Tình Hình Ứng Dụng Tmđt Ở Các Doanh Nghiệp Việt Nam


Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là một công cụ thiết yếu cho TMĐT, đặc biệt là loại hình B2B, và phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới nhưng ở Việt Nam trong năm 2005 hầu như chưa có chính sách và ứng dụng mới nào liên quan đến EDI so với năm 2004. Đây là dấu hiệu không lạc quan về hạ tầng hỗ trợ cho TMĐT trong cả giai đoạn 2006-2010.

Vị trí của Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới vẫn còn rất khiêm tốn, Việt Nam vẫn đứng ở mức thấp về các chỉ số kết nối của nền kinh tế và mức độ sẵn sàng cho TMĐT.


2. Tình hình ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp Việt Nam

Tại Việt Nam, TMĐT đã có quá trình hình thành hơn 5 năm qua và được nhận định là đang bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh. Thống kê mới nhất cho biết cuối 2004 đã có trên 3.000 doanh nghiệp xây dựng website và con số này tiếp tục tăng rất nhanh trong đầu năm 2005. Tuy nhiên, phần lớn các ứng dụng TMĐT vẫn còn sơ khai, các website mới chỉ cung cấp thông tin khái quát nhất về doanh nghiệp, sản phẩm mà chưa trở thành công cụ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam có hơn 300 máy rút tự động ATM, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động mở ra hướng mới cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam, dẫn tới làm thay đổi thói quen thương mại của người dân. Nhà nước ban hành một số văn bản về chuyển tiền điện tử, quy chế thanh toán điện tử liên Ngân hàng, quy chế quản lý mã khoá bảo mật trong thanh toán điện tử. Một vài tỉnh, thành đã xây dựng mô hình Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trên mạng, ngành thuế và hải quan đã triển khai các dự án kê khai thuế và hải quan điện tử.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô và tiềm lực tài chính có hạn nên có đến 85% doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về công nghệ


thông tin. Quá nửa số doanh nghiệp chưa áp dụng hoặc áp dụng TMĐT ở mức độ thấp. Theo số liệu hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, chỉ 1% doanh nghiệp quan tâm đến TMĐT; 7-8% doanh nghiệp mới bắt đầu triển khai TMĐT. Nhiều doanh nghiệp trong vận tải, nông, thủy sảnchưa áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh.


Bảng 3.2: Việt Nam trong xếp hạng của EIU qua các năm


Năm

Điểm số EIU Index

Thứ hạng EIU Index

2001

2.76

58/60

2002

2.96

56/60

2003

2.91

56/60

2004

3.35

60/64

2005

3.06

61/65

2006

3.12

66/68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Kinh doanh áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 9

Nguồn: The EIU Ebusiness Forum, 2000-2006.


Ban CNTT-TMĐT công bố đến năm 2003, chỉ có 3% tổng số doanh nghiệp cả nước (khoảng 3000 doanh nghiệp) có website riêng, 7% bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng Internet, 90% chưa có khái niệm về TMĐT hoặc không quan tâm đến TMĐT. Trong các doanh nghiệp tham gia giao dịch thử qua TMĐT, 33% công ty tham gia là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; 54,9% chưa giao dịch thành công; 58% khó khăn về thiết bị; 37% bày tỏ sự thiếu thốn về nhân


lực. Với 3000 doanh nghiệp có trang web, không phải doanh nghiệp nào cũng nhìn nhận đúng đắn về TMĐT, nội dung trang web sơ sài, thông tin sản phẩm ít, không cập nhật thường xuyên, chi phí duy trì TMĐT (web) không hiệu quả do số lượng thương vụ thấp. Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền.vn (nh .com.vn, .net.vn,...) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004). Năm 2003, 2004

là năm các website, sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C... đua nhau ra đời. Theo Báo cáo TMĐT Việt Nam 2004, ước tính có khoảng 17.500 website doanh nghiệp vào thời điểm cuối tháng 12- 2004, trong số này phần lớn là các website hoạt động theo mô hình B2C. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Năm 2005, 46,2% trong số 504 doanh nghiệp được khảo sát có website, 68,7% thuộc khối thương mại và dịch vụ; 31,3

% là khối sản xuất. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2005 đã cao hơn năm trước, nhưng tính năng TMĐT của các website thì vẫn chưa được cải thiện. Phần lớn các website vẫn chỉ dừng ở mức giới thiệu những thông tin chung nhất về công ty và sản phẩm, dịch vụ, với giao diện đơn giản và các tính năng kỹ thuật còn rất sơ khai. Kết quả điều tra những doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp; 93,1% đa thông tin giới thiệu sản phẩm; trong khi chỉ 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT như cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cẩu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến. Trong số những website có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT này, 82% thuộc về các công ty kinh doanh dịch vụ, trên các lĩnh vực du lịch, vận tải giao nhận, quảng cáo, thương mại...Về mức độ đầu tư, kết quả khảo sát những doanh nghiệp đã thiết lập website cho thấy đầu tử về ứng dụng TMĐT


chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí hoạt động thường niên. Trên 80% doanh nghiệp cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai TMĐT, bao gồm cả việc mua các phần mềm TMĐT, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ nguồn nhân lực cho những hoạt động này. Chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp chọn mức đầu tư 5- 15% và một tỷ lệ rất nhỏ (3,6%) đầu tư thực sự quy mô cho TMĐT, ở mức trên 15%.

Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng Thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo...Nhìn vào cơ cấu hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu trên các website doanh nghiệp, có thể thấy nhóm hàng hoá phổ biến nhất hiện nay vẫn là thiết bị điện tử- viễn thông và hàng tiêu dùng. Do đặc thù của mặt hàng điện tử- viễn thông và đồ điện gia dụng là mức độ tiêu chuẩn hoá cao, với những thông số kỹ thuật cho phép ngưươì mua đánh giá và so sánh các sản phẩm mà không cần phải giám định trực quan, nhóm hàng này sẽ tiếp tục chiếm ưu thế khi thâm nhập các kênh tiếp thị trực tuyến trong vòng vài năm tới. Về lĩnh vực dịch vụ, dẫn đầu về mức độ ứng dụng TMĐT hiện nay là các công ty du lịch, điều này cũng phù hợp với tính chất hội nhập cao và phạm vi thị trường mang tính quốc tế của dịch vụ này. So với năm 2004, năm 2005 có một loại hình dịch vụ mới nổi lên như lĩnh vực ứng dụng mạnh TMĐT là dịch vụ vận tải giao nhận, với rất nhiều website công phu và có nhiều tính năng tương tác với khách hàng.

Kết quả điều tra 1.000 doanh nghiệp được tiến hành trong năm 2006 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp có website là 25,4%. Tuy nhiên, website thực sự có giao dịch tương tác với thương mại điện tử (ở mức độ cho phép ngưươì tiêu dùng, đối


tác có thể đặt hàng trực tuyến) chỉ chiếm khoảng 27,4 %. Còn website tích hợp tính năng thanh toán trực tuyến còn thấp hơn, với tỷ lệ 3,2%. Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới có đến 90% giá trị của thương mại điện tử là từ loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Các giao dịch này thông qua những hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ hóa và tự động hóa ở mức độ khá cao. Trong khi đó, giao dịch B2B ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở tìm kiếm thông tin thị trường, bạn hàng thông qua thư điện tử và các website thương mại điện tử. Loại hình giao dịch này được thực hiện chủ yếu thông qua các sàn thương mại điện tử B2B tổ chức theo mô hình “cổng thông tin về cơ hội giao thương” hoặc “trung tâm thương mại”. Số lượng ổn định trên dưới 20 sàn giao dịch. Năm 2005, số lượng sàn TMĐT B2B ở Việt Nam vẫn ổn định ở mức trên dưới 20, với đa phần là những website đã xây dựng và hoạt động từ những năm trước. Do tính năng hỗ trợ giao dịch trực tuyến chưa cao, các sàn thương mại điện tử này hiện mới chỉ dừng lại ở mức các website thông tin xúc tiến thương mại, chứ chưa thực sự là những công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử B2B ở tầm chuyên nghiệp.

Tuy vậy, không thể phủ nhận là một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã ứng dụng tương đối thành công TMĐT, khẳng định vai trò quan trọng và cần thiết phải áp dụng TMĐT trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Mô hình B2B tại ECVN

Cổng thương mại điện tử quốc gia (gọi tắt là ECVN) được thành lập theo Quyết định số 266/2003/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ ngày 17/12/2003 và chính thức khai trương tại địa chỉ www.ecvn.gov.vnvào ngày 26/8/2005. Ông Trần Hữu Linh, vụ phó vụ TMĐT, bộ Công Thương cho biết: ECVN có lợi thế là khả năng thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều bộ, ngành, sở, trung tâm, đặc


biệt là liên kết chặt chẽ với gần 60 thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Đây là những kênh xúc tiến thương mại hiệu quả, giúp các thành viên ECVN mở rộng cơ hội tìm kiếm bạn hàng, cung cấp thông tin kinh doanh, thị trường, thẩm định DN, quảng bá hình ảnh trên toàn cầu. Thời gian qua, rất nhiều sản phẩm của các thành viên ECVN đã được các nhà nhập khẩu nước ngoài chú ý. Nhiều DN nước ngoài đã liên hệ trực tiếp với ban quản lý ECVN hoặc các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài yêu cầu giúp đỡ họ gặp các thành viên ECVN tại Việt Nam.

Các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến mà ECVN cung cấp cho các thành viên là:

Doanh nghiệp được hỗ trợ 1 gian hàng hoàn toàn miễn phí bằng 2 ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt) trong đó có thể:

Giới thiệu thông tin doanh nghiệp: Hình ảnh, video, ngưươì liên hệ, ...

Đăng tải thông tin chào mua, chào bán của các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ.

Công cụ trợ giúp kinh doanh.

Kết nối (matching) các doanh nghiệp.

Thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về các cơ hội kinh doanh, các nhu cầu tìm kiếm đối tác, giới thiệu các nhà nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Tiếp cận các tiện ích mới nhất, mạnh nhất và nhiều thông tin nhất: đấu thầu trực tuyến, thông tin hội chợ triển lãm, hỗ trợ xuất khẩu,...

Dịch vụ công trực tuyến nh: C/O ...

Quảng bá qua các hệ thống các trang B2B trong nước và thế giới, qua các công cụ tìm kiếm, những trang vàng, ...

Qua 2 năm hoạt động, ECVN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tính đến nay, ECVN đã có 3.000 thành viên với gần 10.000 cơ hội kinh doanh. Đặc biệt, số thành viên nước ngoài tăng nhanh trong năm 2007, đạt gần 600 thành viên. Điều đó chứng tỏ sức hút của ECVN đang ngày càng mở rộng trên phạm vi


toàn cầu. Theo thống kê của Alexa, ngày 30/9/2005, website của ECVN xếp thứ

82.451. Tính đến cuối tháng 11/2005, gần 150 thành viên đã được đăng tải logo trên ECVN. Chương trình trao đổi logo của ECVN với các thành viên và với các website khác cũng đã được thực hiện. Theo ban quản lý ECVN, tại thời điểm khai trương tháng 8/2005, số cơ hội kinh doanh (CHKD) trên ECVN chưa tới 100, tất cả đều thuộc lĩnh vực hàng hóa. Cuối năm 2005, con số này là 200, trong đó, khoảng 30 thuộc lĩnh vực dịch vụ. Năm 2006, số CHKD tăng nhanh. Cuối năm 2006, số CHKD đã tăng lên hơn 4.800 và tháng 8/2007 đạt gần 10.000. Đáng chú ý, từ giữa năm 2006, các CHKD tại trang ECVN tiếng Anh bắt đầu tăng cao hơn trang ECVN tiếng Việt. Dấu hiệu này thể hiện rõ rệt nhu cầu của các thành viên trong việc hướng hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Cuộc khảo sát trực tuyến vào tháng 8/2007 cho thấy hiệu quả kinh doanh của các thành viên thông qua ECVN ngày càng cao, thể hiện bởi các hợp đồng giá trị lớn được ký kết, nhiều đối tác mới tìm đến với doanh nghiệp. Trong số 202 thành viên tham gia cuộc khảo sát, có tới 38 thành viên đã ký được 236 hợp đồng với tổng trị giá lên đến 53 tỉ đồng, giá trị trung bình của mỗi hợp đồng là 225 triệu đồng. Nhiều thành viên ký được trên 10 hợp đồng, với giá trị trung bình của mỗi hợp đồng hơn 200 triệu đồng. Trong đó, có những hợp đồng tư vấn giá trị không cao nhưng có tác dụng hỗ trợ cho các hợp đồng đầu tư khác có giá trị tới 37, 5 triệu USD (tương đương 600 tỷ đồng). Bên cạnh các hợp đồng được ký kết, 170 thành viên đã tìm được 5.000 đối tác tiềm năng. Như vậy, tỷ lệ thành viên ký được hợp đồng thông qua ECVN là 19% và tìm được đối tác mới là 84%. Trong đó, các thành viên Đồng (thường là các DN vừa và nhỏ) đã là những thành viên năng động nhất trong ứng dụng TMĐT với 68,3% tìm được đối tác mới qua ECVN. Tại thời điểm TMĐT còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đặc biệt xu


hướng giao dịch B2B (DN với DN) chưa nhiều thì các kết quả này có ý nghĩa rất lớn.

Mô hình B2C tại Pacific Airlines

Pacific Airlines là hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt Nam, được thành lập vào năm 1991. Công ty có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở khai thác chính đặt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Ngay từ năm 1993, khi Pacific Airlines hoạt động mới được 2 năm, đã có người đặt vấn đề giải thể đơn vị này,nhưng rồi công ty vẫn tồn tại, dù tiền lỗ lũy kế ngày một tăng. Năm 1994, công ty bước vào giai đoạn "khủng hoảng" trầm trọng. Thời gian này, tiền lỗ chiếm tỷ trọng rất lớn, gấp tới 4-5 lần so với doanh số tháng của công ty. Trong ba năm, từ năm 2001-2003, tiền lỗ lũy kế của công ty đã lên tới 100 tỉ đồng. Riêng 6 tháng năm 2004, công ty tiếp tục bị lỗ thêm 50 tỉ đồng. Tháng 7/2004, kiểm toán lại tiếp tục phát hiện thêm một khoản lỗ khác, khoảng 70 tỉ đồng từ năm 2001 đến năm 2003 mà nhữ người điều hành công ty không báo cáo Hội đồng quản trị. Một nhân vật có trách nhiệm của Pacific Airlines cho biết tiền lỗ đã gấp 3-4 lần so với doanh số tháng hiện nay của công ty. Sau hơn 13 năm hoạt động từ ngày thành lập, và lấy mốc so sánh là thời điểm tổ chức lại công ty vào năm 1995, năm 2004 Pacific Airline đã lỗ hơn 200 tỷ đồng; đến 2005, hãng này đã lỗ hơn 360 tỷ đồng . Quy mô vốn 40 tỷ đồng, lỗ và nợ đọng lên tới hơn 200 tỷ, hãng hàng không cổ phần này đã đứng trước nhiều nguy cơ. Và một trong những biện pháp cải tổ nhằm kéo Pacific Airlines (PA) ra khỏi khủng hoảng là trở thành hãng hàng không giá rẻ với hệ thống bán vé hiện đại nhất VN. Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines (PA) là công ty đầu tiên tại Việt Nam cho phép hành khách mua vé và thanh toán trực tiếp qua hệ thống mạng Internet vé bằng thẻ tín dụng cho các chuyến bay nội địa, quốc tế của Pacific Airlines. Toàn bộ hoạt động đặt chỗ, mua/bán vé, in vé và thanh toán đều tự động hoàn toàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022