Tổng Quan Tình Hình Sử Dụng Internet Và Tmđt Ở Mỹ


Thế giới

6.317.804.987

783.196.598

(12,39%)

Internet World

Statistics (IWS)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam- Bộ bưu chính viễn thông.

Internet thâm nhập ngày càng nhanh và mạnh vào Mỹ là kết quả của việc sử dụng máy vi tính ngày càng phổ biến và sự sẵn có của các dịch vụ truy cập. Cuối năm 2004 ước tính cứ 1000 người Mỹ thì có khoảng 642 máy tính và cứ 1000 người thì có khoảng 647 người sử dụng Internet (Theo số liệu của cơ quan thu thập tin tức kinh tế của Mỹ). Số người sử dụng Internet ở Mỹ tăng gần 50%, từ 141,5 triệu người năm 2001 lên 210,8 triệu người năm 2006.

Hình 2.1: US Online Users


Nguồn http www jmm com xp jmm press industryProjections xml US only 2 Tình hình phát 1

Nguồn: http://www.jmm.com/xp/jmm/press/industryProjections.xml (US only)


2. Tình hình phát triển TMĐT ở Mỹ

Mỹ từ lâu đã được thế giới công nhận là một nước đi đầu trong việc sử dụng Internet như là một công cụ kinh doanh. Ngay từ nửa đầu những năm 1990, các doanh nghiệp Mỹ đã tiến hành giao dịch TMĐT thông qua mạng cá nhân (Private Network), một loạt các đơn đặt hàng từ xa trên máy tính cá nhân xuất


hiện, mà đầu tiên phải kể đến EDI (Electronic Data Interchange- Trao đổi dữ liệu điện tử).


Bảng 2.2: Tổng quan tình hình sử dụng Internet và TMĐT ở Mỹ


U.S. E-Commerce & Internet Overview


Amount

Units

Year

Source

Total Retail Sales - All Types, U.S.

$3,905

Billion

2006


PRE

Total E-Commerce Sales, U.S.

$104

Billion

2006


PRE

Total Travel Sales Online

$77.7

Billion

2006

eMarketer

Percent of Internet Users Who Do or Have Ever done the Following Activities Online.


Ever (%)

Daily (%)

Survey Date

Source

Use the Internet

100

65

Dec-06

PEW

Use a Search Engine to Find Information

91

41

Dec-06

PEW

Research a Product or Service Before Buying It

78

19


Feb/Mar-05


PEW

Buy Products

71

6

Aug-06

PEW

Get News

67

31

Dec-06

PEW

Get Financial Information Such as Stock Quotes

45

9

Aug-06

PEW

Online Banking

43

14

Dec-05

PEW

Nguồn: Plunkett Research, Ltd.


Plunketts E-commerce & Internet Business Almanac 2007.


So sánh giá trị giao dịch TMĐT ở Mỹ qua 2 năm 1999 và 2003, chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển vượt bậc của TMĐT, khẳng định vị trí đáng kể của nó trong các hoạt động thương mại ở Mỹ. Năm 1999, giá trị giao dịch TMĐT của Mỹ mới chỉ dừng lại ở mức 74,5 tỷ USD, chiếm 0,8% tổng giá trị giao dịch của nền kinh tế Mỹ với 8.800 tỷ USD thì đến năm 2003, TMĐT đã tăng mạnh đạt 851,4 tỷ USD, tương đơng với 8,9% của 9.525,4 tỷ USD do nền kinh tế nước này tạo ra (www.Emarketer.com)

Người Mỹ sử dụng Internet cho nhiều mục đích khác nhau như thu thập thông tin, mua bán hàng hoá, quản lý tài khoản tài chính. Các sản phẩm được trao đổi, mua bán trên mạng nhiều nhất bao gồm: đĩa nhạc, sách báo, phần mềm. Trong số 2,3 triệu doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, thì có 16% là bán lẻ hàng hoá, 60% doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ qua mạng (online).Theo kết quả điều tra của phòng Thương mại Mỹ công bố hồi tháng 5 năm 2003 thì ước tính doanh số bán lẻ TMĐT ở Mỹ trong quý đầu năm 2003 là 11,921 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2002. Tổng doanh số bán lẻ quý đầu năm 2003 ước tính đạt 772,2 tỷ USD (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước). Như vậy doanh số TMĐT trong quý đầu năm 2003 chiếm 1,5% tổng doanh số, trong khi đó quý một năm 2002 con số này là 1,3%. Theo Bộ Thương mại Mỹ thì tổng doanh số giao dịch TMĐT ước tính đạt 86,3 tỷ USD năm 2005, tăng 24,6% so với mức kỷ lục 69,2 tỷ USD đạt được vào năm 2004. Hàng năm trung bình doanh số bán lẻ qua TMĐT của Mỹ tăng 23% và dự báo sẽ vượt qua 230 tỷ USD năm 2008, với sự thống trị của nhà bán lẻ số một thế giới Wall-Mart. Trong khi đó giá trị giao dịch TMĐT chiếm 2,3% giao dịch thương mại tại Mỹ năm 2005, con số này năm 2004 là 2%.


Hình 2.2: Doanh số bán lẻ trực tuyến ở Mỹ


Nguồn http www jmm com xp jmm press industryProjections xm US only 2 1 Tình hình B2B ở 2

Nguồn: http://www.jmm.com/xp/jmm/press/industryProjections.xm (US only)

2.1. Tình hình B2B ở Mỹ

Mô hình kinh doanh TMĐT phát triển nhanh nhất của thị trường Mỹ là Business-to- Business (B2B). Hoạt động buôn bán giữa các doanh nghiệp này chiếm 93% doanh số TMĐT ở Mỹ năm 2002. Hàng hóa trong TMĐT B2B ở Mỹ rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu nhất vẫn là các dịch vụ, bán thành phẩm của các ngành công nghiệp hiện đại. Thu nhập từ TMĐT B2B của các ngành phi dịch vụ ở Mỹ tăng từ 11,5 nghìn tỷ USD năm 2000 lên tới 15,1 nghìn tỷ USD năm 2005. Trong khi thương mại B2B năm 2000 chỉ chiếm 3% tổng thương mại khu vực phi dịch vụ, tương đương 336 tỷ USD, công ty Jupiter Media Metrix dự đoán rằng trong 5 năm tới thương mại trực tuyến B2B sẽ tăng gấp hơn 20 lần, lên tới 6,3 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng thương mại khu vực phi dịch vụ. Mức tăng đáng kể này đã cho thấy khả năng xuất hiện những xu hướng mới trên vũ đài B2B.


Hình 2.3: Giao dịch B2B

Trước khi có sự sụp đổ của các công ty kinh doanh trực tuyến công ty dotcom 3


Trước khi có sự sụp đổ của các công ty kinh doanh trực tuyến (công ty dotcom) trong năm 2000, các công ty B2B luôn gắn chặt với Wall Street (thị trường tài chính Mỹ). Năm 1999, Forrester Research, một công ty nghiên cứu những biến động trong lĩnh vực công nghệ, dự đoán rằng cho tới năm 2004, TMĐT B2B ở Mỹ sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD và đến đầu năm 2000, công này nâng mức dự đoán của mình lên 2,7 nghìn tỷ USD. Các công ty khác thậm chí còn có những dự đoán lạc quan hơn nhiều.nhưng trong bất cứ trường hợp nào, chỉ cần một phần nhỏ trong những dự đoán này trở thành hiện thực cũng sẽ đem lại cho một công ty B2B một mối lợi kếch sù.

2.2. Tình hình B2C và C2C ở Mỹ

Trong TMĐT B2C và C2C của Mỹ, hàng hoá chủ yếu được mua bán là: quần áo, dịch vụ du lịch, phần cứng, phần mềm máy tính, CD, băng Cassettes, băng Video. Các nhà nghiên cứu thị trường dự đoán rằng số lượng người từ 14 tuổi trở lên thực hiện các vụ mua sắm trên mạng sẽ tăng từ 64,1 triệu người năm


2000 lên hơn 100 triệu người năm 2003. Có hai yếu tố dẫn đến khả năng tăng trưởng cao như thế này, đó là: người tiêu dùng dần thích nghi với việc mua hàng trên mạng, và các nhà bán lẻ càng mở rộng sự có mặt các sản phẩm, dịch vụ của mình trên mạng. Trong báo cáo B2C hồi tháng 3 năm 2001, các nhà nghiên cứu thị trường đã mang đến một sự tính toán chính xác hơn trên cơ sở thực tế thị trường B2C của Mỹ. Thu nhập từ TMĐT B2C ở Mỹ tăng từ 38,3 tỷ USD năm 2000 lên tới 54,2 tỷ USD vào năm 2001. Dự kiến năm 2007, TMĐT B2C ở Mỹ sẽ vượt xa con số 200 tỷ USD . Doanh số bán hàng trên mạng B2C ở Mỹ cũng sẽ đạt 223 tỷ USD, vượt qua mức được cho là kỷ lục 200 tỷ USD. Doanh số bán lẻ TMĐT B2C hi vọng sẽ đạt mức 75 tỷ USD trong năm nay trước triển vọng phát triển của các nhà bán lẻ lớn như Amazon, Drugstore và J.Crew. Cục điều tra kinh tế Mỹ xác nhận rằng doanh số bán lẻ trực tuyến của Mỹ năm 2001 là 35,9 tỷ USD và 9,85 tỷ USD trong quý đầu năm 2002. Theo phòng Thương mại Mỹ (DOC) thì doanh số bán lẻ TMĐT B2C của Mỹ vào cuối năm 2003 đạt trên 56 tỷ USD, trong khi năm 2002 chỉ đạt 44 tỷ USD. Song phần doanh số bán lẻ thu được từ TMĐT mới chỉ chiếm 1,6 % tổng doanh số bán lẻ năm 2003. Thị phần bán lẻ trên mạng đã tăng dần so với tổng doanh số bán lẻ, có thể thấy doanh số bán lẻ trên mạng so với tổng doanh số bán lẻ đã tăng từ 0,9% năm 2000 lên 1,6% năm 2003. Các chuyên gia dự đoán rằng con số này sẽ tăng lên là khoảng 3% năm 2007. Nếu tính cả doanh số thu được từ các hoạt động du lịch trực tuyến thì con số này còn lên tới 4,4%. Amazon chính là một điển hình cho các nhà bán lẻ trên mạng, cả xét về mặt lượng người truy cập và doanh số bán hàng trên mạng. Theo số liệu thu thập được của Jupiter Media Metrix thì trong tháng 12 năm 2001. Amazon.com đã có gần 31 triệu khách hàng, đứng trên eBay (28,3 triệu) và American Greetings (22,9 triệu), doanh số thu được từ trang web


Amazon.com tăng đáng kể 13% năm 2001 từ 2,76 tỷ USD năm 2000 lên 3,12 tỷ USD năm 2001. Tỷ lệ hàng hoá này trong TMĐT B2C và C2C như sau:


Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ sản phẩm chủ yếu được mua bán trong TMĐT B2C và C2C ở Mỹ

Đơn vị: %


DÞch vô Du LÞch

25%

QuÇn ¸o 12 PhÇn cøng m¸y tÝnh 19 CD Casset Video 15 Sách 25 PhÇn mÒm m¸y tÝnh 17 4

QuÇn ¸o

12%


PhÇn cøng m¸y tÝnh

19%



CD,

Casset,

Video 15%


Sách 25%

PhÇn mÒm m¸y tÝnh

17%


Nguồn: Kenneth.H. Slade, Successes and Failures in Ecommerce in the United States: Lessons to be learned, Hale and Dorr LLP, Singapore, 2000, trang 14)


2.3. Sự phát triển TMĐT trong các ngành nghề ở Mỹ

Thương mại điện tử có tác động to lớn đến tất cả các ngành nghề, bao gồm: giáo dục, âm nhạc, giải trí, Chính phủ điện tử, xuất nhập khẩu, tài chính, bảo hiểm... ở Mỹ, nơi mà TMĐT bùng nổ và phát triển mạnh mẽ thì các hoạt động giao dịch qua mạng (Online Trade) không còn là mới mẻ đối với hầu khắp các ngành, các lĩnh vực kinh doanh. Chỉ tính riêng trong các ngành thực phẩm, sản xuất xe máy và linh kiện, xây dựng và bất động sản, thuốc và các thiết bị y tế thì

Giao dịch thương mại trực tuyến đã đóng góp một tỷ lệ tương đối so với 5


giao dịch thương mại trực tuyến đã đóng góp một tỷ lệ tương đối so với tổng giao dịch ngành.


Hình 2.4: TMĐT trong các ngành năm 2000


Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin nói chung và Internet 6


Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng, thì tình hình ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực, ngành nghề là rất khả quan. Chỉ tính riêng trong 5 năm, từ 2000 đến 2005 số lượng và doanh thu từ TMĐT đã tăng đáng kể, điển hình như trong ngành xây dựng và bất động sản, thương mại trực tuyến mới chỉ đạt 19 tỷ USD thì đến 2005 con số này đã lên tới 528 tỷ USD.

42

Hình 2.5: Online Trade - Top five Industries

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí