg/ngày, còn các đô thị khác khoảng 0.5-0.7/ngày. [1]
Lượng RTRĐT đô thị tập trung nhiều nhất ở các đô thị thuộc vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Riêng các khu công nghiệp vùng trọng điểm kinh tế phía Nam (thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng tàu), lượng RTRĐT bình quân 566 tấn/ngày, chiếm khoảng 64% tổng lượng rác thải của khu (RTRĐT sản xuất 312 tấn/ngày).[1] Tỷ trọng RTRĐT sinh hoạt khác nhau giữa các đô thị cụ thể là:
Hà Nội | Hải Phòng | Quảng Ninh | Hải Dương | Hưng Yên | Tổng cộng | |
Tổng lượng rác thải (m3/ngày) | 3,027 | 1,123 | 390 | 375 | 56 | 4,991 |
RTRĐT sinh hoạt | 2,436 | 566 | 384 | 313 | 56 | 3,755 |
Tỷ lệ (%) | 80.47 | 50.40 | 98.46 | 83.46 | 100.00 | 75.23 |
Bảng 2.1: Tỷ trọng RTRĐT ở các đô thị tại Việt Nam
Nguồn: Việt Nam, môi trường và cuộc sống,2004[1]
Thành phần rác thải sinh hoạt gồm: phẩn rác hữu cơ, thực phẩm, lá cây; nilông, chất dẻo; các đồ dùng văn phòng phẩm và các chất vô cơ khác. Trong các thành phần này, rác hữu cơ, thực phẩm, lá cây có tỷ trọng khoảng 40- 60%. Tỷ lệ rác hữu cơ cao cho phép xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp sử dụng chúng làm phân compost, một phương pháp được nhiều nơi trên thế giới áp dụng, tránh mất diện tích chôn lấp.
Rác nylông chiếm tỷ trọng không nhỏ và ngày càng tăng. Chẳng hạn, tại Hà Nội, theo số liệu của công ty môi trường đô thị Hà Nội, mỗi ngày có khoảng 4 triệu túi nylông thải ra, với 550.000 hộ, thì mỗi ngày một hộ thải ra trung bình 7-8 túi. Trong 1000 tấn rác thải thu gom ở Hà Nội có 10-15 tấn là nhựa, nylông[1]. Việc sử dụng túi nylông đã trở thành thói quen của người dân đô thị. Túi nylông tiện lợi cho
việc đóng gói, bảo quản, tránh ẩm, bụi và sự xâm nhập của một số vi khuẩn, nhưng lại rất hại cho môi trường: khó tự phân huỷ, gây tắc mạch nước ngầm..
Biểu đồ 2.1: Thành phần RTRĐT tại Hà Nội
%
53 53
44.47
30.27
27.9
21.43
16
9.66
9.15
8.5
1.48
1.092.2
3. 5.15
4
5.4
2.73.27
60
50
40
2000
2001
2002
30
20
10
0
Chất hữu cơ Cao su,
nhựa
Giấy, cáctôn, gỉe vụn
Kim loại Thuỷ tinh Đất, đá, cát,
gạch vụn
2.2 Rác thải rắn công nghiệp
Nguồn: Số liệu quan trắc của CEETIA,2002[4]
Ước tính, lượng phát sinh chất thải công nghiệp chiếm khoảng 20-25% tổng lượng chất thải sinh hoạt, tuỳ theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng
tỉnh/thành phố. Chất thải công nghiệp tập trung nhiều ở miền Nam. Gần một nửa lượng chất thải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực Đông Nam Bộ trong đó Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố chính của khu vực này phát sinh 31% tổng lượng chất thải công nghiệp cả nước. Tiếp theo sau vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Chất thải công nghiệp phát sinh từ các làng nghề ở vùng nông thôn chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Các làng nghề là một yếu tố đặc trưng của Việt Nam. Đây là các làng ở vùng nông thôn với nguồn thu nhập phát sinh chủ yếu từ các hoạt động nghề, đặc biệt là các nghề thủ công như sản xuất đồ gốm, dệt may, tái chế chất thải, chế biến thực phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ. Có khoảng 1,450 làng nghề phân bố trên các vùng nông thôn thuộc 56 tỉnh của Việt Nam, mỗi năm phát thải cỡ 774,000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại. 54% lượng chất thải này có nguồn gốc phát sinh từ 3 tỉnh phía Bắc là Hà Tây, Bắc Ninh và Hà Nội; khoảng 68% tổng lượng chất thải này phát sinh từ các vùng miền Bắc.
Biểu đồ 2.2: Các nguồn phát sinh RTNH công nghiệp
Chế biến thực phẩm
8%
CN nhẹ 47%
Luyện kim 20%
Điện, điện tử 1%
Hoá chất 24%
Nguồn: Việt Nam, môi trường và cuộc sống, 2004.[1]
Ngành công nghiệp nhẹ là nguồn phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại lớn nhất (chiếm 47%), tiếp theo là ngành công nghiệp hoá chất (24%) và ngành công nghiệp luyện kim (20%). Xét về khối lượng, các ngành công nghiệp nhẹ, hoá chất và cơ khí luyện kim là ngành phát sinh nhiều RTNH nhất. Ngành điện tử và