Các Doanh Nghiệp Mỹ Áp Dụng Thành Công Tmđt‌


II/ CÁC DOANH NGHIỆP MỸ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG TMĐT‌

1. Amazon (Mô hình B2C)

1.1. Quá trình hình thành và hoạt động của Amazon.com

Khi biết tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm vào những năm đầu thập kỷ 90, mặc dù không có kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu biết về Internet nhưng Jeff Bezos- sau này là người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc điều hành của Amazon- đã sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng. Tháng 7/1995, công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ nhất Nam Mỹ Amazon.com ra đời với mục tiêu dùng Internet để chuyển hoạt động mua sách sang một hình thức nhanh nhất, dễ dàng nhất và đem lại nhiều lợi ích có thể nhất. Năm 1998, Amazon mạnh dạn tung ra hàng loạt các mặt hàng khác như thiếp điện tử miễn phí, đấu giá trực tuyến, hàng triệu đầu sách, đĩa CD, đĩa DVD, phim ảnh, đồ chơi và trò chơi, đồ điện tử và đồ làm bếp, máy tính và nhiều sản phẩm khác. Tháng 11/1999, thị phần của Amazon là 28 tỷ USD hơn rất nhiều so với Sears, Reobuck & Co và Kmart Corp cộng lại. Tháng 8/2000, Amazon.com và ToysRus.com tuyên bố hợp tác chiến lược để tạo ra một thương hiệu chung bán đồ chơi và trò chơi điện tử. Tháng 11/2000, Amazon tung ra cửa hàng bán sách điện tử (eBook) chuyên phân phối sách, sách tiếng (audio book) và đĩa CD. Tháng 2/2001, Amazon tuyên bố lập mạng phân phối các phần mềm thông dụng của Turbo Tax. Đầu năm 2000, lại một lần đột phá mới,


Amazon.com hợp tác làm ăn với những tên tuổi danh tiếng trên mạng như: Drugstore.com, Della.com, Ashford.com và Greenlight.com. Người ta tính rằng những mối làm ăn này sẽ mang lại cho công ty khoảng 1 tỷ USD vào năm 2005.

Trong vòng chưa đầy 2 năm, mô hình kinh doanh của Amazon liên tục mở rộng, thu hút trên 25 triệu khách hàng trung thành, những chuyên viên TMĐT lành nghề và cơ sở vật chất hậu cần vững chắc.

Bảng 2.3: Amazon phát triển qua các thời kỳ từ 1995- 1999


7/1995

Amazon bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến

15/5/1997

Amazon cổ phần hoá công ty

3/1998

Amazon.com Kids ra đời, cung cấp sách cho thiếu nhi

11/6/1998

Amazon kinh doanh thêm mặt hàng đĩa CD

4/8/1998

Amazon mua lại tập đoàn Junglee Corp. và PlanetAll

16/11/1998

Amazon mở cửa hàng ảo bán phim ảnh và quà tặng

29/3/1999

Amazon mở trang đấu giá cạnh tranh với eBay

7/1999

Amazon mở cửa hàng ảo bán đồ chơi và đồ điện tử

29/9/1999

Amazon khai trương chợ điện tử zShop.com

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Kinh doanh áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 6

Nguồn: Seatle Times, Amazon.com press releases.

1.2. Mô hình kinh doanh

1.2.1. Cửa hàng bán lẻ

Sức mạnh lớn nhất của Amazon.com có lẽ nằm ở việc đây là hãng đầu tiên bán lẻ sách qua mạng Internet với dịch vụ hết sức ấn tượng (bao gồm cả dịch vụ mới như “1-Click” shopping (mua hàng chỉ cần một lần nhắp chuột) và lượng đầu sách khổng lồ. Tính đến 23/10/2003, Amazon.com có trên 120.000 cuốn sách có mặt trong catalogue tìm kiếm nội dung toàn phần (full- text searching). Tháng 10 năm 2003, Amazon đưa ra ứng dụng tìm kiếm nội dung trong sách


“Search inside the book”, cho phép người mua tìm kiếm bằng những cụm từ chứa trong 33 triệu trang sách của 120.000 cuốn sách thay vì tìm bằng tựa đề hoặc tên tác giả như trước đây. Chỉ trong vòng 1 tuần, doanh thu bán hàng của những cuốn sách đó tăng 9% so với những cuốn không nằm trong danh mục tìm kiếm.

