Chủ Động Tìm Hiểu Rõ Về Tmđt Và Ứng Dụng Vào Điều Kiện Việt Nam


trên mạng Internet qua địa chỉ: www.pacificairlines.com.vn. Quyết định này đồng nghĩa với việc phải tiết giảm tối đa chi phí không cần thiết như: phòng bán vé, đại lý, con người, cơ sở vật chất và trước hết là tấm vé giấy. Tại VN, chi phí cho 1 tấm vé giấy thường từ 7-10 USD gồm: in ấn (ở nước ngoài), thiết kế, bảo quản, nhân viên phòng vé, kế toán... Các khoản chi phí này thường được tính vào giá vé, làm giảm đi rất nhiều sức cạnh tranh của các hãng HK. Còn khi chuyển sang vé điện tử, tổng chi phí cho mỗi tấm vé điện tử hiện nay chỉ là khoảng 1 USD, tức là chi phí cho một tấm vé giảm đến cực tiểu, chỉ bằng 1/10 so với vé giấy. Trước đây, khi sử dụng vé giấy, chi phí cho hạ tầng công nghệ bán vé của Pacific Airlines tốn khoảng 1 triệu USD mỗi năm, trong đó riêng chi phí thuê đường truyền của hãng SITA đã chiếm tới 50%. Còn nay, chi phí cho toàn hệ thống bán vé điện tử của PA chỉ khoảng 500.000USD; trong đó, 300.000USD là đầu tư cho hạ tầng mạng. Đến thời điểm hiện tại, sau hơn 6 tháng vận hành, hệ thống bán vé điện tử của PA vẫn hoạt động ổn định và chưa xảy ra bất kỳ sự cố nào. Đạt được bước ngoặt chuyển đổi này, có hai vấn đề mang tính quyết định là chọn phần mềm và hạ tầng mạng. Về phần mềm, Pacific Airlines đã lựa chọn hệ thống đặt chỗ, bán vé điện tử hiện đại bậc nhất thế giới New Skies của hãng Navitaire (Mỹ) mà các hãng hàng không giá rẻ trên toàn thế giới tin dùng. Về hạ tầng mạng, do PA có nhiều chi nhánh trải rộng khắp trên cả nước cũng nhưnước ngoài nên yêu cầu xây dựng một hệ thống mạng tốt, an toàn cao, kết nối các vùng địa lý cách xa được đặt lên hàng đầu. Không những thế, khi triển khai bán vé điện tử, hệ thống này cần đảm bảo tính sẵn sàng cao và chạy ổn định 24/24 giờ, đặc biệt phải thích ứng với điều kiện chất lượng và tốc độ đường truyền Internet tại VN vốn bất ổn. Sau khi cân nhắc kỹ, PA chọn giải pháp kết nối mạng MegaWan kết hợp với dự phòng IPsec VPN trên nền Internet. Thiết bị được sử dụng chính cho mô hình này là giải pháp tờng lửa SSG (Secure Service


Gateway) kèm chức năng bộ định tuyến của Juniper Networks. Đối với các chi nhánh ở nước ngoài, PA sử dụng công nghệ SSL VPN giúp kết nối dễ dàng từ xa về hệ thống tại trung tâm. Hệ thống bán vé của PA đã trải qua mô hình kiểm định khả năng xử lý với 5.000 người dùng ảo cùng lúc truy nhập và hoạt động hoàn toàn ổn định. Trên thực tế, khi PA thực hiện chương trình khuyến mại, hệ thống đã bán 30.000 vé siêu rẻ chỉ trong 2 giờ đồng hồ. Hệ thống cũng đáp ứng được yêu cầu kết nối trực tuyến với các Ngân hàng để kiểm tra thông tin tài khoản của khách hàng, và tự động xuất vé nếu tài khoản của khách hàng đủ điều kiện thanh toán. Khoản đầu tư cho hệ thống bán vé điện tử này không đáng bao nhiêu so với những giá trị mà nó mang lại. Để bảo vệ khách hàng, Pacific Airlines sử dụng dịch vụ bảo mật của Verisign, nhà cung cấp dịch vụ bảo mật Web hàng đầu thế giới. Với công nghệ Secure Socket Layer (SSL) của Verisign, các thông tin của khách hàng trên trang Web của Pacific Airlines như thông tin về thẻ tín dụng hay các thông tin khác đều được mã hóa đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Đây thực sự là một “cuộc cách mạng”, làm tăng khả năng cạnh tranh và nâng sức phát triển của Pacific Airlines lên rất nhiều. Hệ thống vé điện tử mang lại một sự minh bạch tuyệt đối (khách hàng có thể biết chuyến bay còn thừa chỗ hay không và có thể đặt vé được ngay) và một sự bình đẳng- văn minh. Theo số liệu thống kê của Pacific Airlines, tăng trưởng vận chuyển hành khách của hãng trong 6 tháng đầu năm 2007 so với cùng kỳ năm trước là 38%. Nếu trước kia, hệ số sử dụng ghế chỉ đạt khoảng 70-72%, thì hiện nay đã đạt khoảng 85%.

Mô hình C2C tại Chodientu.com

Chodientu.com.vn và chodientu.com là website thương mại điện tử xúc tiến các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của Công ty Giải pháp phần mềm Hòa Bình (Peacesoft). Hoạt động trong lĩnh vực Phần mềm & Thương mại


điện tử, qua hơn 5 năm nỗ lực phát triển, PeaceSoft đã và đang là một trong những công ty đi đầu trong nhiều hướng công nghệ mới tại Việt Nam như: Hội nghị trực tuyến, .NET, Cổng thông tin, GIS nguồn mở, Thương mại trực tuyến... và hiện đang duy trì vị trí dẫn đầu về Thương Mại Điện Tử tại Việt Nam với website.

Chợ điện tử ra đời từ cuối năm 2004 với một số hoạt động thử nghiệm bước đầu, và đến tháng 6/2005 chính thức triển khai hệ thống dịch vụ thương mại điện tử C2C. Khi vào website này, ngoài việc có thể tìm kiếm, khảo giá được những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu, Peacesoft còn cung cấp một số điện thoại nóng 1900-585-88 giúp những người không biết máy vi tính cũng có thể đi chợ điện tử được thông qua hệ thống trợ giúp. Mỗi ngày, chodientu.com.vn có thêm 5.000 tin mới với 15 lĩnh vực mua bán lớn và 20.000 thông tin doanh nghiệp, hàng triệu tin mua - bán thường trực và liên tục được cập nhật. Chợ ĐiệnTử là một trong những website hàng đầu cung cấp mọi dịch vụ về TMĐT tới 100.000 ngưươì tiêu dùng và 2.000 doanh nghiệp vừa & nhỏ đăng ký hoạt động. Lượng khách truy cập là 70.000-100.000 lợt/ngày với 50.000 thành viên. Chodientu.com còn tích hợp công cụ hỗ trợ việc lập báo cáo kinh doanh, kế toán, giúp DN dễ dàng quản trị thông tin, cập nhật hàng hóa. Tại mọi thời điểm có tới 20.000 sản phẩm được bày bán và có thể mua ngay trên 300 lĩnh vực ngành hàng và có đủ các công cụ thanh toán và chương trình bảo vệ người mua và đánh giá người bán cần thiết để duy trì một môi trường giao dịch trực tuyến an toàn và hiệu quả. Các hình thức bán hàng ở Chợ Điện Tử gồm: Đấu giá sản phẩm, bán hàng giá cố định (mua ngay), bán hàng từ thư viện Chợ Điện Tử (mua ngay), bán hàng từ File Excel (mua ngay), đăng tin rao vặt, đăng tin khuyến mại, xây dựng gian hàng trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


Thương hiệu Chợ Điện Tử đã đạt được nhiều giải thưởng như: Sao vàng Đất Việt 2006, Sao Khuê 2006 cho giải pháp TMĐT và công nghệ xuất sắc nhất, Cúp vàng BITcup 2006 do người tiêu dùng và doanh nghiệp bình chọn. Từ tháng 3/2005 đến nay, chợ điện tử xuất hiện trên 70 bài báo trong nước và quốc tế, gần 20 phóng sự truyền hình với hình ảnh đại diện cho TMĐT Việt Nam.

Kinh doanh áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam - 10


II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trên thực tế, sau gần 5 năm hoà mạng Internet, trình độ ứng dụng và phát triển TMĐT ở Việt Nam còn thấp. Thực tế cho thấy không nhiều các doanh nghiệp thấy hết và chủ động áp dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình. Đối tượng áp dụng TMĐT chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp lớn và mới chỉ áp dụng một số chức năng của TMĐT như gửi email, chat, quảng bá doanh nghiệp, đặt hàng... Để có thể không bị tụt hậu với sự phát triển KH- KT, CNTT và TMĐT của thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học tập, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước và đã thành công mà điển hình là Mỹ cả về những điểm đã và chưa làm được để rút ra bài học thực tế cho mình để từ đó chủ động nắm bắt và ứng dụng thành công TMĐT vào trong điều kiện hoàn cảnh thực tế riêng của doanh nghiệp mình nói riêng và của Việt Nam nói chung.

1. Chủ động tìm hiểu rõ về TMĐT và ứng dụng vào điều kiện Việt Nam

Tìm hiểu rõ về TMĐT, những lợi ích cũng như những hạn chế nói chung và xét trên bình diện ứng dụng vào Việt Nam nói riêng là điều vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể áp dụng thành công TMĐT. Đây cũng là điều đầu tiên mà doanh nghiệp Mỹ- doanh nghiệp của một nước có TMĐT phát triển hàng đầu thế giới quan tâm đến. Nhưng Mỹ là một nước phát triển cả về kinh tế và công nghệ,


họ chủ động trong việc sáng tạo và nắm bắt CNTT cũng như ứng dụng TMĐT. Còn Việt Nam do điều kiện cơ sở vật chất còn yếu kém, ngành CNTT chưa thực sự phát triển do đó để nắm bắt, tìm hiểu và sáng tạo các phần mềm xử lý giao dịch qua mạng, chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu và hình thức kinh doanh như các doanh nghiệp Mỹ là điều vô cùng khó. Cho nên trong điều kiện Việt Nam, các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ TMĐT là gì, những lợi ích mà TMĐT mang lại để từng bước ứng dụng vào các khâu của quá trình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp nước ngoài

Cho tới hết năm 2005 rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết tới lợi ích của TMĐT, kể cả nhiều doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm bắt được lợi ích và biết cách ứng dụng TMĐT. Năng lực cạnh trạnh khá cao và tỷ trọng xuất khẩu lớn của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phần nào phản ánh được điều này. Các doanh nghiệp trong nước, cả doanh nghiệp có quy mô lớn lẫn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cần chủ động tìm hiểu lợi ích của TMĐT, coi đây là một trong những nhiệm vụ gắn với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Đầu tiên là vấn đề nhận thức, nhận thức của ngưươì chủ doanh nghiệp, của các nhân viên trong doanh nghiệp về hình thức kinh doanh mới này. Vì sự bảo thủ, “sự đổi mới” hay vì sự do dự trước những rủi ro mà TMĐT có thể mang lại, đó là lý do cản trở các doanh nghiệp vào cuộc. TMĐT là một hình thức kinh doanh mới, hiện đại, là xu thế phát triển của nền thương mại trong tương lai, đặc biệt là nền thương mại quốc tế. Để phát triển được trong xu thế nền kinh tế “số hoá” như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải có quyết tâm cao để nắm bắt được những thời cơ mới. Tìm hiểu và nắm bắt được những vấn đề đặc biệt của TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro, đạt hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh ứng dụng CNTT có tác động to lớn và toàn diện tới


năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, sức ép cạnh tranh từ việc mở cửa thịtrường sẽ rất lớn nên việc tìm hiểu lợi ích của TMĐT để nâng cao sức cạnh tranh là cấp thiết.


2. Thận trọng trong việc lựa chọn và xây dựng mô hình TMĐT phù hợp

Một số doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích của TMĐT, tuy nhiên còn nhiều lúng túng trong việc triển khai cụ thể hoặc có tâm lý trông chờ vào sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía Nhà nước. Doanh nghiệp cần thấy rằng việc triển khai TMĐT khó có thể rập khuôn theo các mô hình có sẵn. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu và tự chọn cho mình mô hình TMĐT thích hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, trình độ cán bộ và khả năng của chính mình. Trên cơ sở mô hình đã chọn, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch triển khai, bao gồm kế hoạch tài chính các sàn giao dịch thương mại điện tử, nhất là các sàn có sự hỗ trợ kinh doanh tốt và miễn phí trên cơ sở đầu tư nguồn lực tài chính, nguồn lực con người.

Xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở TMĐT là bước chuyển đổi ban đầu cho một doanh nghiệp khi kinh doanh TMĐT. Việc xây dựng chiến lược kinh doan có thể tập trung vào một số vấn đề như: khách hàng, thị trường, các đối thủ cạnh tranh cũng như các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp. 10 bước cần thiết để xây dựng kế hoạch triển khai mô hình tại doanh nghiệp nhưsau:

B1: Tiến hành các chương trình giáo dục và đào tạo trên tất cả các cấp độ quản lý trong công ty để toàn thể nhân viên có kiến thức và hiểu biết về hệ thống và các giao dịch trên các phương tiện điện tử.

B2: Xem xét lại các mô hình cung cấp và phân phối của doanh nghiệp để lường trước những ảnh hưởng lên mạng lới cung cấp và kênh phân phối.


B3: Tìm hiểu và phân tích các nhu cầu từ phía khách hàng và các đối tác để đáp ứng kịp thời.

B4: Đánh giá lại các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Doanh nghiệp không chỉ kinh doanh các sản phẩm vật chất truyền thống mà còn cả các sản phẩm số, dịch vụ trực tuyến, các sản phẩm và dịch vụ thông tin.

B5: Củng cố vai trò của bộ phận nhân sự. Bộ phận nhân sự có nhiệm vụ mới trong việc thiết lập môi trường điện tử gồm: thiết lập các chính sách hoạt động trong môi trường Internet, xây dựng hệ thống thẻ số cho nhân viên, xây dựng các định nghĩa mới cho công việc.

B6: Mở rộng hệ thống của công ty ra ngoài. Doanh nghiệp cần liên kết các sản phẩm/ dịch vụ với các catalogue, các hộp thoại, các miền thương mại trên mạng cũng như các mạng Intranet của các đối tác và các nhà cung cấp.

B7: Theo dõi các đối thủ cạnh tranh và thị phần.

B8: Phát triển chiến lược tiếp thị qua web. Các doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược phát triển trong đó web phải được phát triển như là một kênh tiếp thị ban đầu.

B9: Tham gia xây dựng và phát triển các thị trường ảo, nơi các trao đổi và giao dịch thông tin về sản phẩm và dịch vụ sẽ diễn ra.

B10: Quản lý TMĐT. TMĐT là một mảng kinh doanh đầy mới mẻ cho nên doanh nghiệp cần thay đổi cách kinh doanh cũ, quản lý theo phương pháp mới để phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.


3. Chủ động học hỏi các nước đi trước để trau dồi kinh nghiệm

Việt Nam công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật và ứng dụng Internet cùng các giao thức thương mại điện tử mới chỉ đang ở giai đoạn sơ khai, chậm hơn so với các nước phát triển rất nhiều. Đây là nhược điểm của nền kinh tế Việt Nam


nhưng cũng vì lý do đó mà các doanh nghiệp Việt Nam có thuận lợi của một nước đi sau, đã thấy, đã hiểu, đã có cơ hội học hỏi từ thành công và thất bại từ các nước đi trước; từ đó có thể phát triển TMĐT một cách vững chắc. Trong phạm vi khoá luận nghiên cứu về kinh nghiệm của Mỹ, từ các mô hình doanh nghiệp thành công và thất bại, các doanh nghiệp có thể suy nghĩ về những được, mất khi tham gia TMĐT; những lợi ích cũng như thách thức mà TMĐT mang lại; những điều nên tránh và những điều nên học hỏi so sánh với môi trường kinh doanh ở Việt Nam để doanh nghiệp phát triển bền vững. Ví dụ như các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi từ các doanh nghiệp Mỹ tinh thần chấp nhận rủi ro, tiên phong đi đầu; khả năng hợp tác, sẵn sàng trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tận dụng triệt để mọi lợi thế sắn có,...


4. Chủ động chuẩn bị, nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến; tích cực đầu tư cho hạ tầng công nghệ và nhân lực của doanh nghiệp

4.1. Nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến

Việt Nam không phải là nước đi đầu trong ứng dụng TMĐT, cũng không phải là nước có ngành KH-KT, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nếu như Mỹ học hỏi kinh nghiệm các nước đi đôi với chủ động sáng tạo, sản xuất phần mềm phục vụ hoạt động kinh doanh thì Việt Nam cần thiết nhất là phải chủ động chuẩn bị, nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới, nếu có thể sáng tạo các công cụ khoa học ứng dụng hiệu quả vào điều kiện Việt Nam thì càng tốt.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến, điều chỉnh cơ cấu sản xuất đầu tư, thiết bị, phương thức kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành để có thể cạnh tranh được với hàng hoá và dịch vụ, nhất là các dịch vụ bưu chính

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí