Thực Trạng Kinh Doanh Dịch Vụ Liên Quan Đến Rác Thải Tại Việt Nam

hiểm hoạ đối với môi trường và sức khoẻ của người dân xung quanh mà còn làm lãng phí một nguồn vất liệu và năng lượng có thể thu hồi cho tái chế và sản xuất (ví dụ như phân compost).

3.3 Tái sử dụng và tái chế rác thải

Ở Việt Nam, các vật liệu tái chế do những người đồng nát thu gom, sau đem bán lại cho các chủ thu mua phế liệu và được chia thành ba cấp như sau:

Cấp thứ nhất: gồm người đồng nát và người nhặt rác. Hai nhóm người này có cùng chức năng trong hệ thống thu gom, nhưng lại khác nhau về địa điểm hoạt động, công cụ làm việc và nhu cầu vốn lao động.

Cấp thứ hai: chủ thu mua phế liệu tầm trung (những người thu mua phế liệu từ những người đồng nát và người nhặt rác); có địa điểm cố định và có mức vốn khá.

Cấp thứ ba là chủ thu mua phế liệu lớn, có địa điểm cố định, có mức vốn đầu tư lớn. Đây là những người haotj động buôn bán kinh doanh với quy mô lớn, có nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua. Đây cũng chính là cầu nối trng gian quan trọng giữa các ngành công nghiệp và người bán lại.

Ở Việt Nam, tái sử dụng và tái chế rác thải chủ yếu tập trung ở RTRĐT, còn đối với RTCN còn khá khiêm tốn và chưa được tổ chức một cách hệ thống. Chính phủ Việt Nam đang chủ trương từ nay đến năm 2010 sẽ hình thành một ngành công nghiệp tái chế chất thải.

Tái sử dụng và tái chế là phương thức phổ biến tại nhiều hộ gia đình. Các hộ gia đình thường có thói quen tích trữ các loại RT có khả năng tái chế như kim loại và giấy để bán cho những người làm đồng nát, hoặc là bán trực tiếp cho những nhà thu mua đồng nát trong vùng. Các RT có khả năng tái chế và tái sử dụng được những người làm nghề nhặt rác phân loại và sau đó bán cho các cơ sở tái chế. Theo nghiên cứu cho thấy, Hà Nội là thành phố duy nhất trong khu vực Đông Nam Á việc thu nhặt rác diễn ra ngay trong thành phố chứ không phải tại nơi đổ rác. [3]

Ít nhất có khoảng 80% RTCN không nguy hại có khả năng tái chế được và sẽ có khả năng tiết kiệm chi phí khá lớn. Mặc dù còn chưa có các nghiên cứu ở quy mô toàn quốc về lượng RTCN tái chế, song các nghiên cứu điển hình cho thấy là hoạt

động tái chế RTCN khá phổ biến. Ví dụ như, kết quả khảo sát năm 2002-2003 với 29 xí nghiệp dệt may cho thấy 72% RT từ các xí nghiệp được khảo sát có khả năng tái chế. Một kế quả khảo sát gần dây cho thấy có khoảng 825,000 tấn RTCN không nguy hại phát sinh từ 6 loại hình công nghiệp như biểu đồ 2.7


Biểu đồ 2.5: Tiềm năng tái chế RTCN



Chế biến thực phẩm


Dệt


Gíây và bột giấy


Hoá chất, phân bón


Cơ khí, điện tử


Thép


%

0 20 40 60 80 100 120


Ngun: Báo cáo din biến môi trường Vit Nam, 2004.[4]


Nếu như mỗi loại hình công nghiệp này có khả năng tái chế tầm 50% lượng rác thải của ngành mình, sẽ có khả năng tiến kiệm gần 3.5 triệu đôla Mỹ chi phí tiêu huỷ rác thải. Ngoài ra, khảo sát nay cũng cho thấy là các làng nghề cũng rất thành công trong hoạt động tái chế vì họ đã tái sử dụng trên 90% RTRĐT có khả năng tái chế được. Ví dụ điển hình cho các làng nghề tái chế là b làng nghề tái chế sắt – Đa Hội, giấy – Dương Ổ và nhựa – Minh Khai. Sự phát triển sản xuất của các làng nghề tái chế đã đem lại lợi ích cho cộng đồng làng về việc làm với thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp nhiều lần. Ngoài ra họ cũng đem lại lợi ích cho xã hội qua nộp thuế, tham gia xử lý rác thải, giảm bớt khai thác tài nguyên thiên nhiên và tạo ra một lượng công việc không nhỏ cho đội quan thu gom rác trên khắp miền Bắc.

Vật liệu được

Tái chế

Nguyền liệu đầu vào để tái chế

(tấn/năm)

Sản phẩm

(tấn/năm)

% được

tái chế

Nhựa dẻo

25,200

22,900

90.9

Gíây

51,700

45,500

80.0

Kim loại

735,000

700,000

95.2

Tổng cộng

811,900

768,400

94.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 7

Bảng 2.2: Tái chế ở các làng nghề Việt Nam


Ngun: Giáo trình kinh tế cht thi, 2006[2]

Chế biến phân hữu cơ (compost) là một hình thức tái chế rất hữu hiệu các loại rác thải hữu cơ và có tiềm năng để sản xuất các loại sản phẩm làm màu mỡ đất, không gây ô nhiễm và có khả năng làm tăng tỷ lệ tận thu các loại chất thải có thể tái chế được. Chính vì thế mà phương pháp này có thể góp phần quản lý hiệu quả hơn RTR sinh hoạt. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chế biến phân hữu cơ chưa được phổ biến rộng rãi. Hiện tại chỉ có 4% lượng rác thải thu được được chế biến thành phân hữu cơ và chỉ có 9 nhà máy chế biến phân hữu cơ tập trung. Trong số nhiều nguyên nhân thì có thể kể đến nguyên nhân sau: chưa lưu ý tới các yêu cầu của quy trình sinh học, nguyên liệu đầu vào chất lượng kém và chất lượng phân hữu cơ chưa cao, tiếp thị sản phẩm còn chưa tốt.

II. QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM

1. Hệ thống quản lý rác thải tại Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước để đưa ra các luật, chính sách quản lý môi trường quốc gia;

Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất

thải;

Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo Ủy ban

nhân dân các quận, huyện, sở Tài nguyên và Môi trường và sở Giao thông Công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể;

URENCO là đơn vị trực đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thành phố theo chức trách được sở Giao thông Công chính thành phố giao nhiệm vụ.

Các hệ thống kiểm tra, kiểm soát (monitoring) các rác thải ở đô thị còn yếu kém. Các cơ quan nghiên cứu, đánh giá môi trường đô thị nói chung và RTRĐT đô thị nói riêng còn thiếu đội ngũ chuyên gia và nghèo nàn về thiết bị nghiên cứu.Đồng thời cũng rất thiếu vốn và thiếu khả năng kỹ thuật để áp dụng các công nghệ xử lý rác thải đô thị.

Nói chung, ở Việt Nam hiện nay hệ thống tổ chức quản lý rác thải từ Trung ương tới các tỉnh, các đô thị, chưa hoàn thiện và chưa nhất quán. Ở cấp thành phố, thị xã, mỗi nơi có hệ thống quản lý khác nhau, các thị trấn thì hầu như không có hệ thống quản lý vệ sinh hoặc rác thải. Những năm gần đây, tổ chức quản lý rác thải ở các địa phương đã được chú ý hơn trước, nhưng về cơ bản hình thức và nội dung hoạt động vẫn tương đối chậm đổi mới. Hầu hết các đô thị, các đơn vị quản lý RTRĐT chỉ coi là đơn vị sự nghiệp.

2. Các chính sách quản lý môi trường ở Việt Nam

Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp cho các hoạt động bảo vệ môi trường trong đó có các hướng dẫn về quản lý và xử lý RTRĐT.Khung pháp lý này còn được hỗ trợ bởi hai chiến lược là: Chiến lược Quản lý RTRĐT tại các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam(1999) và Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010.

Ngoài ra, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Nam (Thành phố Hồ chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa –Vũng Tàu) là các địa phương phát sinh chất thải công nghiệp và nguy hại lớn nhất cũng đã triển khai thực hiện những quy định tạm thời của địa phương mình về quản lý rác thải nguy hại. Hầu hết các tỉnh đều đã có Quy hoạch tổng thể xây dựng bãi chôn lấp cho các đô thị cấp tỉnh, một số tỉnh còn có Quy hoạch tổng thể cấp huyện trong đó có nội dung về xây dựng bãi chôn lấp rác thải cho các thành phố, thị xã.

Chiến lược Quản lý RTRĐT tại các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam, 1999 là chiến lược đầu tiên của Việt Nam nêu lên những hành động mà các cơ quan

Chính phủ ở địa phương phải thực hiện đến năm 2020, nhằm áp dụng một phương pháp quản lý tồng thể RTRĐT. Trọng tâm của Chiến lược là phát triển cơ sở hạ tầng ở đô thị và các khu công nghiệp. Các hoạt động chính gồm: cải cách hệ thống pháp lý, đào tạo và nâng cao nhận thức, thúc đẩy nhân hóa và thu hồi chi phí, áp dụng các công nghệ hiện đại, phù hợp vào Việt Nam. Cơ quan chủ trì là Bộ Xây dựng và cơ quan phối hợp là Bộ Tài nguyên & Môi trường .

III. THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM

1. Vài nét về ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải hiện nay tại Việt Nam

Ngành kinh doanh dịch vụ rác thải tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và thành phần tham gia sân chơi này chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước có trợ cấp phần lớn từ phía chính phủ như URENCO (với mức trợ cấp vào khoảng 70%). Qua tìm hiểu, hoạt động cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường ở nhiều địa phương hiện nay đều do các doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm. Với hình thức hoạt động dịch vụ công ích, các doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty gồm nhiều phòng, ban, tổ, đội, trong đó lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ từ 5% - 10%. Các điều kiện ban đầu cho hoạt động của doanh nghiệp như tài sản, thiết bị, vốn... đều do Nhà nước cấp, kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho hoạt động vệ sinh

môi trường bình quân từ 3 - 5 tỉ đồng/năm (Adam Watson, 2004) [24]. Bên cạnh đó,

do không có yếu tố cạnh tranh nên các doanh nghiệp công ích thường không chú ý đến việc giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao hiệu quả hoạt động. Cách tổ chức cung ứng dịch vụ như vậy không thực sự khuyến khích doanh nghiệp, chưa gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với công việc được giao. Trong vài năm gần đây, mới chỉ có một số quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội và một số tỉnh tổ chức được các tổ tự quản thực hiện việc thu gom rác thải tại chỗ, tuy nhiên hình thức hoạt động, phương thức quản lý vẫn còn nhiều lúng túng, chưa đạt hiệu quả cao.

Thêm vào đó, một thực trạng hiện nay là việc tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân còn hạn chế bởi: 1) ngành môi trường còn là một ngành mới đối với

thị trường Việt Nam; 2) tốc độ tư nhân hoá các doanh nghiệp Việt Nam còn chậm;

3) Một số chuyên gia cho rằng Việt Nam chưa sẵn sàng cho các công ty dịch vụ môi trường tư nhân do vốn đầu tư cho các công ty này là quá lớn đối với các thành phần kinh tế tư nhân; 4) phí rác thải của một số công ty tư nhân có thể ở mức mà nhiều người dân không thể đáp ứng được và việc thu gom rác rác vì thế sẽ gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ tham gia giữa khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân có sự khác nhau giữa các khu vực kinh tế trọng điểm. Ở miền Bắc và miền Trung, việc cung câp dịch vụ phần lớn vấn là độc quyền của các công ty URENCO, gần đây mới có sự tham gia của các công ty tư nhân. Ở miền Nam, sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân có phần đông đảo hơn và dự báo sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Có nhiều nguyên nhân cho sự khác nhau này, song có thể kể tới nguyên nhân chủ yếu đó chính là các chính sách cho hoạt động tại này tại các tỉnh phía Nam có sự linh hoạt cũng như sự phối hợp nhất quán hơn. Ngoài ra, môi trường kinh doanh tại phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh có mức độ cạnh tranh cao hơn đã tạo điều kiện để ngành phát triển. Bên cạnh đó, như đã nêu ở các phần trên, mức phát thải của TP. Hồ Chí Minh đứng đầu trong các đô thị tại Việt Nam, do vậy nhu cầu về các dịch vụ liên quan đến rác thải chắc chắn sẽ cao hơn.

Cụ thể hơn, ở lĩnh vực xử lý rác thải, ở phía Bắc, hiện mới chỉ có một lò đốt RTCN nguy hại với công suất 150kg/giờ lắp đặt tại Khu liên hợp Xử lý RTRĐT tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội do Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp nghiên cứu, thiết kế và xây lắp thử nghiệm. Tại Khu liên hiệp này, URENCO Hà Nội đã xây dựng bãi chôn lấp RTCN nguy hại đúng kỹ thuật. Còn lại

ở các nơi khác hầu hết các loại chất thải này mới chỉ được lưu giữ ngay taị cơ sở sản xuất hoặc xử lý tạm thời.[1]

Ở các tỉnh phía Nam, công nghiệp phát triển với nhiều dự án được đầu tư, nên những năm gần đây đã hình thành khá nhiều các cơ sở tư nhân tham gia vào hoạt động xử lý RTNH. Theo báo cáo của các sở KHCN & MT tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, thì hiện có tới 11 cơ sở tham gia vào hoạt động xử lý RTNH tại khu vực của các tỉnh trên. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở tư nhân đều chưa có đầy đủ cơ sở vật chất để tiêu huỷ hay xử lý triệt để RTNH

mà họ đã thu gom. Chi phí xử lý do từng cơ sở quy định, mà chưa có đơn giá thống nhất. Ví dụ ở Đồng Nai, chi phí xử lý bùn thải chứa kim loại nặng khoảng 80 USD/tấn, chi phí xử lý dung môi khỏang 800-2000đ/kg (tương đương 50USD- 150USD/tấn).[1]

Ngoài những thành phần chính thức nêu trên, hoạt động của khu vực phi chính thức đã có ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế địa phương. Khu vực phi chính thức hiện nay đang tiến hành thu gom phần lớn các loại chất thải có khả năng tái chế và tái sử dụng ở các đô thị. Ở Hải Phòng, giá trị các loại hàng phế liệu nhựa, giấy, kim loại và thuỷ tinh lưu thông trên thị trường ước tính cỡ 33 tỷ đồng trong năm 2000. Phần lớn các loại vật liệu tái chế được là nhựa dẻo (trị giá 11 tỷ đồng), tiếp sau đó là giấy (10 tỷ đồng) và kim loại (8,5 tỷ đồng).

2. Mô hình công ty tư nhân hoạt động hiệu quả trong ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam:

Công ty Huy Hoàng ở Lạng Sơn, miền Bắc Việt Nam

Trước đây, dịch vụ vệ sinh môi trường được giao cho Đội quản lý công trình đô thị - một đơn vị sự nghiệp công ích thực hiện tuy nhiên rác thải ở nơi công cộng, cơ quan, trường học và các hộ dân chỉ được thu gom một phần rất nhỏ hoặc chưa được thu gom nên vẫn tồn đọng nhiều trên đường phố, trong các ngõ xóm. Để khắc phục tình trạng đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã cho phép thành lập Công ty TNHH Huy Hoàng để đảm nhiệm dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn theo hình thức "Hợp đồng giao nhận thầu dịch vụ vệ sinh đô thị" mà trước đây do Đội quản lý công trình đô thị (một đơn vị quốc doanh) thực hiện.

Công ty TNHH Huy Hoàng cung cấp dịch vụ tốt hơn với giá cả rẻ hơn do công ty hoạt động dựa trên nguyên tắc giảm thiểu chi phí. Thêm vào đó, ngoài nhu cầu tinh gọn mô hình hoạt động, công ty còn nâng cao sáng kiến giữ gìn môi trường thông qua việc tái chế các phế phẩm thu nhặt từ rác. Trong tổng số 250 cán bộ công nhân viên, chỉ có 4 lao động gián tiếp. Ngoài Thành phố Lạng Sơn, công ty còn hoạt động ở 5/11 huyện của Tỉnh. Mỗi ngày đêm, công ty thu gom hơn 200 m3 rác thải. Kết quả là, môi trường đô thị ở Lạng sơn đã được cải thiện hơn với mức chi phí vệ môi trường hầu như không thay đổi. Và quan trọng hơn, ý thức người dân đã được

nâng lên bởi họ đã tham gia trực tiếp vào việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Những bài học kinh nghiệm Khó khăn lớn nhất của dự án là ý thức của người dân về vệ sinh và môi trường. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng còn yếu cũng là một thách thức không nhỏ. Từ hoạt động của công ty TNHH Huy Hoàng, điều có thể thấy rõ là sự thành công của mô hình có sự đóng góp và sự ủng hộ tích cực của chính quyền Thành phố Lạng Sơn.[12]

Đây là một ví dụ điển hình so với các tỉnh thành khác trong cả nước nơi mà các dịch vụ vệ sinh đều do các công ty quốc doanh đảm nhận và chi phí hoạt động hoàn toàn dựa vào ngân sách nhà nước. Sự hình thành một mô hình mới trong thực hiện chuyển giao dịch vụ vệ sinh môi trường như Công ty TNHH Huy Hoàng là phù hợp với xu thế đổi mới, nhằm mục tiêu tinh giản bộ máy hành chính, đổi mới quản lý doanh nghiệp, góp phần đa dạng hóa các hình thức cung ứng dịch vụ công cộng, tận dụng được các nguồn lực kinh tế từ khu vực ngoài quốc doanh, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đánh giá trên nhiều mặt, việc áp dụng mô hình này thực sự là một phương thức đem lại hiệu quả cao, cần được tiếp tục hoàn thiện và nhân rộng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong giai đoạn mới, khắc phục được tình trạng nhà nước ôm đồm trong cung ứng các dịch vụ công cộng.

Sau 15 năm hoạt động, đã có rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đến Lạng Sơn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm. Hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Huy Hoàng cũng đã được phản ánh thông qua một số báo cáo, các tạp chí nghiên cứu, các phương tiện thông tin đại chúng... nhưng cho đến nay, mô hình chuyển giao vẫn chưa được nhân rộng.

3. Những yếu tố cản trở sự phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam

3.1 Sự bất cập về các văn bản quản lý và sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan của Nhà nước trong vấn đề môi trường

Hiện nay, chưa có các văn bản quản lý nhà nước làm căn cứ cho việc thực hiện chuyển giao dịch vụ vệ sinh môi trường. Việc phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý chức năng với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung và dịch vụ vệ sinh môi trường nói riêng chưa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022