Tháng 8 năm 2000, Amazon hợp tác với ToysRus.com, đóng cửa cửa hàng bán lẻ đồ chơi của mình và mở cửa hàng bán lẻ đồ chơi hợp tác. Sau 9 tuần hợp tác, doanh số bán lẻ đồ chơi đã là 33,5 triệu USD và lợi nhuận đạt 4 triệu USD.

Ngày nay, cửa hàng bán lẻ Amazon không chỉ kinh doanh một mặt hàng sách trên mạng mà mở rộng đa dạng các mặt hàng, ngoài các mặt hàng kinh doanh truyền thống là sách, đĩa nhạc, phim video; Amazon còn bán lẻ đồ điện tử, phần mềm, trò chơi điện tử, đồ gia dụng.

1.2.2. Chợ điện tử zShops.com

zShops.com là một website tập hợp các trang web tương ứng với các gian hàng điện tử, trên đó quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nó căn bản là tập hợp các cửa hàng trực tuyến tạo thành một chợ điện tử (online mall), được đảm bảo dưới nhãn hiệu Amazon và khách hàng của Amazon cũng có lợi từ việc được lựa chọn nhiều sản phẩm hơn. Chợ điện tử zShop của Amazon sắp xếp theo sản phẩm, hạng mục sản phẩm chứ không theo tên cửa hàng. Sau khi khách hàng lựa chọn một món hàng trong danh sách, vị khách này sẽ được chuyển sang điều hành mua bán trong đó có chứa hình ảnh và mô tả sản phẩm. Các website đăng ký kinh doanh tại zShops.com chỉ phải trả khoản phí hết sức nhỏ bé. Đổi lại, Amazon sẽ có được nguồn doanh thu ổn định từ các khoản thu phí, thu thập được một lượng thông tin khổng lồ về thói quen mua hàng của người tiêu dùng.


Lợi ích khi tham gia vào chợ điện tử zShops là tiền mặt thu về ổn định mà không phải trả tiền thuê nhà kho chứa hàng. Mỗi cửa hàng chỉ phải trả một khoản thuê bao hàng tháng là 9,99 USD; hoa hồng từ 1-5% cho mỗi lần tiếp cận 12 triệu khách hàng của Amazon. Nếu các cửa hàng trong zShop quyết định chọn cách thức thanh toán của Amazon thì họ sẽ trả thêm khoản phụ phí 4,75% doanh số bán hàng nữa. Ngoài ra, Amazon cung cấp dịch vụ bảo hành từ A-Z, đảm bảo cấp một khoản tiền đảm bảo là 250 USD cho các giao dịch thông thường và 1000 USD cho các giao dịch thực hiện trên dịch vụ 1-Click của hãng này. Còn nhiều lợi ích khác dễ dàng nhận thấy khi tham gia chợ điện tử zShops là sự tiện lợi, độ tin cậy, tiếp cận được lượng khách hàng lớn.

Mô hình kinh doanh mới này có 2 lợi ích chiến lược:

Thứ nhất, việc chuyển hướng sang một chợ trực tuyến bán đủ mọi thứ là một nỗ lực để cạnh tranh với các trang web cổng giao diện (Portal) của American Online và Yahoo, những trang web cung cấp đường links tới hàng triệu trang web khác.

Mặt khác, nó mang lại cơ hội chiếm những nguồn thu của các hãng kinh doanh nhỏ đang chảy vào các trang đấu giá như eBay, Microsoft, Excite@Home, và Lycos, những hãng đồng ý chia sẻ danh mục hàng đấu giá của họ.

1.3. Thành tựu đạt được nhờ TMĐT

1.3.1. Cơ hội thị trường

Cả năm 2000, các nhà quản trị cao cấp của Amazon, và các bạn hàng tại một số công ty niêm yết công khai trên thị trường đã phải đối mặt với hàng loạt sức ép từ thị trường phố Wall và các nhà đầu tư chứng khoán để kiếm được lợi nhuận cho mình. Trong khi một số công ty khác phải khó khăn lắm mới kéo được một số khách hàng thì Amazon đã làm được một điều kỳ diệu là tìm ra được con đường đi riêng cho mình, đó là việc bán hàng lẻ trên mạng. Những


nghiên cứu dư luận vào năm 1999 cho thấy có hơn 60% người tiêu dùng Mỹ nhận ra nhãn hiệu Amazon.com , điều này cho thấy Amazon.com là một thương hiệu hàng đầu trên Internet. Amazon được liệt vào danh sách 57 nhãn hiệu có giá trị nhất thế giới, đứng giữa Pampers và Hilton.

Amazon có cơ sở hoạt động tại nhiều thị trường lớn như: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Nhật Bản và Trung Quốc. Quy mô thị trường của Amazon đã mở rộng ra 220 quốc gia trên khắp toàn cầu và hàng triệu người tiêu dùng quốc tế đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng đầu.

1.3.2. Doanh thu

Doanh thu bán hàng trực tuyến hàng tiêu dùng ở Mỹ năm 2000 là 25,8 tỷ USD (0,8% tổng doanh số bán lẻ), tăng gần 50% so với năm 1999. Quy mô thị trường trực tuyến của Amazon năm 2000 là 7 tỷ USD và được dự đoán là tăng lên 75,3 tỷ USD năm 2003 và 185 tỷ năm 2005. 70% doanh thu của Amazon năm 1999 nằm ở việc bán lẻ sách tại thị trường Mỹ. Tổng doanh số của Amazon năm 1999 là 1,6 tỷ USD và 2,8 tỷ vào năm 2000.

Quý IV năm 2000, Amazon có được 67% thị phần bán lẻ trực tuyến, trở thành hãng bán lẻ âm nhạc số một chỉ trong vòng một quý kinh doanh và hãng bán lẻ phim số một trong vòng 6 tuần kinh doanh. Đến năm 2003, doanh thu của Amazon đã đạt trên 5 tỷ USD, tăng 34%. Hoạt động quốc tế ở 6 quốc gia ngoài Mỹ đã mang lại gần 50% doanh thu của Amazon trong năm 2003. Với doanh số bán hàng 7 tỉ USD trong năm 2004, Amazon đứng đầu trong bảng xếp hạng 400 doanh nghiệp TMĐT lớn nhất thế giới của tạp chí Internet Retailer, bỏ xa vị trí số 2 là Dell với 3,25 tỉ USD. Đã có hơn 900.000 đại lý bán hàng thông qua Amazon, chiếm hơn 25% tổng doanh thu năm 2004. Đến năm 2007, với doanh số tăng 32% trong 3 tháng đầu năm, nhà bán lẻ trực tuyến Amazon đang tận h- ưởng niềm vui mà sự khởi đầu đầy tốt đẹp cho 1 năm may mắn mang lại. Lợi


nhuận trước thuế tăng đáng kể, lên đến $144 triệu so với $96 triệu trong cùng kỳ năm ngoái. Amazon cho biết hãng đặt kỳ vọng vào tất cả những khu vực chính như US và Canada (lợi nhuận tăng 30%) và Châu Á, Châu Âu (lợi nhuận tăng 35%). Thế nhưng nhà bán lẻ này lại hy vọng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sẽ chững lại trong quý II năm nay. Doanh số của Amazon năm 2004 đã lên tới hơn 7 tỷ USD và đặt mục tiêu doanh thu trên 8 tỷ USD vào năm 2007 với lợi nhuận trên 800 triệu USD. Amazon vẫn tiếp tục đưa ra dự đoán lợi nhuận cho cả năm 2007 sẽ cao hơn ít nhất 19% so với năm ngoái. Tổng giám đốc Jeff Bezos nói: "Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với mức tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay". Doanh thu quốc tế chiếm khoảng 46% tổng doanh thu trong quý I/2007, hầu hết tập trung tại Anh, Pháp, Đức, Nhật và Trung Quốc. Năm 2006, Amazon bỏ khá nhiều tiền đầu tư vào công nghệ và những tiến bộ mới trong dòng sản phẩm đồ chơi của chính hãng cho nên lợi nhuận thu được còn khá khiêm tốn.


2. Dell (Mô hình B2B)

2.1. Quá trình hình thành và hoạt động của Dell.com

Năm 1984, Micheal Dell thành lập công ty máy tính Dell, trụ sở tại Round Rock, Texas, ban đầu mới chỉ có 40400 nhân viên. Năm 1985, Dell cho ra đời hệ thống máy tính đầu tiên do chính hãng tự thiết kế “the Turbo”. Đến năm 1987, Dell mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu với việc thành lập chi nhánh tại Anh. Năm 1990, Dell xây dựng nhà máy sản xuất tại Limerick, Ailen nhằm phục vụ nhu cầu tại các thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Năm 1991, Dell cho ra đời loại máy tính notebook đầu tiên, “Latitude”. Năm 1993, Dell thiết lập chi nhánh tại Úc và Nhật Bản nhằm mục tiêu thâm nhập thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Năm 1996, Dell mở trung tâm chế tạo cho khu vực Châu Á


Thái Bình Dương ở Penang, Malaysia. Đây cũng là mốc thời gian Dell đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên mạng toàn cầu, khách hàng bắt đầu mua máy tính của Dell trên mạng Internet thông qua trang web www.Dell.com. Năm 1997, Dell nằm trong top 5 nhà sản xuất hệ thống máy tính hàng đầu thế giới. Năm 1998, công ty mở rộng các cơ sở sản xuất ở Mỹ và Châu Âu, thành lập trung tâm sản xuất và dịch vụ khách hàng tại Trung Quốc. Năm 1999, Dell cho ra mắt sản phẩm công nghệ hỗ trợ trực tuyến “E-support direct from Dell”. Đến năm 2000, doanh thu bán hàng qua Internet của Dell đã đạt 50 triệu USD/ngày, lần đầu tiên Dell vươn lên vị trí số 1 thế giới về việc bán hàng máy tính. Năm 2001, Dell đứng đầu thế giới về thị phần thị trường toàn cầu, đứng đầu Mỹ về hàng máy chủ cấu trúc theo tiêu chuẩn Intel (standard Intel architecture server shipments). Đến năm 2002, Dell được người tiêu dùng bầu chọn là nhà cung cấp hệ thống máy tính hàng đầu. Đến năm 2003, Dell cho giới thiệu loạt máy in cho cá nhân và doanh nghiệp. Cái tên Dell Inc thay thế cho Dell corp, phản ánh bước tiến triển của Dell thành nhà cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ. Năm 2005, Dell được bình chọn là công ty được ưa chuộng nhất tại Mỹ. Năm 2006, chỉ trong vòng một quý (quý IV), Dell đã lắp đặt được hơn 10 triệu hệ thống máy tính, con số kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hoạt động của Dell. Năm 2007, Dell mở thêm cơ sở sản xuất tại Brazil và Ấn Độ.

Giờ đây Dell đã đặt trụ sở tại nhiều nước như: ở Texas, Mỹ nhằm phục vụ nhu cầu ở Châu Mỹ; ở Singapore nhằm phục vụ nhu cầu ở Châu Á Thái Bình D- ương và Nhật Bản; ở Anh nhằm phục vụ nhu cầu ở Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi.

2.2. Sản phẩm và dịch vụ

Không giống như các trang web khác cung cấp đa dạng các mặt hàng, Dell.com chỉ tập trung vào cung cấp sản phẩm dịch vụ của một lĩnh vực duy nhất


là các thiết bị, hệ thống máy tính. Nhưng chỉ riêng trong mảng máy tính thì các dịch vụ mà Dell cung cấp đã vô cùng phong phú, bao gồm:

Dịch vụ quản lý (Managed Services): Dịch vụ quản lý IT của Dell có chi phí phục vụ thường niên thấp và tăng cường khả năng thực hiện công việc mà không cần chịu sự quản lý của hệ thống. Dịch vụ quản lý của Dell hỗ trợ khách hàng trong việc lên kế hoạch, triển khai, bảo dưỡng, quản lý tài sản, và các dịch vụ liên quan khác.

Dịch vụ chuyên nghiệp (Professional Services): Dell Professional Services giúp các doanh nghiệp tận dụng được công nghệ mới, hiệu quả, giảm rủi ro và tận dụng tối đa nguồn đẩu tư về công nghệ. Dùng các chuyên gia và ứng dụng tốt nhất trong tư vấn công nghệ, phát triển các ứng dụng, thiết kế hạ tầng; Dell thiết kế, phát triển và thực hiện các giải pháp công nghệ tối ưu.

Dịch vụ hỗ trợ (Support Services): Dell cung cấp hàng loạt các dịch vụ hỗ trợ nhằm thoả mãn nhu cầu riêng lẻ của người tiêu dùng. Khách hàng có thể lựa chọn từ dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (Enterprise Support) cho máy chủ và hệ thống thiết bị lưu trữ. Công ty bảo hành không giới hạn cho tất cả các hệ thống máy tính và cung cấp dịch vụ hỗ trợ về công nghệ trực tuyến hoặc qua điện thoại 24/24h. Các dịch vụ nâng cấp và bảo hành như: chăm sóc sự cố máy tính toàn diện Complete Care, dịch vụ gia đình At Home và hỗ trợ công nghệ nhanh chóng Express Tech Support.

Dịch vụ đào tạo và cấp chứng chỉ (Training and Certification Services): Chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đã thu hút hàng triệu doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Chương trình đào tạo trực tuyến gồm hơn

1.200 khoá cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và chuyên viên công nghệ thông tin. Các khoá học gồm nhiều mức kỹ năng từ thấp đến cao, và chứng chỉ cấp cũng theo từng mức riêng.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí